Chiến tranh Nhật–Thanh

Chiến tranh Thanh - Nhật
Chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất, các trận và các lần di chuyển quân chính
Chiến tranh Thanh-Nhật, các trận và các lần di chuyển quân chính
Thời gian1 tháng 8 năm 189417 tháng 4 1895
Địa điểm
Kết quả Đế quốc Nhật Bản chiến thắng
Thay đổi
lãnh thổ
Nhà Thanh mất ảnh hưởng lên bán đảo Triều Tiên, phải nhượng đảo Đài Loan, Bành Hồbán đảo Liêu Đông cho Đế quốc Nhật Bản
Tham chiến
 Trung Quốc  Nhật Bản
Chỉ huy và lãnh đạo
Nhà Thanh Lý Hồng Chương Đế quốc Nhật Bản Yamagata Aritomo
Lực lượng
630.000 lính
Nhà Thanh Lục quân Bắc Dương
Nhà Thanh Hạm đội Bắc Dương
240.000 lính
Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Thương vong và tổn thất
35.000 chết hoặc bị thương 1.132 chết
3.758 bị thương
11.894 chết vì bệnh
Chiến tranh Thanh-Nhật
Japan–Qing War
Kanji日清戦争
Kyūjitai日清戰爭
Chiến tranh Giáp Ngọ – đề cập đến năm 1894 theo truyền thống hệ thống Can Chi
Phồn thể甲午戰爭
Giản thể甲午战争
Qing-Japan War
Hangul
청일전쟁
Hanja
淸日戰爭

Chiến tranh Nhật - Thanh (cách gọi Nhật Bản, tiếng Nhật: 日清戦争, đã Latinh hoá: Nisshin Sensō), hay chiến tranh Giáp Ngọ (cách gọi Trung Quốc, tiếng Trung: 甲午戰爭, Jiǎwǔ Zhànzhēng) là một cuộc chiến tranh giữa đế quốc Đại Thanhđế quốc Nhật Bản diễn ra từ ngày 1 tháng 8 năm 1894 đến ngày 17 tháng 4 năm 1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Thanh và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị duy tân mang lại so với phong trào Dương vụTrung Quốc. Kết quả chủ yếu của cuộc chiến này là sự chuyển dịch quyền chi phối khu vực châu Á từ Trung Quốc sang Nhật Bản, là một đòn chí mạng vào nhà Thanh và truyền thống cổ truyền Trung Hoa. Kết cục này đã dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.

Bối cảnh và nguyên nhân

Nhật Bản từ lâu đã mong ước mở rộng lãnh địa của mình vào đại lục Đông Á. Trong thời kỳ cai trị của Toyotomi Hideyoshi vào cuối thế kỷ 16, các cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản (1592-1598) sau những thành công ban đầu đã không thể giành được thắng lợi và kiểm soát hoàn toàn Triều Tiên.

Sau hai thế kỷ, chính sách đóng cửa đất nước dưới thời Mạc phủ Tokugawa đã đi đến kết thúc khi Nhật Bản bị Hoa Kỳ ép mở cửa giao thương vào năm 1854. Những năm tiếp theo cuộc Minh Trị duy tân năm 1868 và sự sụp đổ của chế độ mạc phủ, Nhật Bản đã tự chuyển đổi từ một xã hội khá lạc hậu và phong kiến sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Nhật đã cử các phái đoàn và sinh viên đi khắp thế giới để học và tiếp thu khoa học và nghệ thuật phương Tây, điều này đã được thực hiện nhằm giúp Nhật Bản tránh khỏi rơi vào ách thống trị của nước ngoài và cũng giúp cho Nhật có thể cạnh tranh ngang ngửa với các cường quốc phương Tây.

Xung đột về Triều Tiên

Là một quốc gia mới nổi, Nhật Bản chuyển hướng sự chú ý của mình đến Triều Tiên. Để bảo vệ an ninh và các lợi ích của mình, Nhật Bản vừa muốn sáp nhập Triều Tiên trước khi Triều Tiên bị bất kỳ một cường quốc nào khác chiếm, hay ít nhất là đảm bảo Triều Tiên vẫn duy trì được nền độc lập của mình bằng cách phát triển các nguồn lực và cải cách chính trị. Như cố vấn người Phổ cho quân đội Minh Trị Jakob Meckel đã nói, Triều Tiên là "con dao chỉ thẳng vào trái tim nước Nhật". Nhật Bản cảm thấy một cường quốc khác có sự hiện diện quân sự tại bán đảo Triều Tiên sẽ bất lợi cho an ninh quốc gia Nhật Bản, và vì vậy Nhật Bản quyết tâm chấm dứt quyền bá chủ của Trung Quốc với Triều Tiên. Hơn nữa, Nhật Bản nhận ra rằng có thể tiếp cận với than và quặng sắt Triều Tiên sẽ có lợi cho sự phát triển nền tảng công nghiệp Nhật Bản.

Triều Tiên vẫn nạp cống phẩm theo truyền thống và tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhà Thanh. Triều đại này cũng có ảnh hưởng lớn đến những vị quan bảo thủ Triều Tiên tập hợp xung quanh Hoàng gia của nhà Triều Tiên. Trong khi đó, nội bộ Triều Tiên bị chia rẽ. Những người cải cách muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Nhật Bản và các nước phương Tây. Sau Chiến tranh Nha phiếnChiến tranh Pháp - Thanh, Đại Thanh đã yếu hơn và không thể kháng cự lại sự can thiệp chính trị và xâm phạm lãnh thổ của các cường quốc phương Tây (xem Hiệp ước bất bình đẳng). Nhật Bản thấy được cơ hội của mình trong việc thay thế ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên.

Ngày 27 tháng 2 năm 1876, sau khi các sự kiện nào đó và đối đầu với những người chủ trương cô lập Triều Tiên và người Nhật, Nhật Bản áp đặt Hòa ước Giang Hoa lên Triều Tiên, ép Triều Tiên phải tự mở cửa cho người Nhật và ngoại thương và tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại.

Năm 1884 một nhóm các nhà cải cách thân Nhật lật đổ nhanh chóng chính quyền bảo thủ thân Trung Quốc trong một cuộc đảo chính đẫm máu. Tuy vậy, phe thân Đại Thanh, với sự giúp đỡ của quân đội nhà Thanh dưới quyền Viên Thế Khải, đã giành lại được quyền kiểm soát bằng một cuộc lật đổ không kém phần đẫm máu, dẫn đến cái chết của rất nhiều người cải cách. Họ còn đốt cháy Công sứ quán Nhật Bản và gây ra cái chết của vài người bảo vệ tòa công sứ và công dân Nhật. Điều này dẫn đến một sự kiện giữa Nhật Bản và Đại Thanh, nhưng cuối cùng được giải quyết bằng Điều ước Thiên Tân năm 1885, theo đó hai phía đồng ý: (a) đồng thời rút quân đội viễn chinh khỏi bán đảo Triều Tiên; (b) không gửi chuyên gia quân sự đến để huấn luyện quân đội Triều Tiên; và (c) thông báo cho phía bên kia trước khi một bên quyết định điều quân đến Triều Tiên. Tuy vậy, người Nhật Bản nổi giận vì những nỗ lực liên tiếp của người Trung Quốc nhằm làm xói mòn ảnh hưởng của họ tại Triều Tiên.

Vị thế của hai quân đội

Nhật Bản

Những cải cách của Nhật Bản dưới thời Thiên hoàng Minh Trị đã cho phép Nhật Bản có lực lượng lục quân và hải quân thực sự hiện đại. Nhật Bản gửi rất nhiều sĩ quan hải quân ra nước ngoài huấn luyện, và ước lượng sức mạnh và chiến thuật tương đối của lục quân và hải quân châu Âu.

Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Tham chiến chính Japanese Navy Ensign
Hộ tống hạm
Matsushima (kỳ hạm)
Itsukushima
Hashidate
Naniwa
Takachiho
Yaeyama
Akitsushima
Yoshino
Izumi
Tuần dương hạm
Chiyoda
Thiết giáp hộ tống
Hiei
Kongō
Chiến hạm bọc thép
Fusō
Ito Sukeyuki là Tư lệnh Hạm đội liên hợp.
Matsushima, kỳ hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh Trung-Nhật.

Hải quân Đế quốc Nhật Bản được xây dựng theo mẫu Hải quân Hoàng gia Anh, khi ấy là cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Các cố vấn người Anh được gửi đến Nhật Bản để huấn luyện, cố vấn và giáo dục về tổ chức hải quân. Đồng thời, các sinh viên Nhật được gửi đến Liên hiệp Anh để học và nghiên cứu Hải quân Hoàng gia Anh. Qua tập luyện và giảng dạy với các hướng dẫn viên của Anh, Nhật Bản đã xây dựng được một lực lượng hải quân rất thành thạo trong việc bắn đại bác và điều khiển tàu.[1]

Thời gian đầu chiến sự, Hải quân Đế quốc Nhật Bản bao gồm một hạm đội (mặc dù thiếu chủ lực hạm) có 12 chiến hạm hiện đại (Tuần dương hạm Izumi (Hòa Tuyền) được bổ sung trong thời gian chiến sự), một tuần dương hạm (Takao) (Cao Hùng), 22 thuyền phóng lôi, và rất nhiều thương hạm vũ trang và tàu thủy được chuyển thành tàu chiến.

Nhật Bản không đủ nguồn lực để có một chủ lực hạm và vì vậy phải lên kế hoạch triển khai học thuyết "Jeune École" (hạm đội nhỏ) với các tàu chiến nhỏ, chạy nhanh, đặc biệt là tuần dương hạm và tàu phóng lôi, chống lại các tàu chiến lớn.

Rất nhiều tàu chiến chính của Nhật được đóng tại các xưởng tàu của Anh và Pháp (8 chiếc ở Anh, 3 ở Pháp, và 2 ở Nhật) và 16 thuyền phóng lôi đã được đóng tại Pháp và tập hợp lại ở Nhật Bản.

Lục quân Đế quốc Nhật Bản

Chính quyền thời kỳ Minh Trị ban đầu xây dựng quân đội theo mẫu Lục quân Pháp. Các cố vấn Pháp đã được gửi đến Nhật theo hai phái đoàn quân sự (trong các năm 1872-18801884; đó được coi là các phái đoàn thứ hai và thứ ba, phái đoàn đầu tiên là dưới thời Mạc phủ Tokugawa). Chế độ nghĩa vụ quân sự toàn quốc được thực thi từ năm 1873 và quân đội nghĩa vụ kiểu phương Tây được hình thành; các kho vũ khí và trường quân sự cũng được xây dựng.

Năm 1886, Nhật Bản chuyển hướng theo Lục quân Đức, đặc biệt là Phổ như là nền tảng của lục quân. Học thuyết, hệ thống quân sự và cách tổ chức của nó được học tập chi tiết và ứng dụng vào lục quân Nhật. Năm 1885, Jakob Meckel, một cố vấn người Đức ứng dựng những phương pháp mới, ví dụ như tái tổ chức lại cấu trúc chỉ huy lục quân thành các sư đoàntrung đoàn, củng cố hậu cần, vận tải và công trình xây dựng của lục quân (bằng cách ấy tăng cường khả năng cơ động); và thành lập các trung đoàn pháo binhcông binh như những đơn vị độc lập.

Cho đến những năm 1890, Nhật Bản đã có một quân đội kiểu phương Tây hiện đại, chuyên nghiệp, được trang bị và cung cấp tương đối tốt. Các sĩ quan được du học nước ngoài và được đào tạo tốt về những chiếc lược và chiến thuật. Cho đến đầu cuộc chiến, Lục quân Đế quốc Nhật Bản có thể triển khai lực lượng 120.000 lính trong 2 tập đoàn quân và 5 sư đoàn.

Cơ cấu Lục quân Đế quốc Nhật Bản 1894-1895
Tập đoàn quân số 1
Sư đoàn địa phương số 3 (Nagoya)
Sư đoàn địa phương số 5 (Hiroshima)
Tập đoàn quân số 2
Sư đoàn địa phương số 1 (Tokyo)
Sư đoàn địa phương số 2 (Sendai)
Sư đoàn địa phương số 6 (Kumamoto)
Lực lượng dự bị
Sư đoàn địa phương số 4 (Osaka)
Lực lượng chiếm đóng Đài Loan
Sư đoàn cận vệ

Mãn Thanh

Mặc dù Quân đội Bắc Dương - Lục quân Bắc DươngHạm đội Bắc Dương – được trang bị tốt nhất và tượng trưng cho quân đội Thanh hiện đại, song tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng làm xói mòn sức mạnh quân đội. Các quan lại nhà Thanh biển thủ công quỹ một cách có hệ thống, thậm chí ngay cả trong giai đoạn chiến tranh. Kết quả là, Hạm đội Bắc Dương không có nổi một chủ lực hạm nào sau khi nó được thành lập vào năm 1868. Việc mua sắm vũ khí dừng lại vào năm 1891, khi ngân sách được chuyển sang xây dựng Di Hòa Viên ở Bắc Kinh. Hậu cần gặp khó khăn lớn do việc xây dựng tuyến đường sắt Mãn Châu đã bị đình lại. Sĩ khí của quân đội Thanh nói chung rất thấp vì thiếu lương và uy thế, việc sử dụng thuốc phiện, và lãnh đạo kém góp phần vào những cuộc rút chạy nhục nhã ví dụ như việc bỏ đồn Uy Hải Vệ được trang bị tốt và hoàn toàn có thể phòng ngự.

Lục quân Bắc Dương

Nhà Thanh không có lục quân quốc gia. Sau cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc, quân đội của nước đã bị chia cắt thành các quân đội Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi HộtHán riêng, rồi được chia thành kiểu chỉ huy mang nặng tính độc lập địa phương. Trong chiến tranh, lực lượng tham chiến phía Thanh chủ yếu là Lục quân và Hạm đội Bắc Dương. Lời kêu gọi cứu viện từ quân đội Bắc Dương tới các quân đội khác hoàn toàn bị bỏ mặc vì vấn đề thù địch địa phương. Hoài quânAn Huy quân còn lớn hơn Lục quân Bắc Dương nhưng lại không tham chiến.

Hạm đội Bắc Dương

Hạm đội Bắc Dương là một trong bốn đội hải quân hiện đại cuối thời nhà Thanh. Hải quân nhận được nhiều sự hậu thuẫn của Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương là hạm đội thống trị Đông Á trước Chiến tranh Nhật–Thanh, được coi là "hàng đầu Á Châu" và "lớn thứ 8 thế giới" trong thập kỷ 1880. Tuy vậy, các con tàu không được duy trì thích đáng và kỷ luật rất kém.[2]

Định Viễn, kỳ hạm của Hạm đội Bắc Dương
Pháo hạm Trấn Viễn của Trung Quốc
Hạm đội Bắc Dương Nhà Thanh Lực lượng chính
Đại chiến hạm Đại chiến hạm Định Viễn (kỳ hạm), Đại chiến hạm Trấn Viễn
Thiết giáp hạm Thiết giáp hạm Kinh Viễn, Thiết giáp hạm Lai Viễn
Hộ tống hạm Hộ tống hạm Chí Viễn, Hộ tống hạm Tịnh Viễn
Tuần dương hạm Phóng lôi hạm (Torpedo Cruisers) Tế Viễn, Tuần dương hạm Quảng Bính, Tuần dương hạm Siêu Dũng, Tuần dương hạm Dương Uy
Tuần dương hạm ven biển Tuần dương hạm Bình Viễn
Hộ tống hạm hạng nhẹ Hộ tống hạm Quảng Giáp

khoảng 13 tàu phóng lôi, rất nhiều pháo hạm và thương hạm vũ trang

Mở đầu cuộc chiến

Năm 1893, nhà cách mạng Triều Tiên thân Nhật Bản, Kim Ngọc Quân (Kim Okkyun), bị điệp viên của Viên Thế Khải ám sát tại Thượng Hải. Thi thể của ông được mang lên một tàu chiến Trung Quốc và được gửi lại Triều Tiên, nơi nó bị cắt thành nhiều phần và trưng ra như một lời cảnh báo với các lực lượng thân Nhật khác. Chính phủ Nhật Bản coi đó là một sự sỉ nhục trực tiếp. Tình hình trở nên ngày càng căng thẳng khi triều đình Đại Thanh, theo yêu cầu của vua Triều Tiên Cao Tông, gửi quân đến giúp đàn áp Phong trào nông dân Đông học. Nhà Thanh thông báo cho chính phủ Nhật Bản biết về ý định của mình gửi quân đến bán đảo Triều Tiên phù hợp với Điều ước Thiên Tân, và cử tướng Viên Thế Khải làm đại diện toàn quyền dẫn đầu 2.800 quân. Người Nhật đáp lại rằng họ coi hành động này là một sự vi phạm Điều ước, và gửi quân đội viễn chinh 8.000 người đến Triều Tiên (lữ đoàn hỗn hợp Oshima). Quân đội Nhật Bản sau đó bắt giam Cao Tông, chiếm giữ Hoàng cung ở Seoul (Thủ Nhĩ) trước ngày 8 tháng 6 1894, và thay thế triều đình hiện tại bằng các thành viên từ phe thân Nhật. Mặc dù quân đội Trung Quốc đã rời khỏi Triều Tiên vì tự thấy mình không được chào đón ở đây, nhưng triều đình Triều Tiên thân Nhật mới vẫn cho phép Nhật Bản quyền đánh đuổi quân đội Trung Quốc bằng vũ lực. Nhật Bản đổ ngày càng nhiều quân vào Triều Tiên. Nhà Thanh không thừa nhận triều đình mới của Triều Tiên. Chiến sự vì thế bùng nổ.

1 tháng 6 năm 1894: Quân nổi loạn Đông học tiến về Seoul. Triều đình Triều Tiên yêu cầu nhà Thanh giúp đỡ đàn áp cuộc nổi dậy.

6 tháng 6 năm 1894: Nhà Thanh thông báo cho chính phủ Nhật Bản theo nghĩa vụ của Điều ước Thiên Tân về các chiến dịch quân sự của mình. Khoảng 2.465 lính Thanh di chuyển đến Triều Tiên trong vài ngày.

8 tháng 6 năm 1894: Khoảng 4.000 lính bộ binh và 500 lính thủy đánh bộ Nhật đổ bộ xuống Jemulpo (Tế Vật Phổ, nay là (Incheon (Nhân Xuyên)) bất chấp sự phản đối của Triều Tiên và Đại Thanh.

11 tháng 6 năm 1894: Phong trào nông dân Đông học bị dập tắt.

13 tháng 6 năm 1894: Chính phủ Nhật điện tín cho Tư lệnh các lực lượng Nhật Bản tại Triều Tiên, Otori Keisuke, rằng phải lưu trú tại Triều Tiên càng lâu càng tốt bất chấp cuộc nổi dậy đã chấm dứt.

16 tháng 6 năm 1894: Ngoại vụ đại thần Nhật Bản Mutsu Munemitsu gặp Uông Phượng Tảo, Đại sứ Thanh tại Nhật Bản, để thảo luận về vị thế tương lai của Triều Tiên. Uông tuyên bố rằng triều đình Đại Thanh dự định sẽ rút quân khỏi Triều Tiên sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt và hy vọng Nhật Bản cũng làm điều tương tự. Tuy vậy, nhà Thanh cũng bổ nhiệm một công sứ để chăm lo đến các lợi ích của mình ở Triều Tiên và để tái bảo đảm vị thế chư hầu truyền thống của Triều Tiên với Trung Quốc.

22 tháng 6 năm 1894: Quân tiếp viện của Nhật tới Triều Tiên.

3 tháng 7 năm 1894: Otori đề xuất các cải cách với hệ thống chính trị Triều Tiên, vốn bị những người bảo thủ và triều đình thân Trung Quốc bác bỏ.

7 tháng 7 năm 1894: Hòa giải giữa Đại Thanh và Nhật Bản do Đại sứ Anh làm trung gian kết thúc với thất bại của nhà Thanh.

19 tháng 7 năm 1894: Thành lập Hạm đội liên hợp Nhật Bản, bao gồm gần như toàn bộ các tàu lớn của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, để chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới.

23 tháng 7 năm 1894: Quân đội Nhật tiến vào kinh đô Seoul, bắt giam Triều Tiên Cao Tông và thành lập triều đình thân Nhật mới, hủy bỏ mọi Điều ước Thanh-Triều và cho Lục quân Đế quốc Nhật Bản quyền đánh đuổi Lục quân Bắc Dương khỏi Triều Tiên.

Các sự kiện trong chiến tranh

Khai chiến

Cho đến tháng 7 năm 1894, quân Thanh ở Triều Tiên có khoảng 3.000-3.500 lính và chỉ có thể tiếp tế bằng đường biển qua vịnh Asan. Quân Nhật có kế hoạch là ban đầu phong tỏa quân Thanh tại Asan và sau đó bao vây họ bằng bộ binh.

Đắm tàu Cao Thăng

Tàu Cao Thăng là một tàu buôn của Anh nặng 2.134 tấn do Indochina Steam Navigation CompanyLuân Đôn làm chủ, do thuyền trưởng T. R. Galsworthy chỉ huy và thủy thủ đoàn gồm 64 người. Chiếc tàu được triều đình Thanh thuê chở quân Thanh đến Triều Tiên. Ngày 25 tháng 7, Cao Thăng khởi hành tới Asan để tiếp viện cho quân Thanh ở đó với 1.200 lính cộng thêm lương thực và trang bị. Một sĩ quan pháo binh Đức, Thiếu tá von Hanneken, với vị trí cố vấn cho quân Thanh cũng ở trên tàu.

Ngày 25 tháng 7 năm 1894, các tuần dương hạm Yoshino, Naniwa, Akitsushima của hạm đội cơ động Nhật Bản, vốn đang tuần tra Asan, đụng đầu với Phóng lôi hạm Tế ViễnPháo hạm Quảng Ất. Những con tàu này đang đi ra khỏi Asan (Nha Sơn) để gặp một pháo hạm Trung Quốc khác, chiếc Pháo hạm Thao Giang, đang hộ tống tàu Cao Thăng đến Asan. Sau một cuộc chạm trán nhanh chóng, khoảng 1 giờ đồng hồ, chiếc Tế Viễn chạy thoát trong khi chiếc Quảng Ất bị mắc cạn, và kho thuốc súng của nó phát nổ.

Tuần dương hạm Naniwa (Lãng Tốc) (dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Togo Heihachiro) chặn đường Thao Giang và Cao Thăng. Thao Giang cuối cùng bị bắt sống. Người Nhật sau đó ra lệnh cho Cao Thăng đi theo Naniwa và yêu cầu những người châu Âu trên tàu chuyển qua tàu Naniwa. Tuy vậy, 1.200 quân Thanh trên tàu muốn trở về Taku, và đe dọa giết thuyền trưởng người Anh, Galsworthy và thủy thủ đoàn. Sau 4 giờ đàm phán, Thuyền trường Togo ra lệnh nổ súng vào con tàu. Những người châu Âu nhảy lên boong đều bị quân Thanh bắn hạ. Người Nhật cứu được vài người trong thủy thủ đoàn. Việc chiếc Cao Thăng bị đánh chìm tạo ra một trục trặc ngoại giao giữa Nhật Bản và Anh, nhưng hành động này được chỉ dẫn phù hợp với luật pháp quốc tế theo điều khoản đối xử với người làm binh biến.

Giao chiến ở Triều Tiên

Được triều đình Triều Tiên thân Nhật mới ủy nhiệm đánh đuổi quân Thanh khỏi lãnh thổ Triều Tiên bằng vũ lực, Thiếu tướng Oshima Yoshimasa dẫn lữ đoàn hỗn hợp Nhật Bản gồm 4.000 binh sĩ hành quân nhanh chóng từ Seoul xuống phía Nam đến vịnh Asan đối mặt với 3.500 quân Thanh đang đóng tại đồn Sŏnghwan (Thành Hoan) phía Đông Asan và Kongchu (Công Châu).

Ngày 28 tháng 7 năm 1894, quân hai bên chạm trán ngay ngoài Asan trong một trận đánh kéo dài đến 7 giờ 30 phút sáng ngày hôm sau. Quân Thanh dần dần mất trận địa vào quân Nhật đông hơn và mạnh hơn; cuối cùng tan vỡ và chạy về Pyongyang (Bình Nhưỡng). Thương vong phía quân Thanh là khoảng 500 người bị chết và bị thương. Phía quân Nhật là 82 người.

Chiến tranh Nhật–Thanh chính thức được tuyên bố vào ngày 1 tháng 8 năm 1894.

Quân Thanh còn lại ở Triều Tiên, cho đến ngày 4 tháng 8, rút lui đến thành phố phía Bắc Bình Nhưỡng, nơi họ hợp cùng đội quân mới được gửi đến. Lực lượng phòng thủ 13.000-15.000 người chuẩn bị và củng cố kỹ lưỡng cho thành phố, hy vọng sẽ cản trở được bước tiến của quân Nhật.

Lục quân Đế quốc Nhật Bản chia làm vài mũi cùng kéo về Bình Nhưỡng vào ngày 15 tháng 9 năm 1894. Quân Nhật đột kích vào thành phố và cuối cùng tiêu diệt quân Thanh nhờ một cuộc tấn công từ cánh. Quân Thanh đầu hàng. Tuy vậy, lợi dụng trận mưa lớn và đêm tối, lực lượng quân Thanh còn lại hành quân ra khỏi Bình Nhưỡng và tiến lên phía Bắc đến bờ biển và thành phố Uiju (Nghĩa Châu). Thương vong của quân Thanh là 2.000 người chết, 4.000 người bị thương. Của phía Nhật là 102 người chết, 433 người bị thương và 33 người mất tích. Toàn quân Nhật tiến vào Bình Nhưỡng sáng sớm ngày 16 tháng 9 năm 1894.

Hải chiến Hoàng Hải

Tiêu diệt hạm đội Bắc Dương

Hải quân Đế quốc Nhật Bản tiêu diệt 8 trong số 10 tàu chiến của Hạm đội Bắc Dương trên biển Hoàng Hải gần cửa sông Áp Lục ngày 17 tháng 9 năm 1894. Quyền thống trị mặt biển của người Nhật được khẳng định. Tuy vậy, quân Thanh vẫn đổ bộ được 4.500 lính ở gần sông Áp Lục.

Xâm lược Mãn Châu Lý

Sau thất bại ở Bình Nhưỡng, nhà Thanh bỏ Bắc Triều Tiên và chuyển sang giữ thế thủ trên các đồn ở sông Áp Lục bên phía Trung Quốc gần Áp Lục Giang. Sau khi nhận được quân cứu viện, ngày 10 tháng 10 quân Nhật nhanh chóng tiến về phía Bắc hướng đến Mãn Châu.

Đêm ngày 24 tháng 10 năm 1894, quân Nhật vượt được sông Áp Lục mà không bị phát hiện nhờ dựng các cầu phao. Chiều hôm sau, ngày 25 tháng 10 lúc 5 giờ chiều, họ tấn công đồn Hushan, phía Đông Áp Lục Giang. Lúc 10 giờ 30 tối, quân Thanh phòng thủ bỏ vị trí của mình và cho đến ngày hôm sau đã rút lui toàn bộ khỏi Áp Lục Giang. Với việc chiếm được Áp Lục Giang, Tập đoàn quân số 1 của Tướng Yamagata đã chiếm được ngoại ô thành phố Đan Đông. Trong khi đó, đội quân tháo chạy của Lục quân Bắc Dương nổi lửa đốt thành phố Phụng Thành. Quân Nhật đã đứng vững chắc trên lãnh thổ Trung Quốc với chỉ 4 người bị giết và 140 người bị thương.

Tập đoàn quân số 1 sau đó chia làm 2 hướng với Sư đoàn địa phương số 5 của Tướng Nozu Michitsura tiến đến thành phố Thẩm Dương và Sư đoàn địa phương số 3 của Trung tướng Katsura Taro đuổi theo tàn quân Thanh về phía Tây đến bán đảo Liêu Đông. Cho đến tháng 12, Sư đoàn địa phương số 3 đã chiếm được các thị trấn Ta-tung-kau, Ta-ku-shan, Tự Nham, Tomu-cheng, Hai-cheng, và Kang-wa-seh. Sư đoàn địa phương số 5 hành quân chống lại thời tiết khắc nghiệt ở Mãn Châu Lý tiến đến Thẩm Dương.

Tập đoàn quân số 2 của Oyama Iwao đổ bộ xuống phía Nam bán đảo Liêu Đông ngày 24 tháng 10 và nhanh chóng chiếm được Tiến Hiền và Đại Liên vào các ngày 6-7 tháng 11. Quân Nhật bao vây cảng chiến lược Lữ Thuận.

Chiến tranh Nhật-Thanh, các trận đánh và hướng hành quân chính.

Lữ Thuận Khẩu thất thủ

Ngày 21 tháng 11 năm 1894, quân Nhật đã chiếm được thành phố Lữ Thuận. Quân Nhật được cho là đã thảm sát hàng ngàn thường dân Trung Quốc, trong một sự kiện gọi là Đại tàn sát Lữ Thuận (Lữ Thuận đại đồ sát).

Ngày 10 tháng 12 năm 1894, Kaipeng (ngày nay là Cái Huyện, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) mất về tay Tập đoàn quân số 1 Nhật Bản.

Uy Hải Vệ thất thủ và sau trận đánh

Hải quân Thanh sau đó rút lui đến sau các công sự tại Uy Hải Vệ. Tuy vậy, họ lại bị lục quân Nhật Bản đột kích vào sườn quân phòng ngự bến cảng. Trận Uy Hải Vệ kéo dài 23 ngày bao vây với lực lượng bộ binh và thủy quân lớn diễn ra từ 20 tháng 1 đến 12 tháng 2 năm 1895.

Sau sự thất thủ của Uy Hải Vệ vào ngày 12 tháng 2 năm 1895 và thời tiết mùa đông bớt khắc nghiêt, quân đội Nhật tiến sâu hơn nữa xuống phía Nam Mãn Châu và Bắc Trung Quốc. Cho đến tháng 3 năm 1895, quân Nhật đã chiếm được các đồn kiểm soát đường biển đến Bắc Kinh. Đây sẽ là những trận đánh lớn cuối cùng, tuy vậy, hàng loạt các vụ xung đột lẻ tẻ vẫn tiếp diễn. Trận Doanh Khẩu diễn ra ngoài thành Doanh Khẩu, Mãn Châu Lý vào ngày 5 tháng 3 năm 1895.

Xâm lược Đài Loan và Bành Hồ

Ngày 26 tháng 3 1895, quân Nhật xâm lược và chiếm quần đảo Bành Hồ ngoài khơi Đài Loan mà không bị thương vong, trong khi đó vào ngày 29 tháng 3 năm 1895, quân Nhật dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Motonori Kabayama đổ bộ xuống phía Bắc Đài Loan và tiến lên chiếm toàn bộ nó.

Kết thúc chiến tranh

Nhật Bản chiến thắng

Bất chấp việc binh bại nước mất, Lễ chúc thọ của Từ Hi Thái hậu vẫn cứ tiến hành. Ngoài mặt, tuy bà hạ chỉ, lễ chúc mừng lần này "tất cả khoản chi dùng, phải hết sức tiết kiệm, nhưng trên thực tế, diễn kịch liên tiếp trong cung 3 ngày, Vương công Đại thần không ngừng nghỉ tháp tùng xem, các bá quan văn võ chúc thọ và sứ lễ nước ngoài, đều được mời dự tiệc trong cung.

Hòa ước Mã Quan ký ngày 17 tháng 4 1895 theo đó nhà Thanh công nhận sự độc lập hoàn toàn của Triều Tiên, nhượng lại bán đảo Liêu Đông (ngày nay là phía Nam tỉnh Liêu Ninh) cho Nhật Bản "vĩnh viễn". Thêm vào đó, Thanh phải trả cho Nhật Bản 200 triệu lượng bạc (tương đương 7.500 tấn bạc) bồi thường chiến phí trong vòng 7 năm. Nhà Thanh cũng ký hiệp ước thương mại cho phép tàu của Nhật tiến vào sông Trường Giang, mở các nhà máy gia công ở các cảng theo điều ước và mở thêm bốn bến cảng nữa cho ngoại thương. Tuy vậy, các nước phương Tây đã can thiệp buộc Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lấy 30 triệu lạng bạc (450 triệu yen).

Bồi thường chiến phí

Khoản tiền bồi thường 200 triệu lạng bạc tương đương 3,06 tỷ Yên Nhật theo thời giá khi đó. Trong số này, Nhật hoàng Minh Trị dùng 3,04 tỷ Yên để cấp cho quân đội, còn 20 triệu Yên được sung vào ngân khố hoàng gia.

Cộng thêm 30 triệu lạng bạc để chuộc bán đảo Liêu Đông thì Trung Quốc phải trả tổng cộng 230 triệu lạng bạc, tương đương khoảng 5 tỷ USD theo thời giá năm 2014.

Sau chiến tranh, theo học giả Trung Quốc Jin Xide, nhà Thanh phải trả tổng cộng 340.000.000 lạng bạc cho Nhật Bản cho cả bồi thường chiến phí và chiến lợi phẩm, tương đương với 5.100.000.000 yên Nhật, bằng khoảng 6,4 lần thu ngân sách Nhật Bản. Tương tự, học giả Nhật Bản, Ryoko Iechika, tính toán rằng nhà Thanh đã trả tổng cộng 210.000.000 đô la Mỹ (một lạng bạc trị giá khoảng 0,75 đô la thời đó), bằng 1/3 tổng thu của triều Thanh để bồi thường chiến phí cho Nhật Bản, hay khoảng 4.200.000.000 yên Nhật, tương đương với thu ngân sách Nhật Bản trong vòng 5 năm.

Hậu chiến

Chiến thắng của Nhật Bản trong chiến tranh là kết quả của hai thập kỷ nỗ lực công nghiệp hóa và hiện đại hóa trước đó. Chiến tranh thể hiện sự vượt trội của chiến thuật và huấn luyện của người Nhật nhờ áp dụng kiểu quân sự Tây phương. Lục quân và Hải quân Đế quốc Nhật Bản có thể giáng cho quân Thanh hàng loạt thất bại qua tầm nhìn xa, tính nhẫn nại, chiến lược và sức mạnh tổ chức. Uy thế của nước Nhật tăng lên trong mắt quốc tế. Chiến thắng này đánh dấu việc Nhật Bản vươn lên thành một thế lực trong khu vực (nếu không phải là một cường quốc) theo nghĩa tương đương với phương Tây và là thế lực thống trị ở Á Đông.[3]

Trung Quốc

Tại quận Sa Thị, nay thuộc Hồ Bắc (Trung Quốc), sau khi chiến tranh Thanh – Nhật kết thúc không lâu, một quan ngoại giao người Nhật tên là Horiguchi đã theo Hiệp ước tới nơi đây để chọn vị trí mở lãnh sự quán. Thế nhưng khi đặt chân tới thành trì này, Horiguchi mới phát hiện ra rằng: Toàn bộ quan lại Thanh triều ở Sa Thị hoàn toàn không một ai biết về cuộc chiến tranh Thanh – Nhật vừa mới diễn ra. Trên thực tế, nhà Thanh lúc bấy giờ đã từng phát hành một tờ báo dành riêng cho quan lại, mục đích là để quan chức từ trung ương tới địa phương đều nắm rõ mọi tình hình xảy ra trong nước. Thế nhưng quan lại ở Sa Thị lại không hề biết tới một cuộc chiến tranh quy mô lớn vừa mới xảy ra cách đó không lâu. Điều này chứng tỏ những quan lại địa phương này từ lâu đã chẳng còn màng tới sự an nguy của xã tắc nước nhà. Đây có lẽ là một trong những điềm báo rõ nhất phản ánh sự suy đồi, kém cỏi của tầng lớp thống trị Mãn Thanh thời bấy giờ.

Các nước phương Tây thấy sự yếu kém của nhà Thanh nên sau đó cũng tham gia xâu xé Trung Quốc. Trước tiên là Đế quốc Đức mượn cớ hai Giáo sĩ truyền đạo bị giết ở Sơn Đông, xuất binh chiếm lĩnh vịnh Giao Châu. Một tháng sau, nước Nga lại xuất binh chiếm lĩnh Đại Liên và cảng Lữ Thuận, khống chế vùng Đông Bắc Trung Quốc. Nước Pháp thì đem quân tới Vân Nam và Lưỡng Quảng; Nhật Bản lại chiếm cứ Phúc Kiến; nước Anh lại cưỡng bức phải cho thuê cảng, mở rộng phạm vi quản lý Cửu Long. Trong vài năm, đế quốc Đại Thanh liên tiếp bị mất đất.

Cuộc chiến cũng đã hé lộ sự thiếu hiệu quả của triều đình, các chính sách, sự tham nhũng trong hệ thống hành chính và sự mục nát của nhà Thanh (điều đã được nhận thấy rõ từ hàng thập kỷ trước đó). Tình cảm bài ngoại công khai tăng lên và sau này lên tới đỉnh điểm trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn 5 năm sau đó. Trong suốt thế kỷ 19, nhà Thanh không thể ngăn ngừa được sự xâm phạm lãnh thổ của nước ngoài—điều này cùng với lời kêu gọi cải cách và nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn sẽ là nhân tố chủ chốt dẫn đến cuộc cách mạng năm 1911 và sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912.

Nhật Bản

Mặc dù Nhật Bản đã đạt được điều mình mong muốn, cụ thể là chấm dứt ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên, Nhật miễn cưỡng phải trả lại bán đảo Liêu Đông (gồm cảng Lữ Thuận) để đổi lấy sự bồi thường tài chính lớn hơn. Các cường quốc phương Tây (đặc biệt là Nga) không quan tâm nhiều đến các điều khoản của hiệp ước, nhưng họ cảm thấy rằng nước Nhật không nên có được cảng Lữ Thuận, vì chính họ cũng có tham vọng với khu vực này của thế giới. Nga thuyết phục Đức và Pháp cùng với họ tạo áp lực ngoại giao với Nhật, dẫn đến cuộc Tam Cường can thiệp ngày 23 tháng 4 1895.

Năm 1898, Nga gây sức ép với nhà Thanh để ký hợp đồng thuê bán đảo Liêu Đông trong vòng 25 năm và tiếp đó xây dựng một căn cứ hải quân tại cảng Lữ Thuận. Mặc dù việc này làm người Nhật tức điên, họ vẫn lo ngại với sự xâm lấn của nước Nga đến Triều Tiên hơn là đến Mãn Châu Lý. Các cường quốc khác, ví dụ như Pháp, Đức và Anh, lợi dụng tình hình của Trung Quốc mà nhận được các nhượng bộ về bến cảng và thương mại, đẩy nhanh thêm sự suy tàn của nhà Thanh. Thanh ĐảoGiao Châu phải nhượng lại cho Đức, Vịnh Quảng Châu cho Pháp, và Uy Hải Vệ cho Anh.

Căng thẳng giữa Nga và Nhật leo thang trong những năm sau chiến tranh Trung-Nhật. Chính phủ Minh Trị biết rằng Nhật Bản chưa đủ sức đấu với Nga nên kêu gọi dân chúng nhẫn nhục, đưa ra chính sách gashin shotan ("ngọa-tân thường-đảm" tức là "nằm gai nếm mật"), tức là chịu đựng gian khổ để chuẩn bị trả thù. Theo kế hoạch tăng cường hải quân bắt đầu từ 1896 - 1897, Nhật mua thêm 4 thiết giáp hạm, 16 tàu tuần dương hạm, 23 khu trục hạm và 600 chiếc tàu loại khác. Đến năm 1903, hải quân Nhật đã có tất cả là 76 tàu cỡ lớn (khu trục hạm trở lên) với trọng tải là 258.000 tấn.

Trong cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, Liên quân 8 nước được cử đến để đàn áp cuộc nổi dậy; Nga cử quân đội tiến vào Mãn Châu Lý như là một phần của liên quân. Sau khi đánh bại Nghĩa Hòa Đoàn, chính phủ Nga quyết định bỏ trống vùng này. Tuy vậy, cho đến năm 1903, họ thực tế lại tăng số lượng quân tại đây. Đàm phán giữa hai quốc gia (1901–1904) để thiết lập sự công nhận lẫn nhau về phạm vi ảnh hưởng (Nga với Mãn Châu Lý và Nhật với Triều tiên) liên tục bị người Nga làm cho đình đốn một cách có chủ đích. Họ cảm thấy rằng họ có đủ sức mạnh và sự tự tin để không chấp nhận bầy kỳ một sự thương lượng nào và tin rằng Nhật Bản sẽ không dám khai chiến với một cường quốc Âu Châu. Nga cũng có ý định sử dụng Mãn Châu Lý làm bàn đạp để mở rộng hơn nữa lợi ích của mình tại vùng Viễn Đông.

Năm 1902, Nhật Bản lập liên minh với Anh, các điều khoản của liên minh này chỉ rõ nếu Nhật Bản tham chiến tại Viễn Đông, và một cường quốc thứ ba tham chiến chống Nhật Bản, Anh quốc sẽ đến cứu viện người Nhật. Điều này có tác dụng ngăn cản cả Đức lẫn Pháp có bất kỳ một can thiệp quân sự nào trong cuộc chiến tương lai với Nga. Lý do của người Anh khi tham gia liên minh này cũng là để ngăn chặn việc nước Nga mở rộng ảnh hưởng xuống Thái Bình Dương, qua đó đe dọa các lợi ích của nước Anh.

Căng thẳng gia tăng giữa Nhật và Nga là kết quả của việc Nga không muốn tham gia thương thuyết và triển vọng Triều Tiên sẽ rơi vào tay người Nga, vì thế sẽ làm mất các lợi ích của Nhật tại thuộc địa Triều Tiên, từ đó, nước Nhật buộc phải hành động. Điều này là nhân tố quyết định và chất xúc tác để dẫn đến cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1904–05).

Xem thêm

Tham khảo

  • Chamberlin, William Henry. Japan Over Asia, 1937, Little, Brown, and Company, Boston, 395 pp.
  • Colliers (Ed.), The Russo-Japanese War, 1904, P.F. Collier & Son, New York, 129 pp.
  • Kodansha Japan An Illustrated Encyclopedia, 1993, Kodansha Press, Tokyo ISBN 4-06-205938-X
  • Lone, Stewart. Japan's First Modern War: Army and Society in the Conflict with China, 1894-1895, 1994, St. Martin's Press, New York, 222 pp.
  • Paine, S.C.M. The Sino-Japanese War of 1894-1895: Perception, Power, and Primacy, 2003, Cambridge University Press, Cambridge, MA, 412 pp.
  • Sedwick, F.R. (R.F.A.). The Russo-Japanese War, 1909, The Macmillan Company, NY, 192 pp.
  • Theiss, Frank. The Voyage of Forgotten Men, 1937, Bobbs-Merrill Company, 1st Ed., Indianapolis & New York, 415 pp.
  • Warner, Dennis and Peggy. The Tide At Sunrise, 1974, Charterhouse, New York, 659 pp.
  • Urdang, Laurence/Flexner, Stuart, Berg. "The Random House Dictionary of the English Language, College Edition. Random House, New York, (1969).
  • Military Heritage did an editorial on the Sino-Japanese War of 1894 (Brooke C. Stoddard, Military Heritage, tháng 12 năm 2001, Volume 3, No. 3, p. 6).
  • Nhật Bản chiếm ưu thế trong Chiến tranh Giáp Ngọ với nhà Thanh TQ

Chú thích

  1. ^ "Kỹ năng của các sĩ quan và thủy thủ Nhật Bản so với các đối thủ người Trung Quốc như so trời cao với vực sâu." [1]
  2. ^ Naval Warfare, 1815-1914, Lawrence Sondhaus, p.168/170.
  3. ^ "Thế cân bằng quyền lực mới đã ra đời. Vị thế thống trị trong khu vực dài hàng thiên niên kỷ đột ngột kết thúc. Nhật Bản trở thành cường quốc số một châu Á, vị thế sẽ duy trì trong suốt thế kỷ 20". Paine, The Sino-Japanese War of 1894-1895: Perception, Power, and Primacy.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Cecekeran Klasifikasi ilmiah Domain: Eukaryota Kerajaan: Plantae Divisi: Magnoliophyta Kelas: Magnoliopsida Subkelas: Rosidae Ordo: Fabales Famili: Fabaceae Subfamili: Detarioideae Tribus: Amherstieae Genus: AmherstiaWall Spesies: Amherstia nobilisWall. Amherstia nobilis ({Burma: သော်ကကြီးcode: my is deprecated [θɔ̀ka̰ dʑí]) atau bunga ratu, kakancingan atau cecekeran adalah pohon tropis dengan bunga besar dan mencolok dalam keluarga Fabaceae. Ia adalah satu-satunya a...

 

Ayam ekor-baji Tetraophasis Tetraophasis obscurusTaksonomiKerajaanAnimaliaFilumChordataKelasAvesOrdoGalliformesFamiliPhasianidaeGenusTetraophasis Elliot, 1871 lbs Tetraophasis adalah genus Galliformes dalam keluarga Phasianidae, yang meliputi ayam, burung pegar, puyuh-gonggong, ayam kaki-kasar, kalkun, burung puyuh, dan merak . Ini berisi spesies berikut: Ayam ekor-baji Verreaux ( Tetraophasis obscurus ) Ayam ekor-baji Szechenyi ( Tetraophasis szechenyii ) Referensi

 

will.i.amNama lahirWilliam James Adams, Jr.Nama lainZuper Blahq, Will 1X, Voodoo ThursdayLahir15 Maret 1975 (umur 49) Inglewood, California, Amerika SerikatGenreHip hop, rock, R&B, electro hopPekerjaanRapper, aktor, penyanyi, penulis lagu, produser[1]InstrumenVocal, keyboard, bass, clavinet, drum, pianoTahun aktif1993–kiniLabelRuthless Records, Warner Sunset, Atlantic Records, Geffen Records, A&M Records, Interscope Records, Columbia Records, will.i.am music groupArtis...

Untuk porsi Kota Kansas di Missouri, lihat Kota Kansas, Missouri. Kansas City, KansasKotaPusat kota KCK di bukit di atas I-70 Lewis dan Clark Viaduct dari Quality Hill. Gedung tertinggi di sebelah kanan adalah Menara Cross Lines. Gedung tertinggi di sebelah kiri adalah Balai Kota. Bangunan yang berbentuk kolom adalah Memorial Hall LambangJulukan: KCK, KCWLokasi Kansas City, KansasPeta detail dari Kansas City, KansasNegaraAmerika SerikatNegara bagianKansasCountyWyandottePemerintahan ...

 

Never GoneSingel promosi oleh Colton Dixondari album A MessengerDirilis25 September 2012FormatDigital downloadGenreChristian rockDurasi3:34LabelSparrowPenciptaColton Dixon, Adam Watts, Andy Dodd, Gannin Arnold Never Gone adalah lagu dari artis rekaman asal Amerika Serikat, Colton Dixon, yang menempati posisi ketujuh pada musim kesebelas dari acara American Idol. Riwayat perilisan Wilayah Tanggal Format Amerika Serikat 25 September 2012 Digital download Artikel bertopik album ini adalah sebuah...

 

Struktur pohon biner pemasaran berjenjang. Individu dengan warna biru (upline) akan menerima kompensasi dari penjualan anggota downline (merah). Pemasaran Pemasaran Manajemen pemasaran Konsep inti Bauran pemasaran Produk Harga Distribusi Jasa Eceran Kelola merek Pemasaran berbasis akuntan Etika pemasaran Efektivitas pemasaran Penelitian pasar Segmentasi pasar Strategi pemasaran Kelola pemasaran Dominasi pasar Sistem Informasi Pemasaran Konten promosi Iklan Merek Underwriting Pemasaran langsun...

Pour les articles homonymes, voir Alice au pays des merveilles (homonymie). Les Aventures d’Alice au pays des merveilles Page de titre de l'édition originale. Auteur Lewis Carroll Pays Royaume-Uni Genre Fantastique Version originale Langue Anglais Titre Alice’s Adventures in Wonderland Éditeur Macmillan and Co Date de parution 4 juillet 1865 Illustrateur John Tenniel Version française Traducteur Henri Bué Éditeur Macmillan and Co Lieu de parution Londres Date de parution 1869 Illust...

 

Mischievous Kiss: Love in TokyoGenreRoman, komediPembuatTada Kaoru (manga)PemeranHonoka MikiYuki FurukawaLagu pembukaUpdate oleh Sabao (musim 1)Kiss Kiss Kiss oleh Cyntia (musim 2)Lagu penutupTakaramono oleh Sabao (musim 1)White Stock oleh Cyntia (musim 2)Negara asalJepangBahasa asliJepangJmlh. episode16 episode (musim 1)16 episode (musim 2)ProduksiLokasi produksiTokyo, JepangDurasiSabtu 00:00 (JST) (musim 1)Selasa 2:43 JST (musim 2)Rilis asliJaringanFuji TVRilis29 Maret 2013 (2013-03-2...

 

Gertrude merupakan kawah besar di dekat bagian atas citra Voyager 2 ini. Gertrude merupakan kawah terbesar yang diketahui pada satelit Uranus, yakni Titania. Kawah ini memiliki diameter sebesar 362 km,[1] 1/5 dari diameter Titania.[a] Nama kawah ini diambil dari nama ibu Hamlet, karakter dalam karya William Shakespeare berjudul Hamlet.[1] Nama ketampakan di Titania diilhami oleh karakter-karakter perempuan karya Shakespeare. Tepi kawah Gertrude berada 2 km le...

Polona Hercog Polona Hercog nel 2023 Nazionalità  Slovenia Altezza 185 cm Peso 70 kg Tennis Carriera Singolare1 Vittorie/sconfitte 467 - 327 (58.82%) Titoli vinti 3 WTA, 19 ITF Miglior ranking 35ª (12 settembre 2011) Ranking attuale ranking Risultati nei tornei del Grande Slam  Australian Open 2T (2010, 2015, 2020)  Roland Garros 3T (2010, 2019, 2021)  Wimbledon 3T (2017, 2019)  US Open 2T (2011, 2014, 2015) Altri tornei  Giochi olimpici 1T (2012, 2016) Doppio...

 

State park in Oregon, United States Carl G. Washburne Memorial State ParkHeceta Head as seen from the park beachShow map of OregonShow map of the United StatesTypePublic, stateLocationLane County, OregonNearest cityWaldportCoordinates44°09′29″N 124°06′59″W / 44.1581765°N 124.1165087°W / 44.1581765; -124.1165087[1]Operated byOregon Parks and Recreation Department Carl G. Washburne Memorial State Park is a state park in the U.S. state of Ore...

 

Histological staining method Periodic acid Periodic acid–Schiff (PAS) is a staining method used to detect polysaccharides such as glycogen, and mucosubstances such as glycoproteins, glycolipids and mucins in tissues. The reaction of periodic acid oxidizes the vicinal diols in these sugars, usually breaking up the bond between two adjacent carbons not involved in the glycosidic linkage or ring closure in the ring of the monosaccharide units that are parts of the long polysaccharides, and cre...

Iraqi politician and son of Saddam Hussein (1964–2003) Uday Saddam Husseinعدي صدام حسينHussein in 1997Member of the National AssemblyIn office27 March 2000 – 9 April 2003ConstituencyBaghdadCommander of the Fedayeen SaddamIn office1995 – 12 December 1996PresidentSaddam HusseinPreceded byPosition establishedSucceeded byQusay Hussein Personal detailsBornUday Saddam Hussein al-Nasiri al-Tikriti(1964-06-18)18 June 1964Baghdad, IraqDied22 July 2003(2003-07-22) (ag...

 

System or group of people governing an organized community, often a state For the executive of parliamentary systems referred to as the government, see Executive (government). For other uses, see Government (disambiguation). Gov redirects here. For other uses, see Gov (disambiguation). World's states coloured by systems of government: Parliamentary systems: Head of government is elected or nominated by and accountable to the legislature   Constitutional monarchy with a ceremonial mo...

 

ديمقراطيةمعلومات عامةصنف فرعي من نظام سياسي جزء من أنظمة أفلاطون الخمس ممثلة بـ أنواع الديمقراطية لديه جزء أو أجزاء ديمقراطية مباشرةديمقراطية تمثيليةالهيئة الانتخابية النقيض أوتوقراطية تعديل - تعديل مصدري - تعديل ويكي بيانات جزء من سلسلة مقالات حولالديمقراطية تاريخ انت...

American insurance company For other uses, see Unum (disambiguation). Unum GroupFormerlyUnion Mutual (1848–1986)Unum Corporation (1986–1999)UnumProvident Corporation (1999–2007)Company typePublic companyTraded asNYSE: UNMS&P 400 componentISINUS91529Y1064IndustryEmployee group benefits (disability, dental, life and critical illness insurance)Founded1848; 176 years ago (1848)HeadquartersChattanooga, Tennessee, U.S.Key peopleRick McKenney, President and CEO Kevin...

 

Artikel ini perlu diterjemahkan dari bahasa Inggris ke bahasa Indonesia. Artikel ini ditulis atau diterjemahkan secara buruk dari Wikipedia bahasa Inggris. Jika halaman ini ditujukan untuk komunitas bahasa Inggris, halaman itu harus dikontribusikan ke Wikipedia bahasa Inggris. Lihat daftar bahasa Wikipedia. Artikel yang tidak diterjemahkan dapat dihapus secara cepat sesuai kriteria A2. Jika Anda ingin memeriksa artikel ini, Anda boleh menggunakan mesin penerjemah. Namun ingat, mohon tidak men...

 

Si ce bandeau n'est plus pertinent, retirez-le. Cliquez ici pour en savoir plus. Cet article ne s'appuie pas, ou pas assez, sur des sources secondaires ou tertiaires (octobre 2023). Pour améliorer la vérifiabilité de l'article ainsi que son intérêt encyclopédique, il est nécessaire, quand des sources primaires sont citées, de les associer à des analyses faites par des sources secondaires. Pour les articles homonymes, voir Claude Bernard (homonymie) et Lyon I. Université Claude-Berna...

В Википедии есть статьи о других людях с такой фамилией, см. Теодореску. Моника Теодореску Личная информация Пол женский Страна  Германия Специализация конный спорт Дата рождения 2 марта 1963(1963-03-02) (61 год) Место рождения Халле, Гютерсло, Детмольд, Северный Рейн-Вестфалия,...

 

Questa voce sull'argomento cestisti neozelandesi è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Micaela CocksNazionalità Nuova Zelanda Altezza174 cm Peso69 kg Pallacanestro RuoloGuardia Squadra Free agent CarrieraGiovanili 2006-2010 Oregon Ducks Squadre di club 2010-2011 COB Calais2011-2018 Townsville Fire2019-2021Townsville Flames2021-2022 Townsville Fire2022Northern Kahu202...