Lực lượng Tình báo Quốc phòng bắt nguồn từ phòng Tình báo Quân ủy hội do Hoàng Minh Đạo (tên thật là Đào Phúc Lộc) phụ trách, thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1945 (được lấy làm ngày truyền thống của Tình báo Quốc phòng Việt Nam). Hoàng Minh Đạo được coi là thủ trưởng đầu tiên của ngành tình báo quân sự.
Theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 34 ngày 25 tháng 4 năm 1946, Điều thứ 10: "Tình báo cục" có nhiệm vụ trinh sát tình hình quân địch, tình hình quân đội của mình, và thu thập các tin tức lợi cho việc hành binh.
Tháng 9 năm 1946, Phòng Tình báo Quân ủy hội mở một lớp huấn luyện nghiệp vụ tại Sơn Tây, do Đại tá Lâm Sơn (người Nhật), làm giảng viên về nghiệp vụ tình báo.
Cục Tình báo được thành lập ngày 20 tháng 3 năm 1947, thuộc Bộ Quốc phòng – Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tháng 4 năm 1950, Bộ Tổng chỉ huy đã chỉ thị đưa một bộ phận của Cục Tình báo tăng cường cho Phòng Quân báo để thành lập Cục Quân báo Bộ Tổng Tham mưu (tháng 7 năm 1950). Một bộ phận của Cục Tình báo sáp nhập với Nha Công an để thành lập Ty Tình báo Nha Công an.
Ngày 15 tháng 7 năm 1951, tổ chức lại thành Cơ quan Tình báo Chiến lược của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tên gọi Nha Liên lạc thuộc Thủ tướng Phủ được thành lập.
Tháng 9 năm 1954, tranh thủ thời gian thực hiện hiệp định Geneva, Thủ tướng Phạm Văn Đồng (thay mặt Ban Chấp hành Trung ương phụ trách Tình báo), theo tham mưu của Nha Liên lạc, đề xuất phương án xây dựng tổ chức nắm địch của các cấp ủy Đảng ở địa phương.[2]
Ngày 18 tháng 10 năm 1954, Ban Địch tình trực thuộc Xứ ủy được thành lập, phụ trách thống nhất các lực lượng tình báo tại miền Nam. Văn Viên - Xứ ủy viên là Trưởng ban, Mai Chí Thọ, Mười Hương, Cao Đăng Chiếm và Hoàng Minh Đạo là Phó ban.
Từ năm 1955 đến 1958, vì sự hoạt động có hiệu quả của các cơ quan phản gián Việt Nam Cộng hòa, nhiều đầu mối quan trọng của Ban Địch tình bị phát hiện và theo dõi, nhiều lãnh đạo của Ban cũng bị bắt. Đây cũng là một trong những thời điểm khó khăn nhất của Cách mạng miền Nam nói chung và lực lượng tình báo nói riêng.
Ngày 10 tháng 6 năm 1957, Nha Liên lạc hợp nhất với Cục Quân báo – Bộ Tổng tham mưu (Cục Nghiên cứu hay Cục II). Từ đây, hoạt động tình báo tại miền Nam được chuyển giao cho Quân đội.[3]
Năm 1968, theo yêu cầu của Bộ Tổng tham mưu và lãnh đạo cục, Phòng Điệp báo ngoài nước (Cục 25 ngày nay) phối hợp với các tổ điệp báo tại Thái Lan, đã tấn công làm hư hại nhiều máy bay tại các sân bay Utapao và Udon[4].
Tháng 7 năm 1969, Cụm A22 - cụm điệp báo được cho là leo cao luồn sâu nhất trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị phát hiện. Trong thời gian này, ít nhất 2 lưới tình báo A22 và A26 bị vỡ, một số lưới hoạt động không hiệu quả hoặc bị theo dõi, khiến phòng tình báo miền phải tổ chức hội nghị đặc biệt để bảo toàn các lưới khác[5].
Năm 1971, ít nhất 3 nguồn tin từ các tổ điệp báo đã phát hiện kế hoạch điều quân của quân đội Việt Nam Cộng hòa ra Hạ Lào, góp phần làm thất bại chiến dịch Lam Sơn 719[6].
Năm 1972, các lực lượng của Tình báo Quân sự, đặc biệt là Trinh sát kỹ thuật và Điệp báo chiến lược đã phát hiện sớm tình hình địch, phục vụ hiệu quả xuất sắc, góp phần đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ tháng 12 năm 1972, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.[7][8]
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, cán bộ của Phòng Quân báo đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Cục Tình báo và Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo lực lượng trinh sát của Bộ tăng cường cho các Binh đoàn chủ lực tham gia chuẩn bị chiến trường, kết hợp chặt chẽ với các lực lượng nổi dậy trong nội đô, ven đô, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho các cánh quân tiến về Sài Gòn, làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.[8]
Năm 1977, Cục Quân báo thu được tài liệu cho thấy Khmer Đỏ coi Việt Nam là đối thủ truyền kiếp, từ đó Trung ương đánh giá những sự kiện diễn ra tại biên giới Tây Nam không đơn thuần là xung đột biên giới thông thường, mà là chiến tranh toàn diện bảo vệ Tổ quốc.[9]
Tháng 2 năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Cục không dự đoán được quy mô xung đột với Trung Quốc. Tổng kết sau chiến tranh, Bộ Tổng tham mưu nhận xét về mặt chiến thuật chúng ta thành công, nhưng về mặt chiến lược Việt Nam bị bất ngờ.
Tháng 5 năm 1983, xảy ra sự kiện Xiêm Rệp, bộ phận quân báo của mặt trận 479 (ngày nay là Cục 12) - bị phản tình báo, đã đưa đến nhận định sai lầm, gây ra hậu quả lớn trong quan hệ giữa 2 nước Campuchia và Việt Nam.[10]
Khi kết thúc chiến tranh lạnh, Cục có đóng góp rất to lớn vào việc phá thế bao vây chiến lược của các nước lớn đối với Việt Nam, góp phần bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và xã hội sau này.
Ngày 18 tháng 9 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Nghị định số 335/HĐBT thành lập Tổng cục Tình báo - Bộ Quốc phòng.
Ngày 23 tháng 10 năm 1992, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 393/QĐ-QP về nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức lực lượng của Tổng cục Tình báo.
Năm 1995, Cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu được nâng cấp lên thành Tổng cục Tình báo (Tổng cục II) thuộc Bộ Quốc phòng.
Năm 1996, Pháp lệnh Tình báo được thông qua, quy định Tổng cục 2 là cơ quan tình báo chiến lược của Nhà nước Việt Nam.
Năm 2016, Tổng cục 2 thành lập Trung tâm T1, chuyên trách trên hình thái tình báo mới, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng, nâng cao hiệu quả dự báo quốc phòng.[11]
Tổng cục đã tham mưu, phục vụ Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48 ngày 25 tháng 3 năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tình báo trong tình hình mới.[12]
Bước vào giai đoạn tình báo mới, tổng cục xác định đối tượng chủ yếu của tình báo Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, địa bàn các nước trong khu vực. Tập trung vào các loại hình thái tình báo mới như tình báo trên không gian mạng.[13]
Nhiệm vụ
"Lực lượng Tình báo Quốc phòng là lực lượng chuyên trách về công tác tình báo chiến lược hoạt động trên các lĩnh vực tình báo chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học - kĩ thuật, công nghệ và môi trường, văn hoá - xã hội, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến lợi ích quan trọng, sống còn của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược..." (Điều 1, chương 1 của Nghị định 96/CP).
"Đối tượng và mục tiêu của Lực lượng Tình báo Quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe dọa chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam." (Điều 11, chương 2 của Nghị định 96/CP).
Không như cơ quan tình báo Bộ Công an, Lực lượng Tình báo Quốc phòng hiện nay không tổ chức các đơn vị tình báo theo đối tượng hoạt động (như Cục Châu Âu, Châu Mỹ,...)[15] hoặc tập trung vào lĩnh vực đặc thù (như Cục Tình báo Kinh tế và Khoa học Công nghệ), nhiệm vụ điệp báo bất hợp pháp dựa vào các đơn vị trực thuộc, không giới hạn về địa lý và thể loại tin tình báo. Ngoài ra, cũng thành lập Ban Chỉ đạo điệp báo Tổng cục do thủ trưởng Tổng cục làm trưởng ban để theo dõi, và chỉ đạo các nguồn tin tình báo trọng yếu.
Thành lập ngày 5 tháng 2 năm 1980 (44 năm, 333 ngày). Tiền thân là Phòng Tình báo J22, Bộ Tư lệnh miền. Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới sau 1975, tái tổ chức thành đoàn 817 năm 1980.
Phụ trách điệp báo địa bàn phía Nam và các nước liên quan[18]
Giám đốc Nha liên lạc (cơ quan tình báo trung ương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) Chuyển công tác sau khi nhiều tổ điệp báo ở miền Nam bị phá vỡ, nhiều lãnh đạo của Ban Địch tình bị bắt. Vào giai đoạn này, lực lượng tình báo miền Nam được sắp xếp lại và chuyển giao cho quân đội
Bí danh Ba Hùng. Được cho là tự sát bằng súng lục tại Thành phố Hồ Chí Minh
Giai đoạn chỉ huy tình báo của ông, lực lượng tình báo quốc phòng đóng góp to lớn, tạo ra nhiều chiến công hiển hách trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc.
Các tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được trao tặng cho 37 lượt tập thể và 42 cá nhân thuộc tổng cục, 18 tập thể và 65 cá nhân thuộc lực lượng quân báo - trinh sát tính đến 2015[38]):
Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn 122, Cục Quân báo, Bộ Tổng Tham mưu. Người chỉ huy trận đánh thu được tấm bản đồ Điện Biên Phủ của Pháp. Ông hy sinh ngày 08 tháng 04 năm 1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chuẩn úy, Tổ trưởng cơ yếu B49 phòng tình báo Miền J22. Hi sinh khi chống địch càn quét ngày 26 tháng 12 năm 1968 tại An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Đại đội phó Đại đội 2, Tiểu đoàn 74 thuộc Cục Tình báo (Bộ Tổng tham mưu). Hi sinh ngày 17 tháng 08 năm 1967 tại căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu, Quảng Trị.
Nguyên Tổ trưởng giao thông Phòng 76 (nay thuộc Cục 25). Làm nhiệm vụ giao thông, phụ trách vận chuyển vũ khí từ Hà Nội đến nơi tập kết trong các trận tập kích sân bay Thái Lan (1968).
^Lực lượng tình báo Bộ Công an được tổ chức riêng thành Vụ Phái khiển (Tiền thân của Cục tình báo A13 - Tổng cục An ninh) - Ở miền Nam, Vụ Phái khiển có 5 cụm điệp báo trực thuộc.
^Cụm điệp báo này dưới sự chỉ huy của Đặng Trần Đức
^Trích Hồi ký Đại tướng Lê Đức Anh. Liên quan đến việc này, tham mưu trưởng quân tình nguyện Việt Nam Hồ Quang Hóa bị giáng chức xuống đại tá. Đại tướng Chu Huy Mân được cử qua để xin lỗi Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia
^Nghị quyết này cũng đặt dấu chấm hết cho Tổng cục 5 Bộ công an. Đưa Tổng cục 2 trở thành cơ quan tình báo duy nhất cấp tổng cục của nhà nước Việt Nam, nâng 6 đơn vị cơ sở lên thành 6 cục tình báo trực thuộc. Xác nhận vị trí trọng yếu của Tổng cục trong việc cung cấp tin tức tình báo chiến lược nhằm phục vụ cho TW.