Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu

Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (tiếng Anh: Parliamentary Assembly of the Council of Europe, viết tắt là PACE), được thành lập theo Hiệp ước London. Hội đồng đã tổ chức khóa họp đầu tiên ở Strasbourg ngày 10.8.1949, có thể được coi là Hội đồng Nghị viện quốc tế lâu đời nhất với thành phần đa nguyên gồm các nghị sĩ được bầu ra cách dân chủ dựa trên cơ sở của một hiệp ước liên chính phủ. Hội đồng là một trong hai cơ quan theo định chế của Ủy hội châu Âu, trong đó có một Ủy ban Bộ trưởng (các bộ trưởng ngoại giao của các nước thành viên, thường do các thứ trưởng đại diện của họ dự họp) và Hội đồng Nghị viện, đại diện các lực lượng chính trị (phe đa số và phe thiểu số đối lập) trong các nước thành viên.

Nhiệm vụ

Dinh châu Âu ở Strasbourg.
Phòng họp của Hội đồng Nghị viện.

Không giống như Nghị viện châu Âu - (một thiết chế của Liên minh châu Âu), được lập ra theo mô hình của Hội đồng Nghị viện này và cũng họp các phiên khoáng đại ở Strasbourg (trước năm 1999, ở phòng bán cầu của Hội đồng Nghị viện) - quyền hạn của Hội đồng Nghị viện chỉ có thể điều tra, giới thiệu và tư vấn. Mặc dù vậy, khuyến nghị của Hội đồng Nghị viện về các vấn đề chẳng hạn như nhân quyền có trọng lượng đáng kể trong bối cảnh chính trị châu Âu. Nghị viện châu Âu và các thiết chế khác của Liên minh châu Âu thường xuyên tham khảo các việc làm của Hội đồng Nghị viện, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân quyền, hợp tác pháp lý và hợp tác văn hoá. Các chức năng quan trọng theo định chế của Hội đồng Nghị viện là việc bầu Tổng thư ký Ủy hội châu Âu, các thẩm phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu và các thành viên của Ủy ban châu Âu phòng chống Tra tấn.

Thông thường, Hội đồng Nghị viện họp mỗi năm 4 lần ở Strasbourg tại Dinh châu Âu trong một tuần lễ. 10 ủy ban thường trực của Hội đồng Nghị viện họp quanh năm để chuẩn bị các báo cáo và các dự án cho các quyết định trong lãnh vực chuyên môn tương ứng của họ.

Hội đồng Nghị viện lập ra chương trình nghị sự của riêng mình. Hội đồng thảo luận về các biến cố ở châu Âu và quốc tế cùng xem xét các vấn đề hiện tại khiến cho dân các nước châu Âu quan tâm. Các chủ đề chính được quan tâm là nhân quyền, dân chủ, bảo vệ các dân tộc thiểu sốpháp trị.

Các thành viên

Hội đồng Nghị viện có tổng cộng 642 thành viên – 321 thành viên chính và 321 người dự khuyết [1] - là các đại diện của mỗi nước thành viên của Ủy hội châu Âu. Cũng có 18 phái đoàn quan sát viên từ các nước Canada, IsraelMéxico. Tầm cỡ của mỗi nước quyết định số đại biểu và số phiếu của nước đó. Điều này trái với lượng thành phần của Ủy ban Bộ trưởng, trong đó mỗi nước chỉ có một đại diện và một phiếu.

Mỗi nước thành viên tự chọn phương pháp để chỉ định các đại biểu của mình vào Hội đồng Nghị viện; tuy nhiên, các đại biểu phải được chọn trong số các nghị sĩ quốc hội của mỗi nước. Ngoài ra, thành phần chính trị của mỗi đoàn đại biểu quốc gia phải phản ánh sự đại diện của các đảng chính trị khác nhau trong quốc hội của nước đó.

Thành phần theo từng nước

Nước Số đại biểu Ngày tham gia
Albania Albania 4 1995
Andorra Andorra 2 1994
Armenia Armenia 4 2001
Áo Áo 6 1956
Azerbaijan Azerbaijan 6 2001
Bỉ Bỉ 7 1949
Bosna và Hercegovina Bosna và Hercegovina 5 2002
Bulgaria Bulgaria 6 1992
Croatia Croatia 5 1996
Cộng hòa Síp Cộng hòa Síp 3 1961
Cộng hòa Séc Cộng hòa Séc 7 1991
Đan Mạch Đan Mạch 5 1949
Estonia Estonia 3 1993
Phần Lan Phần Lan 5 1989
Pháp Pháp 18 1949
Gruzia Gruzia 5 1999
Đức Đức 18 1951
Hy Lạp Hy Lạp 7 1949
Hungary Hungary 7 1990
Iceland Iceland 3 1959
Cộng hòa Ireland Ireland 4 1949
Ý Ý 18 1949
Latvia Latvia 3 1995
Liechtenstein Liechtenstein 2 1978
Litva Litva 4 1993
Luxembourg Luxembourg 3 1949
Cộng hòa Macedonia Macedonia 3 1995
Malta Malta 3 1965
Moldova Moldova 5 1995
Monaco Monaco 2 2004
Montenegro Montenegro 3 2007[2]
Hà Lan Hà Lan 7 1949
Na Uy Na Uy 5 1949
Ba Lan Ba Lan 12 1991
Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha 7 1976
România România 10 1993
Nga Nga 18 1996
San Marino San Marino 2 1988
Serbia Serbia 7 2003
Slovakia Slovakia 5 1993[3]
Slovenia Slovenia 3 1993
Tây Ban Nha Tây Ban Nha 12 1977
Thụy Điển Thụy Điển 6 1949
Thụy Sĩ Thụy Sĩ 6 1963
Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ 12 1949
Ukraina Ukraina 12 1995
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Anh 18 1949

Các nước quan sát viên

Nước Số đại biểu Ngày tháng
Canada Canada ? 1996[4]
Israel Israel ? ?
México México ? 1999
Bắc Síp Bắc Cyprus 2 2004[5]

Canada (1996), Tòa Thánh (1970), Israel, Nhật Bản (1996), México (1999), Bắc Cyprus (2004) và Hoa Kỳ (1995) có cương vị quan sát viên[6].

Cương vị khách đặc biệt của Belarus đã đình chỉ ngày 13.01.1997.

Thành phần theo nhóm đảng chính trị

Hội đồng Nghị viện có 5 nhóm đảng chính trị:

Nhóm Hệ tư tưởng Chủ tịch Thành viên
Đảng Nhân dân châu Âu Dân chủ Thiên chúa giáo, Bảo thủ tự do Luca Volontè 218
Nhóm Xã hội Dân chủ Xã hội, Xã hội Dân chủ Andreas Gross 206
Nhóm Dân chủ châu Âu Bảo thủ Robert Walter 115
Liên minh Tự do và Dân chủ cho châu Âu Tự do Anne Brasseur 103
Nhóm cánh tả châu Âu thống nhất Xã hội Dân chủ, Cộng sản Tiny Kox 31

Ngôn ngữ

Các ngôn ngữ chính thức của Ủy hội châu Âu là tiếng Anhtiếng Pháp, nhưng Hội đồng Nghị viện cũng sử dụng tiếng Đứctiếng Ý để làm việc. Trong các phiên họp toàn thể (kéo dài một tuần lễ và mỗi năm họp 4 lần), thì có thể sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Hy Lạptiếng Tây Ban Nha, và có các thông dịch viên. Mỗi thành viên của Hội đồng Nghị viện có một máy nghe cá nhân và một máy kiểm soát để chọn ngôn ngữ. Các vị khách (dự họp) nói một ngôn ngữ khác thì hoặc phải tự phát biểu bằng một trong 2 ngôn ngữ chính thức, hoặc phải đem theo thông dịch viên của mình. Mặc dù biện pháp này có vẻ như lý tưởng và tương đối đắt tiền, nhưng hầu như phần lớn các phát biểu ở phiên họp đều được thực hiện bằng tiếng Anh.

Các chủ tịch

Nhiệm kỳ Tên Nước Party
1949 Édouard Herriot (lâm thời)  Pháp Đảng Cấp tiến
1949-51 Paul-Henri Spaak  Bỉ Đảng Xã hội
1952-54 François de Menthon  Pháp Phong trào Cộng hòa Bình dân
1954-56 Guy Mollet  Pháp Đảng Xã hội
1956-59 Fernand Dehousse  Bỉ Đảng Xã hội
1959 John Edwards  Anh Đảng Lao động
1960-63 Per Federspiel  Đan Mạch Venstre
1963-66 Pierre Pflimlin  Pháp Phong trào Cộng hòa Bình dân
1966-69 Sir Geoffrey de Freitas  Anh Đảng Lao động
1969-72 Olivier Reverdin  Thụy Sĩ Đảng Tự do
1972-75 Giuseppe Vedovato  Ý Dân chủ Thiên chúa giáo
1975-78 Karl Czernetz  Áo Đảng Dân chủ Xã hội
1978-81 Hans J. de Koster  Hà Lan Đảng Nhân dân Tự do và Dân chủ
1981-82 José Maria de Areilza  Tây Ban Nha Liên minh Trung tâm Dân chủ
1983-86 Karl Ahrens  Đức Đảng Dân chủ Xã hội
1986-89 Louis Jung  Pháp Trung tâm Dân chủ và Xã hội
1989-92 Andreas Björck  Thụy Điển Đảng Nhân dân Tự do
1992 Geoffrey Finsberg  Anh Đảng Bảo thủ
1992-95 Miguel Angel Martinez Martinez  Tây Ban Nha Đảng Lao động Xã hội
1996-99 Leni Fischer  Đức Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo
1999–2002 Russell Johnston  Anh Dân chủ Tự do
2002–2004 Peter Schieder  Áo Đảng Dân chủ Xã hội
2005–2008 René van der Linden  Hà Lan Christian Democratic Appeal
2008–2010 Lluís Maria De Puig  Tây Ban Nha Đảng Lao động Xã hội
2010- Mevlüt Çavuşoğlu  Thổ Nhĩ Kỳ Đảng Công lý và Phát triển

Tổng thư ký của Hội đồng Nghị viện là Mateo Sorinas (Tây Ban Nha) từ ngày 1.2.2006.

Xem thêm

Đọc thêm

  • (tiếng Pháp) Le Conseil de l'Europe, Jean-Louis Burban, publisher PUF, collection « Que sais-je ? », n° 885.

Tham khảo

  1. ^ This number is fixed by article 26.
  2. ^ previously part of Serbia and Montenegro: member since 2003
  3. ^ Previously part of Czechoslovakia, member since 1991
  4. ^ [1]
  5. ^ Resolution 1376 (2004) Parliamentary Assembly of the Council of Europe
  6. ^ [2]

Liên kết ngoài