Wilhelm, Thái tử Đức

Wilhelm
Thái tử của Đức
Thái tử của Vương quốc Phổ
Thái tử Wilhelm khoảng năm 1915
Thông tin chung
Sinh6 tháng 5 năm 1882
Marmorpalais, Potsdam, Phổ,  Đế quốc Đức
Mất20 tháng 7 năm 1951 (69 tuổi)
Hechingen, Württemberg-Hohenzollern,  Tây Đức
An táng26 tháng 7 năm 1951 Lâu đài Hohenzollern, Württemberg-Hohenzollern, Tây Đức
Phối ngẫuNữ công tước Cecilie của Mecklenburg-Schwerin
(kết hôn 1905)
Hậu duệHoàng tử Wilhelm
Hoàng tử Louis Ferdinand
Hoàng tử Hubertus
Hoàng tử Friedrich
Công chúa Alexandrine
Công chúa Cecilie
Tên đầy đủ
Friedrich Wilhelm Victor August Ernst
Tôn hiệu
Imperial Highness (Điện hạ)
Vương tộcNhà Hohenzollern
Thân phụWilhelm II, Hoàng đế Đức Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuAugusta Victoria của Schleswig-Holstein
Tôn giáoGiáo hội Luther

Quốc huy của thái tử Đế chế Đức

Wilhelm, Thái tử Đức và Phổ (tiếng Đức: Wilhelm, Kronprinz von Deutschland und Preußen; tiếng Anh: Wilhelm, Crown Prince of Germany and Prussia) (6 tháng 5 năm 1882 - 20 tháng 7 năm 1951) là Thái tử cuối cùng của Đế chế ĐứcVương quốc Phổ. Wilhelm là con trai trưởng của Hoàng đế Wilhelm II của Đức. Ông được tấn phong tước vị Thái tử Đức và Phổ từ ngày 15 tháng 6 năm 1888 cho đến khi chế độ quân chủ Đức và Phổ bị bãi bỏ vào tháng 11 năm 1918. Từ ngày 4 tháng 6 năm 1941, ông đảm nhận vai trò của người đứng đầu gia tộc Hohenzollern (Nhà Hohenzollern) sau khi cha ông qua đời cho đến khi ông mất vào ngày 20 tháng 7 năm 1951.[1][2][3][4]

Những năm đầu đời

Wilhelm và Nữ hoàng Victoria của Anh vào năm 1883

Thân thế

Wilhelm chào đời vào ngày 6 tháng 5 năm 1882 tại Potsdam, tỉnh Brandenburg, ở Cung điện Marmorpalais, nơi cư trú của cha mẹ ông cho đến khi lên ngôi. Sinh ra trong gia tộc Hohenzollern danh giá dưới thời trị vị của ông cố, Hoàng đế Wilhelm I, ông là con đầu lòng của Hoàng tử Wilhelm của Phổ và Công chúa Augusta Victoria của Schleswig-Holstein (Hoàng đế Wilhelm II và Hoàng hậu Augusta Victoria sau này). Là con trưởng thuộc dòng kế vị chính, ông hiển nhiên là một hoàng tử từ khi chào đời, ông được vị trí xếp thứ 3 trong hàng kế thừa hoàng vị của ông cố, chỉ sau ông nội và cha.

Tháng 3 năm 1888, Wilhelm I qua đời và ông nội của ông lên ngôi với tên gọi Friedrich III của Đức nhưng chỉ trị vì được trong một thời gian ngắn thì qua đời vào ngày 15 tháng 6 năm 1888. Vào 15 tháng 6 năm 1888, cha ông kế vị với vương hiệu Hoàng đế Wilhelm II và ông khi đó mới 6 trở thành Thái tử kế vị rõ ràng của Đức và Phổ. Thủa thiếu thời, ông được dạy học cùng với các em trai ở Plön và được nhận xét là một người yêu thích bóng đá. Tương tự như các em trai, thông qua bà nội, Victoria, Vương nữ Vương thất Anh, Wilhelm là cháu chắc trai đầu tiên của con gái trưởng của Nữ vương đương thời, Victoria của Anh.[1][4][5]

Tuổi trẻ của Wilhelm

từ trái sang: Hoàng đế Wilhelm II, Hoàng hậu Augusta Victoria và Hoàng tử Wilhelm

Wilhelm được nuôi dưỡng theo truyền thống quân sự gia đình, để chuẩn bị cho vai trò trở thành Hoàng đế tương lai từ năm 1901 đến năm 1903, ông đi học hiến pháp quân sự và hành chính tại Đại học Bonn và cư trú trong dinh thự Kronprinzenvilla thuộc quyền sở hữu của gia đình. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1905, Wilhelm kết hôn với Cecilia, Nữ công tước xứ Mecklenburg, con gái của Đại công tước Frederick Francis III. Hôn lễ diễn ra tại Cung điện Berlin và được xem như một trong những sự kiện hoành tráng nhất nối dài từ Cổng Brandenburg đến đại lộ Unter den Linden, vào tháng 7 năm 1906, một người thừa kế mới được sinh ra, Hoàng tử Wilhelm Friedrich (1906 - 1940). Không giống như cha mình, Wilhelm khá năng động và thoạt bát, ông rất đam mê thể thao đặt biệt rất xuất sắc trong việc điều khiển ngựa, Wilhelm từng phá vỡ lệnh cấm của hoàng gia Đức khi tham gia công khai cuộc thi cưỡi ngựa trong Câu lạc bộ Cưỡi Berlin-Potsdam.[4]

Giai đoạn chiến tranh thế giới

Thái tử Wilhelm trong bộ quân phục của Phổ

Trong giai đoạn thế chiến thứ nhất bùng nổ, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Đoàn quân số 5. Từ tháng 8 năm 1915, ông chỉ huy Tập đoàn quân B và thực hiện cuộc tấn công quân đội vào Verdun (Trận Verdun) vào năm 1916 để tiêu diệt quân đội Pháp nhưng hậu quả là quân đội Đức đã kết thúc trong thất bại. Cuối cùng Wilhelm bỏ quyền chỉ huy Đoàn quân số 5 vào tháng 11 và tập trung cho chức Tư lệnh ở Tập đoàn quân B. Tháng 11 năm 1918, Cách mạng Đức bùng nổ và nền quân chủ Đức được thay thế bằng một nền cộng hòa Đức mới ra đời.[6] Sau sự kiện này Hoàng đế Wilhelm II ký văn bảng thoái vị, chấm dứt quyền cai trị của Vương triều Hohenzollern trên lãnh thổ Đức và Phổ. Vào ngày 13 tháng 11, Wilhelm bỏ trốn khỏi Đức, ông vượt qua lãnh thổ Hà Lan rồi sau đó bị bắt giữ tại Wieringen. Năm 1923, ông trở lại Đức ngay sau khi Gustav Stresemann trở thành thủ tướng Đức vì trước đó theo như đúng nguyện vọng của Wilhelm, ông muốn trở về Đức ngay cả khi với tư cách là một công dân tư nhân của Đức và cam kết không tham gia chính trị.[7][8]

Wilhelm trở lại nước Đức vào ngày 9 tháng 11 năm 1923, và trong những năm đó ông đã có một số quan hệ với Adolf Hitler, kế tiếp Wilhelm tỏ ý muốn tham gia tổ chức chính trị Der Stahlhelm, điều này đã làm ông thủ tướng Gustav Stresemann thất vọng vì hơn thế

Ảnh chụp cuộc gặp gỡ giữa Adolf Hitler (trái) và Wilhelm (phải) tại Nhà thờ Garrison ở Potsdam vào 21 tháng 3 năm 1933.

nữa Der Stahlhelm là một phần của liên minh chính trị Harzburg, nơi bao gồm những người phản đối Cộng hòa Dân chủ Đức.[9] Vào năm 1938, Wilhelm có ý định tranh cử chức Reichspräsident để chống lại ông Paul von Hindenburg, nhưng ý định này đã bị cha ông ngăn cản. Cuối cùng Wilhelm chuyển sang ủng hộ Adolf Hitler lên năm quyền Đức Quốc Xã, mối quan hệ với Adolf Hitler phần lớn điều bắt nguồn từ ý muốn khôi phục nền quân chủ của Wilhelm II. Sau trận Operation Hummingbird (Đêm của những con giao dài). Wlihelm rút lui khỏi hoạt động chính trị vì có lẽ ông nhận ra rằng Hitler không có ý định khôi phục lại chế độ quân chủ Đức. Ông vẫn ở lại Đức cho đến khi cha ông qua đời vào năm 1941, Wilhelm kế vị trở thành người đứng đầu Nhà Hohenzollern. Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đức trong ngày 27 tháng 1, ông rời Potsdam đến Oberstdorf, khoảng một tháng sau đó vợ ông, Cecilie và các con đã rời khỏi nước Đức khi Hồng quân Liên Xô tiến gần hơn đến Berlin. Khi chiến tranh kết thúc, một phần tài sản bao gồm cung điện thuộc quyền sở hữu của Nhà Hohenzollern đã bị Hồng quân nắm giữ trở thành địa điểm tổ chức Hội nghị Potsdam.[10][11] Vào giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc Wilhelm bị quân đội Maroc của Pháp bắt giữ ở Baad, Áo và bị giam giữ như một tội phạm chiến tranh. Ông bị quản thúc tại Lâu đài Hohenzollern, nơi ông sống cho đến khi qua đời vào ngày 20 tháng 7 năm 1951, vì một cơn đau tim và được chôn cất tại đây.[12]

Danh dự

Danh hiệu

  • 6 tháng 5 năm 1882 - 9 tháng 3 năm 1888: His Imperial Highness Hoàng tằng tôn Điện hạ Wilhelm của Đức và Phổ
  • 9 tháng 3 năm 1888 - 15 tháng 6 năm 1888: His Imperial Highness Hoàng tôn Điện hạ Wilhelm của Đức và Phổ[13]
  • 15 tháng 6 năm 1888 - 9 tháng 11 năm 1918: His Imperial Highness Hoàng Thái tử và Vương Thái tử Điện hạ của Đức và Phổ
  • 9 tháng 11 năm 1918 - 20 tháng 7 năm 1951: Mr. Wilhelm Hohenzollern

Danh dự

  •  Vương quốc Phổ:[14]
    • Hiệp sĩ Đại bàng đen, ngày 6 tháng 5 năm 1892
    • Lệnh Vương miện Hoàng gia Phổ, ngày 6 tháng 5 năm 1892
    • Thập tự Sắt, ngày 22 tháng 8 năm 1915
  •  Hessen: Lệnh Ludwig, ngày 6 tháng 5 năm 1900
  •  Württemberg:[15]
    • Grand Cross of the Württemberg Crown, năm 1899
    • Huân chương Quân công
  •  Baden:[16]
    • Knight of the House Order of Fidelity, năm 1900
    • Grand Cross of the Order of Berthold the First, năm 1900
  •  Brunswick:
    • Order of Henry the Lion, năm 1902
    • Thánh giá Chiến tranh Brunswick
  •  Bỉ: Huân chương Leopold
  •  Đan Mạch: Hiệp sĩ voi, ngày 6 tháng 5 năm 1900
  •  Hà Lan: Grand Cross of the Dutch Lion
  •  Na Uy: Grand Cross of St. Olav, ngày 15 tháng 12 năm 1906
  •  Thụy Điển: Lệnh Hoàng gia Seraphim của Thụy Điển, ngày 27 tháng 7 năm 1888
  •  Hy Lạp: Grand Cross of the Redeemer
  •  Vương quốc Anh:[17]
    • Stranger Knight of the Garter, ngày 27 tháng 1 năm 1901
    • Royal Victorian Chain, tháng 6 năm 1904
  •  Monaco: Grand Cross of St. Charles , ngày 15 tháng 1 năm 1900
  •  Ý: Hiệp sĩ Truyền tin, ngày 13 tháng 4 năm 1896
  •  Romania:
    • Huân chương Vương miện Romania
    • Huân chương Carol I
  •  Tây Ban Nha: Hiệp sĩ Lông cừu vàng Tây Ban Nha, tháng 1 năm 1900
  •  Bồ Đào Nha:
    • Grand Cross of the Sash of the Two Order
    • Grand Cross of the Tower and Sword
  •  Nga:
    • Hiệp sĩ của St. Andrew
    • Hiệp sĩ của Thánh Alexander Nevsky
    • Hiệp sĩ đại bàng trắng
    • Hiệp sĩ của Thánh Anna , Hạng 1
    • Hiệp sĩ của St. Stanislaus , Hạng 1
  •  Đế quốc Ottoman:
    • Order of Honor
    • Order of Osmanieh
  •  Trung Quốc: Lệnh Hoàng Cung Đôi Rồng
  •  Nhật Bản: Huân chương Hoa cúc, ngày 19 tháng 9 năm 1899[18]

Gia phả

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tham khảo

  1. ^ a b "Kick it like Kronprinz" (in German) Spiegel Online”.
  2. ^ "Hidden Wirral Myths & Legends Tours".
  3. ^ “Legends Tours limited”.
  4. ^ a b c Chief of Staff: Napoleonic Wars to World War I, David Zabecki.
  5. ^ Queen Victoria's Family, A Century of Photographs, Charlotte Zeepvat.
  6. ^ Italia: Ministero dell'interno (1898). Calendario chi del Regno d'Italia . Unione tipografico-editrice. P. 54.
  7. ^ Müller, Heike; Berndt, Harald (2006). Schloss Cecilienhof und die Konferenz von Potsdam 1945 (German). Stiftung Preussische Schlösser und Gärten. ISBN 3-910068-16-2.
  8. ^ "From the Archives: The Ex-Kaiser and Family. Fugitives in Holland".
  9. ^ Müller, Heike; Berndt, Harald (2006). Schloss Cecilienhof und die Konferenz von Potsdam 1945 (German). Stiftung Preussische Schlösser und Gärten. ISBN 3-910068-16-2.
  10. ^ "Thông tư của Tòa án". Thời đại . Số 36036. Luân Đôn. Ngày 11 tháng 1 năm 1900. tr. 7.
  11. ^ "Thông tư của Tòa án". Thời đại . Số 36080. Luân Đôn. Ngày 3 tháng 3 năm 1900. tr. 11.
  12. ^ 刑部 芳 則 (2017).明治 時代 の 勲 章 外交 儀礼(PDF) (bằng tiếng Nhật). 明治 聖 徳 記念 学会 紀要. P. 149.
  13. ^ Kollander, p. 79.
  14. ^ Königlich Preussische Ordensliste (supp.) (Bằng tiếng Đức), tập. 1, Berlin, 1886, trang 5, 7, 66 và 100.
  15. ^ "Königliche Orden", Hof- und Staats-Handbuch des Königreich Württemberg , Stuttgart: Landesamt, 1907, tr. 31.
  16. ^ Hof- und Staats-Handbuch des Großherzogtum Baden (1910), "Großherzogliche Orden" tr. 40.
  17. ^ Shaw, Wm. A. (1906) Hiệp sĩ Anh, I, Luân Đôn, tr. 71.
  18. ^ 刑部 芳 則 (2017).明治 時代 の 勲 章 外交 儀礼(PDF) (bằng tiếng Nhật).明治 聖 徳 記念 学会 紀要. P. 149.
  19. ^ Huberty, Michel; Giraud, Alain; Magdelaine, F. and B. (1989). L'Allemagne Dynastique, Tome V – Hohenzollern-Waldeck. France: Laballery. tr. 197, 204, 217–218, 231, 239, 252. ISBN 2-901138-05-5.
  20. ^ Genealogisches Handbuch des Adels, Fürstliche Häuser, Band IV (bằng tiếng Đức). Glücksburg: C.A. Starke Verlag. 1956. tr. 107, 112, 554–558.