Tiếng Quảng Đông, tiếng Hoa phổ thông và tiếng Đài Loan (phương ngữ Phúc Kiến), tất cả đều xuất phát từ ngữ hệ Hán-Tạng. Nguồn gốc lịch sử của nhạc pop tiếng Đài Loan bắt nguồn từ dòng nhạc enka của Nhật Bản thay vì thời đại khúc (shidaiqu) của Trung Hoa.[1][2] Âm nhạc của thể loại này đôi khi được gọi là "nhạc pop Đài Loan bản địa" để phân biệt với nhạc pop tiếng Hoa phổ thông (Quan thoại) tại Đài Loan.[3] Ngoài ra, vì phát triển từ dòng nhạc enka truyền thống của Nhật Bản nên dòng nhạc này trở nên phức tạp với sự đa dạng của nó.
Các mức chứng nhận
Tháng 8 năm 1996, tổ chức IFPI Đài Loan (nay là Cơ sở Công nghiệp Thu âm tại Đài Loan) đã cho ra mắt giải vàng và giải bạch kim về lĩnh vực thu âm ca nhạc ở Đài Loan, cùng với Bảng xếp hạng IFPI Đài Loan vốn đã tạm ngưng từ tháng 9 năm 1999.
Các điều kiện về doanh số trong lĩnh vực thu âm ca nhạc mảng nội địa, mảng quốc tế cũng như khác biệt về đĩa đơn. Tại Đài Loan, doanh số ở mảng nội địa thì cao hơn mảng quốc tế cũng như các đĩa đơn. Lưu ý rằng việc cấp chứng nhận về thu âm ca nhạc ở Đài Loan được trao tặng dựa trên việc lưu chuyển.[4]
^Tsai Wen-ting/photos courtesy of Cheng Heng-lung/tr. by Glenn Smith and David Mayer. (tháng 5 năm 2002). “Taiwanese Pop Will Never Die”. Taiwan Panorama. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.Also see this website for the same article with photos: Vincent Tzeng. “Taiwanese Pop Songs History”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
^Broughton, Simon. Ellingham, Mark. Trillo, Richard. [2000] (2000) World Music: The Rough Guide. Rough Guides Publishing Company. ISBN 1-85828-636-0
^“RIT (IFPI TAIWAN) 白金 (金) 唱片簡介” [Hồ sơ đĩa LP bạch kim (hoặc vàng) của tổ chức RIT (IFPI ĐÀI LOAN)] (bằng tiếng Trung). Cơ sở Công nghiệp Thu âm tại Đài Loan (Recording Industry Foundation in Taiwan). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2010.