Năm 1756, trong bản đồ bầu trời bán cầu nam của mình, nhà thiên văn học người Pháp Nicolas-Louis de Lacaille đề xuất chòm sao Viên Quy với tên tiếng Pháp là le Compas, đại diện cho com-pa.[2] Trong bản đồ này, Lacaille đã đề xuất các chòm sao Củ Xích, Viên Quy và Nam Tam Giác.[3] Viên Quy được đổi thành tên Latinh Circinus vào năm 1763, khi Lacaille cập nhật bản đồ bầu trời của mình, trong đó các chòm sao được đổi thành tên Latinh.[2]
Vì Viên Quy nằm ở xích vĩ −50° đến −70°, do đó chỉ có thể quan sát được toàn bộ chòm sao này ở vĩ tuyến30°N. Giới hạn chính thức của Viên Quy, do nhà thiên văn học người Bỉ Eugène Joseph Delporte đưa ra vào năm 1930, được xác định bởi một đa giác 14 cạnh (được minh họa ở hộp thông tin). Trong hệ tọa độ xích đạo, xích kinh của giới hạn này nằm trong khoảng từ 13h 38,4m đến 15h 30,2m, trong khi xích vĩ nằm trong khoảng từ −55,43° đến −70,62°.[1] Viên Quy đạt đỉnh điểm vào lúc 21:00 ngày 30 tháng 7 hàng năm.[4]Liên đoàn Thiên văn Quốc tế thông qua tên viết tắt gồm ba chữ cái của chòm sao này là "Cir" vào năm 1922.[5]