AGM-176 Griffin

AGM-176 Griffin
Phóng thử nghiệm tên lửa Griffin
LoạiTên lửa không đối đất, Tên lửa đất đối đất
Nơi chế tạoHoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụ2008–nay
Sử dụng bởiKhông quân Hoa Kỳ
Hải quân Hoa Kỳ
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
Cục tình báo trung ương Mỹ
TrậnChiến tranh Afghanistan
Chiến tranh Iraq
Nội chiến Syria
Lược sử chế tạo
Nhà sản xuấtRaytheon
Giá thành$127,333 (FY 2019)
Giai đoạn sản xuất2008–nay
Thông số
Khối lượng45 pound (20 kg) (w/ launch tube)
Chiều dài42 inch (110 cm)
Đường kính5,5 inch (140 mm)

Đầu nổNổ văng mảnh
Trọng lượng đầu nổ13 lb (5,9 kg)

Chất nổ đẩy đạnTên lửa nhiên liệu rắn
Tầm hoạt động5 mi (8,0 km) from surface;[1] 12,5 dặm (20,1 km) from altitude[2]
Hệ thống chỉ đạoLaser, GPS hoặc hệ thống dẫn đường quán tính
Nền phóngGeneral Atomics MQ-1 Predator, General Atomics MQ-9 Reaper và các loại UAV, Cyclone-class patrol ship

AGM-176 Griffin là một tên lửa/bom hạng nhẹ có điều khiển độ chính xác cao do Raytheon phát triển.[3] Tên lửa có thể được phóng từ mặt đất giống như tên lửa có động cơ hoặc thả rơi tự do từ máy bay giống như bom có điều khiển. Nó có thể mang một đầu đạn tương đối nhỏ, để tấn công chính xác và giảm thiểu thiệt hại không mong muốn trong môi trường tác chiến có dân thường. AGM-176 được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Afghanistan.

Phát triển

Raytheon đã phát triển Griffin là một hệ thống có tính module chi phí thấp, sử dụng các thành phần đã được phát triển tỏng các loại vũ khí khác bao gồm FGM-148 JavelinAIM-9X Sidewinder. Ban đầu nó được thiết kế để phóng từ máy bay MC-130W của Bộ tư lệnh các chiến dịch đặc biệt của Mỹ và được dẫn đường nhờ tín hiệu GPS và đầu dò radar bán chủ động. Tên lửa chỉ được trang bị đầu đạn cỡ nhỏ nặng 13 lb (5,9 kg) nhằm giảm tối đa thiệt hại phụ.[4]

AGM-176 có hai phiên bản, phiên bản -A là đạn không có động cơ được thả trực tiếp từ máy bay.[5] Có trọng lượng 33 lb (15 kg) và dài 3,6 ft (1,1 m), nó được phóng từ bệ phóng 10 ống "Gunslinger" được đặt phía sau máy bay vận tải Marine KC-130 hoặc cả phiên bản máy bay gunship AC-130W "Stinger II"[6] và AC-130J "Ghostrider"[7].

Griffin Block II B là phiên bản gắn động cơ tên lửa, phóng từ trên không hoặc đất đối đất, có khả năng bắn từ UAV cũng như trực thăng, máy bay cường kích, AC-130W gunships,[6]KC-130J.[8]

Cánh của đạn được gập lại giúp nó có thể được triển khai bên trong ống phóng cỡ 5,5 in (140 mm). Nó cũng có thể lập trình để tấn công mục tiêu theo kiểu nổ trên không, chạm nổ hoặc nổ chậm. Hải quân Mỹ đã thử nghiệm Griffin như một tên lửa bắn từ tàu chiến được dẫn đường bằng tia laser nhằm vào các tàu nhỏ di chuyển nhanh.[9] Phiên bản tên lửa có trọng lượng chưa bằng một nửa tên lửa chống tăng Hellfire và có đầu đạn nặng 13 lb (5,9 kg). Griffin có tầm bắn 9,3 mi (15,0 km) khi phóng từ trên không, hoặc 3,4 mi (5,5 km) khi phóng từ mặt đất. AGM-176 có thể được triển khai từ trạm vũ khí điều khiển từ xa đặt trên phương tiện mặt đất, từ giá phóng nhiều nòng, từ trực thăng Bell OH-58 Kiowa, UAV...

Tên lửa này nhỏ hơn tên lửa AGM-114 Hellfire thường được trang bị trên Phương tiện bay không người lái. Tên lửa Griffin và cụm phóng cũng nhẹ hơn Hellfire, cho phép lắp được tới 3 tên lửa lên Predator.[10]

Từ ​​năm 2008 đến đầu tháng 2/2014, Raytheon đã bàn giao 2.000 tên lửa Griffin.[11] Vào cuối tháng 2 năm 2014, Raytheon đã trình diễn tên lửa Griffin Block III cải tiến, có thể bắn trúng các mục tiêu tĩnh và di chuyển. Block III được trang bị đầu dò laser bán chủ động được cải tiến với khả năng xử lý tín hiệu và điện tử tốt hơn cũng như Hệ thống đầu đạn đa tác dụng mới để tối đa hóa khả năng sát thương đối với các mục tiêu khác nhau.[12]

Hải quân

Raytheon đã phát triển một phiên bản tầm xa của AGM-176 Griffin để tích hợp vào các Tàu tác chiến ven biển (LCS). Sea Griffin có động cơ và hệ thống dẫn đường mới để tăng tầm bắn cho tên lửa. Ngoài AGM-176 của Raytheon, còn có sự cạnh tranh đến từ MBDA với phiên bản Sea Spear của tên lửa Brimstone. Cả hai tên lửa đều được thiết kế để bảo vệ LCS khỏi các cuộc tấn công của các tàu, cano cỡ nhỏ.[13] Thay vào đó, Hải quân Mỹ lựa chọn AGM-114L Hellfire để trang bị cho LCS. Quyết định được đưa ra do tàu LCS sử dụng radar Sea Giraffe của Saab. Trong khi tên lửa Griffin yêu cầu phải có tia laser chiếu xạ liên tục mục tiêu, do đó, do đó hệ thống chỉ có thể dẫn bắn cho một tên lửa tấn công một mục tiêu mỗi lần bắn, tên lửa Longbow Hellfire có thể sử dụng radar sóng milimet của tàu và của chính chúng để theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.[14]

USS Firebolt (PC-10) bắn tên lửa BGM-176B tháng 6 năm 2015.

Hệ thống tên lửa bờ biển MK-60 đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu (IOC) tháng 3 năm 2014, nhằm bảo vệ các tàu ở khu vực ven biển trước các cuộc tấn công của thuyền nhỏ theo kiểu bầy đàn và các mối đe dọa khác. Hệ thống vũ khí MK-60 bao gồm tên lửa Griffin, hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser, bệ phóng tên lửa do Hải quân thiết kế và hệ thống quản lý chiến đấu.[15] Mỗi hệ thống Mk-60 có thể phóng bốn tên lửa, và mỗi tàu tuần tra sẽ có hai hệ thống MK-60 trên boong tàu. Việc trang bị tên lửa Griffin sẽ giúp bổ sung thêm một lớp phòng thủ cho tàu chiến ở cự ly xa hơn cự ly tác chiến của súng cỡ nòng 25 mm, ngoài 4,5 km (2,8 mi), và cũng cho góc bảo vệ 360 độ xung quanh tàu; động cơ tên lửa điều chỉnh được hướng phụt giúp đạn có khả năng đánh trúng mục tiêu ngay cả khi tên lửa được phóng theo chiều thẳng đứng.[16][17]

Raytheon đang tiếp tục đầu tư cho việc phát triển Sea Griffin để mở rộng tầm bắn của tên lửa. Sea Griffin sẽ sử dụng đầu dò tìm kiếm chế độ kép với đầu dò hồng ngoại và dẫn đường bằng laser bán chủ động, cũng như liên kết dữ liệu để theo dõi đồng thời nhiều mối đe dọa và mang lại cho nó khả năng bắn và quên. Đầu dò mới cùng với động cơ tên lửa tầm xa sẽ tăng khối lượng tổng thể thêm 20 lb (9,1 kg), sẽ tăng tầm bắn của Sea Griffin lên 9,3 dặm (15,0 km).[16][17] Trong các thử nghiệm, đầu dò hình ảnh hồng ngoại (IIR) mới của Sea Griffin truyền video lại cho người vận hành thông qua liên kết dữ liệu để người vận hành có thể xác minh trước khi tên lửa tấn công mục tiêu.[18] Khả năng Cập nhật mục tiêu trong chuyến bay (IFTU) của tên lửa cho phép thay đổi mục tiêu cho tên lửa trong khi đang bay. Sea Griffin sau khi được nâng cấp đã được đổi tên thành Griffin C.[19]

Các phiên bản

  • AGM-176 Griffin A: Phiên bản nguyên mẫu bom lượn không có động cơ tên lửa thả tự do từ máy bay hoặc UAV.[2]
  • AGM-176 Griffin B: Phiên bản có động cơ tên lửa, sử dụng phóng từ máy bay, UAV và phương tiện mặt đất. Cự ly đạt 3,7 dặm (6,0 km).
  • BGM-176 Griffin C (Sea Griffin): Phiên bản sử dụng cho tàu chiến với đầu dò hồng ngoại và đường truyền dữ liệu hai chiều. Tầm bắn 9,3 dặm (15,0 km).
  • AGM-176 Griffin C-er: phiên bản có động cơ tên lửa mạnh hơn. Tầm bắn 14,3 dặm (23,0 km).

Nền tảng phóng

Users

Tham khảo

  1. ^ LaGrone, Sam (26 tháng 3 năm 2014). “Griffin Missile Reaches Initial At Sea Operating Capability”. U.S. Naval Institute. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f “Raytheon's Griffin Mini-Missiles”. Defense Industry Daily. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ “AUVSI: Raytheon offers up Griffin for UAS - UV - Unmanned Vehicles - Shephard Media”. shephardmedia.com.
  4. ^ Matthews, William (31 tháng 5 năm 2010). “Smaller, Lighter, Cheaper”. Defense News. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2012.
  5. ^ “The Right to Bear Arms: Gunship Kits for Americas C-130s”. defenseindustrydaily.com.
  6. ^ a b c Rogoway, Tyler (1 tháng 6 năm 2014). “The U.S. Air Force's New AC-130 Gunships Are Really Bomb Trucks”. Jalopnik. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023.
  7. ^ a b Trevithick, Joseph (30 tháng 6 năm 2019). “The USAF Still Can't Get The New AC-130J Ghostrider's 30mm Cannon To Work Reliably”. The Drive (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ "Who paid Raytheon to develop the Griffin missile for Predator UAVs?" Intelfusion. 15 June 2008 [liên kết hỏng]
  9. ^ Reed, John (15 tháng 6 năm 2012). “Navy Nails Speedboats With Griffin Missiles”. military.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2018.
  10. ^ Hambling, David (1 tháng 10 năm 2008). “Efforts Are Underway to Arm Small UAVs”. Aviation Week. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ “Raytheon marks delivery of 2000th Griffin missile”. Raytheon. 5 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ “Raytheon demonstrates Griffin Block III missile”. Raytheon. 19 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ Fryer-Biggs, Zachary (23 tháng 6 năm 2013). “Raytheon Working on Extending Range of Griffin Missile for LCS”. Defense News. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  14. ^ LaGrone, Sam (9 tháng 4 năm 2014). “Navy Axes Griffin Missile In Favor of Longbow Hellfire for LCS”. U.S. Naval Institute. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2014.
  15. ^ “US Navy declares IOC for MK-60 Griffin missile system”. Shephard Media. 25 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2018.
  16. ^ a b Burgess, Richard R. (14 tháng 4 năm 2014). “Raytheon Developing Longer-Range Griffin Missile”. Seapower Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2014.
  17. ^ a b “Navy Test-Fires Griffin Missiles from PC Boats”. military.com. 8 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2018.
  18. ^ “Raytheon SeaGriffin™ completes guided flight test with new dual-mode seeker”. Raytheon. 14 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2023.
  19. ^ “Raytheon Griffin™C flight tests demonstrate in-flight retargeting capability”. Raytheon. 28 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2020.
  20. ^ Warwick, Graham (13 tháng 6 năm 2008). “Small Raytheon Missile Deployed on Predator”. Aviation Week. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2008.
  21. ^ “Navy boosts Persian Gulf patrol craft force”.
  22. ^ Osprey Fires Guided Rockets And Missiles In New Trials - Aviationweek.com, 8 December 2014

Bản mẫu:Raytheon