Hoài Đức

Hoài Đức
Huyện
Huyện Hoài Đức
Rước Thánh qua ao làng tại xã Vân Côn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
Huyện lỵThị trấn Trạm Trôi
Trụ sở UBNDSố 123-125 Đường 422, Thị trấn Trạm Trôi
Phân chia hành chính1 thị trấn, 19 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Hoàng Trường
Chủ tịch HĐNDTrần Văn Nghĩa
Chủ tịch UBMTTQNguyễn Thế Hạ
Chánh án TANDNguyễn Thị Thanh
Viện trưởng VKSNDTrần Đăng Thành
Bí thư Huyện ủyNguyễn Trúc Anh
Địa lý
Tọa độ: 21°02′B 105°42′Đ / 21,04°B 105,7°Đ / 21.04; 105.70
MapBản đồ huyện Hoài Đức
Hoài Đức trên bản đồ Hà Nội
Hoài Đức
Hoài Đức
Vị trí huyện Hoài Đức trên bản đồ Hà Nội
Hoài Đức trên bản đồ Việt Nam
Hoài Đức
Hoài Đức
Vị trí huyện Hoài Đức trên bản đồ Việt Nam
Diện tích84,93 km²
Dân số (31/12/2020)
Tổng cộng276.070 người
Mật độ3.250 người/km²
Khác
Mã hành chính274[1]
Biển số xe29-X5, 29-AK
Websitehoaiduc.hanoi.gov.vn

Hoài Đức là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

Huyện Hoài Đức nằm ở ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 16 km, có vị trí địa lý:

Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng. Sông Đáy chảy qua phía tây huyện, tạo thành ranh giới với các huyện Phúc Thọ và Quốc Oai. Dân số huyện năm 2019 là 262.943 người, trong đó 9% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Lịch sử

Tên gọi Hoài Đức có từ năm 622 đời Đường, niên hiệu Vũ Đức do huyện Tống Bình tách ra làm 2 huyện Giao Chỉ và Hoài Đức.

Năm 621 đổi Tống Bình thành Tống Châu, tách đặt 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Nghĩa là Tống Châu gồm 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Thành lập Từ Châu gồm 3 huyện Từ Liêm (có sông Tô Lịch), Ô Diên (chỗ sông Hồng tiếp sang sông Đuống, nay là Phùng, Đan Phượng) và Vũ Lập.

Năm 622 tách Tống Châu đặt thêm huyện Giao Chỉ và huyện Hoài Đức. Nghĩa là Tống Châu gồm 4 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức, Nam Định, Giao Chỉ. Năm 623 đổi Tống Châu thành châu Nam Tống.

Năm 627, bỏ châu Nam Tống, lấy 3 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức và Giao Chỉ kia để lập lại huyện Tống Bình (nay khoảng Hoài Đức, Từ Liêm). Dời huyện Giao Chỉ đến Nam Từ Châu rồi đổi tên nó thành huyện Giao Chỉ mới (khoảng Đan Phượng, Phúc Thọ) trên đường sang Phong Châu (Thạch Thất, Sơn Tây).

Thời Lý-Trần, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc thuộc châu Từ Liêm và huyện Từ Liêm, phủ Đông Đô, lộ Đông Đô. Thời Lê, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc huyện Đan Phượng và huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.

Phủ Hoài Đức nhà Nguyễn

Bản đồ phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội và thành Hà Nội năm 1883

Năm Gia Long thứ 4 (1805), vua Gia Long đổi tên phủ Phụng Thiên của Thăng Long (thời Hậu Lê) thành phủ Hoài Đức, với nguyên trạng phần đất Phụng Thiên cũ, gồm 2 huyện Vĩnh Thuận (tức là huyện Quảng Đức thời Hậu Lê) và Thọ Xương (hay Vĩnh Xương) thời Lê.[2]

Phủ Hoài Đức những năm đầu nhà Nguyễn (từ những năm 18051831) là phần đất thuộc các huyện Đan Phượng và Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Phần thuộc huyện Đan Phượng gồm các xã: Dương Liễu, Cát Quế (Quế Dương), Yên Sở... thuộc tổng Dương Liễu; Lai Xá (Lai Xá, Kim Chung),...thuộc tổng Kim Thìa; Sơn Đồng thuộc tổng Sơn Đồng; Đắc Sở, Lại Yên... thuộc tổng Đắc Sở;...Phần thuộc huyện Từ Liêm gồm các xã: Vân Canh,... thuộc tổng Hương Canh; La Phù, An Khánh, An Thượng, Đông La, Vân Côn... thuộc tổng Yên Lũng;...[3]

Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. Phủ Hoài Đức là một trong 4 phủ của tỉnh Hà Nội là: Hoài Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân. Đồng thời cũng trong năm này, huyện Từ Liêm dược tách ra khỏi phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cho lệ vào phủ Hoài Đức, (một phần của huyện Hoài Đức ngày nay cũng theo huyện Từ Liêm nhà Nguyễn nhập vào phủ Hoài Đức). Phủ lị ở thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, nay là khu vực phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tường thành phủ chu vi 203 trượng, cao 7 thước, 2 tấc, mở 3 cưa, hào rộng 2 trượng 5 thước, tường thành hình vuông, chiều Đông Bắc – Tây Nam. Phía Bắc giáp phố Ấu Triệu hiện nay. Năm 1833, dời đến xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, do phủ kiêm lý, đắp thành phủ mới, có hào, mặt trước, nay là đường Nguyễn Phong Sắc quận Cầu Giấy Hà Nội. Năm 1883, tại lỵ sở phủ Hoài Đức diễn ra một trận kháng cự của quân đội nhà Nguyễn cùng quân Cờ Đen chống lại cuộc tấn công của quân đội Viễn chinh Pháp, trước khi nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp.

Quy mô phủ Hoài Đức lúc này bao gồm:

  • Huyện Thọ Xương (8 tổng: 193 phường, thôn, trại) gồm các tổng: Tả Túc, Tiền Túc, Hữu Túc, Hậu Túc, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm, Hữu Nghiêm, Hậu Nghiêm.
  • Huyện Vĩnh Thuận (5 tổng: 57 xã, thôn, phường, trại) gồm các tổng: Thượng, Trung, Nội, Hạ, Yên Thành.
  • Huyện Từ Liêm (13 tổng: 91 xã, thôn, trang, trại, phường, sở) gồm các tổng: Thượng Hội, Thượng Trì, Hạ Trì, Phú Gia, Minh Cảo, Cổ Nhuế, Dịch Vọng, Hương Canh, Tây Đam, Thượng Ốc, Yên Lũng, La Nội, Thiên Mỗ.

Năm 1888, huyện Đan Phượng thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, được nhập vào phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội, kéo theo một phần đất của Hoài Đức ngày nay thuộc Đan Phượng thời đó, được nhập vào phủ Hoài Đức. Huyện Đan Phượng (9 tổng: 60 xã, thôn, châu, phường, vạn) gồm các tổng: Sơn Đồng, Hạ Hiệp, Thượng Hiệp, Kim Thia, Phượng Thượng, Dương Liễu, Đắc Sở, Thiên Mạc, Thu Vĩ.

Từ ngày 6 tháng 12 năm 1904, phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông. Năm 1945, thì bỏ phủ Hoài, phần đất nguyên của phủ Hoài Đức được nhập vào Hà Nội.

Huyện Hoài Đức hiện nay

Sau năm 1945, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông được thành lập trên phần đất nguyên là một số xã của các huyện Đan Phượng và huyện Từ Liêm cũ. Từ tháng 3 năm 1947, bốn huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai và thị xã Hà Đông được cắt chuyển về thành phố Hà Nội theo quyết định của Khu II. (Khi sự kiện 19 tháng 12 năm 1946 nổ ra, Mặt trận Hà Nội được sáp nhập vào Khu II. Từ ngày 1 tháng 11 năm 1948, Khu 2 đặt quyền trực thuộc của Liên khu 3, nhưng đến tháng 5 năm 1949 thì khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội độc lập, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Tình trạng này được duy trì cho đến sau năm 1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội).

Từ ngày 12 tháng 3 năm 1947 đến tháng 5 năm 1948, huyện Hoài Đức được gộp vào liên quận huyện IV, bao gồm Hoài Đức và Đan Phượng.[4] Tháng 5 năm 1947, Trung ương quyết định tách ba tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây ra khỏi Khu II, thành lập Khu XI. Tháng 5 năm 1948 đến tháng 10 năm 1948, Khu XI được Trung ương quyết định giải thể Khu XI và thành lập tỉnh Lưỡng Hà thuộc Liên khu III. Lúc này, liên quận huyện IV - Hoài Đức và Hoài Đức được tách ra thành huyện Liên Bắc. Hoài Đức thuộc huyện Liên Bắc, tỉnh Lưỡng Hà.

Từ tháng 10 năm 1948 đến tháng 3 năm 1954, Khu uỷ III tách Lưỡng Hà thành 2 tỉnh Hà Đông và Hà Nội, do vậy, lúc này, Hoài Đức thuộc huyện Liên Bắc tỉnh Hà Đông.

Đến tháng 11 năm 1953, huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng được tách bởi huyện Liên Bắc. Hoài Đức bao gồm 10 xã: Kim Chung, Thọ Nam, An Thượng, Sơn Trang, Hữu Hưng, Dương Cát, Đại La, Phương Sơn, Vân Côn, Mã Tân. Tháng 4 năm 1954, huyện Hoài Đức được tái lập và thuộc tỉnh Hà Đông quản lý theo quyết định của Liên khu uỷ III.

Sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất năm 1956, Hoài Đức có thêm 2 xã mới sáp nhập về là xã Cương Kiên và xã Văn Khê. Đồng thời để phù hợp với những quy định mới về quản lý đơn vị hành chính, một số xã được tách ra, thay đổi lại. Lúc này Hoài Đức có 25 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Cương Kiên, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Hữu Hưng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Văn Khê, Xuân Thủy, Yên Nghĩa, Yên Sở.

Ngày 17 tháng 6 năm 1959, đổi tên xã Xuân Thủy thuộc huyện Hoài Đức thành xã Xuân Phương.[5]

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, trong kỳ họp khóa II, kỳ 2, Quốc hội ra quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ nhất, 3 xã của huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông là Cương Kiên, Hữu Hưng và Xuân Phương được sáp nhập vào Hà Nội (nay là các phường Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Phương CanhXuân Phương thuộc quận Nam Từ Liêm và một phần phường Tây Tựu thuộc quận Bắc Từ Liêm).[6] Huyện Hoài Đức còn lại 22 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Văn Khê, Yên Nghĩa, Yên Sở.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Tây mới được thành lập do hợp nhất 2 tỉnh Hà ĐôngSơn Tây.[7] Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Văn Khê vào thị xã Hà Đông (nay là 2 phường La KhêPhú La thuộc quận Hà Đông), huyện Hoài Đức còn lại 21 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở.[8] Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Sơn Bình hình thành do sáp nhập 2 tỉnh Hà TâyHòa Bình.[9]

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ 2, Hoài Đức cùng với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình và 2 huyện Mê Linh, Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội,[10] đồng thời tiếp nhận 4 xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa của huyện Quốc Oai và 2 xã Phụng Châu, Tiên Phương của huyện Chương Mỹ.[11] Lúc này, huyện Hoài Đức có 27 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Cộng Hòa, Đắc Sở, Đại Thành, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Phụng Châu, Sơn Đồng, Song Phương, Tân Hòa, Tân Phú, Tiên Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập, tách từ tỉnh Hà Sơn Bình. Tại kì họp thứ 9 quốc hội khoá VIII ngày 12 tháng 8 năm 1991, ranh giới thành phố Hà Nội được điều chỉnh, Hoài Đức cùng với 4 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây được trao trả cho tỉnh Hà Tây.[12]

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Hoài Đức trả lại các xã Phụng Châu, Tiên Phương cho huyện Chương Mỹ và trả lại các xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa cho huyện Quốc Oai; đồng thời, thị trấn Trạm Trôi được thành lập trên cơ sở thôn Giang Xá của xã Đức Giang và trở thành huyện lị của huyện.[13] Lúc này, huyện Hoài Đức có thị trấn Trạm Trôi và 21 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở.

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển xã Yên Nghĩa vào thị xã Hà Đông.[14] Lúc này, huyện Hoài Đức có 1 thị trấn Trạm Trôi và 20 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở. Ngày 4 tháng 1 năm 2006, chuyển xã Dương Nội vào thị xã Hà Đông.[15] Như vậy, huyện Hoài Đức có thị trấn Trạm Trôi và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở, giữ ổn định đến nay. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào Hà Nội.[16]

Hành chính

Huyện Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Trạm Trôi (huyện lỵ) và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Hoài Đức

Tên Diện tích (km²) Dân số năm 2017 (người) Các thôn, xóm
Thị trấn (1)
Trạm Trôi 1,224 6.059 Thôn Giang Xá, Đường Vạn Xuân
Xã (19)
An Khánh 8,4682 19.858 Thôn Ngãi Cầu, Vân Lũng, Yên Lũng, An Thọ, Phú Vinh, Trường An, An Bình
An Thượng 7,6209 15.714 Thôn Đào Nguyên, Ngự Câu, An Hạ, Thanh Quang, Lại Dụ
Cát Quế 4,2824 17.381 Thôn Cát Ngòi, Quế Dương, Tháp Thượng, Tam Hợp
Đắc Sở 2,0064 4.610 Thôn 1,2,3,4,5,6
Di Trạch 2,8240 9.002 Thôn Dậu 1, Dậu 2, Đa, Dền, Vực, Ải
Đông La 4,4943 12.144 Thôn Đông Lao, Đồng Nhân, La Tinh
Đức Giang 3,2839 13.005 Thôn Cao Trung, Cao Hạ, Lưu Xá, Lũng Kênh
Đức Thượng 5,1345 12.388 Thôn Thượng Thụy, Nội, Chiền, Nhuệ, Phú Đa, Cựu Quán, Cao Xá Thượng và phố Thú y
Dương Liễu 4,3193 14.482 Xóm Chàng Chợ, Chàng Trũng, Gia, Đồng, Thống Nhất, Quê, Đồng Phú, Me Táo, Mới, Hợp Nhất, Đoàn Kết, Chùa Đồng, Đình Đàu, Hòa Hợp
Kim Chung 3,8774 12.935 Thôn Lai Xá, Yên Vĩnh, Yên Bệ, Đại Tự
La Phù 3,4539 11.435 Thôn Chùa Tổng, Tiền Phong, Đấu tranh, Đoàn Kết, Minh Khai, Trần Phú, Quyết Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Hoa Thám, Độc Lập
Lại Yên 3,3584 8.052 Thôn 1,2,3,4
Minh Khai 1,9349 6.253 Thôn Minh Hòa 1,2,3,4, Minh Hiệp 1,2,3
Sơn Đồng 3,4529 9.846 Xóm Đông, Đồng, Hàn, Rô, Rảnh, Xa, Đình, Thượng, Gạch, Chiêu, Ngã Tư
Song Phương 5,7087 14,032 thôn Phương Bảng và Phương Viên
Tiền Yên 3,0880 6.953 Thôn Yên Thái, Tiền Lệ
Vân Canh 4,4832 9.682 Thôn Hậu Ái, Kim Hoàng, An Trai
Vân Côn 6,6975 13.869 Thôn Quyết Tiến, Cát Thuế, Mộc Hoàn Đình, Mộc Hoàn Giáo, Linh Thượng, Vân Côn, Phương Quan, Cù Sơn
Yên Sở 4,4944 10.887 Thôn 1,2,3,4,5,6,7,8,9
Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2017 (20/07/2018)

Hạ tầng

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: khu đô thị Bắc An Khánh, khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Vinhomes Thăng Long, khu đô thị Bắc Quốc lộ 32, Dự án nam 32, khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Hinode Royal Park, khu đô thị Sơn Đồng, khu đô thị Tây Đô, khu đô thị An Thịnh, khu đô thị An Khánh - An Thượng, khu đô thị Dầu khí Đức Giang, khu đô thị Dầu khí An Thượng, khu đô thị Mai Linh - Đông Đô, khu đô thị Đại học Vân Canh, khu đô thị Hinode Royal Park...

Ở đây có công viên Thiên đường Bảo Sơn nằm trên đường Lê Trọng Tấn.

Giao thông

Hoài Đức có đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32 (từ km13 + 920 đến km19 + 985), tỉnh lộ 422, 423 chạy qua, đường đê tả Đáy rộng 7m thảm nhựa.

Hiện nay, huyện Hoài Đức đang triển khai xây dựng các tuyến đường vành đai như Đường vành đai 3.5, Đường vành đai 4, Đường Liên khu vực 8, Đường Liên khu vực 1, đường Lại Yên - Vân Canh.

Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các Tuyến số 3 (Sơn Tây - Nhổn - Yên Sở), Tuyến số 5 (Hồ Tây - Hòa Lạc), Tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), Tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), Tuyến số 8 (Sơn Đồng - Dương Xá), trong đó Tuyến số 5 hiện đang được đầu tư xây dựng.

  • Quốc lộ, Tỉnh lộ
  1. Quốc lộ 32
  2. Đại lộ Thăng Long
  3. Đường 422 (Đường 79 cũ)
  4. Đường 422B (đường Vân Canh - Sơn Đồng)
  5. Đường 423 (Đường 72 cũ)
  6. Đường 70
  7. Đường đê tả Đáy
  • Đường liên huyện
  1. Sơn Đồng - Cát Quế
  2. Sơn Đồng - Song Phương
  3. Lại Yên - An Khánh
  4. Lại Yên - Vân Canh
  5. Lại Yên - Tiền Yên
  6. Song Phương - Vân Côn
  7. Sơn Đồng - Đắc Sở - Tiền Yên
  8. Dương Liễu - Đức Thượng
  9. Dương Liễu - Minh Khai
  • Đường, phố khác
  1. Đường An Khánh
  2. Đường An Thái
  3. Đường Bồ Quân
  4. Đường Chùa Tổng
  5. Đường Đào Trực
  6. Đường Hoàng Tùng
  7. Đường Kẻ Sấu
  8. Đường Kim Thìa
  9. Đường Lý Đàm Nghiên
  10. Đường Lý Phục Man
  11. Đường Nguyễn Viết Thứ
  12. Đường Phương Quan
  13. Đường Quế Dương
  14. Đường Sơn Đồng
  15. Đường Thượng Ốc
  16. Đường Tiền Lệ
  17. Đường Triệu Túc
  18. Đường Vân Canh
  19. Đường Vân Côn
  20. Đường Lý Nam Đế
  21. Đường Vạn Xuân (từ Cổng chào Hoài Đức - hết đoạn đường đôi QL32).[17]

Hệ thống xe buýt

Điểm đầu cuối và trung chuyển

  • Học viện Chính sách và Phát triển (19)
  • KĐT Vân Canh (50)
  • Bến xe Hoài Đức (97)

Các tuyến xe buýt hoạt động

Tuyến xe buýt Lộ trình trong khu vực huyện Hoài Đức
19(Trần Khánh Dư - Học viện Chính sách và Phát triển) ... - Hoàng Tùng - An Khánh - Đường nội bộ KĐT Sudico Nam An Khánh - Cổng số 2 KĐT Vinhomes Thăng Long - Học viện Chính sách và Phát triển
20A(Cầu Giấy - Bến xe Sơn Tây) ... - Vạn Xuân -...
29(Bến xe Giáp Bát - Tân Lập) ... - Vạn Xuân -...
50(Long Biên - KĐT Vân Canh) ... - Xuân Phương - Đường nội bộ KĐT Vân Canh - KĐT Vân Canh
57(Bến xe Nam Thăng Long - KCN Phú Nghĩa) ... - Xuân Phương -...
66(Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Phùng) ... - Hoàng Tùng - Đường nội bộ KĐT Nam An Khánh - Phố Đông - An Khánh - Cầu vượt An Khánh - Đại lộ Thăng Long (đường gom) - Lý Phục Man -...
74(Bến xe Mỹ Đình - Xuân Khanh) ... - Đại lộ Thăng Long -...
87(Bến xe Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai) ... - Đại lộ Thăng Long - Đường nội bộ KĐT Nam An Khánh - Hoàng Tùng - Đại lộ Thăng Long -...
88(Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai) ... - Đại lộ Thăng Long -...
89(Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Sơn Tây) ..... Chùa Tổng - Thượng Ốc - Đê Tả Đáy - Phương Quan -....
92(Nhổn - Phú Sơn (Ba Vì)) ... - Vạn Xuân -...
97(Hoài Đức - Công viên Nghĩa Đô) Hoài Đức (bến xe Hoài Đức) - Vạn Xuân - Triệu Túc - Ngã tư Sơn Đồng - Kim Thìa - Vân Canh - Xuân Phương -...
107(Bến xe Kim Mã - LVHDL các dân tộc Việt Nam) ... - Đại lộ Thăng Long -...
117(Hòa Lạc - Nhổn) ... - Vạn Xuân -...
157(Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây) ... - Đại lộ Thăng Long -...
163(Bến xe Yên Nghĩa - Nhổn) ... - Bồ Quân - Lý Phục Man - Quế Dương - Sơn Đồng - Triệu Túc - Vạn Xuân -...
E06(Bến xe Giáp Bát - Vinhomes Smart City) ... - Hoàng Tùng - Đường nội bộ KĐT Geleximco -...

Làng nghề

Huyện Hoài Đức là nơi tập trung nhiều làng nghề. Toàn huyện có 52 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 12 làng nghề đã được cấp bằng công nhận. Các làng nghề thuộc nhóm chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản chiếm nhiều nhất tập trung ở tất cả các thôn thuộc các xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai, La Phù và nhiều thôn ở các xã Đức Giang, Yên Sở, An Thượng... Trong nhóm nghề chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản của huyện rất đa dạng bao gồm nhiều ngành nghề như: làm miến, bún bánh, bột sắn, mạch nha, bột rong, sơ chế sản phẩm từ đường, xay xát và làm gạo, bánh đa nem, nấu rượu, bánh kẹo,... nhóm nghề này vẫn đang hoạt động hiệu quả và phát triển tốt. Ngoài ra, huyện còn có nhiều nghề khác như các làng nghề thuộc nhóm mộc, cơ khí, sinh vật cảnh, dệt may, xây dựng. Riêng các làng nghề thuộc nhóm nghề mây tre đan hoạt động kém hiệu quả số lượng lao động tham gia giảm còn rất ít và dần mai một. Các làng nghề, làng nghề truyền thống, làng có nghề và ngành nghề ở các địa phương trong huyện:

  • Chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản (miến, bột rong) các thôn ở xã Minh Khai
  • Nghề làm hương ở Lại Yên
  • Làm mành tre thôn Vân Lũng (An Khánh)
  • Có nghề làm gạo ở thị trấn Trạm Trôi
  • Nghề mây tre đan ở Song Phương
  • Chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản (tinh bột rong, bột sắn, mạch nha, nấu rượu) và chăn nuôi các thôn ở xã Cát Quế
  • Nghề cơ khí (gia công, gò hàn, két sắt) và mộc (dân dụng, mĩ nghệ) ở Đại Tự (Kim Chung)
  • Nghề làm rau ở Tiền Lệ (Tiền Yên)
  • Làm tranh (thất truyền) Kim Hoàng (Vân Canh)
  • Bánh đa nem, nấu rượu Ngự Câu (An Thượng)
  • Chế biến lương thực, thực phẩm (xay xát, buôn bán, làm gạo) thôn Lưu Xá (Đức Giang)
  • Trồng phật thủ ở Đắc Sở
  • Dệt may, sơ chế gỗ, trồng hoa Đồng Nhân (Đông La)
  • Nghề xây dựng ở Vân Côn
  • Mộc điêu khắc (đồ thờ, tạc tượng) ở Sơn Đồng
  • Nghề xây dựng và một số còn nghề chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản thôn ở xã Yên Sở
  • Có nghề thuốc nam ở Vân Canh
  • Nghề nhiếp ảnh thôn Lai Xá (Kim Chung)
  • Chế biến lương thực, thực phẩm (bún, bánh, thịt chó) thôn Cao Xá Hạ (Đức Giang)
  • Nghề nấu rượu ở Trại Chiêu (Sơn Đồng)
  • Làm bánh kẹo (sản xuất, buôn bán, làm nguyên liệu) và dệt may (thảm, len, bít tất, may mặc) ở La Phù
  • Chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản (miến, sơ chế sản phẩm từ đường, nguyên liệu làm bánh kẹo và miến) các thôn ở xã Dương Liễu.

Hoài Đức có 12 làng nghề đã được cấp bằng công nhận:

STT Tên làng nghề Địa chỉ
1 Làng nghề chế biến Lương thực thực phẩm Lưu Xá Đức Giang – Hoài Đức
2 Làng nghề Bún bánh Cao Xá Hạ
3 Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng – Hoài Đức
4 Làng nghề bánh kẹo – dệt kim La Phù – Hoài Đức
5 Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai – Hoài Đức
6 Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu – Hoài Đức
7 Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Cát Quế – Hoài Đức
8 Làng nghề Nhiếp ảnh truyền thống thôn Lai Xá Kim Chung – Hoài Đức
9 Làng nghề Bánh đa nem Ngự Câu An Thượng – Hoài Đức
10 Làng nghề xây dựng, chế biến nông sản Yên Sở - Hoài Đức
11 Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự Kim Chung – Hoài Đức
12 Làng nghề dệt may, chế biến nông lâm sản Đồng Nhân Đông La – Hoài Đức

Văn hóa, kiến trúc, di tích

Nghệ thuật

Nghệ thuật tranh Kim Hoàng là một trong bốn nghệ thuật tranh: tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình.

Kim Hoàng (vùng đất nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) là hợp nhất của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng, xây dựng đình chung vào ngày 3 tháng 2 năm Chính Hòa thứ 22. Tranh Kim Hoàng cũng giống như ba dòng tranh trên, cũng đủ loại như thờ cúng, chúc tụng, châm biếm... Dòng tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỷ mỷ hơn tranh Đông Hồ, màu sắc tươi hơn dòng tranh Hàng Trống. Về màu, tranh Kim Hoàng dùng mực tàu, trắng là thạch cao, chàm xanh từ mực tàu hòa với màu nước chàm và các màu lấy từ thiên nhiên... Giấy in không quét điệp như tranh Đông Hồ, cũng không dùng giấy xuyến như tranh Hàng Trống mà in trên giấy đỏ, giấy hồng điều, giấy tàu vàng... Ví dụ như tranh lợn bột in hình con lợn mình đen, viền trắng cách điệu rất ngộ nghĩnh trên giấy nền đỏ tạo một vẻ đẹp gây ấn tượng mạnh mẽ trong dòng tranh Kim Hoàng. Cũng như các dòng tranh khác, tranh Kim Hoàng cũng dần bị thất truyền. Ngày nay, một vài ván in của dòng tranh này vẫn được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Công trình, di tích

  • Chùa Tổng La Phù
  • Quán Giá
  • Quán Linh Tiên
  • Tượng đài Sấu Giá
  • Lăng quận công Phạm Mẫn Trực
  • Lăng quận công Phạm Đôn Nghị
  • Đình Kim Hoàng
  • Chùa, Đình, Quán Lại Yên
  • Đình Tiền Lệ
  • Chùa Hương Trai
  • Đình Sơn Đồng
  • Đình Giang Xá

Danh nhân

Họ Tên Năm sinh - mất Quê Xã Chức vụ Ghi chú
Lý Phục Man Nhà Tiền Lý Yên Sở Gia Thông Đại vương, Tiền Lý Triều Thái úy, Phò mã.
Đỗ Kính Tu Nhà Lý Vân Canh Đế Sư, Thái úy, Thái phó, Thái Bảo. Được ban quốc tính nên còn gọi là Lý Kính Tu
Nguyễn Tài Thu 1931-2021 Giáo sư, thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng lao động

Nguyên Phó Chủ tịch hội châm cứu Thế giới

Nguyên Chủ tịch hội châm cứu Việt Nam

Nguyên Chủ tịch Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam

Lê Quang Huy 1966 Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
Nguyễn Thúc Thông ? - ? Cát Quế Tiến sĩ năm Thái Hòa Thứ 6, 1448
Nguyễn Viết Thứ 1644 - 1692 Sơn Đồng Tham Tụng (tể tướng của Phủ Chúa), Hình Bộ Thượng Thư

Truy Phong: Tử Tước, Lại Bộ Thượng Thư

Nguyễn Danh Dự 1657 - 1714 Dương Liễu Bá Tước, Bồi Tụng, Lễ Bộ Tả Thị Lang
Nguyễn Quang Dương 1962 Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Nguyễn Quang Đức 1971 Phó ban dân vận Trung Ương
Nguyễn Văn Huyên 1905 - 1975 Kim Chung Giáo sư Sử học, Văn hóa

Bộ trưởng Bộ giáo dục (1946 - 1975).

Tạ Anh Tuấn 1969 La Phù Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên
Nguyễn Văn Sơn 1964 Đông La Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
Lê Ngọc Hiền 1928-2006 Đức Thượng Nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
Trung tướng Nguyễn Doãn Anh 1967 An Thượng Bí Thư Tỉnh Thanh Hoá

Giáo dục

Các trường Đại học ,Cao đẳng

  • Trường Đại Học Thành Đô (xã Kim Chung)
  • Học viện Chính sách và Phát triển (khu đô thị nam An Khánh)

Các trường khối Trung học Phổ thông

  • Trường Trung học phổ thông Hoài Đức A (xã Kim Chung)
  • Trường Trung học phổ thông Hoài Đức B (xã An Khánh)
  • Trường Trung học phổ thông Hoài Đức C (xã Song Phương)
  • Trường Trung học phổ thông Vạn Xuân - Hoài Đức (xã Cát Quế)
  • Trường Phổ thông dân lập Bình Minh (gồm cơ sở 1 tại xã Đức Thượng và cơ sở 2 tại xã An Khánh)
  • Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức (xã An Khánh và Xã Kim Chung)

Các trường khối Trung học cơ sở

Khối trường tiểu học

Chú thích

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Đại Việt địa dư toàn biên, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Địa chí loại quyển 5, tỉnh Hà Nội, trang 361-365.
  3. ^ Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, Trấn Sơn Tây, phủ Quốc Oai, trang 36-37.
  4. ^ Theo công văn số 038/KCT, ban hành ngày 13 tháng 3 năm 1947, UBK-Khu XI của Bộ chỉ huy Chiến khu XI
  5. ^ Nghị định số 278-NV năm 1959
  6. ^ Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội do Quốc hội ban hành
  7. ^ Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
  8. ^ Quyết định 178-CP năm 1969 về việc mở rộng địa giới thị xã Hà Đông và hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Hà Tây
  9. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  10. ^ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành
  11. ^ Quyết định 49-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ và Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội
  12. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  13. ^ Nghị định 52-CP năm 1994 về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Thanh Oai, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
  14. ^ Nghị định 107/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hà Đông, thành lập phường thuộc thị xã Hà Đông và mở rộng thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây
  15. ^ Nghị định 01/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
  16. ^ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành
  17. ^ “Quyết định gắn biển tên đường Vạn Xuân”.
  18. ^ “Tách Trường tiểu học Trạm Trôi thành Trường tiểu học Vạn Xuân & Trường tiểu học Lý Nam Đế”.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

Read other articles:

AalsmeerMunisipalitas BenderaLambang kebesaranJulukan: The Flower Capital of the WorldLocation of AalsmeerNegaraNetherlandsProvinsiNorth HollandPemerintahan • MayorPieter Litjens (VVD)Luas(2010) • Total32,24 km2 (1,245 sq mi) • Luas daratan20,58 km2 (795 sq mi) • Luas perairan11,66 km2 (450 sq mi)Populasi (December 31, 2010)Source: CBS, Statline. • Total30.189 • Kepad...

 

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Oktober 2022. Atom Boyz adalah sebuah acara survival Taiwan tahun 2022. Acara tersebut adalah acara musim kedua dari program survival wanita Dancing Diamond 52 (DD52). Meski merupakan musim kedua untuk Dancing Diamond 52, acara ini lebih memiliki vibes seperti PRODU...

 

 

Cara kerja katup jantung. Katup jantung adalah struktur tubuh yang memungkinkan cairan mengalir dalam tubuh, katup ini terdapat pada jantung.[1] Sedangkan menurut kamus kesehatan Katup jantung adalah jaringan khusus yang berada di dalam jantung yang tugasnya mengatur urutan aliran darah dari satu bagian ke bagian lain.[2] Katup ini dapat dibagi menjadi 2 yaitu katup aorta dan katup mitral.[2] Katup aorta ini adalah katup yang memisahkan ruang utama pemompa jantung (ven...

The topic of this article may not meet Wikipedia's general notability guideline. Please help to demonstrate the notability of the topic by citing reliable secondary sources that are independent of the topic and provide significant coverage of it beyond a mere trivial mention. If notability cannot be shown, the article is likely to be merged, redirected, or deleted.Find sources: Big Sur Jade Festival – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (Februa...

 

 

Avinash DixitLahir6 Agustus 1944 (umur 79)Bombay, Kepresidenan Bombay, India BritaniaKebangsaanAmerika SerikatInstitusiPrinceton UniversityUniversitas Lingnan (Hong Kong)Nuffield College, OxfordBidangEkonomiAlma materUniversitas Mumbai (B.Sc.)Universitas Cambridge (B.A.)MIT (Ph.D.)PembimbingdoktoralRobert Solow[1]MahasiswadoktoralVijay KelkarRobert HelsleyDani Rodrik[2]Informasi di IDEAS / RePEc Avinash Kamalakar Dixit (lahir 6 Agustus 1944) adalah seorang...

 

 

Astronomical chronology, or astronomical dating, is a technical method of dating events or artifacts that are associated with astronomical phenomena. Written records of historical events that include descriptions of astronomical phenomena have done much to clarify the chronology of the Ancient Near East; works of art which depict the configuration of the stars and planets and buildings which are oriented to the rising and setting of celestial bodies at a particular time have all been dated th...

American baseball player (born 1989) For the dancer, see Patrick Corbin (dancer). Baseball player Patrick CorbinCorbin with the Washington Nationals in 2020Washington Nationals – No. 46PitcherBorn: (1989-07-19) July 19, 1989 (age 34)Clay, New York, U.S.Bats: LeftThrows: LeftMLB debutApril 30, 2012, for the Arizona DiamondbacksMLB statistics (through April 16, 2024)Win–loss record97–121Earned run average4.45Strikeouts1,605 Teams Arizona Diamondbacks (2012–2018) Wash...

 

 

Sceaux 行政国 フランス地域圏 (Région) イル=ド=フランス地域圏県 (département) オー=ド=セーヌ県郡 (arrondissement) アントニー郡小郡 (canton) 小郡庁所在地INSEEコード 92071郵便番号 92330市長(任期) フィリップ・ローラン(2008年-2014年)自治体間連合 (fr) メトロポール・デュ・グラン・パリ人口動態人口 19,679人(2007年)人口密度 5466人/km2住民の呼称 Scéens地理座標 北緯48度4...

 

 

  提示:此条目页的主题不是中國—瑞士關係。   關於中華民國與「瑞」字國家的外交關係,詳見中瑞關係 (消歧義)。 中華民國—瑞士關係 中華民國 瑞士 代表機構駐瑞士台北文化經濟代表團瑞士商務辦事處代表代表 黃偉峰 大使[註 1][4]處長 陶方婭[5]Mrs. Claudia Fontana Tobiassen 中華民國—瑞士關係(德語:Schweizerische–republik china Beziehungen、法�...

Ne doit pas être confondu avec Grande Loge de France ou Loge nationale française. Grande Loge nationale française Cadre Forme juridique Association loi de 1901 But Obédience maçonnique Zone d’influence France Fondation Fondation 5 novembre 1913 Fondateur Édouard de Ribaucourt Origine France Identité Siège 12 rue Christine-de-Pisan 75017 (17e arrondissement de Paris) Président Jean-Pierre Rollet Site web http://www.glnf.fr modifier La Grande Loge nationale française (abrégé...

 

 

土库曼斯坦总统土库曼斯坦国徽土库曼斯坦总统旗現任谢尔达尔·别尔德穆哈梅多夫自2022年3月19日官邸阿什哈巴德总统府(Oguzkhan Presidential Palace)機關所在地阿什哈巴德任命者直接选举任期7年,可连选连任首任萨帕尔穆拉特·尼亚佐夫设立1991年10月27日 土库曼斯坦土库曼斯坦政府与政治 国家政府 土库曼斯坦宪法 国旗 国徽 国歌 立法機關(英语:National Council of Turkmenistan) ...

 

 

密西西比州 哥伦布城市綽號:Possum Town哥伦布位于密西西比州的位置坐标:33°30′06″N 88°24′54″W / 33.501666666667°N 88.415°W / 33.501666666667; -88.415国家 美國州密西西比州县朗兹县始建于1821年政府 • 市长罗伯特·史密斯 (民主党)面积 • 总计22.3 平方英里(57.8 平方公里) • 陸地21.4 平方英里(55.5 平方公里) • ...

Database of information for tracking, capturing, or killing suspected enemies of the United States Kill list redirects here. For other uses, see Kill List (disambiguation). This article needs to be updated. Please help update this article to reflect recent events or newly available information. (July 2019) Predator drone launching a Hellfire missile of the kind used to kill persons named on the list The Disposition Matrix, informally known as a kill list, is a database of information for trac...

 

 

Aspect of Spanish nationalism Satellite image of the Iberian Peninsula. A unification of Iberia is one of the main topics within Spanish irredentism. Spanish irredentism mainly focuses on claims over the British overseas territory of Gibraltar, whose long-standing territorial vindication as a British colony is enshrined in the Spanish foreign policy. Along history, other minor irredentist proposals have claimed territories such as the whole of Portugal, Andorra, parts of Northern Africa, the ...

 

 

Tugu LilinNama lainTugu Kebangkitan Nasional [2]Informasi umumJenisTuguAlamatJalan Dr. Wahidin no. 33 ,Kelurahan Penumping, Kecamatan Laweyan [1]KotaSurakartaNegara IndonesiaMulai dibangunDesember 1933 [2]DibukaOktober 1934 [2]Desain dan konstruksiArsitekIr. Soetedjo [2] Tugu Lilin adalah sebuah tugu yang berada di Kota Surakarta.Tugu ini dibangun dengantujuan yaitu untuk memperingati 25 tahun lahirnya hari kebangkitan nasional. Penghitungan ini dimulai...

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: 1997 in the United States – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2016) (Learn how and when to remove this message) List of events ← 1996 1995 1994 1997 in the United States → 1998 1999 2000 Decades: 1970s 1980s 1990s 2000s 2010s See al...

 

 

Генерал-майор Країна  УкраїнаВид збройних сил СВ ЗСУ та ДШВ ЗСУ Повітряні сили ЗСУСили спеціальних операцій ЗСУЗвання не-НАТО OF-7Категорія вищий офіцерський складСтворено 1991Вище звання Генерал-лейтенантНижче звання Бригадний генералРівноцінні звання ВМС: Конт...

 

 

Academy that sought to professionalize the artists working for the French court Académie Royale redirects here. For other uses, see Royal Academy of Fine Arts, Brussels and Royal Academies for Science and the Arts of Belgium. A meeting of the Académie Royale de Peinture et de Sculpture at the Louvre Palace (c. 1712–21) by Jean-Baptiste Martin The Embarkation for Cythera, 1717, was Antoine Watteau's reception piece for the Académie royale de peinture et de sculpture. The Académie r...

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada November 2022. Betty BoydLahirElizabeth Boyd Smith(1908-05-11)11 Mei 1908Kansas City, Missouri, A.S.Meninggal16 September 1971(1971-09-16) (umur 63)Los Angeles, California, A.S.PekerjaanAktrisTahun aktif1927-1949Suami/istriRich Broker (?-1934)Charles N. Ov...

 

 

布里蒂斯Buritis市镇布里蒂斯在巴西的位置坐标:15°37′04″S 46°25′22″W / 15.6178°S 46.4228°W / -15.6178; -46.4228国家巴西州米纳斯吉拉斯州面积 • 总计5,219.469 平方公里(2,015.248 平方英里)海拔538 公尺(1,765 英尺)人口 • 總計21,472人 • 密度4.11人/平方公里(10.7人/平方英里) 布里蒂斯(葡萄牙语:Buritis)是巴西米纳斯吉�...