Phiên bản B-1A được phát triển vào đầu năm 1970, nó được dự kiến sẽ đạt vận tốc Mach 2 ở độ cao lớn, vì vậy phần vỏ của nó phải làm bằng hợp kimtitan và do đó làm giá thành tăng lên tới 70 triệu đô la theo thời giá năm 1975 (tương đương gần 500 triệu đô la thời giá năm 2020). Mặt khác, hợp kim titan khi đó chỉ có duy nhất một nước chế tạo được là Liên Xô, cũng có nghĩa là Hoa Kỳ phải nhập khẩu nguyên liệu chế tạo từ Liên Xô, và nếu xảy ra chiến tranh giữa hai bên thì Mỹ sẽ không thể chế tạo tiếp B-1A. Do vậy, việc sản xuất hàng loạt B-1A đã bị hủy bỏ và chỉ có bốn nguyên mẫu được chế tạo. B-1 cũng là máy bay ném bom có khả năng mang nhiều vũ khí nhất trong tất cả các loại máy bay ném bom
Năm 1980, dự án B-1 lại được để ý đến do nó được phát hiện có khả năng đánh bom xâm nhập thấp chớp nhoáng. Do những khó khăn của việc chế tạo B-1A, các yêu cầu thiết kế đối với phiên bản B-1B đã được giảm xuống, vận tốc tối đa của B-1B chỉ đạt Mach 1,25.
B-1B đã được phê duyệt và bắt đầu phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ vào năm 1986 như là một kiểu máy bay ném bomhạt nhân chiến lược tốc độ cao. Vào những năm 1990, nó đã được chuyển đổi sang sử dụng ném bom thông thường. B-1 được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên năm 1998 trong Chiến dịch Cáo sa mạc. Nó tiếp tục hỗ trợ quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan và Iraq. Ra đa địa hình cho hình ảnh sai lệch cũng như không tương thích với hệ thống vũ khí mới. Máy bay được cho là có một số khả năng tàng hình, có nghĩa là nó là khó phát hiện bởi ra-đa, nhưng như Thompson nói: "Bất kỳ ra đa tốt nào cũng có thể theo dõi nó."[3].
Từ năm 1984 tới 2001, 10 chiếc B-1 đã bị phá hủy do tai nạn khiến 17 phi công thiệt mạng[4] Từ 2002 tới 2019 có thêm 2 chiếc B-1 bị phá hủy do tai nạn[5]. Tổng cộng 12 chiếc bị mất do tai nạn, chiếm 11,5% số máy bay B-1 được chế tạo.B-1 cũng là máy bay có thể so sánh về độ ngang ngửa với Tu-160 của Nga vì cả hai đều có thể mang vũ khí hạt nhân.
Các thông số kỹ thuật (B-1B)
Bản vẽ chi tiết kỹ thuật 3 chiều của B-1B
Đặc tính chung
Phi đội: 4 người (phi công chính, phi công phụ, sĩ quan điều khiển vũ khí tấn công, sĩ quan các hệ thống phòng vệ)
Giá treo: 6 giá treo bên ngoài có thể mang 23.000 kg (50.000 lb) vũ khí cùng 3 khoang mang vũ khí bên trong máy bay mang được 34.000 kg (75.000 lb) bom
Logan, Don (1995). Rockwell B-1B: SAC's Last Bomber. Atglen, PA: Schiffer. ISBN0-88740-666-1.
Pace, Steve (1998). Boeing North American B-1 Lancer. North Branch, Minnesota: Specialty Press. ISBN1-58007-012-4.
——— (1999). B-2 Spirit: The Most Capable War Machine on the Planet. New York: McGraw-Hill. ISBN0-07-134433-0.
Schwartz, Stephen I (1998). Atomic Audit: The Costs and Consequences of U.S. Nuclear Weapons since 1940. Washington, DC: Brookings Institution Press. ISBN0-8157-7773-6.
Skaarup, Harold A (2002). South Dakota Warbird Survivors 2003: A Handbook on Where to Find Them. Bloomington, Indiana: iUniverse. ISBN0-595-26379-8.
Sorrels, Charles A. (1983). U.S. Cruise Missile Programs: Development, Deployment, and Implications for Arms Control. New York: McGraw-Hill. ISBN0-08-030527-X.
Spick, Michael 'Mike' (1986). B-1B. Modern Fighting Aircraft. New York: Prentice Hall. ISBN0-13-055237-2.
Spick, Mike biên tập (1987). The Great Book of Modern Warplanes. New York: Salamander Books. ISBN0-517-63367-1.
Whitford, Ray (1987). Design for Air Combat. London: Jane's Information Group. ISBN0-7106-0426-2.
Winchester, Jim biên tập (2006). Military Aircraft of the Cold War – Rockwell B-1A. The Aviation Factfile. London: Grange Books. ISBN1-84013-929-3.
Withington, Thomas (2006). B-1B Lancer Units in Combat. Combat Aircraft. 60. London: Osprey Publishing. ISBN1-84176-992-4.