J1 League

J1 League
Mùa giải hiện tại:
J1 League 2025
Cơ quan tổ chứcJ.League
Thành lập1992; 33 năm trước (1992)
Quốc giaNhật Bản Nhật Bản
Liên đoànAFC
Số đội20
Cấp độ trong
hệ thống
1
Xuống hạng đếnJ2 League
Cúp trong nướcCúp Thiên Hoàng
Siêu cúp Nhật Bản
Cúp liên đoànJ. League Cup
Cúp quốc tếAFC Champions League Elite
AFC Champions League Two
Đội vô địch hiện tạiVissel Kobe (lần thứ 2)
(2024)
Đội vô địch nhiều nhấtKashima Antlers (8 lần)
Thi đấu nhiều nhấtYasuhito Endō (672 trận)
Vua phá lướiYoshito Ōkubo (179 bàn)
Đối tác truyền hìnhDAZN (bao gồm Abema de DAZN[1])
NHK General TV (các trận đấu được chọn)
NHK BS (các trận đấu được chọn)
YouTube (các trận đấu và thị trường được chọn)
Trang webjleague.jp
Biểu tượng cũ

J1 League (J1リーグ Jē-wan Rīgu?), còn gọi là J1 hay Meiji Yasuda J1 League (明治安田J1リーグ Meiji Yasuda Jē-wan Rīgu?) vì lý do tài trợ,[2] là hạng đấu cao nhất của Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản (日本プロサッカーリーグ Nippon Puro Sakkā Rīgu?, [3]).[4][5][6][7][8][9][10] Được thành lập vào năm 1992, đây là một trong những giải đấu thành công nhất trong các giải đấu cấp câu lạc bộ tại châu Á và là giải đấu duy nhất được xếp hạng 'A' bởi AFC. Hiện tại, J1 League là giải đấu cao nhất trong hệ thống các giải bóng đá Nhật Bản.

Vissel Kobe đã bảo vệ thành công danh hiệu thứ hai liên tiếp của mình vào mùa giải 2024, sau khi từng vô địch vào mùa giải 2023.

Lịch sử

Các giai đoạn của J1

Trước khi thành lập giải chuyên nghiệp (1992 trở về trước)

Trước khi J.League ra đời, giải bóng đá cấp câu lạc bộ cao nhất khi đó là Nihon Sakkā Rīgu (日本サッカーリーグ), gồm các CLB nghiệp dư.[11][12] Được tham dự đông đảo trong thời kì phát triển bùng nổ của nước Nhật cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 (khi đội tuyển quốc gia Nhật Bản giành huy chương đồng Olympic tại Thế vận hội năm 1968 ở Mexico), giải này đã đi xuống trong những năm 1980, nói chung là tình hình xấu đi trên toàn thế giới. Người hâm mộ ít ỏi, sân bãi chất lượng thấp và ĐTQG Nhật Bản cũng không ngang tầm với các cường quốc châu Á. Nhằm nâng cao trình độ thi đấu trong nước, cố gắng thu hút nhiều người hâm mộ hơn và tăng cường sức mạnh cho đội tuyển quốc gia, Hiệp hội bóng đá Nhật Bản (JFA) đã quyết định thành lập giải đấu chuyên nghiệp.

Liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp, J.League được thành lập vào năm 1992, với tám đội bóng được rút ra từ Giải hạng nhất, một đội từ Giải hạng hai và Shimizu S-Pulse mới thành lập. Đồng thời, Nihon Sakkā Rīgu đổi tên và trở thành Japan Futtobōru Līgu trước đây, một giải đấu bán chuyên nghiệp. Mặc dù J.League mới chính thức ra mắt cho đến năm 1993, thì cúp Yamazaki Nabisco đã được tổ chức giữa mười CLB vào năm 1992, để chuẩn bị cho mùa giải khai mạc.

Mùa giải mở đầu và quảng bá J.League (1993–1995)

J.League chính thức khởi tranh mùa giải đầu tiên với 10 câu lạc bộ vào ngày 15 tháng 5 năm 1993 khi Verdy Kawasaki (hiện tại là Tokyo Verdy) tiếp đón Yokohama Marinos (hiện tại là Yokohama F. Marinos) trên Sân vận động Quốc gia Kasumigaoka.

Giai đoạn sau (1996–1999)

Cho dù giải đấu gặt hái nhiều thành công trong ba năm đầu tiên, tới đầu năm 1996, số lượng người tham dự giải đấu sụt giảm nhanh chóng. Năm 1997, số người tham dự trung bình là 10.131, so với hơn 19.000 người vào năm 1994. Đáng chú ý, huấn luyện viên Arsène Wenger đã tiếp quản Nagoya Grampus Eight trong thời gian này.

Thay đổi cơ sở vật chất và thể thức thi đấu (1999–2004)

Ban lãnh đạo của giải đấu cuối cùng cũng nhận ra rằng họ đang đi sai hướng. Để giải quyết vấn đề, ban lãnh đạo đã đưa ra hai giải pháp.

Đầu tiên, họ công bố Tầm nhìn Trăm năm của J.League, trong đó đặt mục tiêu thành lập 100 câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở Nhật Bản đến năm 2092, cũng là mùa giải thứ một trăm. Liên đoàn cũng khuyến khích các CLB quảng bá các hoạt động thể thao và sức khỏe, có thể liên quan đến bóng đá hoặc hoặc thậm chí không liên quan đến bóng đá, giành lấy sự tài trợ địa phương và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với quê hương của họ ở cấp cơ sở. Liên đoàn tin rằng điều này sẽ cho phép các câu lạc bộ gắn kết với thành phố và thị trấn tương ứng của họ, nhận được hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các công ty và quần chúng nhân dân. Nói cách khác, các CLB sẽ có thể dựa vào người dân địa phương, thay vì chỉ là các nhà tài trợ lớn của quốc gia.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng của giải đấu đã thay đổi rất nhiều vào năm 1999. Liên đoàn mua lại 9 câu lạc bộ từ Japan Futtobōru Līgu bán chuyên, cùng một CLB từ J.League, tạo ra một hệ thống hai giải đấu. Ttrở thành J.League Division 1 (J1) với 16 đội, J.League Division 2 (J2) ra mắt với mười đội vào năm 1999. Giải bóng đá hạng nhì Nhật Bản trước đây thì trở thành giải hạng ba.

Ngoài ra, cho đến năm 2004 (ngoại trừ mùa giải 1996), mùa giải J1 được chia thành hai phần. Vào cuối mỗi mùa giải, đương kim vô địch của mỗi phần sẽ đấu trận hai lượt đi-về nhằm xác định đội chiến thắng chung cuộc và đội á quân. Júbilo Iwata năm 2002 và Yokohama F. Marinos năm 2003, đã giành chiến thắng ở cả hai lượt của mùa giải tương ứng, do đó các đội này không cần phải tham dự thêm trận playoff. Đây cũng là một phần lí do mà sau này giải đấu bãi bỏ hệ thống chia mùa, bắt đầu từ năm 2005.

Thể thức châu Âu & AFC Champions League (2005–2008)

Kể từ mùa giải 2005, J.League Division 1 bao gồm 18 câu lạc bộ (từ 16 CLB vào năm 2004) và thể thức của mùa giải trở nên giống với bóng đá châu Âu. Số câu lạc bộ xuống hạng cũng tăng từ 2 lên 2,5, với đội đứng thứ 3 đến đứng bét sẽ tham dự Trận tranh Lên/Xuống hạng với đội hạng ba J2. Kể từ đó, ngoài một vài điều chỉnh nhỏ, giải đấu vẫn ổn định.

Trong những năm đầu, các đội bóng Nhật Bản không coi trọng AFC Champions League, một phần là do khoảng cách di chuyển và các đội bóng liên quan. Tuy nhiên, tại mùa giải Champions League 2008, ba đội bóng của Nhật Bản đã lọt vào tứ kết.[13]

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với việc bao gồm A-League ở Đông Á, sự ra mắt của Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ, và thị trường bóng đá tăng cao ở lục địa châu Á, cả giải đấu và các đội bóng đã chú ý nhiều hơn đến các giải đấu tại châu lục này. Ví dụ, CLB Kawasaki Frontale đã xây dựng được một lượng người hâm mộ đáng kể tại Hồng Kông, nhờ việc họ tham dự Champions League châu Á mùa giải 2007.[14] Những nỗ lực không ngừng đã dẫn đến thành công của Urawa Red Diamonds năm 2007, và Gamba Osaka năm 2008. Nhờ công tác quản lí giải đấu đầy xuất sắc và khả năng cạnh tranh tại mọi đấu trường Á châu, AFC đã trao cho J.League thứ hạng cao nhất, và có tổng cộng tới bốn suất tham dự bắt đầu từ mùa giải 2009. Liên đoàn coi đây là cơ hội để bán bản quyền truyền hình cho nước ngoài, đặc biệt là khu vực toàn châu Á.

Cũng bắt đầu từ mùa giải 2008, đội đoạt Cúp Thiên Hoàng sẽ được tham dự Champions League mùa giải kế tiếp, thay vì phải chờ cả năm (tức là đương kim vô địch Cúp Hoàng Đế 2005, là Tokyo Verdy, tham dự ngay mùa giải ACL 2007, thay vì mùa giải 2006). Để khắc phục vấn đề tụt hậu kéo dài một năm này, nhà vô địch Cúp Thiên Hoàng 2007, CLB Kashima Antlers đã được miễn thi đấu. Tuy nhiên, chính Kashima Antlers đã kết thúc mùa giải ACL 2009 bằng chức vô địch J.League mùa giải 2008.

Giai đoạn hiện đại (2009–2016)

Ba sự thay đổi lớn được thấy từ mùa giải 2009. Đầu tiên, bắt đầu từ mùa giải này, có tới bốn suất CLB được tham dự AFC Champions League. Thứ hai, số suất xuống hạng tăng lên ba. Cuối cùng, vị trí cầu thủ AFC cũng được triển khai bắt đầu từ mùa giải này. Mỗi đội bóng sẽ được phép sở hữu tổng cộng bốn cầu thủ ngoại quốc; tuy nhiên, chỉ một vị trí được dành cho cầu thủ đến từ nước AFC mà không phải Nhật Bản. Ngoài ra, theo yêu cầu của việc trở thành thành viên Liên đoàn bóng đá châu Á, vào năm 2012, Giấy phép Câu lạc bộ J.League đã trở thành tiêu chí xác định liệu một CLB có được phép lên hạng cao hơn trong các giải đấu cấp độ chuyên nghiệp hay không. Ngoài ra, không có thay đổi nào khác xảy ra với J.League Division 1 khi mà số lượng CLB vẫn giữ nguyên ở mức 18 đội.

Năm 2015, J.League Division 1 chính thức đổi tên thành J1 League. Ngoài ra, thể thức giải đấu thay đổi thành hệ thống ba giai đoạn. Mùa giải được chia thành giai đoạn đầu tiên và thứ hai, sau đó là giai đoạn vô địch thứ ba và cuối cùng. Giai đoạn thứ ba bao gồm ba đến năm đội. Đội tích lũy được điểm số cao nhất mỗi giai đoạn và ba điểm tích lũy cao nhất cho toàn mùa giải thì sẽ đủ điều kiện. Nếu cả hai đội vô địch giai đoạn này đều lọt vào danh sách ba đội dẫn đầu của mùa giải, thì chỉ có ba đội đủ điều kiện tham dự vòng đấu vô địch. Các đội này sau đó sẽ tham dự vòng đấu loại trực tiếp vô địch, nhằm quyết định đội bóng sẽ giành chức vô địch.

Hiện nay (2017–)

Mặc dù định dạng đa giai đoạn mới ban đầu được báo cáo là đã bị khóa lại tới năm mùa, do phản ứng tiêu cực từ bộ phận người hâm mộ khó tính và không thu hút được những người hâm mộ bình thường, sau năm 2016, định dạng này bị loại bỏ, nhằm quay trở lại hệ thống đơn giai đoạn. Từ năm 2017, đội nào tích lũy được nhiều điểm nhất sẽ lập tức được vinh danh là nhà vô địch, sẽ không có giai đoạn vô địch nào diễn ra vào cuối mùa giải và từ năm 2018, hai CLB đứng cuối cùng sẽ xuống hạng, CLB đứng thứ 16 thì tham gia trận playoff với đội J2, toàn thắng loạt trận playoff thì thăng hạng. Nếu đội nào thắng trong trận playoff J2, thì được thăng hạng, với đội J1 vừa bị xuống hạng, nếu không đội J1 có thể giữ được vị trí của mình trong J1 League với việc thăng hạng thất bại của đội J2.

Tháng 11 năm 2017, Urawa Red Diamonds đã chơi trận chung kết AFC Champions League với Al Hilal. Sau trận hòa ở lượt đi, Urawa Red Diamonds thắng trận lượt về với tỷ số 1-0 và lên ngôi vô địch châu Á. Trong 10–15 năm qua, các câu lạc bộ bóng đá Nhật Bản đã vươn lên không chỉ ở châu lục mà còn trên trường quốc tế. Các đội Gamba Osaka và Urawa Red Diamonds đều đã lên ngôi vô địch châu Á và tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ, luôn đặt mục tiêu ít nhất là vào bán kết. Kashima Antlers đã lọt vào chung kết của giải này năm 2016, cuối cùng thua Real Madrid.

J.League sẽ chuyển sang lịch mùa giải châu Âu kể từ mùa giải 2026–27.

Các mốc thời gian

Năm Sự kiện quan trọng # J # ACL Xuống hạng
1989
  • JFA thành lập một ủy ban đánh giá giải chuyên nghiệp.
1990
  • Ủy ban đánh giá tiêu chuẩn cho các câu lạc bộ chuyên nghiệp
  • 15 tới 20 câu lạc bộ từ Japan Soccer League đăng ký là thành viên của giải đấu chuyên nghiệp
1992
1993
  • J.League chính thức khởi tranh mùa giải đầu tiên
10
1994 12
1995
  • Hai câu lạc bộ tiếp theo lên hạng từ Giải bóng đá Nhật Bản: Cerezo OsakaKashiwa Reysol
  • Hệ thống tính điểm được giới thiệu lần đầu tiên: một câu lạc bộ nhận 3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận thua penalty, và 0 điểm cho một trận thua thông thường hoặc sau hiệp phụ.
14
1996
  • Hai câu lạc bộ tiếp theo lên hạng từ Giải bóng đá Nhật Bản: Kyoto Purple SangaAvispa Fukuoka
  • Giải đấu áp dụng thể thức một lượt
  • Lượng khán giả trung bình J.League thấp kỷ lục 10,131
16
1997
  • Câu lạc bộ tiếp theo lên hạng từ Giải bóng đá Nhật Bản: Vissel Kobe
  • Giải đấu trở lại thể thức hai giai đoạn
  • Hệ thống tính điểm thay đổi: một câu lạc bộ nhận 3 điểm cho một trận thắng thông thường, 2 điểm khi thắng sau hiệp phụ, 1 điểm sau khi thắng bằng penalty, và 0 điểm cho một trận thua.
17
1998
  • Câu lạc bộ tiếp theo lên hạng từ Giải bóng đá Nhật Bản: Consadole Sapporo
  • Yokohama Flügels thông báo rằng họ sẽ hợp nhất với đội cùng thành phố Yokohama Marinos vào mùa giải 1999
  • Công bố Tầm nhìn Trăm năm J.League
  • Thông báo hợp nhất hai giải đấu bắt đầu từ mùa 1999
  • Tổ chức Giải Lên hạng J.League để xác định đội lên / xuống hạng. Kết quả, Consadole Sapporo trở thành đội đầu tiên xuống hạng.
18
1999
  • Yokohama Marinos hợp nhất cùng Yokohama Flügels và trở thành Yokohama F. Marinos
  • Sút luân lưu được loại bỏ ở cả hai hạng đấu; tuy nhiên, bàn thắng vàng trong hiệp phụ vẫn còn
  • The points system changes: một câu lạc bộ nhận 3 điểm cho một trận thắng thông thường, 2 điểm khi thắng sau hiệp phụ, và 1 điểm cho một trận hòa
  • Giải bóng đá Nhật Bản (cũ) được tổ chức lại, trở thành giải thứ 3 Giải bóng đá Nhật Bản.
Ghi chú: Để phân biệt giữa giải cũ và JFL hiện tại, giải JFL is được gọi là Giải bóng đá Nihon ở Nhật Bản.
16 2
2000 16 2
2001 16 2
2002 16 2 2
2003
  • Hiệp phụ được loại bỏ tại giải Hạng 1 và hệ thống tính điểm 3–1–0 được sử dụng
16 2
2004 16 2 0.5
2005
  • J.League Hạng 1 mở rộng lên 18 đội
  • J.League Hạng 1 thi đấu mùa giải đơn
18 2 2.5
2006 18 2 2.5
2007
  • Đội vô địch J.League tham dự FIFA Club World Cup với tư cách chủ nhà trong hai mùa giải kế tiếp
Ghi chú: Nếu một câu lạc bộ Nhật Bản vô địch AFC Champions League, chủ nhà sẽ mất quyền này.
  • Urawa Red Diamonds trở thành câu lạc bộ đầu tiên vô địch AFC Champions League kể từ khi khai sinh giải đấu được đổi tên năm 2002.
18 2 2.5
2008
  • Gamba Osaka vô địch AFC Champions League 2008, chức vô địch thứ hai liên tiếp của một câu lạc bộ Nhật Bản.
18 2 + 1 2.5
2009
  • Bốn câu lạc bộ tham dự AFC Champion League.
  • Bổ sung suất ngoại binh thứ 4, là cầu thủ AFC
  • Trận tranh Lên/Xuống hạng J. League được loại bỏ và câu lạc bộ xếp thứ 16 xuống hạng luôn.
18 4 3
2010 18 4 3
2011
2012 18 4 3
2013 18 4 3
2014 18 4 3
2015 18 4 3
2016
  • Đương kim vô địch J.League sẽ đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ với tư cách là chủ nhà.
  • Kashima Antlers lọt vào Chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2016, trở thành đội bóng châu Á đầu tiên và duy nhất của Nhật Bản lọt vào Chung kết, kết thúc với huy chương bạc.
18 4 3
2017
  • J.League khôi phục thể thức đơn mùa giải chỉ sau hai mùa giải.
  • Urawa Red Diamonds vô địch AFC Champions League 2017 và trở thành đội bóng Nhật Bản đầu tiên vô địch giải đấu nàyt tới hai lần.
18 4 3
2018
  • J.League triển khai trận playoff lên-xuống hạng giữa CLB thứ 16 của J1 và đội thắng trong trận playoff của J2.
  • Kashima Antlers vô địch AFC Champions League 2018, trở thành đội bóng thứ ba duy nhất của Nhật Bản vô địch giải đấu này. Kashima tiếp tục đứng thứ 4 tại Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2018, là thành tích tốt nhất của một đội bóng Nhật Bản tại Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ được tổ chức ở nước ngoài, bên ngoài nước Nhật.
18 4 2.5
2019
  • J.League thực hiện một quy tắc mới dành cho người ngoại quốc. Các CLB J1, J2 và J3 có thể chiêu mộ bao nhiêu cầu thủ nước ngoài tuỳ thích, nhưng chỉ có 5 (J1) hoặc 4 (J2 và J3) cầu thủ được phép có mặt trong đội hình thi đấu chính thức. Gỡ bỏ "Suất cho người châu Á". Các cầu thủ đến từ một số quốc gia đối tác của J.League như Thái Lan, Việt Nam, v.v. thì không tính là ngoại quốc.
18 4 2.5
2020 18 3 0
2021
  • Mở rộng giải đấu lên 20 câu lạc bộ.
20 3 4
2022
  • Giải đấu thu hẹp trở lại 18 đội bóng.
18 3 2.5
2023
  • Từ mùa giải 2024 trở đi, J1 League, J2 League và J3 League sẽ đều có 20 câu lạc bộ. Do vậy, hệ thống lên-xuống hạng ở mùa giải 2023 được điều chỉnh sao cho phù hợp.
18 3 1
2024
  • J1 League chính thức mở rộng giải đấu lên 20 câu lạc bộ từ mùa giải 2024. Từ mùa giải này, hệ thống playoff lên-xuống hạng giữa J1 và J2 chính thức bị hủy bỏ, thay vào đó 3 đội xếp cuối J1 xuống hạng ngay lập tức.
20 ? 3

Mùa giải

Thể thức

Hai mươi đội bóng sẽ thi đấu vòng tròn hai lượt (nhà và khách), tổng cộng là 38 trận mỗi đội. Mỗi câu lạc bộ sẽ nhận 3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa và 0 điểm khi thua.. Thứ hạng sẽ xếp theo điểm, nếu bằng điểm sẽ xét theo thứ tự sau:

  • Hiệu số bàn thắng
  • Số bàn thắng
  • Thành tích đối đầu
  • Điểm kỉ luật

Bốc thăm sẽ được định đoạt, nếu cần thiết. Tuy nhiên, nếu hai đội cùng xếp thứ nhất, thì cả hai đội sẽ đồng vô địch. Ba đội dẫn đầu sẽ tham dự AFC Champions League mùa tiếp theo, trong khi đó ba đội cuối bảng sẽ xuống chơi tại J2.

Tiền thưởng (2020)
  • Vô địch: 300.000.000 Yên
  • Á quân: 120.000.000 Yên
  • Hạng ba: 60.000.000 Yên
  • Hạng tư: 60.000.000 Yên
  • Hạng năm: 40.000.000 Yên
  • Hạng sáu: 20.000.000 Yên
  • Hạng bảy: 10.000.000 Yên

Quỹ J League phân phối cho 4 CLB hàng đầu (từ 2017)

  • Vô địch: 1.550.000.000 yên
  • Á quân: 700.000.000 yên
  • Hạng ba: 350.000.000 yên
  • Hạng tư: 180.000.000 yên

[15]

Các câu lạc bộ tham dự

Câu lạc bộ Năm
gia nhập
Số mùa
tại J1
Trụ sở Mùa đầu tiên tại
giải cao nhất
Số mùa tại
giải cao nhất
Giai đoạn hiện tại ở
giải cao nhất
Lần gần nhất Vô địch
Albirex Niigata 1999 (J2) 12 Niigata & Seiro, Niigata 2004 11 2004—
Kashima Antlers 1993 23 Tây Nam của Ibaraki 1985 26 1993— 2009
Shonan Bellmare 1994 9 Nam và Trung Kanagawa 1972 27 2015— 1981
Yokohama F. Marinos 1993 23 Yokohama & Yokosuka, Kanagawa 1979 35 1982— 2004
Kawasaki Frontale 1999 (J2) 12 Kawasaki, Kanagawa 1977 14 2005—
Gamba Osaka 1993 22 Suita, Osaka 1986/87 27 2014— 2014
Nagoya Grampus 1993 23 Nagoya, Aichi 1973 31 1990/91— 2010
Montedio Yamagata 1999 (J2) 4 Toàn Yamagata 2009 4 2015—
Urawa Red Diamonds 1993 22 Saitama, Saitama 1965 48 2001— 2006
Kashiwa Reysol 1995 19 Kashiwa, Chiba 1965 43 2011— 2011
Sagan Tosu 1999 (J2) 4 Tosu, Saga 2012 4 2012—
Sanfrecce Hiroshima 1993 21 Hiroshima, Hiroshima 1965 43 2009— 2013
Shimizu S-Pulse 1993 23 Shizuoka, Shizuoka 1993 23 1993—
F.C. Tokyo 1999 (J2) 21 Tokyo 2000 21 2012—
Vegalta Sendai 1999 (J2) 8 Sendai, Miyagi 2002 8 2010—
Ventforet Kofu 1999 (J2) 6 Toàn Yamanashi 2006 6 2013—
Vissel Kobe 1997 17 Kobe, Hyōgo 1997 17 2014—
Matsumoto Yamaga 2012 (J2) 1 Trung tâm Nagano 2015 1 2015—

Nguồn các đội tham dự:[16]

  • Nền hồng chỉ các câu lạc bộ gần nhất lên hạng từ J. League Hạng 2.
  • "Năm gia nhập" là năm câu lạc bộ gia nhập J. League.
  • "Mùa giải đầu tiên tại giải cao nhất," "Số mùa tại giải cao nhất," "Giai đoạn hiện tại ở giải cao nhất," và "Lần gần nhất giành chức vô địch" bao gồm cả Japan Soccer League Hạng Nhất.

Các sân vận động tại giải Hạng nhất (2014)

Các sân sử dụng tại J. League:

Albirex Niigata Kashima Antlers Omiya Ardija Cerezo Osaka Gamba Osaka Yokohama F. Marinos
Sân vận động Denka Big Swan Sân vận động bóng đá Kashima Sân vận động NACK5 Omiya Sân vận động Yanmar Nagai Sân vận động Kỷ niệm Expo '70 Sân vận động Nissan
Sức chứa: 42,300 Sức chứa: 40,728 Sức chứa: 15,300 Sức chứa: 47,816 Sức chứa: 21,000 Sức chứa: 72,370
Kawasaki Frontale Vissel Kobe Nagoya Grampus Tokushima Vortis Urawa Red Diamonds Kashiwa Reysol
Sân vận động Kawasaki Todoroki Sân vận động Noevir Kobe Sân vận động Toyota Sân vận động Pocarisweat Sân vận động Saitama 2002 Sân vận động Hitachi Kashiwa
Sức chứa: 26.000 Sức chứa: 30.132 Sức chứa: 45.000 Sức chứa: 20,441 Sức chứa: 63,700 Sức chứa: 15,900
Sagan Tosu Sanfrecce Hiroshima Shimizu S-Pulse F.C. Tokyo Vegalta Sendai Ventforet Kofu
Sân vận động Tiện nghi nhất Sân vận động EDION Hiroshima Sân vận động IAI Nihondaira Sân vận động Ajinomoto Sân vận động Sendai Sân vận động Ngân hàng Yamanashi Chuo
Sức chứa: 24,490 Sức chứa: 50,000 Sức chứa: 20,339 Sức chứa: 50,100 Sức chứa: 19,694 Sức chứa: 17,000

Câu lạc bộ cũ

Câu lạc bộ Năm
gia nhập
Số mùa
tại J1
Trụ sở Mùa đầu tiên tại
giải cao nhất
Số mùa tại
giải cao nhất
Giai đoạn hiện tại ở
giải cao nhất
Lần gần nhất
Vô địch
Giải đấu
hiện tại
Omiya Ardija 1999 (J2) 10 Saitama, Saitama 2005 10 2005–2014 J2
Avispa Fukuoka 1996 8 Fukuoka, Fukuoka 1996 8 2011 J2
Cerezo Osaka 1995 16 Osaka (thành phố), Osaka 1965 42 2010–2014 1980 J2
Consadole Sapporo 1998 5 Sapporo, Hokkaidō 1989/90 8 2012 J2
Yokohama Flügels 1993 6 Yokohama, Kanagawa 1985 11 1988/89–1998 Giải thể
JEF United Chiba 1993 17 Chiba & Ichihara, Chiba 1965 44 1965–2009 1985/86 J2
Júbilo Iwata 1994 20 Iwata, Shizuoka 1980 29 1994–2013 2002 J2
Kyoto Sanga 1996 11 Tây Nam Kyoto 1996 11 2008–2010 J2
Oita Trinita 1999 (J2) 8 Toàn Oita 2003 8 2013 J2
Tokyo Verdy 1993 14 Tokyo 1978 28 2008 1994 J2
Tokushima Vortis 2005 (J2) 1 Toàn Tokushima 2014 1 2014 J2
Yokohama FC 2001 (J2) 1 Yokohama, Kanagawa 2007 1 2007 J2
  • Nền xám chỉ các câu lạc bộ gần nhất xuống J. League Hạng 2.
  • "Năm gia nhập" là năm câu lạc bộ gia nhập J. League.
  • "Mùa giải đầu tiên tại giải cao nhất," "Số mùa tại giải cao nhất," "Giai đoạn hiện tại ở giải cao nhất," và "Lần gần nhất giành chức vô địch" bao gồm cả Japan Soccer League Hạng Nhất.

Thống kê

Lịch sử các giải vô địch

Kỷ nguyên chia mùa (1993–2004) Đậm chỉ nhà vô địch; † Mùa giải đơn; ‡ Câu lạc bộ vô địch cả hai giai đoạn

Năm Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
1993 Kashima Antlers Verdy Kawasaki
1994 Sanfrecce Hiroshima Verdy Kawasaki
1995 Yokohama Marinos Verdy Kawasaki
1996 Kashima Antlers
1997 Kashima Antlers Júbilo Iwata
1998 Júbilo Iwata Kashima Antlers
1999 Júbilo Iwata Shimizu S-Pulse
2000 Yokohama F. Marinos Kashima Antlers
2001 Júbilo Iwata Kashima Antlers
2002 Júbilo Iwata
2003 Yokohama F. Marinos
2004 Yokohama F. Marinos Urawa Red Diamonds

Kỷ nguyên một mùa (2005–2014)

Năm Vô địch Á quân Hạng ba
2005 Gamba Osaka Urawa Red Diamonds Kashima Antlers
2006 Urawa Red Diamonds Kawasaki Frontale Gamba Osaka
2007 Kashima Antlers Urawa Red Diamonds Gamba Osaka
2008 Kashima Antlers Kawasaki Frontale Nagoya Grampus
2009 Kashima Antlers Kawasaki Frontale Gamba Osaka
2010 Nagoya Grampus Gamba Osaka Cerezo Osaka
2011 Kashiwa Reysol Nagoya Grampus Gamba Osaka
2012 Sanfrecce Hiroshima Vegalta Sendai Urawa Red Diamonds
2013 Sanfrecce Hiroshima Yokohama F. Marinos Kawasaki Frontale
2014 Gamba Osaka Urawa Red Diamonds Kashima Antlers
Sanfrecce Hiroshima Gamba Osaka
Kashima Antlers Urawa Red Diamonds
Kawasaki Frontale Kashima Antlers
Kawasaki Frontale Sanfrecce Hiroshima
Yokohama F. Marinos FC Tokyo
Kawasaki Frontale Gamba Osaka
Kawasaki Frontale Yokohama F. Marinos

Câu lạc bộ thành công nhất

Câu lạc bộ in đậm đang thi đấu tại mùa 2022.

Câu lạc bộ Vô địch Á quân Năm vô địch Năm á quân
Kashima Antlers
8
3
1996, 1998, 2000, 2001, 2007, 2008, 2009, 2016 1993, 1997, 2017
Yokohama F. Marinos
4
4
1995, 2003, 2004, 2019 2000, 2002, 2013, 2021
Kawasaki Frontale
4
3
2017, 2018, 2020, 2021 2006, 2008, 2009
Júbilo Iwata
3
3
1997, 1999, 2002 1998, 2001, 2003
Sanfrecce Hiroshima
3
2
2012, 2013, 2015 1994, 2018
Gamba Osaka
2
3
2005, 2014 2010, 2015, 2020
Tokyo Verdy
2
1
1993, 1994 1995
Urawa Red Diamonds
1
5
2006 2004, 2005, 2007, 2014, 2016
Nagoya Grampus
1
2
2010 1996, 2011
Kashiwa Reysol
1
0
2011 2006, 2008, 2009
Shimizu S-Pulse
0
1
1999
Vegalta Sendai
0
1
2012
FC Tokyo
0
1
2019

Xuống hạng

Năm Thứ 15 Thứ 16 Thứ 17 Thứ 18
1998 JEF United Ichihara Consadole Sapporo Vissel Kobe Avispa Fukuoka
1999 Urawa Red Diamonds Bellmare Hiratsuka Chỉ có 16 câu lạc bộ
2000 Kyoto Purple Sanga Kawasaki Frontale
2001 Avispa Fukuoka Cerezo Osaka
2002 Sanfrecce Hiroshima Consadole Sapporo
2003 Vegalta Sendai Kyoto Purple Sanga
2004 Cerezo Osaka Kashiwa Reysol
2005 Shimizu S-Pulse Kashiwa Reysol Tokyo Verdy 1969 Vissel Kobe
2006 Ventforet Kofu Avispa Fukuoka Cerezo Osaka Kyoto Purple Sanga
2007 Omiya Ardija Sanfrecce Hiroshima Ventforet Kofu Yokohama FC
2008 JEF United Chiba Júbilo Iwata Tokyo Verdy Consadole Sapporo
2009 Montedio Yamagata Kashiwa Reysol Oita Trinita JEF United Chiba
2010 Vissel Kobe F.C. Tokyo Kyoto Sanga Shonan Bellmare
2011 Urawa Red Diamonds Ventforet Kofu Avispa Fukuoka Montedio Yamagata
2012 Albirex Niigata Vissel Kobe Gamba Osaka Consadole Sapporo
2013 Ventforet Kofu Shonan Bellmare Júbilo Iwata Oita Trinita
2014 Shimizu S-Pulse Omiya Ardija Cerezo Osaka Tokushima Vortis

* In đậm là các câu lạc bộ xuống hạng;
†Thắng Trận tranh Lên/Xuống hạng J. League;
‡ Thua Trận tranh Lên/Xuống hạng J. League và xuống hạng

Các giải khác

Giải quốc nội
Giải quốc tế
Giải không còn tồn tại

Truyền thông

Nhật Bản

DAZN đã mang lại quyền phát sóng kỹ thuật số độc quyền cho toàn bộ các trận đấu J.League (bao gồm cả J1 League) cho đến năm 2033.[17] Giải đấu cũng có thể được phát trực tuyến trên Abema thông qua gói đăng ký Abema de DAZN.[1]

Phát sóng tuyến tính cho mùa giải 2024 bị giới hạn ở một số trận đấu được phát sóng trên NHK General TVNHK BS, ngoài một số kênh khu vực dựa trên khu vực đội của họ (như Tokyo MX, MBS TV, SBS Shizuoka, Saga TV, Sapporo TV, Mētele, TSS, NST, v.v.)

Bên ngoài Nhật Bản

Giải đấu hiện được phủ sóng toàn cầu (trừ Trung Quốc đại lục) bởi NHK World Premium (chỉ có tiếng Nhật)[18] và Dentsu.[19][20]

2020–2022

Quốc gia/Vùng lãnh thổ Đài truyền hình
 Úc Optus Sport[21]
 Áo SportdigitalDACH
 Đức
 Thụy Sĩ
 Brunei Astro SuperSport, SPOTV
 Malaysia
 Trung Quốc K-Ball CHN

FTA và trả phí (truyền hình khu vực)

IPTV

  • Wasu

Truyền trực tiếp

Vùng Balkan Sport Klub
 Hồng Kông i-Cable
 Indonesia MNC Sports, SPOTV
 Ireland FreeSports[22]
 Anh Quốc
 Israel Sport 5
 Ma Cao TDM
 MENA Dubai Sports beIn sport Alkass
 Đài Loan ELTA
 Thái Lan Siamsports (Truyền trực tiếp một số trận), PPTV (Chỉ một số trận)
 Ấn Độ FanCode[23]
Việt Nam DatVietVAC

^CHN – với tư cách là nhà phân phối chính, bao gồm các trận đấu J2.

^DACH – bắt đầu từ MW2 vào mùa giải 2020.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b “ABEMA Launches "ABEMA de DAZN" to Deliver Even More Sports Content from February” [ABEMA ra mắt "ABEMA de DAZN" để cung cấp nhiều nội dung thể thao hơn từ tháng 2]. CyberAgent (Thông cáo báo chí). 16 tháng 2 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ Logo sử dụng ở Nhật Bản được dán nhãn 「明治安田 J1 LEAGUE」.
  3. ^ サッカー用語集 [Từ điển bóng đá]. JFA (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội bóng đá Nhật Bản. 25 tháng 1 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2019. 「日本プロサッカーリーグ」の読みは、「にほんプロサッカーリーグ」。
  4. ^ “J-League History Part 5: Expansion, success, and a bright future” [Lịch sử J-League Phần 5: Mở rộng, thành công và tương lai tươi sáng]. Goal.com. ngày 9 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  5. ^ “J-League History Part 4: Exporting Talent” [Lịch sử J-League Phần 4: Xuất khẩu tài năng]. Goal.com. ngày 9 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  6. ^ “J-League History Part 3: Growing pains emerge on the road to the 2002 World Cup” [Lịch sử J-League Phần 3: Những khó khăn khi trưởng thành đã xuất hiện trên con đường đến World Cup 2002]. Goal.com. ngày 9 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  7. ^ “J-League History Part 2: Verdy Kawasaki dominates the early years” [Lịch sử J-League Phần 2: Verdy Kawasaki thống trị những năm đầu]. Goal.com. ngày 9 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  8. ^ “J-League History Part 1: Professional football begins in Japan” [Lịch sử J-League Phần 1: Bóng đá chuyên nghiệp bắt đầu ở Nhật Bản]. Goal.com. ngày 9 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  9. ^ “Tokyo Journal; Japan Falls for Soccer, Leaving Baseball in Lurch - New York Times” [Tokyo Journal; Nhật Bản sa sút vì bóng đá, Rời bỏ Bóng chày ở Lurch - New York Times]. Nytimes.com. ngày 6 tháng 6 năm 1994. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2013.
  10. ^ “Japan Wages Soccer Campaign” [Chiến dịch bóng đá của Nhật Bản]. CSMonitor.com. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2013.
  11. ^ “Football finds a home in Japan”. FIFA. 12 tháng 12 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  12. ^ “How Japan created a successful league”. When Saturday Comes. 18 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  13. ^ John Duerden (11 tháng 8 năm 2008). “Asian Debate: Is Japan Becoming Asia's Leader?”. Goal.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2012.
  14. ^ 川崎Fが香港でブレーク中、生中継で火 (bằng tiếng Nhật). NikkanSports. 8 tháng 3 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2008.
  15. ^ “J. League reveals breakdown of prize money, funds”. The Japan Times. 9 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2019.
  16. ^ “J1 League: Summary”. Soccerway. Global Sports Media. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2012.
  17. ^ “DAZN and J.LEAGUE extend Japanese broadcasting rights contract until 2033” [DAZN và J.LEAGUE gia hạn hợp đồng bản quyền phát sóng tại Nhật Bản đến năm 2033]. DAZN (Thông cáo báo chí). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ “J League Soccer: Urawa Red Diamonds vs F.C.Tokyo”. NHK World Premium. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.
  19. ^ “Overseas Broadcasting details determined for the 2020 MEIJI YASUDA J.LEAGUE:J. LEAGUE.JP”. J.League (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2020.
  20. ^ “The 2021 MEIJI YASUDA J.LEAGUE is available for viewing in the following regions and broadcasters”. J.LEAGUE.JP (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  21. ^ “Optus Sport Welcomes J-League to Our 2020 Line Up”. Optus Sport. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  22. ^ “J1 League”. FreeSports (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  23. ^ “FanCode becomes official broadcast partner of Meiji Yasuda J1 League in India”. Broadcast and CableSat (bằng tiếng Anh). 23 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.

Liên kết ngoài