Lê Hoài Thanh

Lê Hoài Thanh
Chân dung Thiếu tướng Lê Hoài Thanh
Chức vụ
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo
Nhiệm kỳ2000 – 2011
Tổng cục trưởngNguyễn Chí Vịnh
Lưu Đức Huy
Tiền nhiệmTrần Tiến Cung
Cục trưởng Cục 16
Nhiệm kỳ1995 – 2000
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1950
Mất (71 tuổi)
Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Tháng 5 năm 1963
Binh nghiệp
Phục vụ Việt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1967 – 2011
Cấp bậc
Tặng thưởngHuân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Chiến công giải phóng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Ba
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Lê Hoài Thanh (1950 – 21 tháng 4 năm 2021) là sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2.[1]

Tiểu sử

Lê Hoài Thanh sinh năm 1950 tại phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Ông nhập ngũ từ tháng 3 năm 1967, trở thành lính trinh sát và Tiểu đội trưởng Tiểu đội trinh sát thuộc Tiểu đoàn 342, Trung đoàn 42, Sư đoàn 350, Quân khu 3. Đến tháng 8 năm 1968, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Trung đội trưởng, trợ lý tham mưu của Tiểu đoàn 2 thuộc Quân khu Sài Gòn – Gia Định. Sau khi trải qua các chức vụ từ Đại đội đến Tiểu đoàn, ông được cử đi học tại Học viện Chính trị Quân sự trong 3 năm (1979 đến 1981) và Học viện Tình báo Xô viết trong 2 năm (1985 - 1986).[2]

Sau khi từ Liên Xô về nước, ông trở thành Cụm trưởng Cụm điệp báo thuộc Đoàn 6, Cục Nghiên cứu (Cục Tình báo – Bộ Quốc phòng). Từ năm 1989 đến năm 1993, ông lần lượt được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tham mưu điệp báo và Đoàn phó Đoàn 6. Sau 2 năm đảm nhiệm Phó chỉ huy trưởng Trung tâm 216, tháng 11 năm 1995, Lê Hoài Thanh được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục 16 thuộc Tổng cục Tình báo. Chỉ một năm sau, ông được thăng quân hàm Đại tá. Tháng 11 năm 2000, ông được thăng làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 và đảm nhiệm chức vụ này cho đến khi về hưu vào tháng 7 năm 2011. Sau khi về hưu, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam.[3] Ngày 21 tháng 4 năm 2021, ông qua đời tại nhà riêng, thọ 71 tuổi.[4]

Khen thưởng

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 1990 2003
Cấp bậc Trung tá Đại tá Thiếu tướng

Tham khảo

  1. ^ Bộ Nội vụ (3 tháng 12 năm 2002). “Trình Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc đề bạt quân hàm cấp Tướng và để cán bộ cấp tướng được nghỉ hưu năm 2002” (PDF). Bộ Nội vụ - cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ “Đồng chí Thiếu tướng Lê Hoài Thanh từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 21 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2021.
  3. ^ “Tổ chức Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam”. Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2021.
  4. ^ “Thiếu tướng Lê Hoài Thanh từ trần”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 21 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2021.