Carolina Reaper

Carolina Reaper
LoàiCapsicum chinense
Nguồn gốc lai ghépGhost Pepper x Habanero
Người gây giốngEd Currie
Nguồn gốc xuất xứFort Mill, Nam Carolina, Hoa Kỳ
Sức cayđặc biệt cay
Độ cay của ớt1.569.300 SHU

Carolina Reaper là một giống ớt lai thuộc loài ớt kiểng Capsicum chinense.[1] Giống ớt được phát triển bởi nhà lai tạo Hoa Kỳ Ed Currie, quả ớt có màu đỏ và hình dáng xương xẩu, với kết cấu gồ ghề và đuôi quả nhỏ nhọn. Năm 2013, Kỷ lục Guinness thế giới tuyên bố đây là loại ớt cay nhất trên thế giới, vượt qua giống ớt giữ kỷ lục trước đó là ớt Trinidad Scorpion Butch T.[2]

Vị cay

Carolina Reaper 30 ngày tuổi
Cây trưởng thành
Cây trưởng thành

Cảm giác nóng hoặc cay được cảm nhận khi ăn Carolina Reaper bắt nguồn từ lượng chất capsaicinoids, đặc biệt nhất là capsaicin, có liên quan trực tiếp đến cường độ cay của ớt và thang Scoville.[3] Giống ớt này được "Smokin" Ed Currie,[4] chủ sở hữu của Công ty Ớt PuckerButt ở Fort Mill lai tạo trong nhà kính Rock Hill ở Nam Carolina, Carolina Reaper đã được Kỷ lục Guinness thế giới chứng nhận là loại ớt cay nhất thế giới vào ngày 11 tháng 8 năm 2017.[5] Độ cay được ghi nhận của Kỷ lục Guinness Thế giới là 1.641.183 Đơn vị cay Scoville (SHU) vào năm 2017, theo các cuộc kiểm tra được thực hiện bởi Đại học Winthrop ở Nam Carolina. Lô ớt được thử nghiệm đã đạt con số trung bình này; hạt cay nhất được đo ở mức 2,2 triệu SHU.[4][6]

Giống cây được lai giữa giống La Soufriere "cực kỳ cay" từ đảo Saint Vincent thuộc vùng Caribe và giống Naga Viper từ Pakistan[7] và được đặt tên là 'Reaper' do hình dạng đuôi quả của nó. Nó đã được mô tả là có hương vị trái cây, khi cắn miếng ớt đầu tiên cảm giác sẽ là ngọt ngào nhưng sau đó ngay lập tức sẽ chuyển sang cảm giác cay của "dung nham nóng chảy".[8][9]

Vào tháng 5 năm 2017, Mike Smith ở St Asaph, Wales, làm việc với Đại học Nottingham Trent, tuyên bố giống ớt mới Hơi thở của rồng đã vượt qua giống Carolina Reaper với độ cay 2,4 triệu SHU, ông đã nộp đơn lên Kỷ lục Guinness Thế giới để xác nhận.[10] Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 2017, Ed Currie tuyên bố đã lai tạo ra một giống ớt mạnh hơn là Pepper X có độ cay 3,18 triệu SHU.[11]

Khả năng gây đau đầu dữ dội

Vào tháng 4 năm 2018, có một báo cáo về trường hợp "đau đầu như sấm sét" ở một người đàn ông 34 tuổi, người này phải nhập viện vài ngày sau khi ăn một quả ớt Carolina Reaper không rõ kích thước trong một cuộc thi ăn ớt, được chẩn đoán ban đầu là Hội chứng co mạch não có hồi phục (reversible cerebral vasoconstriction syndrome, RCVS).[12][13] Không chắc nguyên nhân các hợp chất của ớt đóng vai trò trong cơ chế RCVS, theo các giải thích lâm sàng khác, chẳng hạn như phản ứng căng thẳng khi ăn ớt cay được đưa ra để giải thích cơn đau đầu.[14]

Trồng trọt

Giống ớt đã được nhà thực vật học dân tộc người Anh là James Wong mô tả là "một loại ớt tốt để thử ở nhà", ông nói rằng giống ớt này yêu cầu nhiệt độ trồng ít nhất 18–20 °C (64–68 °F) và nên trồng trong chậu 30–40 cm (12–16 in) để hạn chế sự phát triển và ra quả sớm.[15] Khi chín hoàn toàn, chỉ hai quả ớt đã có thể chiếm hết lòng bàn tay.[9]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “About Us” (bằng tiếng Anh). PuckerButt Pepper Co. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021. Smokin' Ed gained the pepper industry's attention in November 2010 when an NPR Reporter stopped by to eat an HP22B pepper–now known as Smokin' Ed's Carolina Reaper®.
  2. ^ “Confirmed: Smokin Ed's Carolina Reaper sets new record for hottest chilli” (bằng tiếng Anh). Guinness world records. 19 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Nagy, Z; Daood, H; Ambrózy, Z; Helyes, L (2015). “Determination of Polyphenols, Capsaicinoids, and Vitamin C in New Hybrids of Chili Peppers”. Journal of Analytical Methods in Chemistry. 2015: 102125. doi:10.1155/2015/102125. PMC 4606152. PMID 26495153.
  4. ^ a b Hallock, Betty (26 tháng 12 năm 2013). “World's hottest pepper hits 2.2 million Scoville heat units”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “Hottest chili”. Guinness World Records (bằng tiếng Anh). 11 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Collins, Jeffrey (26 tháng 12 năm 2013). “World's hottest pepper is grown in South Carolina” (bằng tiếng Anh). Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Zucchino, David (27 tháng 11 năm 2014). “From Pot To Hot: How a grower produced world's most fiery chile pepper”. LA Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021. It took 12 years of crossbreeding for Currie to reach the pinnacle of the pepper world. He said he tested hundreds of hybrid combinations before finally crossing a "really nastily hot" La Soufriere pepper from the Caribbean island of St. Vincent and a Naga pepper from Pakistan to create Smokin Ed's Carolina Reaper — "a tidal wave of scorching fire," as the PuckerButt website puts it.
  8. ^ Tu Chau (18 tháng 8 năm 2016). “Eating the 'Carolina Reaper' pepper is 'like eating molten lava'. Pri (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ a b Smithers, Rebecca (16 tháng 7 năm 2016). “UK shoppers to feel the heat as world's strongest chilli hits the high street”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ 'World's hottest' chilli pepper grown in St Asaph”. BBC News (bằng tiếng Anh). 17 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Tracey Saelinger (29 tháng 9 năm 2017). 'World's hottest pepper' will make you choke, sweat and cry for mercy”. Today (bằng tiếng Anh). NBC Universal. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Garisto, Dan (17 tháng 5 năm 2018). “Owww! World's hottest chili leads to days of severe headaches”. Science News for Students (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ Boddhula, Satish Kumar; Boddhula, Sowmya; Gunasekaran, Kulothungan; Bischof, Edward (2018). “An unusual cause of thunderclap headache after eating the hottest pepper in the world – "The Carolina Reaper". BMJ Case Reports. 2018: bcr–2017–224085. doi:10.1136/bcr-2017-224085. PMC 5893965. PMID 29632122.
  14. ^ Tim Carman (12 tháng 4 năm 2018). “Can a chile pepper really cause an 'incapacitating' headache?”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). Food. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021. The authors may have been too quick to pin the blame on the Carolina Reaper. Other experts in the field of neurology and headache research say that there's no clear evidence that capsaicin, the active ingredient in chile peppers, causes a narrowing of arteries. Nor does RCVS always lead straight to thunderclap headaches, which cause "incapacitating" pain
  15. ^ Wong, James (28 tháng 2 năm 2016). “Gardens: the hottest chilli ever grown”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài