Cúp bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL Copa América, thường được gọi là Copa América), trước năm 1975 gọi là Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ (Campeonato Sudamericano de Fútbol trong tiếng Tây Ban Nha và Campeonato Sul-Americano de Futebol trong tiếng Bồ Đào Nha),[1] là giải đấu bóng đá nam dành cho các đội tuyển quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ.[2][3][4] Đây là giải đấu bóng đá cấp châu lục lâu đời nhất[2] và là giải đấu được quan tâm nhiều thứ ba trên thế giới.
Về tên gọi theo nghĩa đen, Copa América có nghĩa là "Cúp châu Mỹ", tuy nhiên trên thực tế thì đây là Cúp Nam Mỹ vì giải đấu được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) và chỉ bao gồm các đội tuyển thuộc khu vực này. Kể từ năm 1993, giải đấu mới có sự xuất hiện của các đội tuyển khách mời đến từ các khu vực khác, chủ yếu là các đội từ CONCACAF, ngoài ra đã có hai đội tuyển thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) được mời dự giải cho đến nay là Nhật Bản và Qatar.
Do khu vực Nam Mỹ chỉ có tổng cộng 10 đội tuyển trực thuộc CONMEBOL nên giải đấu được mở rộng bằng cách mời thêm 2 đội tuyển thuộc các khu vực khác bắt đầu từ năm 1993. Vì vậy, giải đấu thường có 12 đội tuyển tham dự, bao gồm tất cả 10 đội CONMEBOL và 2 đội khách mời. México tham gia mọi giải đấu từ năm 1993 đến 2016, với một đội bất kỳ được bổ sung từ CONCACAF, ngoại trừ năm 1999 khi có sự xuất hiện của đội tuyển Nhật Bản thuộc AFC và năm 2019 khi có 2 đội AFC góp mặt là Nhật Bản và Qatar.
Argentina là quốc gia có nhiều lần tổ chức Copa América nhất với 9 lần, bao gồm cả giải đầu tiên vào năm 1916. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất không thuộc CONMEBOL đăng cai giải đấu cho đến nay, nước này đã có hai lần tổ chức giải vào các năm 2016 và 2024. Cả hai giải đấu này đều có sự tham dự của 16 đội tuyển, bao gồm 10 đội từ CONMEBOL cùng với 6 đội từ CONCACAF, trong đó có đội chủ nhà Hoa Kỳ. Trong lịch sử, có ba lần giải đấu được tổ chức ở nhiều quốc gia Nam Mỹ vào các năm 1975, 1979 và 1983.
Tám trong số mười đội tuyển quốc gia CONMEBOL đã vô địch Copa América ít nhất một lần trong 48 lần tổ chức kể từ khi giải đấu chính thức ra đời vào năm 1916, chỉ có Ecuador và Venezuela là những đội chưa từng giành chức vô địch. Argentina là đội vô địch nhiều nhất với 16 lần lên ngôi và cũng đang là đương kim vô địch của giải. Chưa có đội tuyển khách mời (không thuộc CONMEBOL) nào vô địch Copa América cho đến nay. México là đội khách mời có thành tích tốt nhất trong lịch sử với hai lần về nhì ở các giải năm 1993 và 2001.
Lịch sử
Thời kỳ đầu
Đội bóng đá đầu tiên ở Nam Mỹ, Câu lạc bộ bóng đá và cricket Lima, được thành lập ở Peru vào năm 1859 và Hiệp hội bóng đá Argentina được thành lập vào năm 1893. Đến đầu thế kỷ 20, bóng đá ngày càng phổ biến và giải đấu quốc tế đầu tiên được tổ chức giữa các đội tuyển quốc gia của lục địa Nam Mỹ đã diễn ra vào năm 1910 khi Argentina tổ chức một sự kiện để kỷ niệm 100 năm của Cách mạng Tháng Năm[5]. Chile và Uruguay đã tham gia, nhưng sự kiện này không được CONMEBOL công nhận là giải đấu Copa America chính thức. Tương tự như vậy, để kỷ niệm 100 năm độc lập, Argentina đã tổ chức một giải đấu từ ngày 2 đến 17 tháng 7 năm 1916 gồm Argentina, Chile, Uruguay và Brasil là những ĐTQG tham gia đầu tiên của giải đấu. Tên gọi của giải khi đó là Campeonato Sudamericano de Football, cũng là phiên bản đầu tiên của Copa América hiện nay. Uruguay vô địch giải đầu tiên này sau khi thắng chủ nhà Argentina trong trận đấu quyết định được tổ chức tại Câu lạc bộ đua xe Estadio ở Avellaneda[6].
Nhận thấy sự thành công của giải đấu, một ủy viên của Hiệp hội bóng đá Uruguay, ông Héctor Rivadavia, đã đề xuất thành lập một liên minh các hiệp hội của Argentina, Brasil, Chile và Uruguay, và vào ngày 9 tháng 7, ngày độc lập ở Argentina, CONMEBOL đã được thành lập[7]. Năm 1917, giải tiếp tục được tổ chức, lần này là ở Uruguay. Uruguay đã tiếp tục vô địch sau khi đánh bại Argentina 1–0 trong trận chung kết của giải đấu. Thành công của giải đấu trên đất Uruguay khiến CONMEBOL vui mừng. Sau khi dịch cúm xảy ra ở Rio de Janeiro, CONMEBOL đã phải hủy bỏ giải đấu năm 1918. Brasil đã tổ chức giải đấu năm 1919 và lần đầu tiên họ lên ngôi vô địch sau khi đánh bại đương kim vô địch Uruguay 1–0 trong trận đấu quyết định. Sang giải đấu năm 1920, Uruguay đã đòi lại ngôi vương.
Ở giải đấu vào năm 1921, Paraguay đã tham gia lần đầu tiên sau khi LĐBĐ của họ gia nhập CONMEBOL. Argentina đã giành chức vô địch lần đầu tiên của họ ở giải đấu kỳ này nhờ các bàn thắng của Julio Libonatti. Trong những năm tiếp theo, Uruguay đã thống trị giải đấu, lúc đó, Copa America là giải bóng đá lớn nhất thế giới (khi Euro hay World Cup chưa ra đời). Sau khi Argentina thua trận chung kết tại Thế vận hội Mùa hè 1928 được tổ chức ở Amsterdam (Hà Lan), Argentina đã rửa được mối hận ở giải Copa America 1929 bằng việc đánh bại Uruguay trong trận đấu cuối cùng. Trong giai đoạn này, Bolivia và Peru đã lần đầu tiên tham dự giải đấu năm 1926 và 1927.
Sự gián đoạn
Sau kỳ World Cup đầu tiên được tổ chức tại Uruguay vào năm 1930, sự thù hằn giữa hai nền bóng đá Uruguay và Argentina đã khiến Copa America bị gián đoạn trong một số năm. Đến năm 1935, giải đấu mới có thể được phục hồi. Peru đã trở thành quốc gia đăng cai giải đấu vào năm 1939 và lần đầu tiên họ giành chức vô địch, Ecuador đã tham dự lần đầu tiên ở giải đấu năm đó.
Năm 1941, Chile đã tổ chức giải để kỷ niệm 400 năm thành lập thành phố Santiago, nơi sân vận động Estád Nacional mới được xây dựng đã được mở rộng từ 30.000 đến 70.000 khán giả. Bất chấp sự đầu tư lớn, Chile đã bị Argentina đánh bại trong trận chung kết. Uruguay đã tổ chức và giành chiến thắng giải đấu năm 1942. Chile cũng tổ chức giải một lần nữa vào năm 1945 và Argentina đã một lần nữa giành chiến thắng trên đất Chile.
Giai đoạn sau đó, giải đấu bước vào một thời kỳ bị gián đoạn. Giải đã không được công nhận là chính thức ở nhiều kỳ được tổ chức ở thời điểm đó và chỉ được CONMEBOL coi là hợp lệ sau này. Ví dụ, Argentina đã là đội đầu tiên (và duy nhất cho đến nay) giành được 3 chức vô địch liên tiếp vào các năm 1945, 1946 và 1947. Sau 3 giải đấu thường niên đó, giải đã được tổ chức 2 năm 1 lần, rồi 3 năm 1 lần và 4 năm 1 lần vào thời gian sau đó. Thậm chí giải đấu còn được tổ chức tới 2 lần vào năm 1959, một ở Argentina và một ở Ecuador.
Trong thời gian này, một số đội tuyển quốc gia đã thờ ơ với giải đấu. Một số không tham gia, một số thì gửi đội trẻ đến dự; giải đấu năm 1959 được tổ chức tại Ecuador, Brasil thậm chí đã gây sốc hơn khi gọi các cầu thủ từ một CLB đến từ bang Pernambuco vào ĐTQG để dự giải. Lần đầu tiên, Bolivia giành chức vô địch Copa America khi họ đăng cai vào năm 1963. Giải đấu năm 1967, Venezuela lần đầu tiên tham dự. Việc thành lập Copa Libertadores vào năm 1959 cũng ảnh hưởng đến số lượng khán giả tới xem.
Sau 8 năm vắng bóng không được tổ chức vì nhiều lý do, giải đã bắt đầu lại vào năm 1975 và chính thức được gọi tên là Copa América. Giải đấu không có địa điểm tổ chức cố định và tất cả các trận đấu được diễn ra trong suốt cả năm ở mỗi quốc gia. Cả 9 đội tuyển quốc gia tham gia vòng bảng, nhà đương kim vô địch Uruguay được đặc cách vào bán kết. Giải đấu được tổ chức 4 năm một lần cho đến năm 1987.
Sự thay đổi
Năm 1986, CONMEBOL quyết định luân phiên một quốc gia thành viên đăng cai giải đấu theo bảng chữ cái ABC. Từ năm 1987 đến năm 2001, giải này được tổ chức 2 năm một lần. Thể thức giải với vòng bảng có 9 đội chia làm 3 bảng, đội đương kim vô địch được đặc cách vào bán kết. Sự đổi mới này đã giúp giải đấu bắt đầu nhận được sự phủ sóng truyền hình ở châu Âu và Bắc Mỹ. Copa América 1987 được tổ chức tại Argentina sau 28 năm. Mặc dù đã vô địch FIFA World Cup 1986, lại được chơi trên sân nhà và có huyền thoại Diego Maradona dẫn dắt, nhưng Argentina chỉ giành hạng tư sau khi bị đánh bại bởi đương kim vô địch Uruguay 0–1 trong trận bán kết. Uruguay đã đánh bại Chile trong trận chung kết để đăng quang ngôi vô địch, đáng chú ý Chile đã thắng sốc Brasil 4–0 ở vòng bảng.
Brasil đã có danh hiệu quốc tế chính thức đầu tiên kể từ FIFA World Cup 1970 khi họ giành được cúp vô địch Copa América năm 1989 được tổ chức trên sân nhà. Đến lượt mình, Argentina cũng vô địch Copa América sau 32 năm dài chờ đợi vào năm 1991 tại Chile, nhờ một đội hình mạnh mẽ với cầu thủ vĩ đại Gabriel Batistuta. Giải đấu Copa América năm 1993 tại Ecuador được nâng lên 12 đội với 10 đội Nam Mỹ và 2 đội đến từ Bắc Mỹ là Mexico và Hoa Kỳ.
Uruguay đã vô địch giải năm 1995 với tư cách là chủ nhà, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng của bóng đá Uruguay. Với việc thực hiện nước đăng cai luân phiên theo bảng chữ cái ABC, Colombia, Paraguay và Venezuela đã được tổ chức giải đấu lần đầu tiên. Brasil đã giành 4 chức vô địch trong 5 kỳ được tổ chức sau đó từ năm 1997 đến năm 2007. Lần đầu tiên, là vào năm 1997, Brasil đã giành cúp sau khi đánh bại quốc gia chủ nhà Bolivia với 3 bàn thắng của Leonardo, Denílson và Ronaldo tại sân vận động ở Verde – nơi có sân vận động bóng đá cao nhất thế giới so với mực nước biển. Brasil đã bảo vệ thành công danh hiệu này vào năm 1999 sau khi đánh bại Uruguay 3–0 tại Asuncion, Paraguay. Tuy nhiên, Copa América năm 2001 đã chứng kiến một trong những bất ngờ lớn nhất của giải này khi Honduras (khách mời từ Bắc Mỹ) đã loại Brasil ở tứ kết. Colombia, quốc gia chủ nhà, đã lần đầu tiên giành cúp.
Từ năm 2001 đến 2007, giải đấu được tổ chức 3 năm một lần và từ năm 2007 trở đi quay lại với chu kì 4 năm 1 lần. Sau màn trình diễn đáng xấu hổ vào năm 2001, Brasil đã tái giành cúp ở giải vô địch Nam Mỹ năm 2004 được tổ chức tại Peru khi đánh bại Argentina trên chấm phạt đền sau khi hòa 2–2 trong 90 phút chính thức do công của Luisao và ngôi sao của giải – Adriano. Ba năm sau, hai đội gặp lại nhau trong trận chung kết, lần này là ở Venezuela. Một lần nữa, Brasil lại giành chiến thắng sau khi đè bẹp Argentina 3–0 với ngôi sao của giải – Júlio Baptista.
Argentina đã tổ chức giải năm 2011 và để thua dưới tay Uruguay ở tứ kết bằng loạt sút luân lưu. Uruguay đã đánh bại Peru 2–0 trong trận bán kết để lọt vào trận chung kết và hủy diệt Paraguay 3–0, qua đó giành được chiếc cúp trên đất Argentina lần thứ 3 và lần thứ 2 liên tiếp (khi được tổ chức ở Argentina). Đây là giải đấu lần thứ 43, là lần đầu tiên cả Argentina và Brasil không lọt vào bán kết của một giải đấu mà cả hai cùng tham gia. Giải đấu năm 2011 cũng ghi nhận một kỷ lục trong lịch sử bóng đá khi Paraguay là ĐTQG không giành được bất kỳ một chiến thắng nào, một bàn thắng nào (toàn hòa 0–0 ở 3 trận vòng bảng, thắng luân lưu ở tứ kết và bán kết sau khi hòa Brasil và Venezuela 0–0) để đi tới trận chung kết của giải, nơi họ tiếp tục không ghi bàn nhưng thua Uruguay 0–3.
Copa America 2015 đã được tổ chức tại Chile, giải lần đầu tiên áp dụng công nghệ vạch vôi điện tử Goal-line. Giải đấu này lẽ ra sẽ được tổ chức ở Brasil bởi quy luật đăng cai luân phiên theo vần ABC, nhưng trong bối cảnh Brasil bận tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2014 và Thế vận hội mùa hè 2016, Chile đã thế chỗ, đổi lại Brasil thay Chile đăng cai giải vào năm 2019. Chile đã giành chức vô địch lần đầu tiên trong lịch sử sau khi đánh bại Argentina của Lionel Messi trên chấm luân lưu.
Năm 2016, để kỷ niệm 100 năm của giải, giải được gán tên Copa América Centenario và được tổ chức tại Hoa Kỳ. Giải đấu này là lần đầu tiên được tổ chức bên ngoài Nam Mỹ và được mở rộng lên đến 16 đội (10 từ CONMEBOL và 6 từ CONCACAF) và là lần thứ hai áp dụng công nghệ Goal-line. Trong giải đấu, báo chí có thông tin cho rằng CONMEBOL và CONCACAF đang đàm phán để sáp nhập Copa América với Gold Cup để hình thành giải vô địch toàn châu Mỹ, dự định sẽ được tổ chức 2 năm một lần, với Hoa Kỳ là quốc gia tổ chức các giải đấu thường xuyên[8]. Tuy nhiên, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ Sunil Gulati gọi tin đồn này là không chính xác và nói rằng sẽ không có cuộc thảo luận nào như vậy xảy ra[9]. Chile tiếp tục gieo sầu cho người Argentina khi đánh bại họ trên chấm luân lưu để bảo vệ ngai vàng.
Năm 2019, giải được tổ chức ở Brasil theo chu kỳ 4 năm 1 lần sau lần trước vào năm 2015 ở Chile, lần thứ ba áp dụng Goal-line và lần đầu tiên áp dụng trợ lý video hỗ trợ trọng tài (VAR) cùng nhiều thay đổi của luật bóng đá do IFAB ban hành. Brasil đã giành chức vô địch sau khi đánh bại Peru (đội đã bất ngờ loại đương kim vô địch Chile ở bán kết) với tỉ số 3–1 nhờ sự tỏa sáng của ngôi sao trẻ Everton Soares.
Trong phiên họp năm 2019, CONMEBOL đã quyết định, giải sẽ quay lại năm chẵn và được tổ chức 4 năm một lần để cạnh tranh với UEFA Euro 2020, điều đó có nghĩa là Copa America sẽ được tổ chức vào năm 2020 do Argentina và Colombia đồng đăng cai[10]. Sau đó 4 năm sau, giải năm 2024 được tổ chức ở Ecuador (do Bolivia tiếp tục rút lui không đăng cai theo nghĩa vụ). Song tình hình đại dịch COVID-19 dai dẳng khiến cho Copa America (cũng như Euro) không thể diễn ra trong năm 2020. Cả Argentina và Colombia sau đó cũng bị tước quyền đăng cai do nơi thì dịch bệnh diễn biến phức tạp, nơi thì lại gặp những bất ổn về chính trị.[11] Brasil một lần nữa đứng ra đăng cai giải đấu lần này thông qua sự lựa chọn của CONMEBOL, mặc cho một số cầu thủ của Brasil, Argentina, Uruguay ra sức phản đối việc tổ chức này.[12][13] Tại giải đấu này, Argentina giành chức vô địch vô địch lần thứ 15 sau khi đánh bại đại kình địch Brasil với tỉ số 1–0 nhờ sự tỏa sáng của các ngôi sao Lionel Messi, Ángel Di María, Sergio Agüero.
Theo quy định luân phiên ABC, dễ dàng tìm ra nước chủ nhà cho các năm 2028, 2032, 2036. Tuy nhiên, trong tương lai có thể sẽ có sự thay đổi.
Chủ nhà
Năm 1984, CONMEBOL đã thông qua chính sách luân phiên quyền tổ chức Copa América trong số 10 quốc gia thành viên theo bảng chữ cái ABC (nghĩa là Argentina đăng cai xong sẽ đến lượt Bolivia, Colombia,... cho đến Venezuela đăng cai các giải đấu sau đó). Vòng đăng cai đầu tiên đã được hoàn thành sau kỳ Copa América 2007 diễn ra ở Venezuela. Vòng đăng cai thứ hai bắt đầu vào năm 2011, với các nước chủ nhà luân chuyển theo thứ tự bảng chữ cái, bắt đầu với Argentina. Chile, Mexico và Hoa Kỳ bày tỏ sự quan tâm đến việc tổ chức giải đấu tiếp theo, nhưng Ủy ban điều hành CONMEBOL quyết định tiếp tục thực hiện vòng quay, ưu tiên tổ chức cho các nước thành viên của mình; mỗi nước sẽ xác nhận xem họ có khả năng tổ chức hay không, nếu không, nước tiếp sau trong bảng chữ cái được đăng cai thay. Argentina đã xác nhận vào ngày 24 tháng 11 năm 2008, thông qua đại diện của LĐBĐ Argentina, rằng họ sẽ tổ chức Copa América 2011.
Copa América 2015 dự kiến sẽ được tổ chức tại Bolivia theo thứ tự xoay vòng bảng chữ cái, nhưng Bolivia vì điều kiện kinh tế đã xin rút lui và Brasil được giao "nghĩa vụ" đăng cai. Tuy nhiên, việc tổ chức FIFA World Cup 2014 và Thế vận hội Mùa hè 2016 tại Brasil dẫn đến sự việc được xem xét lại vì họ rất bận. Mặc dù Chủ tịch CONMEBOL Nicolas Leoz đã đề xuất tổ chức giải đấu ở Mexico (thành viên của liên đoàn CONCACAF), song Brasil và Chile đã thảo luận về khả năng hoán đổi quyền đăng cai giải đấu 2015 và 2019, và đã được CBF quyết định và xác nhận vào tháng 2 năm 2011 rằng Copa América 2015 sẽ vẫn ở Brasil. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2012, Chile đã thông báo rằng họ sẽ tổ chức Copa América 2015, sau khi Chủ tịch của CBF, ông Ricardo Teixeira từ chức và CBF đồng ý hoán đổi với Chile. Việc hoán đổi đã được chính thức công bố vào tháng 5 năm 2012. Phiên bản kỷ niệm 100 năm của giải đấu, Copa América Centenario, diễn ra vào tháng 6 năm 2016 và được tổ chức tại Hoa Kỳ. Copa América Centenario đánh dấu lần đầu tiên giải đấu được tổ chức bởi một quốc gia không thuộc CONMEBOL.
Mỗi kỳ Copa América từ năm 1987 luôn có linh vật và logo riêng, bao gồm cả bài hát chính thức và các sự kiện bên lề. Gardelito, linh vật cho giải năm 1987, là linh vật Copa América đầu tiên.
Giải đấu trước đây được gọi là Campeonato Sudamericano de Futbol (South American Championship of Football – Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ). South American Championship of Football là tên tiếng Anh chính thức. Tên hiện tại – Copa America đã được sử dụng từ năm 1975. Trong giai đoạn 1975–1983, giải không có quốc gia đăng cai và được tổ chức theo kiểu sân nhà và sân khách. Giải đấu hiện tại có 12 đội tuyển quốc gia thi đấu hơn một tháng tại quốc gia chủ nhà. Có hai giai đoạn: vòng bảng và vòng loại trực tiếp. Ở vòng bảng, các đội thi đấu vòng tròn với 3 bảng, mỗi bảng 4 đội. Ba đội được chọn là hạt giống, bao gồm cả đội chủ nhà, với các đội hạt giống khác được chọn bằng cách sử dụng Bảng xếp hạng (BXH) FIFA. Các nhóm khác được dựa trên BXH FIFA và các đội được bốc thăm ngẫu nhiên.
Mỗi bảng, các đội được lên lịch chơi ba trận đấu với các đội khác trong cùng một bảng. Vòng cuối của vòng bảng, 2 trận đấu trong bảng không được đá cùng giờ – một điều lạ, khác với nhiều giải đấu trên thế giới. Hai đội đứng đầu từ mỗi bảng tiến vào vòng tứ kết cùng hai đội hạng ba có thành tích tốt nhất. Điểm được sử dụng để xếp hạng các đội trong một bảng. Bắt đầu từ năm 1995, 3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho trận hòa và 0 điểm nào cho trận thua (trước đó, đội thắng nhận được 2 điểm).
Thứ hạng của mỗi đội trong mỗi bảng được xác định như sau:
a) Điểm số lớn nhất đạt được
b) Hiệu số bàn thắng bàn thua;
c) Tổng bàn thắng ghi được.
Nếu hai hoặc nhiều đội bằng nhau ở ba tiêu chí trên, thứ hạng của họ được xác định như sau:
d) Điểm số đạt được trong các trận đấu giữa các đội liên quan;
e) Hiệu số bàn thắng trong các trận đấu giữa các đội liên quan;
f) Số lượng bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu giữa các đội liên quan;
g) Bốc thăm của Ban tổ chức CONMEBOL.
Vòng đấu loại trực tiếp, các đội chỉ thi đấu mỗi trận một lượt duy nhất, với các loạt sút luân lưu được sử dụng để quyết định đội thắng nếu trận đấu hòa trong 90 phút và 30 phút hiệp phụ.
Khách mời
Do số lượng thành viên của CONMEBOL ít, chỉ có 10 đội, các quốc gia từ các châu lục khác thường được mời tham gia để tạo nên 12 đội cho dễ chia bảng. Kể từ năm 1993, hai đội từ các khu vực khác, thường là từ CONCACAF gần gũi về mặt địa lý và văn hóa, cũng đã được mời. Trong lịch sử, 10 ĐTQG khác nhau đã được mời tham gia giải là:
Mexico đã tham dự đầy đủ các kỳ từ năm 1993 đến 2016, Hoa Kỳ đã được mời ở mọi giải đấu từ năm 1997 đến 2007 nhưng cũng thường xuyên từ chối lời mời do xung đột lịch trình với Major League Soccer – giải nhà nghề Mỹ. Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 10 năm 2006, Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ đã chấp nhận lời mời tham gia giải đấu năm 2007, chấm dứt 12 năm vắng bóng. Tại Copa América 2001, Canada là ĐTQG được mời, nhưng đã rút lui ngay trước khi bắt đầu giải đấu vì những lo ngại về an ninh.
Chiếc cúp Copa América, được trao cho ĐTQG vô địch giải đấu, đã được trao tặng cho CONMEBOL bởi Bộ Ngoại giao Argentina vào năm 1910, khi Argentina tổ chức một giải để kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Năm. Giải khi đó (cũng có sự tham gia của Uruguay và Chile) được đặt tên là "Copa del Centenario" (Cúp trăm năm).
Chiếc cúp Copa América hiện tại được mua vào năm 1916 từ "Casa Escasany", một cửa hàng bán đồ trang sức ở Buenos Aires, với giá 3.000 franc Thụy Sĩ.
Chiếc cúp Copa América có trọng lượng 9 kg (20 lb), được làm bằng bạc nguyên chất cao 77 cm (30 inch), với đế bằng gỗ 3 cấp có chứa nhiều mảng. Các tấm mảng được khắc tên các đội tuyển vô địch trong lịch sử.
Vào tháng 4 năm 2016, một chiếc cúp mới – được thiết kế dành riêng cho Copa América Centenario – đã được giới thiệu tại trụ sở Liên đoàn bóng đá Colombia ở Bogota để kỷ niệm 100 năm của giải đấu. Chiếc cúp được dựa trên hình dạng của chiếc cúp Copa América ban đầu, được thêm vào logo giải năm 2016. Nó cao 61 cm (24 inch) với trọng lượng 7,1 kg (16 lb), được mạ vàng nguyên chất 24 cara. Các logo của CONMEBOL và CONCACAF cũng được khắc trên thân của nó.
Chiếc cúp Copa América Centenario 2016 được thiết kế bởi Epico Studios ở Hoa Kỳ và được sản xuất bởi London Work Workshop của Thomas Lyte ở Anh. Chile đã vô địch và được giữ cúp bằng vàng này vĩnh viễn.
Ngoài chiếc cúp chính, "Copa Bolivia" (một chiếc cúp được làm bằng bạc nguyên khối) đã được trao cho á quân của giải kể từ năm 1997[17] – một điều được coi là độc nhất ở các giải đấu bóng đá của thế giới khi mà á quân cũng được cúp. Chiếc cúp được đặt theo tên quốc gia tổ chức Copa América năm 1997, với một lá cờ Bolivian nhỏ được gắn ở một trong các mặt của nó.
Klass A 1954 Competizione Vysšaja Liga Sport Calcio Edizione 17ª Organizzatore FFSSSR Date dal 4 aprile 1954all'8 ottobre 1954 Luogo Unione Sovietica Partecipanti 13 Formula Girone all'italiana Risultati Vincitore Dinamo Mosca(6º titolo) Retrocessioni Lokomotiv Charkiv Torpedo Gor'kij Statistiche Miglior marcatore A. Il'in V. Il'in Sočnev (11) Incontri disputati 156 Gol segnati 388 (2,49 per incontro) Cronologia della competizione 1953 1955 Manuale L'...
Wali Kota PrabumulihPetahanaElmansejak 18 September 2023Masa jabatanPenjabatDibentuk12 November 2001Pejabat pertamaSudjiadi No Wali Kota[1] Mulai menjabat Akhir menjabat Prd. Ket. Wakil Wali Kota — Sudjiadi(Penjabat) 12 November 2001 13 Mei 2003 — 1 Rachman Djalili 13 Mei 2003 13 Mei 2008 1 [2] Yuri Gagarin 13 Mei 2008 13 Mei 2013 2 Ridho Yahya 2 Ridho Yahya 14 Mei 2013 14 Mei 2018 3 Andriansyah Fikri — Richard Cahyadi(Penjabat) 14 Februari 2018 19 Oktober 2018 — ...
2017 Chinese filmMr. Pride vs Miss PrejudicePosterChinese傲娇与偏见 Directed byLi Haishu Huang YanweiStarringDilraba Dilmurat Leon Zhang Gao WeiguangProductioncompaniesAlibaba Pictures Group Limited Jaywalk StudioDistributed byAlibaba Pictures Group LimitedRelease date 20 April 2017 (2017-04-20) Running time108 minutes[1]CountryChinaLanguageMandarinBox officeCN¥105.9 million[1] Mr. Pride vs Miss Prejudice (Chinese: 傲娇与偏见) is a 2017 Chinese ro...
City in California City in California, United StatesEl Monte, CaliforniaCity FlagSealNickname: The End of the Santa Fe TrailLocation of El Monte in Los Angeles County, CaliforniaEl MonteLocation of El Monte in Los Angeles Metropolitan AreaShow map of the Los Angeles metropolitan areaEl MonteLocation of El Monte in CaliforniaShow map of CaliforniaEl MonteLocation of El Monte in the contiguous United StatesShow map of the United StatesCoordinates: 34°4′24″N 118°1′39″W / &...
Coordinate: 40°04′21″N 102°12′36″E / 40.0725°N 102.21°E40.0725; 102.21 Dune nel deserto di Badain Jaran. Localizzazione del deserto di Badai Jaran, sezione cinese del deserto del Gobi. Il deserto di Badain Jaran (林T, 丹S, 吉P, 漠W, lett. 沙|p=Bā|dān|jí|lín| Shā|mò) è un deserto della Cina che si estende sulle province di Gansu, Ningxia e Mongolia Interna. Con i suoi 49.000 km² di estensione è il terzo più grande deserto della Ci...
سعود بن عبد العزيز بن متعب الرشيد معلومات شخصية الميلاد سنة 1897 حائل تاريخ الوفاة مارس 1920 (22–23 سنة) مواطنة شبه الجزيرة العربية الزوجة فهدة بنت العاصي الشريم الأب سعود بن حمود بن عبيد الرشيد عائلة آل رشيد مناصب أمير في المنصب14 سبتمبر 1908 – ...
Prime Minister of Portugal from 1932 to 1968 His ExcellencyAntónio de Oliveira SalazarGCTE GCSE GColIH GCICOfficial portrait, c. 1968Prime Minister of PortugalIn office5 February 1932 – 27 September 1968[1]PresidentÓscar CarmonaFrancisco Craveiro LopesAmérico TomásPreceded byDomingos OliveiraSucceeded byMarcelo CaetanoMinister of DefenceIn office13 April 1961 – 4 December 1962Prime MinisterHimselfPreceded byJúlio Botelho MonizSucceeded byManuel Gomes d...
American concession in Panama Canal Zone redirects here. For the film, see Canal Zone (film). For the unofficial region in Egypt, see Suez Canal. Panama Canal ZoneZona del Canal de Panamá1903–1979 Flag Seal Motto: The Land Divided, The World UnitedMap of Panama Canal Zone. The Caribbean Sea is at the top left, the Gulf of Panama is at bottom rightStatusConcession of the United States in PanamaCapitalBalboaCommon languagesSpanish, EnglishDemonym(s)ZonianGovernor • 1904...
Period of the US Supreme Court from 1789 to 1795Supreme Court of the United StatesJay CourtNone ← → Rutledge CourtChief Justice John JayOctober 19, 1789 – June 29, 1795(5 years, 253 days)SeatOld City HallPhiladelphia, PennsylvaniaNo. of positions6Jay Court decisions The Jay Court refers to the Supreme Court of the United States from 1789 to 1795, when John Jay served as the first Chief Justice of the United States. Jay served as Chief Justice until his resignation, a...
Literary genre of Sanskrit epigrammatic poems A subhashita (Sanskrit: सुभाषित, subhāṣita) is a literary genre of Sanskrit epigrammatic poems and their message is an aphorism, maxim, advice, fact, truth, lesson or riddle.[1] Su in Sanskrit means good; bhashita means spoken; which together literally means well spoken or eloquent saying.[2] Subhashitas in Sanskrit are short memorable verses, typically in four padas (verses) but sometimes just two; but their struc...
Peta infrastruktur dan tata guna lahan di Komune Saint-Martin-Terressus. = Kawasan perkotaan = Lahan subur = Padang rumput = Lahan pertanaman campuran = Hutan = Vegetasi perdu = Lahan basah = Anak sungaiSaint-Martin-Terressus merupakan sebuah komune di departemen Haute-Vienne di Prancis. Lihat pula Komune di departemen Haute-Vienne Referensi INSEE lbsKomune di departemen Haute-Vienne Aixe-sur-Vienne Ambazac Arnac-la-Poste Augne Aureil Azat-le-Ri...
Lago di GramolazzoStato Italia Regione Toscana Provincia Lucca Coordinate44°09′48.81″N 10°15′03.93″E44°09′48.81″N, 10°15′03.93″E Altitudine604 m s.l.m. DimensioniSuperficie1 km² IdrografiaImmissari principaliSerchio di Gramolazzo Emissari principaliSerchio di Gramolazzo Lago di Gramolazzo Modifica dati su Wikidata · Manuale Il lago di Gramolazzo è un lago delle Alpi Apuane situato presso l'omonimo paese nel comune di Minucciano. Di ori...
Maid Sama!Sampul manga pertama yang menampilkan Misaki Ayuzawa (kanan) dan Takumi Usui (kiri).会長はメイド様!(Kaichou wa Maid-sama!)GenreKomedi romantis[1] MangaPengarangHiro FujiwaraPenerbitHakusenshaPenerbit bahasa InggrisNA Viz MediaMajalahLaLaDemografiShōjoTerbitDesember 2005 – September 2013Volume18 Seri animeSutradaraHiroaki SakuraiProduserAkio MatsudaSkenarioMamiko IkedaMusikWataru MaeguchiStudioJ.C.StaffPelisensiNA Sentai FilmworksUK MVM EntertainmentSaluranasliTBS, ...
One of the 234 State Legislative Assembly Constituencies in Tamil Nadu, in India Madurai WestConstituency No. 194 for the Tamil Nadu Legislative AssemblyConstituency detailsCountryIndiaRegionSouth IndiaStateTamil NaduDistrictMaduraiLS constituencyMaduraiTotal electors3,07,141Member of Legislative Assembly16th Tamil Nadu Legislative AssemblyIncumbent Sellur K. Raju Party AIADMKElected year2021 Madurai West is a legislative assembly constituency in the Indian state of Tamil Nadu. It ...
Tamayomi球詠GenreOlahraga (Bisbol) MangaPengarangMountain PukuichiPenerbitHoubunshaMajalahManga Time Kirara ForwardDemografiSeinenTerbitApril 2016 – sekarangVolume5 Seri anime Portal anime dan manga Tamayomi (球詠code: ja is deprecated , terj. har. Ball Recitation) adalah sebuah seri manga bisbol Jepang karya Mountain Pukuichi, diserialisasikan dalam majalah manga seinen Houbunsha Manga Time Kirara Forward sejak April 2016. Seri tersebut dikumpulkan dalam lima volume tankōbon...
Voce principale: Unione Sportiva Olbia 1905. Olbia CalcioStagione 1987-1988Sport calcio Squadra Olbia Allenatore Guido Mammi Presidente Lelio Dau Serie C210º posto nel girone A. Maggiori presenzeCampionato: Sapochetti (33) Miglior marcatoreCampionato: Paraluppi (7) 1986-1987 1988-1989 Si invita a seguire il modello di voce Questa pagina raccoglie le informazioni riguardanti l'Olbia Calcio nelle competizioni ufficiali della stagione 1987-1988. Indice 1 Rosa 2 Risultati 2.1 Campionato 2....
Ceremony to celebrate a reigning monarch's first royal entry into a city For the Joyous Entry of 1356 and the corresponding charter, see Joyous Entry of 1356. Ferdinand Receives the Keys of the City from the Virgin of Ghent, print after a painting made by Antoon van den Heuvel for the Joyous Entry by the Cardinal-Infante Ferdinand into Ghent in 1635 A Joyous Entry (Dutch: Blijde Intrede; French: Joyeuse Entrée) is a ceremonial event marking the entry into a city by a monarch, prince, duke, o...
جاسون ديميتريو (بالإنجليزية: Jason Demetriou) معلومات شخصية الميلاد 18 نوفمبر 1987 (العمر 36 سنة)[1]لندن الطول 5 قدم 11 بوصة (1.80 م)[2][2][3][3] مركز اللعب مدافع الجنسية المملكة المتحدة معلومات النادي النادي الحالي ساوثيند يونايتد الرقم 24 مسيرة الشب...