Khánh Cung Hoàng quý phi

Khánh Cung Hoàng quý phi
慶恭皇貴妃
Càn Long Đế Hoàng quý phi
Thông tin chung
Sinh(1724-08-12)12 tháng 8, 1724
Mất21 tháng 8, 1774(1774-08-21) (50 tuổi)
Bắc Kinh, Đại Thanh
An táng20 tháng 10 năm 1775
Phi viên tẩm của Dụ lăng
Phối ngẫuThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Thụy hiệu
Khánh Cung Hoàng quý phi
(慶恭皇貴妃)
Tước hiệu[Thường tại; 常在]
[Quý nhân; 貴人]
[Khánh tần; 慶嬪]
[Khánh phi; 慶妃]
[Khánh Quý phi; 慶貴妃]
[Hoàng quý phi; 皇貴妃]
(truy tặng)
Thân phụLục Sĩ Long

Khánh Cung Hoàng quý phi (chữ Hán: 慶恭皇貴妃; 12 tháng 8 năm 1724 - 21 tháng 8 năm 1774), Lục thị (陆氏), người Hán, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Bà được biết đến là dưỡng mẫu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế, người kế vị Càn Long Đế. Vì công ơn đó, dù chưa từng là Hoàng quý phi, bà vẫn được Gia Khánh Đế ra chỉ truy phong ngay sau khi Thái thượng hoàng Càn Long băng hà.

Cuộc đời

Cận dung Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị

Thân thế

Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị là con gái của Lục Sĩ Long (陆士隆), cũng như Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị đều là xuất thân dòng dõi một gia đình thường dân, không chức vụ lẫn tước vị nên không có phân kỳ. Bà sinh vào ngày 24 tháng 6 (âm lịch) năm Ung Chính thứ 2 (1724).

Thời gian Lục thị nhập cung, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu chắc chắn. Xuất thân của bà, cũng như Thuần Huệ Hoàng quý phi đều là con nhà thường dân, do đó bà không thể thông qua Bát kỳ tuyển tú được chỉ định làm tần phi, cũng không thể qua tuyển chọn của Nội vụ phủ mà vào cung làm cung nữ do bà cũng không phải xuất thân Bao y. Hiện tại, căn cứ vào quá trình nhập cung của những người cùng xuất thân với Lục thị, gồm Phương phiLộc quý nhân, có thể thấy các nữ tử bình dân đều phải được tiến cử bởi các Diêm chính (盐政) ở phía Nam cùng các Thuế vụ giám đốc sở tại. Từ đó suy ra, rất có thể Lục thị đã được tiến cử bởi quan Thuế vụ ở Phượng Dương tên là Phổ Phúc (普福), khi ấy nhậm chức vào năm Càn Long thứ 7 (1742), nên có lẽ Lục thị được vào cung trong thời gian này.

Năm Càn Long thứ 13 (1748), Lục thị được phong làm Thường tại. Ngày 12 tháng 4, tấn phong làm Quý nhân. Năm thứ 16 (1751), ngày 2 tháng 1, được tấn phong Khánh tần (慶嬪). Theo Hồng xưng thông dụng, "Khánh" có Mãn văn là 「Fengsengge」, nghĩa là "có phúc khí". Ngày 8 tháng 6, lấy Hiệp bạn Đại học sĩ Thượng thư A Khắc Đôn (阿克敦) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Ngô Đạt Thiện (吴达善) làm Phó sứ, cử hành Khánh tần sắc phong lễ[1].

Năm Càn Long thứ 22 (1757), cha bà Lục Sĩ Long nhập làm Bao y Anh Liêm Tá lĩnh của Tương Hoàng kỳ, vào Nội vụ phủ[2].

Phong phi

Năm Càn Long thứ 24 (1759), ngày 19 tháng 6, dụ tấn Khánh phi (慶妃). Ngày 18 tháng 12, lấy Đại học sĩ Lai Bảo (来保) làm Chính sứ, Lễ bộ thượng thư Ngũ Linh An (伍龄安) làm Phó sứ, tiến hành Khánh phi sắc phong lễ[3]. Vào năm Càn Long thứ 30 (1765), tháng giêng, Khánh phi Lục thị cùng Càn Long và Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, Lệnh Quý phi Ngụy thị và Dung tần Hòa Trác thị dự chuyến tuần du đến phương Nam năm đó.

Năm Càn Long thứ 33 (1768), ngày 5 tháng 6, Khánh phi Lục thị được tấn phong Khánh Quý phi (慶貴妃). Ngày 6 tháng 10, lấy Đại học sĩ Phó Hằng làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Tháp Vĩnh A (塔永阿) làm Phó sứ, tiến hành đại lễ sắc phong Quý phi.

Khánh Quý phi Lục thị

Vào thời điểm này, Khánh Quý phi địa vị chỉ dưới Hoàng quý phi Ngụy thị, bà cũng được Càn Long Đế giao nuôi dưỡng con trai lớn nhất của Hoàng quý phi Ngụy thị là Vĩnh Diễm, tương lai chính là Gia Khánh Hoàng đế. Đối với Khánh Quý phi, Càn Long Đế rất là quan tâm, thường xuyên đưa bà cùng đi du tuần.[cần dẫn nguồn] Theo những ghi chép về số lượng người đi theo Càn Long Đế thường xuyên, thì Khánh Quý phi còn được bồi giá nhiều hơn cả Hoàng quý phi, và tương đương với Dung phi.[cần dẫn nguồn] Khi Khánh Quý phi lâm bệnh liền 3 năm, Càn Long Đế luôn tìm lang y trong dân gian nhưng vẫn không khỏi, vì thế ông bố trí cho bà ở hoa viên nhỏ bên trong Thần Vũ môn (神武門) để an dưỡng. Đến khi Khánh Quý phi bệnh tình nguy kịch, Càn Long Đế đang trú nắng ở Tị Thử Sơn Trang lập tức phái người đến thăm hỏi.

Năm Càn Long thứ 39 (1774), ngày 15 tháng 7 (âm lịch), Khánh Quý phi Lục thị qua đời, hưởng thọ 51 tuổi. Càn Long Đế mệnh nghỉ triều 5 ngày, phái Hoàng lục tử Vĩnh Dung, Hoàng bát tử Vĩnh Tuyền, Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm, Thuận Thừa Quận vương Hằng Xương (恒昌), Hòa Quận vương Miên Luân (绵伦), Quả Quận vương Vĩnh Tú (永瑹) cùng Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa đến chịu tang. Năm Càn Long thứ 40 (1775), ngày 26 tháng 10, kim quan của Khánh Quý phi được an táng tại Dụ lăng, Phi viên tẩm.

Truy tặng Hoàng quý phi

Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), ngày 4 tháng 1 (âm lịch), sau khi Càn Long Thái Thượng hoàng băng hà, vì có công ơn nuôi dưỡng, Khánh Quý phi Lục thị được Gia Khánh Đế truy phong thành Khánh Cung Hoàng quý phi. Chiếu dụ có nói:

Trong năm Gia Khánh, thưởng cho cháu trai của Khánh Cung Hoàng quý phi là Lục Tùng Linh (陸松齡) thế tước [Kỵ đô úy; 騎都尉].

Trong văn hóa đại chúng

Năm Phim Diễn viên Nhân vật
1988 Mãn Thanh thập tam hoàng triều Âu Ái Linh Lục Phụng Nghi
2002 Cửu tuế huyện Thái Gia Cao Bảo Bảo Khánh quý phi
2018 Diên Hi công lược Lý Nhược Ninh Lục Vãn Vãn
2018 Như Ý truyện Vu Dương Lục Mộc Bình

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 清高宗实录-庆嫔册文:命协办大学士尚书阿克敦为正使。内阁学士吴达善为副使。持节、册封贵人陆氏为庆嫔。册文曰。朕惟璇闱翊化。令仪丕著于珩璜。象服分荣。茂典式光于纶綍。宜加位号。用锡瑶章。尔贵人陆氏。恭慎无违。恪勤有素。侍深宫而匪懈。夙娴诗礼之规。承壶掖以流徽。克佐苹蘩之职。兹仰承皇太后慈谕。以金册晋封尔为庆嫔。尔其敬承显命。贲翟舀以增辉。懋著谦冲迓鸿禧而匆替。钦哉。
  2. ^ 内务府奏销档-乾隆二十二年十月: [今陆士龙现有亲丁十五名口,仆人男妇二十三名口,俟到京之日,请照柏士彩等之例,入於内府镶黄旗英廉佐领下。]
  3. ^ 清高宗实录-庆妃册文:命大学士来保为正使。礼部尚书伍龄安为副使。持节册封庆嫔陆氏为庆妃。册文曰。朕惟赞中宫而起化。克佐苹蘩。奉内职以宣勤。宜光纶綍。爰申令典。用晋荣封。尔庆嫔陆氏。夙著柔嘉。素娴礼则。早膺象服。小心祇事夫慈宫。久侍璇闱。令德夙传于女史。兹奉皇太后慈谕。册封尔为庆妃。尚其钦承巽命。迓景福以咸绥。仰赞坤宁。荷鸿庥于益懋。钦哉。
  4. ^ 嘉庆朝实录卷之三十七: 嘉庆四年。己未。春。正月: 又谕、朕自冲龄。蒙庆贵妃养母抚育。与生母无异。理宜特隆典礼。加晋崇封。兹追封为庆恭皇贵妃。所有应行典礼。著该衙门查例具奏。