Phong trào này thường phối hợp hành động với các cuộc hội thảo, xuống đường, biểu tình, tuyệt thực, tự thiêu, những "đêm không ngủ", các chiến dịch đốt xe tăng Mỹ. Liên tục tấn công vào Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, trở thành ngòi pháo của các giới đồng bào và tuổi trẻ Việt Nam, góp phần làm nên chiến thắng năm 1975[4].
Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa dùng súng, lựu đạncay đàn áp phong trào rất quyết liệt. Những cán bộ, đảng viên, lãnh đạo ưu tú của phong trào thường đối mặt với tù tội, tra tấn, các cực hình, và nguy cơ bị thủ tiêu, ám hại, tử hình.[8][9]
"Đêm Giáng sinh 1969" cũng là đêm diễn lịch sử của phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" được tổ chức tại giảng đường trung tâm quốc gia nông nghiệp. Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa phong tỏa chặt các ngả đường, nhưng có hơn 1.000 sinh viên và đồng bào vào được nơi trình diễn. Sau đêm hát, toàn ban chấp hành Tổng Hội sinh viên đều bị bắt. Nhưng rồi hàng loạt cuộc biểu tìnhbạo lực nổ ra quy mô lớn khiến chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải thả họ ra.
Những bài hát cách mạng sáng tác cho phong trào này trong vùng kiểm soát của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa không bộc lộ quá lộ liễu quan điểm chính trị, không dùng ca từ quá mạnh như nhạc cách mạng ở miền Bắc Việt Nam và các vùng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát, chỉ mang nội dung phản chiến và ám chỉ xa gần, chung chung, để hạn chế bị đàn áp, bắt giữ. Phong trào đã làm nên 1 dòng nhạc đặc biệt trong tân nhạc Việt Nam với hàng trăm ca khúc. Đó là 1 tài sản âm nhạc quý giá cả về tư tưởng lẫn chuyên môn nghệ thuật. Có những ca khúc đã đạt đến mẫu mực về hành khúc, với 3 đoạn rõ ràng. Có những ca khúc giai điệu vô cùng đẹp, có thể hát đơn ca, song ca, hợp xướng đều được.[10]
Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đã để lại 1 di sản ca khúc không nhỏ, góp phần trong việc tập hợp thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia phong trào đấu tranh tại các đô thị miền Nam Việt Nam trong những năm chiến tranh.[11]
Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe đã làm nên 1 dòng nhạc đặc biệt trong âm nhạc nước nhà với hàng trăm ca khúc. Nếu tách hẳn chúng khỏi bối cảnh xã hội thời bấy giờ, tách hẳn những tác động của nó trong khí thế đấu tranh, bây giờ cần đánh giá lại để thấy rằng, đó là 1 tài sản âm nhạc vô cùng quý giá cả về tư tưởng lẫn chuyên môn nghệ thuật. Mặc dù ra đời từ nhu cầu thúc ép của đời sống tức thì khi đó, nhưng trải qua thời gian, những ca khúc này vẫn có chỗ đứng riêng của nó trong đời sống âm nhạc.[10]
Ảnh hưởng của phong trào ngày nay
Những bài hát từ phong trào ngày nay vẫn còn rất phổ thông với giới trẻ, mà không chịu khuất phục bạo lực, coi đó là "dầu vào lửa, ngọn lửa của sự phẫn nộ và ý chí đấu tranh."[12]
^“Sài Gòn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc”. Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến 45-75. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập 31 tháng 3 năm 2013.
^ ab
Hồ Văn (26 tháng 4 năm 2008). “Hát cũng là chiến đấu”. Báo Hànộimới điện tử. Truy cập 31 tháng 3 năm 2013.