Wichita (lớp tàu tuần dương)

Tàu tuần dương hạng nặng USS Wichita (CA-45)
Khái quát lớp tàu
Bên khai thác Hoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ
Lớp trước New Orleans
Lớp sau Baltimore
Thời gian đóng tàu 1935 - 1939
Hoàn thành 1
Nghỉ hưu 1
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nặng
Trọng tải choán nước
  • 12.100 tấn (tiêu chuẩn);
  • 13.015 tấn (đầy tải)
Chiều dài 185,4 m (608 ft 4 in) (mực nước)
Sườn ngang 18,8 m (61 ft 9 in) (mực nước)
Mớn nước 6,0 m (19 ft 10 in) (tiêu chuẩn)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước hộp số;
  • 6 × nồi hơi ống nước, áp lực 3.200 kPa (464 psi);
  • 4 × trục;
  • công suất 100.000 mã lực (74,6 MW)
Tốc độ 60 km/h (32,5 knot)
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 863:
    • 75 sĩ quan,
    • 788 thủy thủ
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 102-152 mm (4-6 inch);
  • sàn tàu: 57 mm (2,25 inch);
  • tháp pháo: 38-406 mm (1,5-8 inch);
  • bệ tháp pháo: 178 mm (7 inch);
  • tháp chỉ huy: 57-152 mm (2,25-6 inch)
Máy bay mang theo 4 × thủy phi cơ trinh sát
Hệ thống phóng máy bay 2 × máy phóng

Lớp tàu tuần dương Wichita là một lớp tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Hoa Kỳ. Chiếc duy nhất trong lớp là tàu tuần dương USS Wichita (CA-45).

Lịch sử

Lớp tàu tuần dương Wichita thoạt tiên được hình thành như một chiếc khác thuộc lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Brooklyn. Tuy nhiên, thiết kế được thay đổi và lớp Wichita trở thành một cầu nối giữa các thiết kế tàu tuần dương hạng nặng trước chiến tranh với giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Có nhiều điểm khác biệt giữa các lớp tàu tuần dương hạng nặng trước chiến tranh và Wichita. Lườn tàu dài hơn, và thiết kế của lườn báo trước cho lớp Baltimore sẽ tiếp nối trong những năm chiến tranh. Các ngăn nhỏ hơn và sự gia tăng việc bảo vệ được bổ sung với ý định tăng cường độ ổn định và khả năng sống sót của con tàu. Vũ khí được cải tiến, dàn pháo chính 203 mm (8 inch) của Wichita tích hợp khả năng nạp đạn và bắn riêng biệt mỗi nòng pháo trên từng tháp pháo. Ngoài ra, Wichita còn có các thiết bị hỗ trợ máy bay bố trí phía đuôi tàu, sau này được trang bị cho mọi lớp tàu tiếp theo.

Lớp Baltimore tiếp theo được bắt đầu như một phiên bản cải tiến của lớp Wichita cho đến khi được mang một ký hiệu lớp riêng biệt.

Tham khảo

  1. ^ Fahey 1941, trang 9