Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2009

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2009
Chi tiết giải đấu
Thời gian7 tháng 2 – 23 tháng 8, 2009
Số đội14
Vị trí chung cuộc
Vô địchSHB Đà Nẵng
(lần thứ 2)
Á quânBecamex Bình Dương
Hạng baSông Lam Nghệ An
Xuống hạngThanh Hoá
Thành phố Hồ Chí Minh
AFC Champions League
SHB Đà Nẵng
Cúp AFCBecamex Bình Dương
Thống kê giải đấu
Số trận đấu182
Số bàn thắng548 (3,01 bàn mỗi trận)
Số thẻ vàng845 (4,64 thẻ mỗi trận)
Số thẻ đỏ52 (0,29 thẻ mỗi trận)
Số khán giả1.879.500 (10.327 khán giả mỗi trận)
Vua phá lướiBrasil Lazaro de Sousa (Quân khu 4)
Argentina Gastón Merlo (SHB Đà Nẵng)
(cùng 15 bàn thắng)
2008
2010

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2009, tên gọi chính thức là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Petro Vietnam Gas 2009 hay Petro Vietnam Gas V-League 2009 vì lý do tài trợ, là mùa giải thứ 26 và là mùa giải chuyên nghiệp thứ 9 của Giải bóng đá Vô địch Quốc gia. Giải đấu khởi tranh vào ngày 7 tháng 2 và kết thúc vào ngày 23 tháng 8 năm 2009 với 14 câu lạc bộ tham dự.[1][2] Đây là năm thứ ba liên tiếp Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trở thành nhà tài trợ chính của giải đấu.

Đây là giải đấu đầu tiên từ trước đến nay có ban tổ chức giải không do Liên đoàn bóng đá Việt Nam thành lập mà do Đại hội các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp bầu chọn. Và ban tổ chức giải có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng, được phép hoạt động độc lập, tuân thủ theo luật pháp và chịu sự quản lý và giám sát của Liên đoàn bóng đá Việt Nam.[3]

Thay đổi trong mùa giải

Thay đổi đội bóng

Thay đổi tên gọi

Tên cũ Tên mới Ngày thay đổi Ghi chú
Đạm Phú Mỹ Nam Định Gạch men Mikado Nam Định Trước mùa giải [4]
Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh Trước mùa giải [5]
Tài chính Dầu khí Sông Lam Nghệ An Sông Lam Nghệ An Trước mùa giải
Xi măng Công Thanh Thanh Hoá Thanh Hoá Vòng 18

Cầu thủ nhập tịch

Với chính sách của nhà nước Việt Nam cho phép hai quốc tịch, giải đấu năm nay phát triển việc nhập tịch Việt Nam của các cầu thủ nước ngoài. Nếu như giải năm trước (2008) chỉ có trường hợp của Phan Văn Santos thì trước khi mùa giải này khởi tranh đã có 3 cầu thủ nhập tịch là Nirut, Sakda (Thái Lan - Hoàng Anh Gia Lai)[6], Kesley (Brasil - Becamex Bình Dương)[7], khi giai đoạn một kết thúc có thêm Rogerio (Brasil) của Đà Nẵng. Ngoài ra, giải cũng đã thu hút một số cầu thủ Việt kiều về thi đấu như Lee Nguyễn, Đặng Văn Robert...

Giải thưởng

Đội vô địch mùa này nhận được giải thưởng 700 triệu đồng. Hai đội xếp thứ nhì và thứ ba nhận lần lượt 350 và 150 triệu đồng.[8]

Các đội tham dự

Câu lạc bộ
Mùa giải 2008 Năm đầu tiên
tại V-League
Số mùa giải
tại V-League
Becamex Bình Dương Vô địch 2004 5
SHB Đà Nẵng Thứ 4 2001 7
Đồng Tâm Long An Á quân 2003 6
Tập đoàn Cao su Đồng Tháp Thứ 3
giải Hạng Nhất
2000 5
Xi măng Hải Phòng Thứ 3 2000 6
Hoàng Anh Gia Lai Thứ 7 2003 6
Khatoco Khánh Hòa Thứ 6 2000 4
Gạch men Mikado Nam Định Thứ 11 2000 8
Quân khu 4 Vô địch
giải Hạng Nhất
2009 0
Sông Lam Nghệ An Thứ 9 2000 8
T&T Hà Nội Á quân
giải Hạng Nhất
2009 0
Xi măng Công Thanh Thanh Hóa Thứ 10 2007 2
Thành phố Hồ Chí Minh Thứ 5 2000 7
Thể Công Thứ 8 2000 5

Sân vận động

Nhân sự, nhà tài trợ và áo đấu

Thay đổi huấn luyện viên trong giải

Câu lạc bộ Huấn luyện viên cũ Hình thức Vị trí xếp hạng Ngày rời đi Huấn luyện viên mới Ngày đến Ghi chú
Hoàng Anh Gia Lai Thái Lan Dusit Charlemsan Sang chức trợ lý HLV Thứ 14 25 tháng 2 năm 2009 Thái Lan Chatchai Paholpat 25 tháng 2 năm 2009 [9]
Xi măng Hải Phòng Áo Alfred Riedl Sa thải Thứ 11 2 tháng 3 năm 2009 Việt Nam Đinh Thế Nam 5 tháng 3 năm 2009 [10]
Becamex Bình Dương Bồ Đào Nha Francisco Vital Sa thải Thứ 7 30 tháng 4 năm 2009 Việt Nam Nguyễn Minh Dũng 30 tháng 4 năm 2009 [11]
Thể Công Việt Nam Vương Tiến Dũng Sa thải Thứ 11 4 tháng 5 năm 2009 Việt Nam Lê Thụy Hải 5 tháng 5 năm 2009 [12]
Gạch men Mikado Nam Định Việt Nam Nguyễn Ngọc Hảo Sang chức GĐKT Thứ 14 5 tháng 5 năm 2009 Việt Nam Nguyễn Thế Cường 5 tháng 5 năm 2009 [13]
Xi măng Hải Phòng (2) Việt Nam Đinh Thế Nam Tạm quyền Thứ 9 6 tháng 5 năm 2009 Việt Nam Vương Tiến Dũng 6 tháng 5 năm 2009 [14]
Becamex Bình Dương (2) Việt Nam Nguyễn Minh Dũng Tạm quyền Thứ 8 10 tháng 5 năm 2009 Việt Nam Mai Đức Chung 10 tháng 5 năm 2009 [15]
T&T Hà Nội Việt Nam Triệu Quang Hà Sa thải Thứ 14 21 tháng 5 năm 2009 Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng 25 tháng 5 năm 2009 [16][17]
Xi măng Công Thanh Thanh Hóa Việt Nam Nguyễn Văn Tiến Sa thải Thứ 13 1 tháng 6 năm 2009 Việt Nam Triệu Quang Hà 1 tháng 6 năm 2009 [18]
Xi măng Công Thanh Thanh Hóa (2) Việt Nam Triệu Quang Hà Từ chức Thứ 14 23 tháng 6 năm 2009 Việt Nam Nguyễn Văn Tiến 23 tháng 6 năm 2009 [19]
Hoàng Anh Gia Lai Thái Lan Chatchai Paholpat Từ chức Thứ 7 24 tháng 6 năm 2009 Thái Lan Dusit Charlemsan 24 tháng 6 năm 2009 [20]

Cầu thủ nước ngoài

Mỗi đội được đăng kí 5 cầu thủ nước ngoài nhưng chỉ được sử dụng cùng lúc 3 cầu thủ nước ngoài trên sân.

Câu lạc bộ Cầu thủ 1 Cầu thủ 2 Cầu thủ 3 Cầu thủ 4 Cầu thủ 5 Cầu thủ nhập tịch Cầu thủ cũ
Becamex Bình Dương Cộng hòa Nam Phi Kubheka Philani Brasil Helio da Silva Assis Brasil Robson D. De Lima Uganda Charles Livingstone Mbabazi Cameroon Nkemi Arim Marcelin Brasil Kesley Alves Brasil Fabiano de A. Silva[21]
Tập đoàn Cao su Đồng Tháp Nigeria Aniekan Okon Cameroon Andela Atangana Guy Nigeria Samson Kayode Nigeria Timothy Anjembe Cameroon Jose Nsi Amougou Thái Lan Issawa Singthong Brasil Alekson

Brasil Ameidan[22]

Thành phố Hồ Chí Minh Nigeria John Wole Brasil Clayton Bezerra Leite Úc Maguire Joshua James Brasil Jackson Nogueira Argentina Mario Antonio Romero Brasil Marcio J.D. Reis
Argentina Vicente Matias Gabrie
Brasil Salatiel S.D. Menezes
SHB Đà Nẵng Argentina Molina Gaston Eduardo Brasil Jose Emidio de Almeida Argentina Gastón Merlo Brasil Rafael S.R. Marques Brasil Cesar Paolo Cocchi Brasil Rogerio M. Pereira
Quân khu 4 Nigeria Ogugua Chike Jeff Brasil Rodrigo Mota Farias Brasil Adbcio Brasil Lazaro Paulo De Sousa Nigeria Moses Nigeria Aminu[23]
Xi măng Hải Phòng Brasil Elenindo de Jesus Brasil Leandro de Oliveira Ghana Bernard Achaw Brasil Ewerson Brasil Denilson Slovakia Đặng Văn Robert Brasil Martins Trindade
Brasil Allan Santos
Brasil Pimenta[21]
T&T Hà Nội Brasil Cassiano Rocha Brasil Cristiano Roland Brasil Cauê Benicio Brasil Agostinho Cameroon François Endene

Argentina Gonzalo Marrkonle

Brasil Elieser Orlando Farias
Brasil Valdinei G. dos Santos
Brasil Alex L.Costta Ruela
Brasil Douglas Damaceno
Brasil Laerte R.D.A. Junior
Hoàng Anh Gia Lai Thái Lan Datsakorn Thonglao Hoa Kỳ Lee Nguyễn Sénégal Mane M. Moustapha Brasil Evaldo Golcaves Brasil Cesar C.D.Melo Junior Thái Lan Nirut Surasiang

Thái Lan Sakda Joemdee

Brasil Agostinho[24]
Thái Lan Ekkaluck Thonghkit
Khatoco Khánh Hòa Ghana Issifu Anssah Ghana Mustapha Kobina Essuman Ghana Jonathan Quartey Cameroon Aloys Nyom Nyom Ghana Aboagye Felix Nigeria Narisu Abdullahi
Nigeria Manuwa Sinmo
Brasil Williams Santos
Brasil Kleber Santos
Đồng Tâm Long An Brasil Antonio Carlos Cộng hòa Congo Tshamala A. Kabanga Pháp Bolima Cedric Ousman Brasil Everton Eriel Rocha Brasil Rodrigo Jorge Silva Brasil Fabio dos Santos Zimbabwe Tostao Kwashi
Gạch men Mikado Nam Định Nigeria Chinedu Nweze Nigeria Philip Onyeky Okoro Nigeria Amaobi Honest Nigeria Godwin O. Umukoro Nigeria Daniel Mbuizelo Vanwyk Nigeria Timothi Okwuchukwu
Bờ Biển Ngà Kone Moussa Saib
Nigeria Samuel Abutu
Nigeria Obinna Darlinton Ajoku

Nigeria Richard Kanu Nwaeze

Sông Lam Nghệ An Cộng hòa Séc Sihavy Michal Ghana Kankam Tony Kenya Eric H Muranda Cameroon Din Akame Uganda Kizito Lawrence Argentina Diego Fabian Molares
Brasil Marcelo
Cameroon Hervé Din Din
Xi măng Công Thanh Thanh Hóa Argentina Alejandro Oscar Insaurralde Argentina Andermatten Damian Rogelio Nigeria Egbo Osita Argentina Moyano Gaston Raul Brasil Nunes Fernandes Fabio Nigeria William Olajide Ahmed
Uganda Wandwsi Rodgers
Uganda Kizito Lawrence
Thể Công Brasil Deivisson Satti De Oliveira Brasil Vanderlei Lima Brasil Gilson Carlos Da Silva Brasil Reginaldo Chagas Cavalcante Ghana Abbey Ebenzer Cameroon Aloys Nyom Nyom
Cameroon François Endene
România Robert Niță
Brasil Diego G.D. Oliveira
Brasil Rafael Oliveira

Kết quả chi tiết

Bảng kết quả thi đấu

  BBD SHBĐN ĐTLA CSĐT XMHP HAGL KKH MNĐ QK4 SLNA T&THN THFC HCMC TCFC
Becamex Bình Dương XXX 4–1 1–1 4–3 2–1 3–1 4–1 3–0 1–2 2–0 2–2 3–1 2–2 1–4
SHB Đà Nẵng 1–1 XXX 4–0 1–0 1–0 4–1 1–1 2–1 5–2 1–1 2–1 2–1 1–0 1–0
Đồng Tâm Long An 2–2 1–2 XXX 0–0 4–1 3–0 2–2 1–0 2–0 2–2 2–2 5–1 0–0 3–3
Tập đoàn cao su Đồng Tháp 1–0 1–1 1–1 XXX 0–1 2–2 1–0 2-1 3–1 0–0 3–1 6–0 1–0 5–0
Hải Phòng 0–3 0–2 1–1 0–0 XXX 3–1 1–0 0–2 2–1 3–2 0-0 2–1 1–0 2–1
Hoàng Anh Gia Lai 2–1 1–0 0–2 0–3 3–2 XXX 2–1 2–0 1–1 1–1 0–2 5–2 4–3 1–1
Khánh Hòa 0–0 2–3 1–1 2–0 1–0 1–0 XXX 1–1 2-3 2–2 3–2 1–1 3–1 3–0
Nam Định 1–1 1–2 1–1 0–0 2–1 1–5 0–1 XXX 6–1 3–2 1–1 1–0 2–0 1–0
Quân khu 4 0–1 1–2 1–4 1–0 2–0 2–1 4–2 3–2 XXX 0–1 0–1 0–1 2–2 3–0
Sông Lam Nghệ An 1–0 2–0 3-1 1–0 1–0 2–0 0–0 2–1 1–0 XXX 2–1 5–1 1–1 1–1
T&T Hà Nội 3–2 1–0 4–2 5–2 0–1 0–2 2–3 2–1 0–1 1–1 XXX 1–0 5–1 1–0
Thanh Hóa 0–2 0–5 1–1 3–3 2–4 3-7 2–0 0–1 1–2 2–2 1–4 XXX 2–0 2–1
Thành phố Hồ Chí Minh 2-3 3–2 2–0 3–2 1–2 1–0 1–3 1–1 1–0 3–2 2–1 3–0 XXX 0–1
Thể Công 3–1 4-3 2–1 2–4 2–1 1–2 1–0 3–1 2–2 2–1 1–1 2–4 3–1 XXX

Vị trí các đội sau mỗi vòng đấu

Đội \ Vòng đấu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
SHB Đà Nẵng 4 8 10 7 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Becamex Bình Dương 1 5 9 12 13 13 6 5 7 6 6 8 9 9 8 10 8 5 4 5 3 2 4 4 2 2
Sông Lam Nghệ An 4 4 6 5 7 8 10 6 5 4 8 5 5 3 2 2 3 3 2 2 2 5 3 2 3 3
T&T Hà Nội 6 3 5 2 5 10 11 8 9 10 10 12 14 11 13 12 11 8 6 3 6 4 2 3 4 4
Xi măng Hải Phòng 10 7 11 13 14 14 12 13 10 8 9 9 6 7 9 11 9 10 9 6 4 3 5 5 5 6
Khatoco Khánh Hòa 6 11 4 1 2 4 2 2 2 2 2 3 7 6 6 3 4 7 5 8 9 9 8 6 6 7
Đồng Tháp 1 1 1 5 7 9 5 3 4 3 3 2 4 5 7 4 2 2 3 7 5 7 7 9 7 5
Đồng Tâm Long An 6 2 3 4 6 6 9 12 6 7 5 7 8 8 4 6 5 6 8 9 8 6 6 8 8 10
Hoàng Anh Gia Lai 13 14 14 9 4 2 7 10 12 9 7 4 2 2 3 5 7 9 10 10 10 11 10 7 9 8
Thể Công 6 12 8 10 10 7 4 7 8 13 13 10 10 13 11 8 6 4 7 4 7 8 9 10 10 9
Nam Định 13 10 2 3 1 2 8 9 10 12 14 14 11 12 10 9 12 13 11 11 11 10 11 12 11 12
Quân khu 4 10 13 12 8 9 5 3 4 3 5 4 6 3 4 5 7 10 12 13 13 13 13 13 13 12 11
Thành phố Hồ Chí Minh 12 9 13 14 12 11 13 11 13 14 12 13 13 10 12 13 13 11 12 12 12 12 12 11 13 13
Thanh Hóa 3 6 7 11 11 12 14 14 14 11 11 11 12 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14

Nguồn: vff.org.vn

Tóm tắt giải đấu

Trận đấu giữa Khatoco Khánh HòaT&T Hà Nội tại sân Nha Trang, vòng đấu thứ 24.

Hai vòng đấu đầu tiên kết thúc với một số bất ngờ. Trong khi đội bóng mới lên hạng TĐCS Đồng Tháp có 2 trận toàn thắng trước các đối thủ mạnh là ứng cử viên vô địch Hoàng Anh Gia Lai và đương kim vô địch Becamex Bình Dương [25] thì Hoàng Anh Gia Lai lại thua cả hai trận đầu mùa, không ghi được bàn thắng nào và giậm chân ở vị trí cuối bảng. Sau trận thua đầu, Hoàng Anh Gia Lai đã có cuộc họp khẩn đồng thời bổ sung hai thành viên là trung vệ Trịnh Duy Quang và cựu thủ môn Nguyễn Quốc Tuấn vào thành phần ban huấn luyện. Trong cuộc họp bầu Đức cũng tuyên bố đây coi như "mình chấp các đối thủ một trận, V-League với Gỗ bắt đầu từ lượt thứ hai".[26] Đến trận thua thứ hai, đội có sự điều chỉnh thành phần ban huấn luyện: cựu huấn luyện viên Chatchai Paholpat được mời về đội bóng phố Núi để làm cố vấn cho Dusit[27], rồi chưa đầy một tuần sau đó lại chính thức thay thế vị trí của cựu tuyển thủ Thái Lan. Đây là sự thay đổi huấn luyện viên trưởng đầu tiên của mùa giải.

Cầu thủ Phạm Văn Quyến đã có bàn thắng quyết định chiến thắng cho đội nhà Sông Lam Nghệ An ngay ở trận đấu đầu tiên tại giải sau hơn 3 năm vắng bóng vì treo giò. Vòng đấu thứ hai cũng chứng kiến huấn luyện viên kỳ cựu Lê Thụy Hải bất ngờ nhận vai trò cố vấn kỹ thuật cho ban lãnh đạo đội Thể Công.[28]

Hai vòng đấu sau đó, đội dẫn đầu TĐCS Đồng Tháp có 2 trận thua liên tiếp, mất ngôi đầu ở vòng thứ tư về tay Khatoco Khánh Hoà. Sau thất bại của Xi măng Hải Phòng trên sân nhà (đội bóng duy nhất bất bại trên sân nhà mùa giải trước), huấn luyện viên Alfred Riedl ngay lập tức bị Hải Phòng sa thải.[10][29]. Đương kim vô địch Bình Dương tiếp tục sa sút khi thua đội mới lên hạng đang ở nhóm cuối bảng Quân khu 4, đánh dấu trận thua thứ ba liên tiếp. Khánh Hoà và T&T Hà Nội xếp 2 vị trí đầu bảng sau vòng thứ 4 với 8 điểm, đứng trên nhiều đội bóng mạnh. Lee Nguyễn, cầu thủ nhận lương cao nhất giải [30], đã có bàn thắng đầu tiên ở giải cho đội nhà ở vòng thứ 4.

Sang vòng thứ năm, ngôi đầu bảng lại thay đổi khi Khánh Hoà không thắng và Mikado Nam Định chiếm ngôi đầu bảng. Trận đấu nhiều bàn thắng nhất đã được thiết lập ở vòng này khi SHB Đà Nẵng thắng Quân khu 4 5-2. Họ tiếp tục xác lập thêm một kỉ lục mới ở vòng đấu thứ 6 với trận thắng đậm nhất từ đầu giải, khi đánh bại XMCT Thanh Hoá ngay trên sân khách 5-0 và giành lấy ngôi đầu bảng. Các vị trí tiếp theo điểm số khá sít sao (từ thứ 2 đến thứ 10 là 8 đến 10 điểm). Vòng thứ bảy và tám SHB Đà Nẵng tiếp tục giữ ngôi đầu khi thắng sít sao trên sân đối thủ mạnh Gạch Đồng Tâm Long An, đồng thời góp phần làm không còn đội chưa thất bại sau vòng đấu này; sau đó cầm hoà đương kim vô địch Bình Dương trên sân nhà. Đồng Tháp bất ngờ hạ Thể Công 5–0 ở vòng 8, là trận có tỉ số 5-0 thứ hai trong giải. Đà Nẵng vẫn duy trì được ngôi đầu ở vòng đấu thứ 9, nơi Đồng Tâm Long An có trận thắng 2-0 trên sân đối thủ Hoàng Anh Gia Lai, kết thúc chuỗi trận toàn hòa. [31]

Vòng 10 có thể xem là vòng đấu thành công của các đội khách khi đều giành được điểm số, trừ Khánh Hòa. Đà Nẵng tận dụng các đội xếp sau thua đã nới rộng khoảng cách với đội thứ nhì lên 4 điểm.[32] Vòng đấu sau đó đánh dấu sự tách nhóm khi 6 đội cuối bảng đều thua, tạo ra khoảng cách 3 điểm với nhóm xếp trên. Một kỷ lục được thiết lập ở vòng này là 4 bàn thắng được ghi trong 1 trận đấu của Antonio Carlos (Đồng Tâm Long An).[33] Vòng 12, SHB Đà Nẵng thắng trên sân đội nhì bảng Khánh Hoà, nới rộng khoảng cách với chính đội bóng này lên 5 điểm, đồng thời vô địch lượt đi trước 1 vòng đấu. Các huấn luyện viên mới của Hải Phòng và Thể Công có được chiến thắng đầu tay, trong khi Nam Định cũng có được trận hoà sân khách .[34]

Vòng 17, SHB Đà Nẵng bị cắt đứt chuỗi 13 trận bất bại khi thua trên sân Thành phố Hồ Chí Minh. XMCT Thanh Hoá tiếp tục nằm ở vị trí cuối bảng khi thua đối thủ cạnh tranh trực tiếp T&T Hà Nội trên sân nhà. Denilson dù còn chấn thương đã ra sân trận đầu tiên và ghi 1 bàn cho XM Hải Phòng.[35]

Vòng đấu thứ 23, SHB Đà Nẵng chính thức lên ngôi vô địch trước 3 vòng đấu khi thắng Nam Định 2–1 trên sân nhà Chi Lăng, duy trì khoảng cách 12 điểm (4 trận thắng) với đội xếp thứ hai. Ở cuối bảng xếp hạng, Thanh Hoá gần như phải quay về giải hạng Nhất khi thua đối thủ xếp ngay trên Quân khu 4 1–2, cách vị trí thứ 12 (đấu play-off) 7 điểm trong khi giải chỉ còn 3 vòng.[36]

Bảng xếp hạng

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
hoặc xuống hạng
1 SHB Đà Nẵng (C) 26 15 5 6 48 30 +18 50 Tham dự vòng bảng AFC Champions League 2010
2 Becamex Bình Dương 26 12 7 7 49 35 +14 43 Tham dự vòng bảng AFC Cup 2010
3 Sông Lam Nghệ An 26 11 10 5 39 28 +11 43
4 T&T Hà Nội 26 11 6 9 44 35 +9 39
5 TĐCS Đồng Tháp 26 10 8 8 43 30 +13 38
6 Hoàng Anh Gia Lai 26 11 4 11 44 45 −1 37
7 Xi măng Hải Phòng 26 11 3 12 29 35 −6 36
8 Khatoco Khánh Hoà 26 9 8 9 36 35 +1 35
9 Thể Công 26 10 5 11 40 46 −6 35
10 Đồng Tâm Long An 26 7 13 6 43 37 +6 34
11 Quân khu 4 26 10 3 13 35 44 −9 33
12 GM Mikado Nam Định (O) 26 8 7 11 32 36 −4 31 Play-off giành quyền tham dự V-League 2010
13 Thành phố Hồ Chí Minh (R) 26 8 5 13 34 44 −10 29 Xuống hạng Giải hạng nhất 2010
14 Thanh Hóa (R) 26 5 4 17 32 68 −36 19
Nguồn: VFF
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Đối đầu trực tiếp; 3) Hiệu số bàn thắng; 4) Tổng số bàn thắng; 5) Tổng số trận thắng; 6) Bốc thăm
(C) Vô địch; (O) Thắng play-off; (R) Xuống hạng

Tổng số khán giả

Theo vòng đấu

Vòng đấu Tổng cộng Trung bình
Vòng 1 72.000 10.286
Vòng 2 78.000 11.143
Vòng 3 74.500 10.643
Vòng 4 70.500 10.071
Vòng 5 84.000 12.000
Vòng 6 60.000 8.571
Vòng 7 81.000 11.571
Vòng 8 95.500 13.642
Vòng 9 53.500 7.643
Vòng 10 95.000 13.571
Vòng 11 81.000 11.571
Vòng 12 63.500 9.071
Vòng 13 66.000 9.428
Vòng 14 89.000 12.714
Vòng 15 52.000 7.428
Vòng 16 81.000 11.571
Vòng 17 68.500 9.785
Vòng 18 82.000 11.714
Vòng 19 90.000 12.857
Vòng 20 65.000 9.285
Vòng 21 75.000 10.714
Vòng 22 80.000 11.428
Vòng 23 70.000 10.000
Vòng 24 35.500 5.071
Vòng 25 66.000 9.428
Vòng 26 62.000 8.857
Tổng cộng 1.890.500 10.387

Theo câu lạc bộ

Câu lạc bộ Tổng cộng Cao nhất Thấp nhất Trung bình
Becamex Bình Dương 192.000 20.000 8.000 14.769
Đồng Tâm Long An 110.000 15.000 3.000 8.461
Gạch men Mikado Nam Định 101.000 15.000 4.000 7.769
Hoàng Anh Gia Lai 75.500 13.000 4.000 5.807
Khatoco Khánh Hoà 111.000 11.000 4.000 8.538
Quân khu 4 49.500 12.000 1.000 3.807
SHB Đà Nẵng 271.000 35.000 12.000 20.846
Sông Lam Nghệ An 129.000 16.000 5.000 9.923
T&T Hà Nội 77.000 15.000 2.500 5.923
Tập đoàn Cao su Đồng Tháp 188.000 20.000 7.000 14.461
Thanh Hóa 85.500 12.000 1.000 6.576
Thành phố Hồ Chí Minh 91.500 11.000 1.500 7.038
Thể Công 101.500 14.000 4.000 7.807
Xi măng Hải Phòng 308.000 30.000 0[a] 23.692[b]
Tổng cộng 1.890.500 35.000 0 10.387

Số khán giả cao nhất

Xếp hạng Đội nhà Tỷ số Đội khách Số khán giả Ngày Sân vận động
1 SHB Đà Nẵng 1–1 Becamex Bình Dương 35.000 12 tháng 4 năm 2009 (2009-04-12) Sân vận động Chi Lăng
2 Xi măng Hải Phòng 2–1 Thể Công 30.000 15 tháng 2 năm 2009 (2009-02-15) Sân vận động Lạch Tray
Xi măng Hải Phòng 0–2 Gạch men Mikado Nam Định 1 tháng 3 năm 2009 (2009-03-01)
Xi măng Hải Phòng 2–1 Quân khu 4 9 tháng 5 năm 2009 (2009-05-09)
Xi măng Hải Phòng 0–2 SHB Đà Nẵng 6 tháng 6 năm 2009 (2009-06-06)

Thống kê mùa giải

Theo câu lạc bộ

Nội dung Câu lạc bộ Số lượng
CLB thắng nhiều nhất SHB Đà Nẵng 15 trận
CLB thắng ít nhất Thanh Hóa 5 trận
CLB hoà nhiều nhất Đồng Tâm Long An 13 trận
CLB hoà ít nhất Xi măng Hải Phòng, Quân khu 4 3 trận
CLB thua nhiều nhất Thanh Hóa 17 trận
CLB thua ít nhất Sông Lam Nghệ An 5 trận
Chuỗi thắng dài nhất
Chuỗi bất bại dài nhất SHB Đà Nẵng 13 trận
Chuỗi không thắng dài nhất Quân khu 4 9 trận
Chuỗi không hòa dài nhất Quân khu 4 19 trận
Chuỗi thua dài nhất
CLB ghi nhiều bàn thắng nhất Becamex Bình Dương 49 bàn
CLB ghi ít bàn thắng nhất Xi măng Hải Phòng 29 bàn
CLB lọt lưới nhiều nhất Thanh Hóa 68 bàn
CLB lọt lưới ít nhất Sông Lam Nghệ An 28 bàn
CLB nhận thẻ vàng nhiều nhất Quân khu 4 84 thẻ
CLB nhận thẻ vàng ít nhất
CLB nhận thẻ đỏ nhiều nhất Quân khu 4 9 thẻ
CLB nhận thẻ đỏ ít nhất 0 thẻ

Theo cầu thủ

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu

Dưới đây là danh sách cầu thủ ghi bàn hàng đầu của giải đấu.[37]

STT Cầu thủ Câu lạc bộ Số bàn thắng
1 Brasil Lazaro de Sousa Quân khu 4 15
Argentina Merlo Gaston SHB Đà Nẵng
3 Việt Nam Lê Công Vinh T&T Hà Nội 14
4 Việt Nam Hoàng Đình Tùng Thanh Hoá 13
Nigeria Samson Kayode Olaleye Tập đoàn Cao su Đồng Tháp
6 Brasil Leandro de Oliveira Xi măng Hải Phòng 11
Nigeria Timothy Anjembe Tập đoàn Cao su Đồng Tháp
Brasil Antonio Carlos Đồng Tâm Long An
Brasil Evaldo Goncalves Hoàng Anh Gia Lai
10 Cộng hòa Nam Phi Philani Becamex Bình Dương 10
Nigeria Amaobi Honest Gạch men Mikado Nam Định

Bàn phản lưới nhà

Cầu thủ Câu lạc bộ Đối thủ Số bàn
Việt Nam Phan Văn Giàu Đồng Tâm Long An Khatoco Khánh Hoà 1
Việt Nam Phạm Lâm Minh Thông Xi măng Hải Phòng
Việt Nam Mai Ngọc Quang Xi măng Hải Phòng Gạch men Mikado Nam Định
Việt Nam Nguyễn Minh Đức Thanh Hoá
Ghana Bernard Achaw Quân khu 4
Thái Lan Nirut Surasiang Hoàng Anh Gia Lai Sông Lam Nghệ An
Việt Nam Nguyễn Việt Kim Long Thành phố Hồ Chí Minh Xi măng Hải Phòng
Việt Nam Lưu Văn Hương Thanh Hoá Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam Lê Văn Thắng Đồng Tâm Long An

Ghi hat-trick

Cầu thủ Câu lạc bộ Đối thủ Kết quả Ngày
Nigeria Timothy Anjembe Tập đoàn Cao su Đồng Tháp Hoàng Anh Gia Lai 3–0 (A) 7 tháng 2 năm 2009[38]
Ghana Jonathan Quartey Khatoco Khánh Hoà Thành phố Hồ Chí Minh 3–1 (H) 1 tháng 3 năm 2009
Brasil Jose Emidio de Almeida SHB Đà Nẵng Thanh Hóa 5–0 (A) 22 tháng 3 năm 2009
Brasil Antonio Carlos4 Đồng Tâm Long An Xi măng Hải Phòng 4–1 (H) 3 tháng 5 năm 2009
Nigeria Samson Kayode Olaleye Tập đoàn Cao su Đồng Tháp Xi măng Công Thanh Thanh Hóa 3–3 (A) 9 tháng 5 năm 2009
Việt Nam Lê Công Vinh4 T&T Hà Nội Xi măng Công Thanh Thanh Hóa 4–1 (A) 21 tháng 6 năm 2009
Việt Nam Hoàng Đình Tùng Thanh Hoá Thể Công 4–2 (A) 25 tháng 7 năm 2009
Việt Nam Thạch Bảo Khanh Thể Công Đồng Tâm Long An 3–3 (A) 16 tháng 8 năm 2009
  • Ghi chú: 4 – ghi 4 bàn; (H) – Sân nhà; (A) – Sân khách

Kỷ lục

  • Do Hà Nội ACB đã xuống hạng nên chỉ còn Gạch men Mikado Nam ĐịnhSông Lam Nghệ An là hai đội tham dự đủ cả chín giải vô địch bóng đá Việt Nam (từ thời kì chuyên nghiệp)
  • CLB thay huấn luyện viên nhiều nhất: XM Hải Phòng - 3 lần[39]
  • Đội có nhiều cầu thủ đá phản lưới nhà nhất: XM Hải Phòng (3 cầu thủ).
  • Đội thăng tiến ấn tượng nhất: T&T Hà Nội (từ vị trí chót bảng sau lượt đi vươn lên vị trí thứ 4 chung cuộc).
  • Huấn luyện viên đoạt nhiều danh hiệu HLV xuất sắc nhất tháng: Lê Huỳnh Đức (SHB Đà Nẵng – 3 lần liên tiếp trong tháng 3, 4 và 5)
  • Cầu thủ nhận lương cao nhất giải là Lee Nguyễn (khoảng 10.000 đô la Mỹ / tháng)[30]
  • Trận thắng đậm nhất: cách biệt 6 bàn
  • Trận đấu nhiều bàn thắng nhất: 10 bàn
  • Trận đấu hòa có tỷ số cao nhất: Thanh Hóa – TĐCS Đồng Tháp và ĐTLA – Thể Công (3-3).
  • Số bàn thắng nhiều nhất được một cầu thủ ghi trong một trận: 4
  • Bàn thắng ghi muộn nhất trong một trận: phút bù giờ thứ 9
  • Thủ môn duy nhất ghi được bàn thắng: Phan Văn Santos (Đồng Tâm Long An) - 2 bàn thắng bằng sút phạt trực tiếp
  • Trận đấu nhiều khán giả nhất: SHB Đà Nẵng – B.Bình Dương (Vòng 8): 35.000 người.[40].

Các giải thưởng

Giải thưởng tháng

Hàng tháng có các giải thưởng dành cho đội bóng, cầu thủ, huấn luyện viên xuất sắc nhất và bàn thắng đẹp nhất. Hai giải thưởng đầu tiên do các phóng viên bình chọn, giải thưởng thứ ba do các huấn luyện viên bình chọn, giải thưởng cuối cùng do khán giả truyền hình bình chọn.[4]

Với thành tích thắng 2 đội mạnh và dẫn đầu bảng, ba giải thưởng tháng 2 về tay TĐCS Đồng Tháp. Trong khi đó, tháng 3 là tháng thi đấu thành công của SHB Đà Nẵng, họ lên đầu bảng và giành 2 giải thưởng tháng này. SHB Đà Nẵng giữ vững ngôi đầu bảng trong tháng 4 là cơ sở để họ giành 3 trong 4 giải thưởng của tháng.

Tháng 5, huấn luyện viên trẻ Lê Huỳnh Đức lần thứ 3 liên tiếp nhận danh hiệu xuất sắc nhất. Hoàng Anh Gia Lai với chuỗi trận thắng liên tiếp vươn lên vị trí thứ nhì, nhận được 2 giải thưởng còn lại.

Trong tháng 6, dưới sự vươn lên mạnh mẽ của Thể Công (4 trận thắng liên tiếp), câu lạc bộ này giành hai danh hiệu đội bóng và huấn luyện viên xuất sắc nhất. Lê Công Vinh là cầu thủ Việt Nam đầu tiên trong mùa giải nhận Cầu thủ xuất sắc nhất. Bàn thắng đẹp nhất được bình chọn của Phạm Văn Quyến.

Tháng 7, Xi măng Hải Phòng là đội duy nhất toàn thắng 4 trận, giành 3 danh hiệu quan trọng (trừ bàn thắng đẹp nhất).

Giải thưởng chung cuộc

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2009
Nhà vô địch
Việt Nam
SHB Đà Nẵng
Lần thứ 2

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Xi măng Hải Phòng phải thi đấu 1 trận trên sân nhà không khán giả ở vòng 24 do không đảm bảo an ninh trong trận gặp Thành phố Hồ Chí Minh ở vòng 22.
  2. ^ Không tính trận đấu không khán giả ở vòng 24, trung bình số lượng khán giả trên sân nhà của Xi măng Hải Phòng là 25.666.

Tham khảo

  1. ^ “Vietnam - List of Cup Winners”. RSSSF.com.
  2. ^ “Những cái nhất của Vietnam Petro Gas V.League 2009”. vff.org.vn.
  3. ^ Giới thiệu dự thảo Quy chế bóng đá chuyên nghiệp và phương án thành lập ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp
  4. ^ a b “Thông báo số 1 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2009.
  5. ^ “Thông báo số 2 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2009.
  6. ^ “V.League 2009: Chào những người Việt mới!”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2009.
  7. ^ Kesley ghi bàn trong ngày đầu được nhập quốc tịch Việt Nam
  8. ^ “VFF - PV Gas tiếp tục là Nhà tài trợ độc quyền V-League 2009”. VFF. 12 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  9. ^ “VFF - Thông báo số 4 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. VFF. 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  10. ^ a b “XM Hải Phòng sa thải hlv A. Riedl”. Báo Dân Trí. 2 tháng 3 năm 2008. Truy cập 2 tháng 3 năm 2008.
  11. ^ VnExpress. “Bình Dương thay HLV Vital”. vnexpress.net. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  12. ^ Trí, Dân (5 tháng 5 năm 2009). "Tướng" Dũng rời ghế HLV trưởng Thể Công”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  13. ^ “VFF - Mikado Nam Định "trảm" tướng”. VFF. 4 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  14. ^ “VFF - Tướng" Dũng lại về dẫn dắt XM Hải Phòng”. VFF. 6 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  15. ^ “hlv Mai Đức Chung bất ngờ ngồi ghế "thuyền trưởng" B.Bình Dương”. Báo Thể thao Văn hoá. 10 tháng 5 năm 2009. Truy cập 10 tháng 5 năm 2009.
  16. ^ “Cựu ngôi sao Hữu Thắng tái xuất cùng T&T Hà Nội”. VnExpress. 22 tháng 5 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2009. Truy cập 22 tháng 5 năm 2009.
  17. ^ “Bầu Hiển: Thứ Hai tuần tới hlv Hữu Thắng sẽ bắt tay vào việc”. Báo Thể thao Văn hoá. 22 tháng 5 năm 2009. Truy cập 22 tháng 5 năm 2009.
  18. ^ “Thanh Hoá "trảm" tướng, mời Triệu Quang Hà”. Báo Lao động. 1 tháng 6 năm 2009. Truy cập 1 tháng 6 năm 2009.
  19. ^ “XMCT.Thanh Hóa "nát, hlv Triệu Quang Hà ra đi, tỉnh "đòi" lại đội bóng”. Báo Thể thao Văn hoá. 23 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập 23 tháng 6 năm 2009.
  20. ^ “hlv Chatchai lại rút khỏi HAGL”. VnExpress. 25 tháng 6 năm 2009. Truy cập 25 tháng 6 năm 2009.
  21. ^ a b hanoimoi.vn (5 tháng 6 năm 2009). “Chốt danh sách V-League lượt về: Bất ngờ phút cuối”. hanoimoi.vn. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  22. ^ “Hôm nay, khai mạc V-League 2009: Điểm danh 14 đội”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 6 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.
  23. ^ “Lượt về V-League 2009: Đổ tiền sắm ngoại binh”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 4 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.
  24. ^ “VFF - HA.GL trảm "kẻ gây rối" Aghostinho”. VFF. 23 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  25. ^ “Vòng 2 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009: ĐKVĐ B.Bình Dương "ngã ngựa" tại Cao Lãnh!”. vff.org.vn. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2009.
  26. ^ “Bầu Đức tuyên bố: "Tôi chấp các đối thủ một trận". Thể thao & Văn hóa Online. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2009.
  27. ^ “hlv Chatchai về làm cố vấn cho hlv Dusit”. Thể thao & Văn hóa Online. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2009.
  28. ^ “Hải "lơ" đã về Thể Công”. Thể thao & Văn hóa Online. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2009.
  29. ^ “Kết quả vòng đấu thứ 3 V League 2009”. vff.org.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2009.
  30. ^ a b Những ngôi sao hứa hẹn toả sáng ở V-League 2009
  31. ^ “Cập nhật kết quả vòng 9 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2009.
  32. ^ “Cập nhật kết quả vòng 10 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2009.
  33. ^ “Cập nhật kết quả vòng 11 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2009.
  34. ^ “Vòng 12 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009: SHB Đà Nẵng vô địch lượt đi trước 1 vòng đấu”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2009.
  35. ^ “Vòng 17 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009: SHB Đà Nẵng đứt mạch bất bại”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009.
  36. ^ Vòng 23 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009: SHB Đà Nẵng chính thức trở thành tân vô địch[liên kết hỏng]
  37. ^ Tổng hợp số liệu chuyên môn giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009[liên kết hỏng]
  38. ^ “VFF - V.League Petro Vietnam Gas 2009: 5 Điểm nhấn”. VFF. 9 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  39. ^ “Kết thúc V. League 2009: Những sự kiện nổi bật nhất”. anhp.vn. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2022.
  40. ^ Tổng hợp số liệu chuyên môn giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009
  41. ^ “TĐCS Đồng Tháp lập hattrick giải thưởng tháng 2 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. vff.org.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2009.
  42. ^ “TĐCS Đồng Tháp lập hattrick giải thưởng tháng 2 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. vff.org.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2009.
  43. ^ “SHB Đà Nẵng lập hattrick giải thưởng tháng 4”. vff.org.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2009.
  44. ^ “Kết quả bầu chọn các giải thưởng tháng 6 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. vff.org.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2009.
  45. ^ “XM Hải Phòng thâu tóm giải thưởng tháng 7 giải VĐQG Petro Vietnam Gas 2009”. vff.org.vn. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2009.[liên kết hỏng]
  46. ^ “Giải thưởng tháng 8 V-League 2009: B.Bình Dương xuất sắc nhất”. vff.org.vn. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2009.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Read other articles:

Amir Abadi JusufLahir01 Januari 1951 (umur 73)Jakarta, DKI JakartaKebangsaanIndonesiaAlmamater- Universitas Indonesia, DKI Jakarta - University of Hawaii, Honolulu, Amerika SerikatPekerjaanAkuntan Publik, DosenDikenal atasPendiri & Chairman RSM Indonesia Amir Abadi Jusuf lahir 1 Januari 1951 adalah seorang akuntan publik dengan pengalaman lebih dari 40 tahun dan pendiri dari Kantor Akuntan Publik KAP Aryanto, Amir Abadi Jusuf, Mawar & Rekan yang berkembang menjadi RSM Indonesia,...

 

Komunitas Flanders Vlaamse GemeenschapKomunitas di Belgia BenderaNegara BelgiaDidirikan1993Ibu kotaBrusselsPemerintahan • Minister-PresidentKris PeetersHari perayaan11 JuliBahasaBelandaSitus webwww.vlaanderen.be Komunitas Flanders (Belanda: De Vlaamse Gemeenschapcode: nl is deprecated ) adalah komunitas berbahasa Belanda di Belgia. Wilayah yang termasuk komunitas Flanders ini adalah negara bagian Flanders sendiri dan Daerah Ibu Kota Brussel lbs Pembagian administratif BelgiaKomuni...

 

Politeknik Negeri MaduraMadura State Polytechnic Lambang “Poltera” [1] (Terang Benderang)bahasa Latin: Quod Lux Clarior FuturaNama sebelumnyaPoliteknik MaduraMotoGenerasi Cemerlang untuk Masa Depan GemilangMoto dalam bahasa InggrisThe Light of Brighter FutureJenisPoliteknikPerguruan Tinggi NegeriPendidikanPenelitian dan pengembanganDidirikan29 Oktober 2012 (2012-10-29) sebagai “Politeknik Madura” oleh BSM atau Yayasan Bina Sampang Mandiri.Lembaga indukKementerian...

Josef Bürckel Joseph Bürckel (30 Maret 1895 – 28 September 1944) adalah seorang politikus Jerman Nazi dan anggota parlemen Jerman (Reichstag). Ia pernah menjabat sebagai Gauleiter dan Reichsstatthalter di Gau Westmark dan Reichsgau Vienna. Bürckel meninggal dunia di Neustadt an der Weinstraße pada pukul 11.04 tanggal 28 September 1944. Referensi Angolia, John (1989). For Führer and Fatherland: Political & Civil Awards of the Third Reich. R. James Bender Publishing. ISBN 978-09...

 

  هذه المقالة عن مدينة يونانية. لالعملاق آرجوس ذو العيون العديدة في الميثولوجيا الإغريقية، طالع آرجوس (ميثولوجيا). آرغوس Άργος Argos (باليونانية: Άργος)‏    تقسيم إداري البلد اليونان[1] المنطقة الإدارية البيلوبونيز أرغوليذا خصائص جغرافية إحداثيات 37°38′00″N 22°43′4...

 

Grafik sistem sentralisasi dan desentralisasi. Desentralisasi, pemencaran, atau pengawapusatan merupakan suatu bentuk pemberian kewenangan kepada unit-unit atau pengelola-pengelola dengan tingkat kewenangan yang lebih rendah di dalam suatu struktur organisasi. Tujuannya untuk membentuk delegasi yang mampu mengadakan pengambilan keputusan secara mandiri. Desentralisasi dapat diterapkan dalam organisasi berskala besar maupun dalam pemerintahan suatu negara. Produk yang dihasilkan dari desentral...

Media IndonesiaReferensi BangsaTipeSurat kabar harianPemilikYayasan Warta Indonesia (1970-1987)Media Indonesia Group (1987-2000)Media Group (2000-saat ini)PendiriTeuku Yousli SyahPenerbitYayasan Warta Indonesia (1970-1987)PT. Citra Media Nusa Purnama (1987-saat ini)Pandangan politikPancasila, kiri tengahBahasaIndonesiaPusatJalan Pilar Mas Raya Kav. A-DKedoya, Kebon JerukJakarta 11520[1]Surat kabar saudariLampung PostSitus webwww.mediaindonesia.comArsip daring gratisMediaIndonesia ePap...

 

Ini adalah nama Batak Toba, marganya adalah Manullang. Boris BokirLahirBoris Thompson Manullang25 Mei 1988 (umur 35)Bandung, Jawa Barat, IndonesiaNama lainBoris BokirAlmamaterUniversitas Katolik Parahyangan[1]Pekerjaanpelawak tunggalaktorpresenterTahun aktif2011—sekarangSuami/istriIrma Purba (cerai)Anak1 Boris Thompson Manullang, S.H., yang dikenal dengan nama Boris Bokir (lahir 25 Mei 1988) adalah pelawak tunggal, aktor, dan presenter Indonesia keturunan Batak. Ia mu...

 

NBC affiliate in El Dorado, Arkansas For the TV station in Longview, Texas, from 1953 to 1955, see KTVE (Texas). KTVEEl Dorado, ArkansasMonroe–West Monroe, LouisianaUnited StatesCityEl Dorado, ArkansasChannelsDigital: 27 (UHF)Virtual: 10BrandingKTVE NBC 10; NBC 10 NewsProgrammingAffiliations10.1: NBC10.2: Foxfor others, see § SubchannelsOwnershipOwnerMission Broadcasting, Inc.OperatorNexstar Media Group via LMASister stationsKARDHistoryFirst air dateDecember 3, 1955 (68 years...

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Western Siouan languages – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (February 2011) (Learn how and when to remove this template message) Western SiouanSiouan ProperGeographicdistributioncentral North AmericaLinguistic classificationSiouanWestern SiouanSubdiv...

 

'Dinasti LýĐại Việt 1009–1225Ibu kotaThăng LongBahasa yang umum digunakanTionghoa PertengahanAgama Buddhisme, TaoismePemerintahanMonarkiHoàng đế • 1009-1028 Lý Thái Tổ• 1224-1225 Lý Chiêu Hoàng Sejarah • Didirikan 22/11 1009•  `• Dibubarkan 10/01 1225 Mata uangTiền xuKode ISO 3166LY Didahului oleh Digantikan oleh dnsDinasti Lê Awal dnsDinasti Trần Sunting kotak info • Lihat • BicaraBantuan penggunaan temp...

 

Indian attack submarine For other ships with the same name, see INS Vagir. Vagir during its sea sortie. History India NameINS Vagir NamesakeVagir (S41) Ordered2005 BuilderMazagon Dock Shipbuilders Limited, Mumbai Launched12 November 2020[1] Acquired20 December 2022 Commissioned23 January 2023[2] Statusin active service General characteristics Class and typeKalvari-class submarine Displacement Surfaced: 1,615 tonnes (1,589 long tons) Submerged: 1,775 tonnes (1,747 long ton...

Cet article est une ébauche concernant les forces armées des États-Unis. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Le Boeing C-32, un 757 modifié, est le transport habituel du vice-président des États-Unis. Air Force Two est l'indicatif d'appel utilisé par tout aéronef de l'US Air Force transportant le vice-président des États-Unis[1] sauf si le président des États-Unis est aussi à bord. Ce te...

 

Wojciech Świętosławki - Polish physical chemist, chairman of the TKDN, later cabinet minister Temporary Advisory and Scientific Committee (Polish: Tymczasowy Komitet Doradczo-Naukowy, TKDN) was established in 1933 under the patronage of the Ministry of Military Affairs in Poland. It was one of the first attempts in pre-Second World War Poland to institutionalise the army’s cooperation with the scientific community in order to increase the country's military and economic potential. The fo...

 

County in Massachusetts, United States County in MassachusettsMiddlesex CountyCountyImages, from top down, left to right: The Great Dome at MIT; Hartwell Tavern in Minute Man National Historical Park; Historic buildings of the Lowell mills; Walden Pond in Concord SealLocation within the U.S. state of MassachusettsMassachusetts's location within the U.S.Coordinates: 42°29′N 71°23′W / 42.49°N 71.39°W / 42.49; -71.39Country United StatesState Massachuset...

Danau Kaco Danau Kaco merupakan danau yang terletak di kabupaten Kerinci, Jambi.[1] Tepatnya di desa Lempur, kecamatan Gunung Raya.[1] Danau ini berada di kawasan Taman Nasional Kerinci Seblat (TNKS) yang merupakan situs warisan UNESCO.[1] Danau kaco memiliki luas sekitar 90 meter persegi dan memiliki kedalaman yang belum diketahui.[2] Secara geografis danau ini terletak di 101.540402 BT dan 2.330258 LS pada ketinggian 1229 mdpl. Danau kaco dapat memancarkan ca...

 

This article relies excessively on references to primary sources. Please improve this article by adding secondary or tertiary sources. Find sources: Houston Film Critics Society Award for Best Picture – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (June 2017) (Learn how and when to remove this message) The Houston Film Critics Society Award for Best Picture is an annual award given by the Houston Film Critics Society. Winners 2000s Year Winner and nomin...

 

Старобинское месторождение Открыто1949[1] НедропользовательБеларуськалий Расположение Страна Белоруссия ОбластьМинская область Старобинское месторождение — месторождение калийных солей Припятского калиеносного бассейна в Белоруссии, вблизи Солигорска. Пл...

Obelisk di kuil Luxor, Mesir. c. 1200 SM Arican knight of Baguirmi in full padded armour suit Sejarah Afrika dimulai dari Afrika prasejarah dan berlanjut hingga terbentuknya negara-negara modern. Sejarah mula-mula peradaban Afrika dimulai di Lembah Sungai Nil dengan kerajaan-kerajaan di tepi Sungai Nil dan kemudian di Maghreb dan Tanduk Afrika. Pada masa Abad Pertengahan, sekitar 800-1500 M, para pedagang Arab melakukan perdagangan di kawasan Afrika Timur. Kedatangan para pedagang ini juga se...

 

Filipino general (1941–2020) In this Philippine name, the middle name or maternal family name is Gonzalez and the surname or paternal family name is Acedera.Arnulfo AcederaArnulfo G. Acedera, Jr. on his Distinguished Aviation Cross recipient23rd Chief of Staff of the Armed Forces of the PhilippinesIn officeNovember 28, 1996 – December 17, 1997PresidentFidel V. RamosPreceded byGen. Arturo EnrileSucceeded byGen. Clemente Mariano23rd Commanding General of Philippine Air...