Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách cập nhật cho bài viết này.(Tháng 8 năm 2024)
Theo thống kê năm 2018 trên 195 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, có 55 quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình, 104 quốc gia theo luật định đã bãi bỏ hình phạt này cho mọi loại tội, 8 quốc gia bãi bỏ cho những tội hình sự thông thường (ngoại trừ những tội đặc biệt hay tội ác chiến tranh) và 28 quốc gia trên thực tế đã bãi bỏ án tử hình.[1]
55 quốc gia (chiếm 28% trên tổng số 195 quốc gia) vẫn duy trì hình phạt tử hình.
28 quốc gia (chiếm 14%) trên thực tế có thể xem như đã bãi bỏ án tử hình, nghĩa là chưa ghi nhận vụ xử tử nào trong hơn một thập kỉ qua, có chính sách để không áp dụng hình phạt này nhưng chưa chính thức đưa vào luật.[10]
8 quốc gia (chiếm 4%) đã bãi bỏ án tử hình trên thực tế, nghĩa là quốc gia đó chưa xử tử ai trong suốt hơn 14 năm trở lại đây; bao gồm các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình theo luật định, tuy nhiên trong một vài trường hợp bất khả kháng (ví dụ tội phạm chiến tranh) sẽ được áp dụng.
Kể từ năm 2009, Iran, Ả Rập Saudi và Nam Sudan đã xử tử những người phạm tội dưới 18 tuổi tại thời điểm tội ác được thực hiện, điều này trái với Công ước về Quyền trẻ em.[11][12][13]
Xử tử công khai
Năm 2013, chính quyền các nước Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi và Somalia đã tiến hành những vụ hành quyết công khai.[14] Năm 2021, Yemen là quốc gia mới nhất đã áp dụng hình thức này.[15]
Xử tử ngoài khuôn khổ pháp lý
Ở nhiều quốc gia, việc hành quyết không qua xét xử ngoài khuôn khổ pháp lý xảy ra không thường xuyên và có hệ thống. Những trường hợp như vậy sẽ không được đề cập trong khuôn khổ bài viết này.
Những quốc gia có chỉ số phát triển con người nằm ở nhóm "rất cao"
Bảng dưới đây thống kê thứ tự theo dòng thời gian của 105 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bãi bỏ án tử hình, bao gồm các quốc gia trực thuộc Liên Hợp Quốc và các quốc gia được cấp quy chế quan sát viên. Hơn một thế kỉ sau khi Venezuela bãi bỏ án tử hình (năm 1863), chỉ có vỏn vẹn 11 quốc gia bãi bỏ hình phạt này (không bao gồm các quốc gia bãi bỏ tạm thời). Từ những năm 60 của thế kỉ XX, việc bãi bỏ án tử hình ngày càng trở nên phổ biến. Có 4 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình trong thời gian đó, theo sau là 11 quốc gia trong những năm 1970, 10 quốc gia khác trong thập niên tiếp theo. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều quốc gia khác đã bãi bỏ án tử hình. Có 35 quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình trong thập niên 90, trong đó tính riêng năm 1990, có đến 9 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình, 23 quốc gia khác lần lượt cho đến đầu thế kỉ XXI. Những năm 2010 có thêm 10 quốc gia bãi bỏ hình phạt này. Tính từ năm 1985, chỉ có 8 năm không có quốc gia nào bãi bỏ án tử hình, đó là các năm: 1988, 2001, 2003, 2011, 2013, 2014, và 2018.
Ghi chú: Với các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình trước đó, nhưng đã tái lập và lại bãi bỏ một lần nữa (chẳng hạn Philippines, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, Ý), thời gian bãi bỏ sẽ được lấy theo mốc thứ hai. Những quốc gia đã bãi bỏ nhưng nay lại tái lập (chẳng hạn Liberia) sẽ không được tính. Các vùng lãnh thổ tự trị đặt dưới sự kiểm soát của các quốc gia như Anh (có vùng Jersey), New Zealand (có Quần đảo Cook) và Hà Lan (có Antille thuộc Hà Lan), nơi bãi bỏ án tử hình muộn hơn so với mẫu quốc sẽ không được liệt kê và thời gian bãi bỏ án tử hình sẽ được xem như thời gian bãi bỏ của mẫu quốc. Những quốc gia như Đông Đức, đã bãi bỏ án tử hình năm 1987 tuy nhiên năm 1990 thì giải thể cũng không được tính.
Death Penalty Worldwide Academic research database on the laws, practice, and statistics of capital punishment for every death penalty country in the world.