Theo niên giám Tòa Thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1534 và ở ngôi Giáo hoàng trong 15 năm 29 ngày[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 13 tháng 10 năm 1534, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 3 tháng 11 năm 1534 và ngày kết thúc triều đại của ông là ngày 10 tháng 11 năm 1549
.
Dòng họ Farnese
Giáo hoàng Phaolô III sinh tại Rôma hoặc Canino ngày 29 tháng 2 năm 1468 với tên thật là Alessandro Farnese.
Farnese là một dòng họ Rôma xưa mà đất đai chiếm lĩnh tập hợp chung quanh hồ Bolsena. Mặc dù thuộc giới quý tộc Rôma, họ xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử ở Viterbe và Orvieto: trong các nhân chứng của hiệp ước Venezia giữa Barberousse và Giáo hoàng, chúng ta tìm thấy chữ ký của một Farnese với tư cách là quản đốc Orvieto; một Giám mục Farnese đã thánh hiến nhà thờ chính tòa ở đó.
Trong cơn sốt chính trị liên miên chiếm lĩnh bán đảo, những người Farnese là những người thuộc phái Giáo hoàng xác tín. Ông nội của Giáo hoàng tương lai là tổng tư lệnh có bổng lộc của các đội quân Giáo hoàng dưới triều Êugêniô IV; con trưởng của ông đã chết trong trận Fornuova; con thứ hai, Pier Luigi đã kết hôn với Giovanelle Gaetani, em gái của lãnh chúa Semoneta. Trong số các con có người đẹp Giulia, người đã kết hôn với một ông Orsini và Alessandro sau là Giáo hoàng Phaolô III.
Trước khi thành giáo hoàng
Giáo dục
Alessandro đã nhận được một nền giáo dục tốt nhất mà thời kỳ ông có thể có: trước tiên là ở Rôma, nơi ông có Pomponio Leto làm người đỡ đầu; rồi ở Florentia, tại cung điện của Laurent le Magnifique, nơi sinh ra tình bạn của ông với giáo hoàng Lêô X tương lai, nhỏ hơn ông 6 tuổi.
Những người cùng thời khen ngợi học thức uyên bác của ông trong tất cả các môn học của thời Phục hưng, đặc biệt là bằng cao học của ông về văn chương cổ điển Latinh và Italia. Với những lợi ích về dòng họ và tài năng như thế sự thăng tiến của ông trong sự nghiệp Giáo hội là vững chắc và nhanh chóng.
Đời sống
Người ta cho rằng Phaolô III đã hoãn lại lễ thụ phong để tiếp tục lối sống bừa bãi của mình, ông là cha của bốn đứa trẻ (ba con trai và một con gái) với tình nhân của ông là Silvia Ruffini [2].Ông đã cắt đứt mối quan hệ với bà này vào khoảng năm 1513.
Không có bất cứ một bằng chứng nào về hoạt động tình dục trong thời gian ông làm Giáo hoàng [3]. Ông đã làm cho con trai không hợp pháp của ông trở thành công tước đầu tiên của Parma.[4].
Tương hợp với những vụ lạm dụng vào thời đại ông, ông đã tích lũy được nhiều lợi lộc béo bở, nhưng ông chi tiêu số lợi tức khổng lồ một cách hào hiệp, nên ông đáng được các nghệ sĩ khen ngợi và dân chúng Rôma quý mến. Khả năng tự nhiên và tài ngoại giao khéo léo của ông đạt được từ kinh nghiệm lâu dài đã làm cho ông đáng có được một uy tín lớn trong các bạn ở hồng y đoàn.
Cung điện của ông với một dáng vẻ huy hoàng, tráng lệ vượt trên tất cả các nơi khác của Rôma. Việc ông tiếp tục được ân huệ ngày các tăng dưới triều các Giáo hoàng có tính cách đối nghịch nhau như dòng họ Borgia, Rovere và Medicis là một bằng chứng đủ cho thấy tài khéo léo của ông.
Giáo hoàng
Bầu cử
Trong hai cơ hội trước đó, ông được xem như suýt đạt được chiếc mũ ba tầng; khi cơ mật viện họp vào năm 1534, với thể thức bỏ phiếu toàn dân, thiếu chút nữa thì ông đã được tuyên bố là người kế nhiệm Giáo hoàng Clêmentê VII. Ông phải dựa vào uy tín, danh tiếng của mình và vào thiện ý của các hồng y để làm cho người ta tin rằng các phe chia rẽ hồng y đoàn đã đồng tình với nhau về việc bầu ông.
Phaolô III lên ngôi, tuy đã 67 tuổi, nhưng là con người cương nghị, thông minh, tài giỏi. Ông được mọi người coi là một con người thời đại; đạo đức và nhiệt thành với những cái đã nêu rõ đức tính của ông từ khi ông trở thành linh mục, đã cho phép quên đi những việc ngông cuồng thời trai trẻ của ông.
Không ai, sau khi đã thấy bức chân dung ông do Le Titien vẽ lại có thể quên được sự diễn đạt tuyệt vời vẻ mặt hao mòn và hốc hác của ông. Đôi mắt nhỏ, sắc và thái độ đặc biệt của một người sẵn sàng nhảy tới trước hoặc lùi lại sau nói lên được nhiều điều về nhà ngoại giao dạn dày này, rằng người ta sẽ tốn công vô ích khi tìm cách lạm dụng hoặc làm giảm đi sự đề phòng cảnh giác của ông.
Dân chúng Rôma vui mừng về việc người được bầu lên chức Giáo hoàng là công dân đầu tiên của thành phố kể từ Giáo hoàng Martino V.
Phaolô III đăng quang ngày 3 tháng 11 và không mất thời gian để bắt tay ngay vào những cải cách cần thiết.
Gia đình trị
Từ sự cẩn thận tột độ của ông và từ sự khó làm cho ông quên lãng những nghĩa vụ trách nhiệm, Pasquino đã rút ra nhận xét rằng Paul III là một "Vas dilationis" (Chiếc bình chứa những sự trì hoãn). Lúc lên ngôi Giáo hoàng, ông làm lễ rửa tội cho hai đứa cháu nội và ngoại. Ông bị lên án về tính cách gia đình trị và cố chấp của mình.
Việc nâng lên chức hồng y các cháu của ông, Alessandro Farnese, 14 tuổi và Guido Ascanio Sforza 16 tuổi đã làm phật ý phe cải cách và dẫn đến những phản đối của hoàng đế, nhưng điều đó đã được tha thứ sau đó ít lâukhi ông đã đưa vào hồng y đoàn những người có nghị lực tinh thần: Reginald Pole, Contanini, Sadoleto và Caraffa.
Bảo trợ cho nghệ thuật
Ông yêu chuộng nghệ thuật và trăn trở về diện mạo đô thị của Rôma. Ông là người bảo trợ vĩ đại của văn hoá và nghệ thuật, đã bổ nhiệm danh hoạ Michelangelo làm kiến trúc sư vĩnh viễn cho Đền Thánh Phêrô.
Ông uỷ thác cho Michelangelo dự án Campidoglio, bích họa đồ sộ Ngày Phán Xét Cuối Cùng, vòm Đền Thánh Phêrô và Cung Điện Farnese.
Cai quản giáo hội
Tình hình Giáo hội lúc ấy rất nghiêm trọng. Bên ngoài, Hồi giáo đã tiến sâu vào lục địa châu Âu, bên trong các vua Công giáo hận thù nhau. Giáo thuyết Luther lan tràn khắp nơi, vua Henry VIII bách hại đạo.
Ông chính thức phê chuẩn dòng Tên (Chúa Giêsu) vào năm 1540. Dòng được điều khiển một cách chuyên chế bởi một linh mục trưởng được bầu cho suốt đời và được Giáo hoàng xác nhận.
Trước sự lớn mạnh của Tin lành và cuộc tranh luận với Martin Luther, Phaolô III đồng ý có những cuộc thảo luận tương tự như các cuộc thảo luận đã diễn ra ở Worms (1521), Augsbourg (1530). Các cuộc thảo luận như thế đã được diễn ra ở Haguenau, Worms và Ratisbonne từ năm 1540 cho tới năm 1541 nhưng những cuộc thảo luận này đều thất bại. Tới lúc đó, những ý nghĩ về hòa hoãn như của Erasme gần như bị bỏ rơi và phái cứng rắn được tán đồng.
Phái này do Jean-Pierre Carafa đứng đầu và được hậu thuẫn bởi Dòng Tên. Bộ điều tra tối cao được Phaolô III thành lập năm 1542 để tiến hành thủ tục chống lại các người lạc giáo, đã tồn tại cho đến năm 1967 trong Bộ Thánh Vụ, là Bộ duy nhất còn sử dụng thủ tục điều tra đã bị giáo luật hủy bỏ này.
Đối với Henry VIII, ông vận động hoàng đế Carlos Quinto tìm cách gây áp lực, nhưng việc không thành. Ở Pháp, sau vụ "dán bích chương" (1534), Giáo hoàng thúc vua Francois I cương quyết chống lại giáo phái Tin Lành. Ở Đức, ông kêu gọi các ông hoàng Công giáo đoàn kết lại thành một khối để đương đầu với liên minh Smalkalde.
Ông cũng lo tìm cách hòa giải giữa Carlos Quinto và Francois I. Năm 1538, hai bên đã đi đến một hiệp định đình chiến tại Nice, để cùng nhau chung sức đối phó với Hồi giáo.
Công đồng cải cách
Paul III cũng nhận thấy cần một cuộc cải cách toàn diện do Tòa thánh đứng đầu, mà phương tiện hữu hiệu là đại công đồng.
Cải tổ tòa thánh
Ông tiến hành cải tổ Tòa thánh trước hết. Ông thiết lập hai thánh bộ: Bộ giáo sĩ, đặc trách hàng giáo sĩ Roma và Bộ thanh tra hành chính trong nước Roma, đặt dưới quyền những vị hồng y xứng đáng.
Ông lập một ủy ban cải tổ theo tinh thần Erasme gồm nhiều hồng y danh tiếng như Contarini, Sadolet, Reginald Pole... Nhiều ủy ban cải cách được thành lập để nghiên cứu các giải pháp. Trong khi đó, ông vẫn không quên cổ vũ việc cải tổ các dòng tu. Năm 1542, ông thiết lập Bộ thánh vụ và công bố bản Mục lục sách cấm (Index librorum prohibitorum) để khai trừ những người theo lạc thuyết và những sách báo nguy hại.
Triệu tập công đồng không thành
Việc triệu tập công đồng vẫn chưa thực hiện được.
Bên trong, một số người bị đe dọa bị mất bổng lộc, hoặc không muốn bỏ nếp sống cũ, tìm cách phá rối. Các cố vấn tại giáo triều cũng trình bày những khó khăn về tài chính, nên Tòa thánh phải hy sinh sinh những đặc quyền vè bổng lộc ở nhiều nơi. Bên ngoài, Giáo hoàng Paul III phải đối mặt với những khó khăn do các giáo phái và chính quyền gây ra.
Về phía Tin lành, khi họ được mời đến tham dự công đồng, họ đòi các mục sự của họ ngang hàng với các giám mục trong việc phát biểu và biểu quyết. Họ còn đặt điều kiện: trong khi tranh luận không được nại đến thánh truyền mà chỉ biết có thánh kinh. Ở Anh, Henry VIII đã tách khỏi khỏi Giáo hội.
Những cuộc đấu tranh giữa một bên là Charles Quint và một bên là vua Pháp cùng những người Tin Lành Đức đồng minh với ông (liên minh Smalkalde) đã trì hoãn ngày khai mạc và khiến cho ba lần tuyên bố triệu tập công đồng mà không thành.
Năm 1536, sau khi cử hồng y Verger sang Đức làm sứ thần, thăm dò hoàng đế Carlos và hàng giáo phẩm, Giáo hoàng Paul III tuyên bố triệu tập công đồng tại Mantua vào tháng 5 năm 1537. Vua Francois I vừa mới bắt tay với các ông hoàng Tin lành nên tỏ ra lãnh đạm. Charles thì bất mãn vì Mantua là địa điểm ngoài nước Đức, ông không thể gây ảnh hưởng. Ông đẹ dọa công tước ở Mantua khiến ông này tuyên bố không bảo đảm an ninh cho các nghị phụ. Paul III tuyên bố hoãn lại một năm và tuyên bố sẽ họp ở Vicencia ngày 1.5.1538.
Trở ngại chính ngăn cản công đồng là sự thù địch giữa Charles Quint và Francois I lại tăng lên. Vị Giáo hoàng già hy vọng tổ chức công đồng thành công, vì công tước Vicencia là người của ông, mặt khác ông đã thuyết phục được Charles và Francois I đã ký hiệp định Nice về một cuộc hưu chiến 10 năm. Như bằng chứng của sự thiện ý, một cháu gái của Paul III được gả cho một hoàng thân Pháp, và hoàng đế gả con gái của mình là Marguerite cho Ottavio, con trai của Pier Luigi, người sáng lập triều đại Farnese của Parme. Nhưng Carlos vẫn không đồng ý về địa điểm, mặt khác ông cũng hy vọng một chính sách hòa giải.
Sự tăng thêm quyền lực mà một nước Đức tái thống nhất đã đặt vào tay Charles Quint là không thể chấp nhận được với Francois, đến nỗi ông là người đã bách hại lạc giáo trong chính vương quốc của mình tàn bạo đến độ Giáo hoàng phải kêu gọi ông giảm nhẹ bớt bạo lực. Ông đã trở thành đồng minh trung thành của liên minh Smalcalđica, ông cổ vũ liên mình này bỏ tất cả những đề nghị mở đầu sự hòa giải.
Charles mặc dù ước muốn triệu tập công đồng nhưng ông vẫn giữ vững ý tưởng rằng sự khác biệt tôn giáo ở Đức có thể được giải quyết bởi một hội nghị họp lại hai bên. Những hội nghị này như mọi ý đồ nhằm giải quyết những khác biệt bên ngoài những tiến trình bình thường của giáo hội sẽ mất thời gian và làm nên nhiều điều xấu hơn là điều tốt.
Công đồng Trent
Charles mong muốn Vua Fernando nước Áo đề nghị với Giáo hoàng địa điểm Trento, một thị trấn nhỏ vùng Tyrol, dân chúng người Ý nhưng thuộc quyền hoàng đế La-Đức. Carlos đồng ý và công đồng được ấn định khai mạc vào ngày 22.5.1542.
Khi hiệp ước Crespi (ngày 18 tháng 9 năm 1544) chấm dứt các cuộc chiến tranh thảm hại giữa Charles Quint và Francois I, Phaolô III đã cương quyết tung ra lại dự định triệu tập công đồng đại kết. Giáo hoàng Phaolô III cử sứ thần đến gặp hai bên, rồi ấn định lại ngày khai mạc công đồng: 15.3.1545. Nhưng khi đặc sứ Tòa thánh đến chủ tọa công đồng thì thấy số nghị phụ đến dự công đồng quá ít nên đã xin hoãn đến cuối năm. Đức Phaolô III cử nhiều khâm sai đi các nơi thuyết phục các giám mục đồng thời yêu cầu các nhà cầm quyền không được làm khó dễ.
Trong thời gian này, bất ngờ xảy ra việc hoàng đế triển khai một chương trình tự mình đặt ra dựa trên nhiều điểm phù hợp với chương trình của Giáo hoàng. Vì người Tin lành bác bỏ một công đồng do Giáo hoàng Rôma chủ tọa nên Charles quyết định dùng vũ lực bắt các hoàng thân phải nghe theo. Phaolô III không chống lại điều đó và hứa giúp ông này ba trăm nghìn đuca và hai mươi nghìn bộ binh; nhưng Giáo hoàng đã khôn ngoan đưa thêm điều kiện là Charles không được ký kết một hiệp định nào riêng rẽ với những người lạc giáo và không được thông qua một thỏa thuận nào có hại cho đức tin và các quyền của tòa thánh.
Charles mong công đồng kéo dài cho đến khi có được một chiến thắng có lợi cho người công giáo. Hơn nữa, đoán trước được cuộc đấu tranh với những người lạc giáo sẽ dai dẳng hơn cuộc đấu tranh với các hoàng thân nên ông đã thúc giục Giáo hoàng tránh lập thành công thức các tín điều đức tin trong thời gian hiện tại và giới hạn các công việc của công đồng vào việc củng cố kỷ luật. Giáo hoàng không thể đồng tán thành những suy nghĩ này.
Cuối cùng công đồng Trentô (Tridentino) (1545-1563) (Công đồng chung thứ XIX) được khai mạc ngày 13.12.1545 tại Trentô, miền bắc nước Ý, gần các quốc gia germaniques là nơi đã lan tràn giáo phái Tin lành. Công đồng này gồm 3 thời kỳ (1545-1547, dưới triều Đức Phaolô III; 1551-1552 dưới triều Đức Giuliô III; 1562-1563, dưới triều Đức Piô IV) và có hai mục đích: định nghĩa đức tin trên những điểm bị những người Tin lành phủ nhận và khởi sự một cuộc canh tân Giáo hội một cách nghiêm túc, cuộc canh tân đã được đòi hỏi từ lâu.
Các nghị phụ đã mạnh mẽ đứng lên đương đầu với những vấn đề quan trọng nhất của đức tin và kỷ luật. Không sợ những lời đe dọa và phản đối của hoàng đế, họ đã thành lập công thức cho một thời kỳ về giáo lý công giáo liên quan đến Kinh thánh, tội nguyên tổ, sự công chính hóa và các Bí tích. Công đồng đã bắt đầu tốt các công việc của mình. Nhưng khi bệnh dịch hạch xảy ra ở Trentô, công đồng đã buộc phải hoãn lại và chuyển đến Bolonia.
Giáo hoàng không phải là người xúi giục hoãn công đồng, ông chỉ chứng duyệt quyết định của các nghị phụ. Mười lăm giám mục tận tâm với hoàng đế đã từ chối rời Trentô khi Charles đòi đưa công đồng trở về lại lãnh thổ Đức.
Tháng 2.1548, công đồng họp ở Bolonia, chỉ có giám mục Ý tham dự. Trong hai phiên họp 9 và 10 các nghị phụ không biểu quyết được một vấn đề gì, số các giám mục đến tham dự cũng giảm dần. Thêm vào đó, tinh thần tôn giáo cũng như chính trị rất căng thẳng (vụ ám sát Pierluigi Farnese 10.9.1547, tạm ước Augsburg 1548) buộc Giáo hoàng Phaolô III phải tuyên bố công đồng tạm ngưng kể từ ngày 13.9.1549. Hai tháng sau ông qua đời ngày 10.11.1549.
Công đồng đã hoàn tất song song hai phần việc này trong 25 khoá họp. Các sắc lệnh của Công đồng được xác nhận ngày 16 tháng 1 năm 1564 bởi Đức Piô IV. Công đồng Trentô đã có một ảnh hưởng quyết định trên đời sống và bộ mặt của Giáo hội Tây phương.
Vấn đề Plaisance
Trong cuộc tranh cãi không ngừng tái diễn giữa Charles và Francois, Phaolô III đã giữ vững thái độ trung lập nghiêm ngặt mặc dù Charles ép ông phải ủng hộ đế quốc và bắt Francois phải chịu những thi hành kỷ luật của giáo hội. Thái độ của Phaolô III với tư cách là người yêu nước Italia đủ để ngăn cản ông cho phép hoàng đế làm người trọng tài duy nhất của nước Italia.
Chính vì để đảm bảo sự nguyên vẹn của các lãnh thổ Giáo hoàng cũng như để thăng tiến các lợi ích gia đình mà Phaolô III đã khuyên Charles và các hồng y tin cậy của mình nâng Plaisance và Parme lên thành một đất công tước cho con trai mình là Pier Luigi. Một cuộc tranh cãi bỗng xảy ra với Gonzaga, thống đốc Milanô. Về sau việc này đã kết thúc bằng việc ám sát Pier Luigi và các lãnh thổ Giáo hoàng mất vĩnh viễn Plaisance.
Qua đời
Cái chết của Giáo hoàng Phaolô III thật đột ngột. Sau khi Pier Luigi bị ám sát, ông đã đấu tranh để giữ lại Plaisance và Parme cho giáo hội và đã tước mất của Ottavio, con trai của Pier Luigi và là con rể của Charles những đất công tước này.
Ottavio tin vào lòng hào hiệp của hoàng đế nên từ chối tuân theo điều này đã khiến cho vị Giáo hoàng hết sức đau lòng khi nghe tin cháu nội mình, hồng y Farnese đã nhận tiền trong vụ thỏa hiệp này. Ông lên cơn sốt dữ đội và từ trần tại Quirinal, ở tuổi tám mươi hai.
Ông được an nghỉ trong Vương cung thánh đường thánh Phêrô, trong phần mộ được Michel Ange vẽ và Gaglielmo delle Porta dựng lên. Tất cả các Giáo hoàng khác đều không an nghỉ trong một công trình nghệ thuật tương ứng với tầm quan trọng của họ trong lịch sử nhưng rất ít người đưa ra tranh cãi quyền của Farnese được an nghỉ ngay dưới tòa Phêrô.
Vào năm 1492, Colombo - nhà hàng hải người Bồ Đào Nha - đã tìm ra châu Mỹ. Và sau đó công cuộc truyền giáo được bắt đầu ở vùng đất mới này. Năm 1537, Phaolô III ra tông chiếu "Sublimis Deus" khẳng định thổ dân là những con người tự do, cần giúp họ theo đạo bằng đường lối dịu dàng.
Ở Rôma, tên ông được viết trong toàn thành phố mà ông đã canh tân, Nhà nguyện Paul, những công trình của Michel Ange ở nhà nguyện Sixtin, những đường phố của Rôma mà ông đã kéo dài và mở rộng ra, nhiều đồ vật nghệ thuật được kết hợp với tên Farnese.
Ngoài ra, ông cũng là người đã ban cho các dòng tu mới xuất hiện lúc bấy giờ các tu sĩ Capucinô, các tu sĩ Barnaba, các tu sĩ Thêati, các tu sĩ Dòng Tên, các nữ tu Ursula và nhiều dòng khác nữa. Triều đại của ông là một trong những triều đại có hiệu quả nhất trong biên niên sử của giáo hội.
^He was ordained priest only in 1519, but in 1493 he was created Cardinal-deacon, and as such he belonged to the ecclesiestical state.
^The Cardinals of the Holy Roman Church: Alessandro Farnese
^Giovanni Drei, I Farnese, Parma, 1950; Farnese familytree
Tham khảo
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Giáo hoàng Phaolô III.
265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam [1]Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine
Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
Lịch sử đạo Thiên Chúa, Jean – Baptiste Duroselle và Jean – Marie Mayeur. Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại: Que sais-je? Tôi biết gì? Người dịch: Trần Chí Đạo, Nhà xuất bản Thế giới tháng 4/2004.
Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo.
Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.
.nlTipoNazionale Introduzione25 aprile 1986 StatoAttivo RegistroSIDN Uso pianificato Paesi Bassi Uso attuale Paesi Bassi Sitowww.sidn.nl .nl è il dominio di primo livello nazionale assegnato ai Paesi Bassi. Altri progetti Altri progetti Wikizionario Wikimedia Commons Wikizionario contiene il lemma di dizionario «.nl» Wikimedia Commons contiene immagini o altri file su .nl Collegamenti esterni Sito ufficiale, su sidn.nl. (EN) Delegation Record for .NL, in Domain Name Services, IAN...
Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Januari 2023. Ini adalah nama Tionghoa; marganya adalah Hu. Hu Zhengyan Hu Zhengyan Hanzi tradisional: 胡正言 Alih aksara Mandarin - Hanyu Pinyin: Hú Zhèngyán - Wade-Giles: Hu Cheng-yen Yuecong Hanzi tradisional: 曰從 Hanzi sederhana: 曰从 Alih aksara Mand...
العلاقات الإكوادورية الإثيوبية الإكوادور إثيوبيا الإكوادور إثيوبيا تعديل مصدري - تعديل العلاقات الإكوادورية الإثيوبية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين الإكوادور وإثيوبيا.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرجعية للدو�...
Peta menunjukkan lokasi Santa Ana Data sensus penduduk di Santa Ana Tahun Populasi Persentase 199537.975—200042.9902.70%200749.7562.04% Santa Ana adalah munisipalitas yang terletak di provinsi Pampanga, Filipina. Pada tahun 2010, munisipalitas ini memiliki populasi sebesar 59.199 jiwa dan 9.230 rumah tangga. Pembagian wilayah Secara administratif Santa Ana terbagi menjadi 14 barangay, yaitu: San Agustin San Bartolome San Isidro (Quenabwan) San Joaquin (Pob.) San Jose San Juan San Nicolas (S...
Municipality in Catalonia, SpainSant Quirze SafajaMunicipalitySant Quirze Safaja with its church FlagCoat of armsSant Quirze SafajaLocation in CataloniaShow map of Province of BarcelonaSant Quirze SafajaSant Quirze Safaja (Spain)Show map of SpainCoordinates: 41°43′49″N 2°9′16″E / 41.73028°N 2.15444°E / 41.73028; 2.15444Country SpainCommunity CataloniaProvince BarcelonaComarcaMoianèsGovernment • MayorAnna Guixà Fisas (2015)[1...
Jeremain Lens Lens pada 2015Informasi pribadiNama lengkap Jeremain Marciano Lens[1]Tanggal lahir 24 November 1987 (umur 36)Tempat lahir Amsterdam, BelandaTinggi 1,78 m (5 ft 10 in)Posisi bermain Winger / StrikerInformasi klubKlub saat ini FC Dynamo KyivNomor 7Karier junior Spartaan Ajax Omniworld AZKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2006–2010 AZ 55 (13)2007–2008 → NEC (pinjaman) 31 (9)2010–2013 PSV 96 (34)2013– Dynamo Kyiv 28 (5)Tim nasional‡2006 Belanda U...
1996 single by Nas featuring Lauryn HillIf I Ruled the WorldSingle by Nas featuring Lauryn Hillfrom the album It Was Written ReleasedJune 4, 1996Recorded1995GenreHip hopR&BLength4:42LabelColumbiaSongwriter(s)Nasir JonesKurt WalkerSamuel BarnesJean-Claude OlivierProducer(s)TrackmastersRashad SmithNas singles chronology One Love (1994) If I Ruled the World (1996) Street Dreams (1996) Lauryn Hill singles chronology If I Ruled The World (Imagine That)(1996) All My Time(1997) Music vid...
Pour les articles homonymes, voir Constantine. Cet article concerne la ville moderne de Constantine. Pour la ville originelle à l'époque antique, voir Cirta. Ne doit pas être confondu avec Djasr Kasentina. Constantine De haut en bas et de gauche à droite : le pont de Sidi Rached ; la gare et la statue de Constantin Ier, le palais Ahmed Bey ; la mosquée Émir Abdelkader, la passerelle Mellah-Slimane avec la Medersa ; le pont de Sidi M'Cid, les ruines de Tiddis...
Newspaper in Boston, Massachusetts TypeWeekly newspaperFormatTabloidOwner(s)American City Business JournalsPublisherCarolyn M. JonesEditorDoug BanksFounded1981Headquarters70 Franklin St8th FloorBoston, MassachusettsUnited StatesCirculation20,496 (as of 2022)[1]ISSN0746-4975Websitebizjournals.com/boston The Boston Business Journal is a weekly, business-oriented newspaper published in Boston, Massachusetts. It is published by the American City Business Journals. History The newspape...
Beauty pageant edition Miss World 1968Penelope Plummer, Miss World 1968.Date14 November 1968PresentersMichael AspelVenueLyceum Ballroom, London, UKBroadcasterBBCEntrants53Placements15DebutsThailandWithdrawalsCzechoslovakiaGambiaHondurasIcelandLebanonPanamaPortugalTanzaniaReturnsBahamasColombiaIndiaLiberiaNicaraguaWinnerPenelope Plummer Australia← 19671969 → Miss World 1968 was the 18th edition of the Miss World pageant, held at the Lyceum Ballroom in London, UK on 1...
Legislative branch of U.S. government For the current Congress, see 118th United States Congress. For the building, see United States Capitol. United States Congress118th United States CongressTypeTypeBicameral HousesSenateHouse of RepresentativesHistoryFoundedMarch 4, 1789(235 years ago) (1789-03-04)Preceded byCongress of the ConfederationNew session startedJanuary 3, 2023LeadershipPresident of the SenateKamala Harris (D) since January 20, 2021 Senate president pro tempore...
Mowadbandar kota (kerajaan tempatan)Peta India. BenderaNegaraIndiaNegara bagianMaharashtraDistrikNagpurbandar kota (kerajaan tempatan)MowadPopulasi (2001) • Total8.732 • Melek huruf6.431 (3.528 lelaki 2.903 perempuan) • Jenis kelamin55% lelaki dan 45% perempuanZona waktuGMT • Musim panas (DST)GMTbawah 6 tahun1078 (2001) Mowad adalah sebuah bandar kota (kerajaan tempatan) yang terletak di Distrik Nagpur di negara bagian Maharashtra, India. D...
Townhouse in London, demolished 1920 For other uses, see Grosvenor House (disambiguation). 51°30′35.2″N 0°9′19.7″W / 51.509778°N 0.155472°W / 51.509778; -0.155472 Grosvenor House, c. 1828. Grosvenor House, front screen viewed from Upper Grosvenor Street. The two pedimented archways either end of the screen are reproduced on the roof of the 1920s Grosvenor House Hotel which now stands on the site. Grosvenor House was one of the largest townhouses in London, ...
الفتحُ الإسلاميُّ لِلمغرب جزء من الفُتوحاتُ الإسلاميَّة والحُروبُ الإسلاميَّة البيزنطيَّة خريطة تُظهرُ زحف المُسلمين نحو المغرب آتين من مصر، خلال العهدين الراشدي والأُموي معلومات عامة التاريخ 22هـ \ 643م - 91هـ \ 709م الموقع المغرب (ليبيا وتونس والجزائر والمغرب حاليًّا) النت�...
Questa voce o sezione sull'argomento attori non cita le fonti necessarie o quelle presenti sono insufficienti. Puoi migliorare questa voce aggiungendo citazioni da fonti attendibili secondo le linee guida sull'uso delle fonti. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Bekim Fehmiu nello sceneggiato Odissea (1968) Bekim Fehmiu (in serbocroato: Беким Фехмију; Sarajevo, 1º giugno 1936 – Belgrado, 15 giugno 2010) è stato un attore jugoslavo. Indice 1 Biografia 2 Film...
Questa voce sull'argomento musei è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Galleria degli Uffizi a Firenze, una delle pinacoteche più importanti del mondo La pinacoteca (dal greco πίναξ, pinax: quadro e θήκη, théke: scrigno, ripostiglio) è il luogo in cui sono conservate, tutelate e offerte alla pubblica fruizione opere d'arte dipinte. Il termine, come detto, trae origine dal greco π...
Ne doit pas être confondu avec Antithéisme ou Misothéisme. Symbole de l'athéisme. Au sens large, l'athéisme est défini comme l'absence[1] ou le refus[2] de toute croyance en quelque divinité que ce soit. Le terme s'oppose donc au théisme, toutefois cette définition ainsi posée ne permet pas de le distinguer clairement de l'agnosticisme, de l'antithéisme et de l'apathéisme avec lesquels il peut être confondu. Ainsi, l'athéisme se définit comme la considération qu'il n'existe a...
2008 United States House of Representatives elections in Kansas ← 2006 November 4, 2008 (2008-11-04) 2010 → All 4 Kansas seats to the United States House of Representatives Majority party Minority party Party Republican Democratic Last election 2 2 Seats won 3 1 Seat change 1 1 Popular vote 690,005 470,031 Percentage 57.11% 38.90% Swing 2.77% 4.78% Republican 50–60% 60–70% 80–90% ...
Gertie Millar Gertie Millar, nata Gertrude Millar, nome da sposata Gertrude Ward, contessa di Dudley (Manningham, 21 febbraio 1879 – Chiddingford, 25 aprile 1952), è stata un'attrice e cantante inglese. Indice 1 Biografia 2 Note 3 Bibliografia 4 Voci correlate 5 Altri progetti 6 Collegamenti esterni Biografia Gertie Millar nel 1900. Gertie Millar nel 1900. Gertie Millar in The Orchid, 1903. Gertie Millar è nata il 20 febbraio 1879 a Manningham, Bradford, con il nome di Gertrude Miller. ...