Cho đến giữa thế kỉ 20, danh sách những công trình và kết cấu cao nhất thế giới được xác định tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, kể từ đó, đã có nhiều cuộc tranh luận và sự nhầm lẫn về những tiêu chuẩn và định nghĩa liên quan. Với khái niệm chiều cao tuyệt đối, hầu hết những công trình cao nhất thế giới là các tháp phát thanh và vô truyến truyền hình, có khoảng chừng 12 cái, với chiều cao khoảng 600 mét, tương đương 2000 feet.
Các cuộc tranh cãi về chiều cao của công trình thường xoay quanh các chủ đề:
Liệu các kết cấu tháp dùng hệ thống cáp căng trợ lực có đủ điều kiện để xếp hạng?
Liệu có nên chỉ tính những công trình cao tầng có thể ở hoặc làm việc được không nếu như vậy.
Liệu sàn quan sát trên đỉnh các tháp viễn thông có được xếp vào dạng trên không?
Chiều cao ăngten trên đỉnh công trình có thể tính vào chiều cao chung của kết cấu được không? Cuộc tranh luận về điểm này đặc biệt nhấn mạnh ở điểm các bộ phận cấu trúc như các đỉnh tháp cao vừa có thể xem như cột ăngten, vừa là một chi tiết kiến trúc.
Có nên tính cả các công trình đang trong quá trình xây dựng không?
Hiện nay, kết cấu cao nhất thế giới, bao gồm cả những kết cấu có phần nằm phía dưới mặt nước là giàn khoan Mars ở vịnh Mexico với độ cao 990,6 m tương đương 3250 ft. Đó là một hệ giàn chân căng, hệ này là một loại kết cấu gồm một sàn công tác nằm ở trên đỉnh của hệ thống giàn kết nối với một hệ thống phao chìm nằm ở dưới mặt nước, hệ thống này cung cấp lực đẩy cho phần kết cấu phía trên mặt nước. Toàn bộ cấu trúc này được nối với hệ thống chân đế dưới đáy biển bằng một hệ thống cáp căng vững chắc, tương tự như hệ kết cấu cáp căng trợ lực ở các tháp cao. Do hệ thống các giàn khoan dầu ngoài biển được nâng bằng lực đẩy của các phao chìm dưới mặt nước nên nhiều ý kiến cho rằng hệ thống dây cáp trợ lực dưới mặt biển không được phép tính. Theo đó, tương tự như độ cao của phần chìm dưới mặt đất của một tòa không được phép tính.
Giàn khoan Mars, trong khi phần lớn là đứng bất động trên mặt biển, hiện nay đang không hoạt động được do tác hại của cơn bão Katrina vào cuối tháng 8 năm 2005. Mặt sàn công tác của giàn khoan được thiết kế chống lại đồng thời sóng có độ cao 22 m (72 ft) và gió với tốc độ 225 km/h. Tuy nhiên vận tốc gió trong cơn bão Katrina được ước lượng trong khoảng từ 265 km/h đến 280 km/h.
Kết cấu cao nhất trên đất liền hiện này là Tháp vô tuyến KVLY gần Mayville, bang Bắc Dakota, Mỹ với độ cao 629 m (2063 ft). Đây là một ăngten phát sóng, bao gồm một cấu trúc thép sử dụng kết cấu cáp căng trợ lực. Tháp phát sóng radio ở Gabin-Konstantynow gần Warszawa, Ba Lan có độ cao 645 m (2115 ft) nhưng đã bị sụp đổ tháng 8 năm 1991. Những cấu trúc tương tự như vậy thường không được coi là các công trình cao, chủ yếu bởi vì các kết cấu đó không tự bảo đảm được độ vững chắc bản thân, mà phải sử dụng đến hệ thống cáp trợ lực.
Giàn khoan Petronius với độ cao 610 m (2001 ft) hiện nay là kết cấu độc lập cao nhất trên thế giới. Tháp truyền hình CN ở thành phố Toronto, Canada với độ cao 553,33 m (1815 ft) là kết cấu độc lập cao nhất trên đất liền.
Tháp cao nhất sử dụng hệ thống lưới mắt cáo thép là tháp truyền hình Kiev với độ cao là 386 m. Tháp radio Mühlacker ở Đức được xây dựng năm 1934 và bị phá hủy năm 1945 là tháp bằng gỗ cao nhất thế giới từng được xây dựng với độ cao 190 m. Hiện nay, tháp bằng gỗ cao nhất thế giới là tháp radio Gliwice ở Ba Lan với độ cao 118 m.
Phương pháp so sánh
Hiện nay, có 2 cách so sánh. Phương pháp của Ủy ban về các công trình cao và cư trú đô thị (tiếng Anh: Council on Tall buildings and Urban Habitat, viết tắt là CTBUH) và tiêu chuẩn của Tất cả về nhà chọc trời (tiếng Anh: All about Skyscrapers, viết tắt là AASkyscrapers) phân loại cấu trúc vào 7 danh mục khác nhau.
Cấu trúc có khả năng cư trú hoàn toàn - Dạng tháp
Nhà chọc trời Đài Bắc 101
Đài Loan
509 m (1671 ft)
Cấu trúc có khả năng cư trú hoàn toàn - Cột ăngten
Tháp Sears
Chicago
529 m (1736 ft)
Cấu trúc có khả năng cư trú hoàn toàn - Tầng cao nhất
Nhà chọc trời Đài Bắc 101
Đài Loan
509 m (1671 ft)
Có khả năng cư trú từng phần - Dạng tháp
Tháp CN
Toronto
452 m (1481 ft)
Có khả năng cư trú từng phần - Cột ăngten
CN Tower
Toronto
554 m (1816 ft)
Có khả năng cư trú từng phần - Sàn cao nhất
Tháp CN
Toronto
452 m (1481 ft)
Toà nhà cao nhất
Cho đến tận năm 1998, việc xác nhận công trình cao nhất đa phần không bàn cãi. Việc xác địch công trình cao nhất được dựa trên số tầng cao, Trung tâm Thương mại Thế giới ở Thành phố New York là công trình cao nhất thế giới với tháp ăngten, Tháp Sears ở thành phố Chicago, Illinois là công trình cao nhất không tính tháp ăngten. Khi Tháp đôi Petronas ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia được xây dựng, một vài ý kiến đã cho rằng phần chỏm tháp của công trình, vốn cao hơn tháp Sears đến 9 m, chỉ đơn thuần được thêm vào để "ăn gian" chiều cao, giành vị trí số 1 của công trình. Do vậy, trước khi Tháp đôi Petronas được hoàn thành, tiêu chuẩn của Ủy ban về các công trình cao và cư trú đô thị xác định 4 danh mục để công trình cao nhất thế giới có thể kiểm định.
Chiều cao của kết cấu hoặc của điểm cao nhất của kiến trúc (Bao gồm tháp và đỉnh chóp nhọn, những không tính ăngten, cọc hoặc cột cờ)
Chiều cao được tính toán từ mặt phẳng ở mặt lối vào chính của công trình. Trong tất cả các danh mục xếp hạng, Tháp Sears giữ vị trí số 1. Sau khi Tháp Petronas được xây dựng, Tháp Sears chỉ lùi xuống ở vị trí thứ 2 trong danh mục thứ 1.
Hiện nay, Tháp Đài Bắc 101 dẫn đầu ở cả ba danh mục. Ở danh mục đầu tiên với chiều cao 508 m, ở danh mục thứ 2 với chiều cao 438 m (1437 ft), ở danh mục thứ 3 với chiều cao là 448 m (1470 ft). Trước đó, đứng đầu ở danh mục số một là Tháp đôi Petronas với chiều cao 452 m (1483 ft), sau đó là Tháp Sears với chiều cao 443 m (1448 ft). Danh mục thứ 2 là Tháp Sears với chiều cao là 435 m (1431 ft); danh mục thứ 3 cũng là Tháp Sears với chiều cao là 442 m (1442 ft).
Tuy nhiên, Tháp Sears vẫn dẫn đầu ở danh mục thứ 4 với chiều cao 527 m (1730 ft), trước đó là Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) cho đến khi Tháp Sears cải tiến gắn thêm tháp ăngten viễn thông phía tây vào năm 2000, một năm trước khi Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới bị phá hủy trong vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tính tổng cộng cả chiều cao ăngten, Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới có chiều cao 526 m (1972 ft). Tính đến thời điểm này, Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới cũng đứng số một trong danh mục những tòa nhà cao nhất thế giới bị phát hủy. Thực tế, khu đất quanh Trung tâm Thương mại Thế giới đã đi vào sách kỉ lục thế giới lần thứ 2 ở danh mục này. Trước đó, là Tháp Singer, chỉ đứng cách Trung tâm Thương mại Thế giới một lô đất.
Tháp Ostankino và Tháp CN không được tính trong những danh mục đó bởi vì đó không phải là những công trình có thể cư trú được. Những công trình có thể cư trú được là loại công trình bao gồm hệ khung kết cấu gồm sàn và tường đan xen.
Những công trình giữ kỉ lục trong các danh mục khác nhau của Ủy ban về các công trình cao và cư trú đô thị
Lưu ý: Ngoại trừ một số trường hợp, bảng so sánh này được giới hạn ở một số hữu hạn các dạng kết cấu, và được phân loại theo các thể loại đặc biệt của chiều cao đo đạc. Hầu hết các công trình cao nhất trên thế giới là các tháp viễn thông. Các cấu trúc trong bảng này không được sắp xếp theo chiều cao tuyệt đối của tòa nhà, dựa vào bản chất của công trình chọc trời.
Năm 1956, kiến trúc sư nổi tiếng Frank Lloyd Wright đã đề xuất một công trình mang tên Illinois có độ cao 1609 m (khoảng 1 mile). Công trình này được xem như vừa không khả thi về mặt kỹ thuật vừa không cần thiết cho nhu cầu lúc bấy giờ. Kể từ đó đến nay, có vài công trình có độ cao 1220 m (khoảng 4000 ft) được đề xuất cũng như dưới áp lực của nhu cầu con người cho các cấu trúc có độ cao tương tự, nhưng chưa một công trình nào có độ cao tương ứng với tháp Illinois.
Trong loại công trình ống khói mặt trời thì dự án Tháp mặt trời Buronga ở Buronga, New South Wales, Úc sẽ có độ cao 1000 m (khoảng 3281 ft). Các điều kiện về mặt kỹ thuật đã chứng minh cho tính khả thi của dự án này và công trình chỉ còn phụ thuộc vào yếu tố tài chính.
Tháp Trung tâm Tài chính Thế giới ở Thượng Hải, Trung Quốc có chiều cao 492 m (khoảng 1614 ft) dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2007, tuy nhiên đã bị chậm tiến do việc phải đánh giá tính ổn định của cơ đất. Một dự án khác cạnh tranh trong cuộc đua công trình cao nhất thế giới là khu Liên hợp thống nhất, giai đoạn 7, có chiều cao 490 m (1608 ft) ở Hồng Kông. Công trình này dự kiến hoàn thành vào năm 2007 và có thể sẽ giữ vị trí tòa nhà cao nhất thế giới trong danh mục số 2 và 3 theo phân loại của Ủy ban về công trình cao và cư trú trong đô thị.
Tháp Tự do thay thế Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York sẽ đạt chiều cao 541,3 m (1776 ft) ở toàn bộ tháp và khoảng 1368 ft (416,9 m) đến phần mái, dự kiến sẽ hoàn thành năm 2010. Công trình này sẽ là quán quân về độ cao trong danh mục số 1 và 4 của Ủy ban về công trình cao và cư trú trong đô thị, trong trường hợp nếu như đến khí đó không xuất có một đối thủ cạnh tranh khác phá vỡ kỷ lục. Công trình Tháp Tự do đã khởi công ngày 4 tháng 7 năm 2004.
Tháp Al Burj và Tháp Burj Dubai là hai công trình hiện đang xây dựng ở Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Chiều cao của cả hai công trình hiện nay chưa được rõ, tuy nhiên, cả hai đều có chiều cao ít nhất khoảng 700 m (khoảng 2296 ft). Tháp Burj Dubai dự kiến hoàn thành năm 2008 và sẽ dự vị trí quán quân trong tất cả các danh mục phân loại của Ủy ban về công trình cao và cư trú trong đô thị, cũng như là cấu trúc cao nhất thế giới mà con người đã tạo ra trong lịch sử. Tháp Vô tuyến truyền hình Quảng Châu, Trung Quốc có lẽ cũng sẽ là một trong những kết cấu cao nhất thế giới.
Một công trình khác được dự kiến khởi công trong năm 2006 là cầu qua eo biển Messina ở Ý. Khi hoàn thành, công trình này sẽ có chiều cao 382,6 m, cao hơn kỷ lục thế giới hiện nay là cầu Millau ở Pháp với độ cao 341 m.
Ngoài các công trình đã được xây dựng kể trên, hiện nay, có một vài dự án được đề xuất như tháp vô tuyến độc lập với độ cao 609,6 m ở Bayonne, New Jersey. Hoặc tháp Trung tâm Nghiên cứu kinh Vệ đà Quốc tế (World Centre of Vedic Learning) được giới thiệu vào năm 1998 ở Ấn Độ với độ cao 677 m (tuy nhiên dự án này chỉ nằm trên giấy tờ). Hoặc phương án dự thi Trung tâm Thương mại Thế giới mang tên Tháp đôi 2 có chiều cao 541 m hoặc ý tưởng về thành phố Vô hạn (Urbis Interminatus) với độ cao 1610 m (5284 ft).
Một số các ý tưởng và thiết kế nghiêm túc đã đề xuất về một kết cấu được mang tên Thang máy không gian xuất phát từ trái đất đến độ cao của quỹ đạo địa tĩnh, chiều cao khoảng 100 km, cao gấp 200 kỷ lục hiện tại, mặc dù đỉnh cao của khả năng kỹ thuật hiện tại chưa cho phép thực hiện điều này.