Ngày nay, chúng ta thường làm việc với sáu hàm lượng giác cơ bản, được liệt kê trong bảng dưới, kèm theo liên hệ toán học giữa các hàm.
Hàm
Viết tắt
Liên hệ
Sin
sin
Cos
cos
Tan
tan
Cot
cot
Sec
sec
Csc
csc
Trong lịch sử, một số hàm lượng giác khác đã được nhắc đến, nhưng nay ít dùng là:
Xem thêm bài đẳng thức lượng giác để biết thêm rất nhiều liên hệ khác nữa giữa các hàm lượng giác.
Lịch sử
Những nghiên cứu một cách hệ thống và việc lập bảng tính các hàm lượng giác được cho là thực hiện lần đầu bởi Hipparchus ở Nicaea (180-125 TCN), người đã lập bảng tính độ dài của các cung tròn (có giá trị bằng góc, A, nhân với bán kính, r) và chiều dài của dây cung tương ứng (2r sin(A/2)). Sau đó, Ptolemy (thế kỷ II) tiếp tục phát triển công trình trên trong quyển Almagest, tìm ra công thức cộng và trừ cho sin(A + B) và cos(A + B). Ptolemy cũng đã suy diễn ra được công thức nửa-góc sin(A/2)2 = (1 − cos(A))/2, cho phép ông lập bảng tính với bất cứ độ chính xác cần thiết nào. Những bảng tính của Hipparchus và Ptolemy nay đã bị thất truyền.
Các phát triển về lượng giác tiếp theo diễn ra ở Ấn Độ, trong công trình Siddhantas (khoảng thế kỷ IV–V), định nghĩa hàm sin theo nửa góc và nửa dây cung. Quyển Siddhantas cũng chứa bảng tính hàm sin cổ nhất còn tồn tại đến nay (cùng với các giá trị 1 − cos), cho các góc có giá trị từ 0 đến 90 độ cách nhau 3.75 độ.
Công trình Ấn giáo này sau đó được dịch và phát triển thêm bởi người Ả Rập. Đến thế kỷ X, người Ả Rập đã dùng cả sáu hàm lượng giác cơ bản (trong tác phẩm Abu'l-Wefa), với các bảng tính hàm sin cho các góc cách nhau 0.25 độ, với độ chính xác đến 8 chữ số thập phân sau dấu phẩy, và bảng tính hàm tan.
Từ sin mà ngày nay ta dùng xuất phát từ chữ La tinhsinus ("vịnh" hay "gập"), dịch nhầm từ chữ Phạnjiva (hay jya). Jiva (vốn được đọc đầy đủ là ardha-jiva, "nửa-dây cung", trong quyển Aryabhatiyathế kỷ VI) được chuyển tự sang tiếng Ả Rập là jiba (جب), nhưng bị nhầm thành từ khác, jaib (جب) ("vịnh"), bởi các dịch giả ở châu Âu như Robert ở Chester và Gherardo ở Cremona trong quyển Toledo (thế kỷ XII). Sự nhầm lẫn này có thể là do jiba (جب) và jaib (جب) được viết giống nhau trong tiếng Ả Rập (đa số nguyên âm bị lược bỏ trong bảng chữ cái Ả Rập).
Quyển Introductio in analysin infinitorum (1748) của Euler tập trung miêu tả cách tiếp cận giải tích đến các hàm lượng giác, định nghĩa chúng theo các chuỗi vô tận và giới thiệu "Công thức Euler" eix = cos(x) + i sin(x). Euler đã dùng các ký hiệu viết tắt sin., cos., tang., cot., sec., và cosec. giống ngày nay.
Định nghĩa bằng tam giác vuông
Có thể định nghĩa các hàm lượng giác của góc A, bằng việc dựng nên một tam giác vuông chứa góc A. Trong tam giác vuông này, các cạnh được đặt tên như sau:
Các hàm lượng giác cũng có thể được định nghĩa bằng vòng tròn đơn vị, một vòng tròn có bán kính bằng 1 và tâm trùng với tâm của hệ tọa độ. Định nghĩa dùng vòng tròn đơn vị thực ra cũng dựa vào tam giác vuông, nhưng chúng có thể định nghĩa cho các mọi góc là số thực, chứ không chỉ giới hạn giữa 0 và Pi/2 radian. Các góc lớn hơn 2π hay nhỏ hơn −2π quay vòng trên đường tròn.
Gọi góc θ là góc giữa đường thẳng nối tâm hệ tọa độ và điểm (x,y) trên vòng tròn và chiều dương của trục x của hệ tọa độx-y, các hàm lượng giác có thể được định nghĩa là:
Hàm
Định nghĩa
sin(θ)
y
cos(θ)
x
tan(θ)
y/x
cot(θ)
x/y
sec(θ)
1/x
csc(θ)
1/y
Khi các góc quay trên vòng tròn, hàm sin, cos, sec và csc trở nên hàm tuần hoàn với chu kỳ 2π radian hay 360 độ:
Ở đây θ là góc, một số thực bất kỳ; k là một số nguyên bất kỳ.
Tan và Cot tuần hoàn với chu kỳ π radian hay 180 độ.
Dùng hình học
Hình vẽ bên cho thấy định nghĩa bằng hình học về các hàm lượng giác cho góc bất kỳ trên vòng tròn đơn vị tâm O. Với θ là nửa cungAB:
Hàm
Định nghĩa
Chú thích
sin(θ)
AC
định nghĩa lần đầu giới thiệu trong lịch sử bởi người Ấn Độ
cos(θ)
OC
tan(θ)
AE
đường tiếp tuyến với đường tròn tại A, ý nghĩa này đã mang lại cho cái tên "tan" của hàm, xuất phát từ tiếng La tinh là "tiếp tuyến"
Theo hình vẽ, dễ thấy sec và tang sẽ phân kỳ khi θ tiến tới π/2 (90 độ), csc và cot phân kỳ khi θ tiến tới 0. Nhiều cách xây dựng tương tự có thể được thực hiện trên vòng tròn đơn vị, và các tính chất của các hàm lượng giác có thể được chứng minh bằng hình học.
Định nghĩa bằng chuỗi
Dùng hình học và các tính chất của giới hạn hàm số, có thể chứng minh rằng đạo hàm của hàm sin là hàm cos và đạo hàm của hàm cos là trái dấu của hàm sin. Có thể dùng chuỗi Taylor để phân tích hàm sin và cos ra chuỗi, cho mọi góc x đo bằng giá trị radianthực. Từ hai hàm này có thể suy ra chuỗi của các hàm lượng dạng còn lại.
Các đẳng thức bên dưới đây cho biết chuỗi Taylor của các hàm lượng giác. Chúng có thể dùng làm định nghĩa cho hàm lượng giác. Chúng được dùng trong nhiều ứng dụng, như chuỗi Fourier), vì lý thuyết của chuỗi vô hạn có thể được xây dựng từ nền tảng hệ thống số thực, độc lập với hình học. Các tính chất như khả vi hay liên tục có thể được chứng minh chỉ từ định nghĩa bằng chuỗi.
Liên hệ này được phát hiện lần đầu bởi Euler và công thức này đã được gọi là công thức Euler. Trong giải tích phức, nếu vẽ vòng tròn đơn vị trên mặt phẳng phức, gồm các điểm z = eix, các mối liên hệ giữa số phức và lượng giác trở nên rõ ràng. Ví dụ như các quá trình miêu tả bởi hàm mũ phức có tính chất tuần hoàn.
Công thức trên cũng cho phép mở rộng hàm lượng giác ra cho biến phức z:
Các hàm này là các hàm trái dấu của vi phân bậc hai của chúng.
Trong không gian vectơ hai chiều V chứa tất cả các nghiệm của phương trình vi phân trên, sin là hàm duy nhất thỏa mãn điều kiện biên y(0) = 0 và y′(0) = 1, còn cos là hàm duy nhất thỏa mãn điều kiện biên y(0) = 1 và y′(0) = 0. Hai hàm này lại độc lập tuyến tính trong V, chúng tạo thành hệ cơ sở cho V.
Thực tế cách định nghĩa này tương đương với việc dùng công thức Euler. Phương trình vi phân không chỉ có thể được dùng để định nghĩa sin và cos mà còn có thể được dùng để chứng minh các đẳng thức lượng giác cho các hàm này.
Hàm tan là nghiệm duy nhất của phương trình vi phân phi tuyến sau:
với điều kiện biên y(0) = 0. Xem [1]Lưu trữ 2004-06-02 tại Wayback Machine cho một chứng minh của công thức này.
Các phương trình trên chỉ đúng khi biến số trong các hàm lượng giác là radian. Nếu dùng đơn vị đo góc khác, biến số thay đổi bằng qua một nhân tử k. Ví dụ, nếu x được tính bằng độ, k sẽ là:
Lúc đó:
và vi phân của hàm sin bị thay đổi cùng nhân tử này:
.
Nghĩa là hàm sẽ phải thỏa mãn:
Ví dụ trên cho hàm sin, điều tương tự cũng xảy ra cho hàm lượng giác khác.
Các định nghĩa khác
Hàm sin và cos, và các hàm lượng giác khác suy ra từ hai hàm này, có thể được định nghĩa là hàm sin và cos trong định lý sau:
Tồn tại duy nhất cặp hàm sin và cos trên trường số thực thỏa mãn:
Việc tính giá trị số cho các hàm lượng giác là bài toán phức tạp. Ngày nay, đa số mọi người có thể dùng máy tính hay máy tính bỏ túi khoa học để tính giá trị các hàm này. Dưới đây trình bày việc dùng bảng tính trong lịch sử để tra giá trị các hàm lượng giác, kỹ thuật tính ngày nay trong máy tính, và một số giá trị chính xác dễ nhớ.
Trước hết, việc tính giá trị các hàm lượng giác chỉ cần tập trung vào các góc nằm, ví dụ, từ 0 đến π/2, vì giá trị của các hàm lượng giác ở các góc khác đều có thể được suy ra bằng tính chất tuần hoàn và đối xứng của các hàm.
Trước khi có máy tính, người ta thường tìm giá trị hàm lượng giác bằng cách nội suy từ một bảng tính sẵn, có độ chính xác tới nhiều chữ số thập phân. Các bảng tính này thường được xây dựng bằng cách sử dụng các công thức lượng giác, như công thức chia đôi góc, hay công thức cộng góc, bắt đầu từ một vài giá trị chính xác (như sin(π/2)=1).
Các máy tính hiện đại dùng nhiều kỹ thuật khác nhau (Kantabutra, 1996). Một phương pháp phổ biến, đặc biệt cho các máy tính có các bộ tính số thập phân, là kết hợp xấp xỉ đa thức (ví dụ chuỗi Taylor hữu hạn hoặc hàm hữu tỉ) với các bảng tính sẵn — đầu tiên, máy tính tìm đến giá trị tính sẵn trong bảng nhỏ cho góc nằm gần góc cần tính nhất, rồi dùng đa thức để sửa giá trị trong bảng về giá trị chính xác hơn. Trên các phần cứng không có bộ số học và lô gíc, có thể dùng thuật toánCORDIC (hoặc các kỹ thuật tương tự) để tính hiệu quả hơn, vì thuật toán này chỉ dùng toán tử chuyển vị và phép cộng. Các phương pháp này đều thường được lắp sẵn trong các phần cứng máy tính để tăng tốc độ xử lý.
Đối với các góc đặc biệt, giá trị các hàm lượng giác có thể được tính bằng giấy và bút dựa vào định lý Pytago. Ví dụ như sin, cos và tang của các góc là bội của π/60 radian (3 độ) có thể tính được chính xác bằng giấy bút.
Một ví dụ đơn giản là tam giác vuông cân với các góc nhọn bằng π/4 radian (45 độ). Cạnh kề b bằng cạnh đối a và có thể đặt a = b = 1. Sin, cos và tang của π/4 radian (45 độ) có thể tính bằng định lý Pytago như sau:
Nên:
Một ví dụ khác là tìm giá trị hàm lượng giác của π/3 radian (60 độ) và π/6 radian (30 độ), có thể bắt đầu với tam giác đều có các cạnh bằng 1. Cả ba góc của tam giác bằng π/3 radian (60 độ). Chia đôi tam giác này thành hai tam giác vuông có góc nhọn π/6 radian (30 độ) và π/3 radian (60 độ). Mỗi tam giác vuông có cạnh ngắn nhất là 1/2, cạnh huyền bằng 1 và cạnh còn lại bằng (√3)/2. Như vậy:
Hàm lượng giác ngược
Các hàm lượng giác tuần hoàn, do vậy để tìm hàm ngược, cần giới hạn miền của hàm. Dươi đây là định nghĩa các hàm lượng giác ngược:
Có thể chứng minh định lý này bằng cách chia đôi tam giác thành hai tam giác vuông, rồi dùng định nghĩa của hàm sin. (sinA)/a là nghịch đảo của đường kínhđường tròn đi qua ba điểm A, B và C. Định lý sin có thể dùng để tính độ dài của một cạnh khi đã biết độ dài hai cạnh còn lại của tam giác. Đây là bài toán hay gặp trong kỹ thuật tam giác, một kỹ thuật dùng để đo khoảng cách dựa vào việc đo các góc và các khoảng cách dễ đo khác.
Định lý này cũng có thể được chứng minh bằng việc chia tam giác thành hai tam giác vuông. Định lý này có thể được dùng để tìm các dữ liệu chưa biết về một tam giác nếu đã biết độ lớn hai cạnh và một góc.
Nếu góc trong biểu thức không được quy ước rõ ràng, ví dụ nhỏ hơn 90°, thì sẽ có hai tam giác thỏa mãn định lý cos, ứng với hai góc C nằm trong khoảng từ 0 đến 180°Cùng cho một giá trị cos C
Brett RatnerRatner at the 2012 Tribeca Film FestivalLahir28 Maret 1969 (umur 54)Miami Beach, Florida, USPekerjaanFilmmaker, music video director, producerTahun aktif1990–sekarang Brett Ratner (lahir 28 Maret 1969) adalah sutradara musik video dan produser film berkebangsaan Amerika Serikat. Namanya dikenal secara luas melalui beberapa film yang diproduserinya antara lain serial Rush Hour film, The Family Man, Red Dragon, X-Men: The Last Stand, dan Tower Heist. Dia juga merupakan ...
Akademi FantasiaLogo Akademi FantasiaPembuatFrancel Diaz Lenero Daniel OrtizJuriFauziah Ahmad Daud ( musim 5, 6 & 9) Ning Baizura (6) Fauziah Latiff (5) Hattan (5 & 9) Adlin Aman Ramlie (4, 7 & 8) Kudsia Kahar (1 - 3) Aznil Nawawi (8) Edrie Hashim (7) Khadijah Ibrahim (7) Edry Abdul Halim (10) Sharifah Amani (10) Roslan Aziz (10) Ramli M.S. (11) Raja Azura (11) Penggubah lagu temaAubrey SuwitoNegara asal MalaysiaProduksiDurasi3 jam (180 menit)Rilis asliJaringanAstro RiaRilis3 Jun...
География Сингапура Часть света Азия Регион Юго-Восточная Азия Координаты 1°18′ с. ш. 103°51′ в. д.HGЯO Площадь 734,4 (июнь 2023 года)[1] км² вода: % суша: % Береговая линия 193 км Границы Малайзия,Индонезия Высшая точка 163,63 м (Букит-Тимах) Низшая точка 0 м (Сингапурск...
Untuk kegunaan lain, lihat Aku Jatuh Cinta. Aku Jatuh CintaGenre Drama Roman PembuatScreenplay ProductionsSkenarioNovia FaizalSutradaraJogi DayalPemeran Dinda Kirana Eza Gionino Nadya Arina Joanna Alexandra Yunita Siregar Louise Anastasya Rendy Kjaernett Rendi Jhon Pratama Amara Surya Saputra Nahza Atriadara Nurul Hidayati Della Puspita Dini Vitri Joshua Otay Rizky Fadhillah Ferdian Edwin Syarief Celline Meliana Penggubah lagu temaAfganLagu pembukaPesan Cinta — AfganLagu penutupPesan Cinta ...
Degree of similarity of the alleles in an organism Homozygous and heterozygous Schematic karyogram of a human, showing a diploid set of all chromosomes, except in case of the sex chromosomes in males (bottom right), where there is an X chromosome and a much smaller Y chromosome, which does not have all the genes that the X chromosome has, making a male hemizygous for those genes. Further information: Karyotype Zygosity (the noun, zygote, is from the Greek zygotos yoked, from zygon yoke) (/za�...
Advertising agency This article needs to be updated. Please help update this to reflect recent events or newly available information. (August 2020) McCannCompany typeSubsidiaryIndustryAdvertising, MarketingFounded1902 (1902) (Erickson) 1912 (1912) (H. K. McCann) 1930 (1930) (merger)HeadquartersUnited StatesParentInterpublic GroupWebsiteMcCann.com McCann, formerly McCann Erickson, is an American global advertising agency network, with offices in 120 countries. McCann is part of ...
English, Scottish, Irish and Great Britain legislationActs of parliaments of states preceding the United Kingdom Of the Kingdom of EnglandRoyal statutes, etc. issued beforethe development of Parliament 1225–1267 1275–1307 1308–1325 Temp. incert. 1327–1411 1413–1460 1461 1463 1464 1467 1468 1472 1474 1477 1482 1483 1485–1503 1509–1535 1536 1539–1540 1541 1542 1543 1545 1546 1547 1548 1549 1551 1553 1554 1555 &...
2014 single by U2Every Breaking WaveSingle by U2from the album Songs of Innocence Released9 December 2014 (2014-12-09)Recorded2010–14 in California and New York[1]GenreRockLength4:12 (album version)4:28 (acoustic sessions)4:36 (radio mix)LabelIslandComposer(s)U2Lyricist(s)Bono and the EdgeProducer(s)Danger Mouse and Ryan Tedder, with additional production from Declan GaffneyU2 singles chronology The Miracle (Of Joey Ramone) (2014) Every Breaking Wave (2014) Song for ...
Music conservatory in Quebec City This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article by introducing citations to additional sources.Find sources: Conservatoire de musique du Québec à Québec – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2010) Conservatoire de musique du Québec à QuébecAbbreviationCMQQFormation1944TypeConservatoryLegal statusactivePu...
1965 novel by Harry Harrison Bill, the Galactic Hero Cover of the first edition.AuthorHarry HarrisonCover artistLarry LurinLanguageEnglishGenreScience fictionPublisherDoubledayPublication date1965Media typePrintPages185OCLC55999461Followed byThe Planet of the Robot Slaves Bill, the Galactic Hero is a satirical science fiction novel by American writer Harry Harrison, first published in 1965. A novella length version appeared in the magazine Galaxy Science Fiction in 1964 u...
German-American painter Galka Scheyer with Lyonel Feininger, Wassily Kandinsky, Paul Klee, and Alexej von Jawlensky. Collage on a newspaper page of the San Francisco Examiner from November 1, 1925 Galka Scheyer (born Emilie Esther Scheyer; 15 April 1889, Braunschweig – 13 December 1945, Los Angeles) was a German-American painter, art dealer, art collector, and teacher. She was the founder of the Blue Four, an artists' group that consisted of Lyonel Feininger, Wassily Kandinsky, Paul Klee an...
Italian opera singer Leo NucciLeo NucciBorn (1942-04-16) 16 April 1942 (age 82)Castiglione dei Pepoli, Province of BolognaNationalityItalianCitizenshipItalyOccupationBaritoneYears active1967–presentNotable workVerdi and Verismo rolesSpouseAdriana AnelliChildren1WebsiteOfficial website Leo Nucci (born 16 April 1942) is an Italian operatic baritone, particularly associated with Verdi and Verismo roles. Biography Born at Castiglione dei Pepoli, near Bologna, Nucci studied with Giusep...
Republican Party (United States) nonprofit organization Main Street Partnership redirects here. For a similar term, see Main Street Republicans. Republican Main Street PartnershipCompany type501(c)(4)[1]FoundedMay 1994; 30 years ago (1994-05)[citation needed]HeadquartersWashington, D.C., U.S.Key peopleSarah Chamberlain[2] (President, CEO)Revenue US$1.6 million[1] (2018)Net income US$−92.8 thousand[1] (2018)We...
American magazine For other uses, see New Republic (disambiguation). The New RepublicThe New Republic cover of February 11, 2013Editor-in-chiefWin McCormack[1]EditorMichael TomaskyCategoriesEditorial magazineFrequency10 per yearPublisherMichael CarusoFirst issueNovember 7, 1914; 109 years ago (1914-11-07)CountryUnited StatesBased inWashington, D.C. (editorial), New York City (operations)LanguageEnglishWebsitenewrepublic.com ISSN0028-6583 (print)2169-2416 (w...
Museo del Hermitage Эрмитаж (Ermitazh) Patrimonio cultural federal de Rusia UbicaciónPaís Rusia RusiaLocalidad San PetersburgoDirección Muelle del Palacio (38)Coordenadas 59°56′26″N 30°18′49″E / 59.940555555556, 30.313611111111Tipo y coleccionesTipo MuseoHistoria y gestiónCreación 1764Inauguración 1764Director Mijaíl PiotrovskiArquitecto Francesco Bartolomeo RastrelliInformación para visitantesVisitantes 2 898 562 (2013)[1]Mapa de...