Gia tộc Minamoto cũng được gọi với một tên khác là Genji (源氏(Nguyên thị)/ げんじ), sử dụng cách đọc âm Hán cho chữ Nguyên (源 / げん, có nghĩa là “Nguồn gốc”) đọc là gen, và cho chữ thị (氏 / じ, có nghĩa là “Dòng dõi”, “Gia tộc”) đọc là ji.[2][5] Các Thiên hoàng muốn hàm ý rằng “Nguyên thị” là gia tộc, dòng dõi có nguồn gốc trực tiếp từ “Vương thị” (王氏 / おうじ Ouji - tên gọi không chính thức của Hoàng tộc Nhật Bản) - tức gia tộc của Thiên hoàng, nhằm phân biệt Hoàng thân với thường dân.[5] Theo Bộ Tư Pháp Nhật Bản, chỉ có một cách đọc duy nhất theo âm Nhật Kunyomi của chữ 源 đối với họ của người Nhật là Minamoto (源 / みなもと).[6][4]
Hậu duệ của dòng họ Minamoto trong thời hiện đại vẫn còn tồn tại dù tương đối ít, cộng với một số các Shōgun, Daimyō và Samurai trước và trong thời Sengoku-jidai tuy có nguồn gốc từ các chi của gia tộc Minamoto nhưng đã đổi thành các họ và gia tộc khác nhau theo tên của vùng địa lý mà họ chiến đấu, chiếm lĩnh, sinh sống sau đó. Ví dụ, Minamoto Tsuna (953–1025), một trong những Samurai nổi tiếng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Tsuna cũng là hậu duệ của gia tộc Minamoto thời Thiên hoàng Saga, đã đổi họ từ Minamoto sang Watanabe. Ông cũng là người đầu tiên lấy họ Watanabe và ngày nay Watanabe là họ phổ biến thứ 5 tại Nhật Bản, với hơn 1 triệu người.[7] Vì vậy, hậu duệ gia tộc Minamoto ngày nay vẫn giữ những vị trí quan trọng trong nền chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa và xã hội của nước Nhật hiện đại.[3]
Tháng 5 năm 814, Thiên hoàng Saga (ở ngôi 809–823) ban thưởng kabane ("tính" – họ) Minamoto no Ason cho những người con trai không kế vị của ông.[2] Bảy Thiên hoàng sau đó cũng ban họ Minamoto cho những người con không kế vị.
Gia đình nổi bật nhất trong số các gia đình Minamoto, là gia tộc Seiwa Genji, hậu duệ của Minamoto no Tsunemoto (917–961), cháu nội của Thiên hoàng thứ 56 - Thiên hoàng Seiwa. Tsunemoto đi đến nhiều tỉnh và trở thành người sáng lập ra một triều đại chiến binh lớn. Minamoto no Mitsunaka (912–997) liên minh với nhà Fujiwara. Sau đó, nhà Fujiwara thường kêu gọi nhà Minamoto đến vãn hồi trật tự tại kinh đô, Heian-kyō (Kyoto ngày nay).[9]:240–241
Vận rủi đến với gia tộc Seiwa Genji trong loạn Hōgen (1156), khi nhà Taira xử tử phần lớn người trong gia đình. Trong loạn Heiji (1160), tộc trưởng của gia tộc Seiwa Genji, Minamoto no Yoshitomo, tử trận. Taira no Kiyomori nắm quyền ở Kyoto bằng cách giả liên minh với Pháp hoàng Shirakawa và Toba và cài người vào các kuge (công gia). Ông lưu đày Minamoto no Yoritomo (1147–1199), con trai thứ ba của Minamoto no Yoshimoto của gia tộc Seiwa Genji. Năm 1180, Yoritomo khởi binh chống lại sự thống trị của nhà Taira (Chiến tranh Genpei hay Chiến tranh Minamoto-Taira), mà đỉnh cao là sự diệt vong của gia tộc Taira và sự chinh phục Tây Nhật Bản trong vòng 5 năm của gia tộc Minamoto. Năm 1192, Minamoto Yoritomo nhận tước hiệu Shogun và lập bakufu ở Kamakura, lấy tên là “Mạc phủ Kamakura” mở ra một thời đại mới kéo dài gần 150 năm cho lịch sử Nhật Bản - Thời kỳ Kamakura.[9]:275,259–260, 289–305,331
Từ đó, chi Seiwa Genji chứng minh họ là chi hùng mạnh và có ảnh hưởng nhất trong các chi Minamoto trong suốt những năm cuối thời Heian, với Minamoto no Yoritomo cuối cùng thành lập Mạc phủ Kamakura và trở thành Shogun năm 1192. Các gia tộc Ashikaga (thành lập Mạc phủ Ashikaga), Nitta, và Takeda cũng từ gia tộc Minamoto chi Seiwa Genji mà ra.
Nhân vật chính của Truyện kể Genji, Hikaru no Genji, được vua cha ban cái tên Minamoto vì lý do chính trị, đã từng bị lưu đày và sau này trở thành đại quan trong triều.
Thành viên của gia tộc Minamoto (các chi tộc Genji)
Bản thân nội bộ Hoàng gia, đã có tồn tại sự phân biệt giữa các Hoàng tử với tước hiệu thân vương (親王) ("[có] khả năng thăng tiến" tức là, đủ điều kiện để trở thành Thiên hoàng mới), người có thể đủ khả năng tiếp nhận ngai vàng, và các Hoàng tử với tước hiệu vương (王) ("vĩ đại" hoặc "lớn"), là những Hoàng tử không thuộc dòng thừa kế của Hoàng thất nhưng vẫn giữ tư cách thành viên của tầng lớp Hoàng gia (và do đó có vị trí cao hơn thành viên của gia tộc Minamoto). Sự ban cho tên họ Minamoto cho một (cho đến thời điểm đó vẫn là) Hoàng tử hay con cháu của ông loại trừ họ khỏi tầng lớp Hoàng gia, do đó sẽ hoạt động với một sự giáng cấp về mặt quyền hành và cấp bậc xã hội kể cả so với các Hoàng tử với tiền tố ō- trong tên mình mà trước đó không thuộc dòng thừa kế chính.
Nhiều gia tộc sau đó đã được hình thành bởi các thành viên của gia tộc Minamoto, và trong nhiều trường hợp ban đầu, tổ tiên của các gia tộc được gọi bằng một trong hai tên gia tộc. Đặc biệt phải nhắc đến tướng quân Tokugawa Ieyasu nổi tiếng của lịch sử Nhật Bản - người sáng lập và cũng là vị Shōgun đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa, Ieyasu cũng từng có tên mà chữ 源 (tức họ Minamoto) trong tên của ông - 徳川右大臣源朝臣家康 (とくがわ うだいじん みなもとのあそん いえやす / Tokugawa-Udaijin-Minamoto-no-Ason-Ieyasu)[10]. Cũng có một số nhà sư có xuất thân từ gia tộc Minamoto; những người này thường được ghi trong gia phả nhưng không mang tên họ của gia tộc (được thay thế bằng một pháp danh).
Có 21 chi tộc nhánh của gia tộc Minamoto, mỗi chi được đặt tên theo tên Thiên hoàng khởi nguồn cho chi tộc đó. Một số trong các dòng dõi có số thành viên đông đảo, nhưng một số ít gia tộc có ít hoặc không có con cháu nối dõi.
Saga Genji (tức Gia tộc MINAMOTO, hậu duệ của Thiên hoàng Saga)
Chi tộc Saga Genji là hậu duệ của Thiên hoàng Saga. Khi Saga có nhiều con, rất nhiều Hoàng tử được nhận họ Minamoto, hạ cấp họ khỏi dòng thừa kế Hoàng tộc. Trong số những người con trai của mình, Makoto, Tokiwa và Tōru nhận chức vụ Tả đại thần (sadaijin); họ là những đại thần quyền lực nhất triều đình vào đầu thời kì Heian. Một số con cháu của Tōru chiếm cứ các tỉnh riêng rẽ và tạo dựng các buke. Các gia tộc như Watanabe, Matsura và Kamachi là hậu duệ của gia tộc Saga Genji.
Những thành viên gia tộc Saga Genji và con cháu đáng chú ý bao gồm:
Lịch sử ghi nhận rằng có ít nhất ba người con gái của Thiên hoàng Saga cũng được ban cho tên họ Minamoto (Kiyohime, Sadahime và Yoshihime), nhưng có rất ít hồ sơ liên quan đến con gái của ông được biết đến.
Ninmyō Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Ninmyō)
Đây là những hậu duệ của Thiên hoàng Ninmyō. Các con trai Masaru và Hikaru là các Hữu đại thần (udaijin). Trong số con cháu của Hikaru có Minamoto no Atsushi, cha nuôi của Tsuna - một thành viên của nhà Saga Genji; ông cũng là cha vợ của thành viên gia tộc Seiwa Genji, Mitsunaka.
Montoku Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Montoku)
Yōzei Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Yōzei)
Đây là những hậu duệ của Thiên hoàng Yōzei. Trong khi Tsunemoto được gọi tên là tổ tiên của Seiwa Genji, có bằng chứng (tái phát hiện vào những năm cuối thế kỷ 19 bởi Hoshino Hisashi) gợi ý rằng ông thực sự là cháu trai của Yōzei hơn là Seiwa. Thuyết này không được chấp nhận rộng rãi trên thực tế, nhưng khi Yōzei bị lật đổ cho hành vi đáng bị khiển trách, thì sẽ có một động cơ cưỡng bức để khẳng định gốc gác từ một nguồn gốc tốt đẹp hơn nếu trường hợp này là đúng.
Kōkō Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Kōkō)
Đây là những hậu duệ của Thiên hoàng Kōkō. Chắt của đứa con đầu lòng Hoàng tử Koretada, Kōshō, là tổ tiên của một dòng busshi, khởi phát của các phong cách khác nhau của tác phẩm điêu khắc Phật giáo. Cháu của Kōshō là Kakujo là người thành lập nên xưởng Shichijō Bussho.
Uda Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Uda)
Daigo Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Daigo)
Đây là những hậu duệ của Thiên hoàng Daigo. Con trai của ông là Takaakira trở thành một sadaijin, nhưng sự sa sút của ông diễn ra trong thời gian xảy ra Sự biến Anna. Các con cháu của Takaakira bao gồm gia tộc Okamoto và Kawajiri. Cháu của Daigo là Hiromasa, là một nhạc sĩ có uy tín.
Murakami Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Murakami)
Reizei Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Reizei)
Đây là những hậu duệ của Thiên hoàng Reizei. Mặc dù họ được liệt kê trong danh sách của 21 dòng dõi Genji, không có ghi chép cụ thể nào liệt kê tên các con cháu của ông được đặt tên họ Minamoto được coi là tồn tại.
Kazan Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Kazan)
Go-Shirakawa Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Go-Shirakawa)
Dòng này chỉ gồm chi của con trai Thiên hoàng Go-Shirakawa, Mochihito-ō (Takakura-no-Miya). Là một phần của các tranh chấp tiếp dẫn đến sự thù địch mở đường cho chiến tranh Genpei, ông bị giáng cấp (đổi tên thành "Minamoto no Mochimitsu") và bị lưu đày.
Juntoku Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Juntoku)
Go-Saga Genji (tức Gia tộc Minamoto, hậu duệ của Thiên hoàng Go-Saga)
Dòng này chỉ gồm chi của cháu trai Thiên hoàng Go-Saga, Hoàng tử Koreyasu. Koreyasu-ō bị giật dây như một Shogun con rối (đời thứ bảy của Mạc phủ Kamakura) lúc còn trẻ, và được đổi tên thành "Minamoto no Koreyasu" một vài năm sau. Sau khi ông bị lật đổ, ông trở lại vị trí trong Hoàng gia, và đã trở thành một tu sĩ ngay sau đó, do đó mất tên họ Minamoto.