Việc chế tạo lớp tàu khu trục Fubuki tiên tiến được chấp thuận vào năm tài chính 1923 như một phần của chương trình có tham vọng cung cấp cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản một ưu thế về chất lượng so với những tàu chiến hiện đại nhất của thế giới.[3] Khả năng thể hiện của lớp Fubuki là một bước nhảy vọt so với các thiết kế tàu khu trục trước đó, nên chúng được gọi là các "tàu khu trục đặc biệt" (tiếng Nhật: 特型 - Tokugata). Kích thước lớn, động cơ mạnh mẽ, tốc độ cao, bán kính hoạt động lớn và vũ khí trang bị mạnh chưa từng có khiến cho các tàu khu trục này có được hỏa lực tương đương nhiều tàu tuần dương hạng nhẹ của hải quân các nước khác.[4]Shirayuki được chế tạo tại Xưởng đóng tàu Yokohama, được đặt lườn vào ngày 19 tháng 3 năm 1927. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 3 năm 1928 và đưa ra hoạt động vào ngày 18 tháng 12 năm 1928.[5] Nguyên được dự định mang số hiệu đơn giản là "Tàu khu trục số 36", nó được hoàn tất dưới tên gọi Shirayuki, theo sở thích của Thiên hoàng Shōwa về ngựa trắng.
Vào tháng 2 năm 1942, Shirayuki nằm trong thành phần hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặngChōkai trong hoạt động chiến đóng Banka-Palembang, và được ghi nhận đã đánh chìm hoặc chiếm giữ bốn tàu vận tải đang tìm cách thoát khỏi Singapore.
Shirayuki gia nhập lực lượng chiến đóng Tây Java, và đã hiện diện trong Trận chiến eo biển Sunda vào ngày 1 tháng 3, đã trợ giúp vào việc đánh chìm tàu tuần dương AustraliaHMAS Perth và tàu tuần dương Hoa KỳUSS Houston.[7]Shirayuki trúng phải một quả đạn pháo vào cầu tàu trong trận này, làm thiệt mạng một thành viên thủy thủ đoàn và làm bị thương 11 người khác.
Trong trận chiến biển Bismark Sea vào các ngày 1-4 tháng 3, Shirayuki là soái hạm của Chuẩn Đô đốc Masatomi Kimura, dẫn đầu một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Rabaul đến Lae. Trong một cuộc không kích của Đồng Minh vào ngày 3 tháng 3, một quả bom được cắt ném đã phát nổ ngay tại hầm đạn phía sau, phá toang phía đuôi tàu và làm thiệt mạng 32 người. Chiếc tàu khu trục chìm cách 102 km (55 hải lý) về phía Đông Nam Finschhafen, ở tọa độ 07°15′N148°30′Đ / 7,25°N 148,5°Đ / -7.250; 148.500. Những người sống sót, bao gồm Đô đốc Kimura và thuyền trưởng Trung tá Sugawara được tàu khu trục Shikinami cứu vớt.[10]
^Các đặc tính lấy từ: Fitzsimons, Bernard, ed. Illustrated Encyclopedia of 20th Century Weapons and Warfare (London: Phoebus, 1978), Volume 10, trang 1040-1041, "Fubuki".
^ abNishidah, Hiroshi (2002). “Fubuki class 1st class destroyers”. Materials of the Imperial Japanese Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
Nishidah, Hiroshi (2002). “Fubuki class destroyers”. Materials of the Imperial Japanese Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.