Tuyên truyền

Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn.

Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần chúng. Tuyên truyền không chỉ lôi kéo cá nhân ra khỏi sự tin tưởng cũ, mà cần phải làm cá nhân đó tin mù quáng vào suy nghĩ mới và đưa đến hành động có lợi cho thế lực tuyên truyền. Cá nhân bị tuyên truyền sẽ mất khả năng lựa chọn và phản xạ tự nhiên, và từ đó sẽ làm những hành động với sự tin tưởng không cần bằng chứng cụ thể.[1]

Các loại tuyên truyền

Tuyên truyền được dùng trong những mục đích: [cần dẫn nguồn]

  • Nâng cao ủng hộ của quần chúng:
    • Quảng cáo đề cao cá nhân hay tập đoàn
    • Giải thích những hành động của cá nhân hay tập đoàn
    • Tạo một thần tượng, hình mẫu anh hùng hay là tạo sự "nhất trí", đoàn kết giả tạo, định hướng dư luận
    • Kết nối bằng sự đề cao tinh thần dân tộc
  • Hạ thấp đối phương:
    • Gợi nỗi lo sợ hay lòng căm phẫn của quần chúng về đối phương
    • Bôi nhọ đối phương

Đối tượng của tuyên truyền là quần chúng, nhưng phải là quần chúng có văn hóa và khả năng suy diễn. Tuyên truyền sẽ không có hiệu nghiệm nếu đối tượng thiếu học thức.[1] Những phương tiện tuyên truyền gồm có:

  • Tin đồn truyền miệng

Năm 1927 Harold Lasswell, một trong những nhà nghiên cứu về tuyên truyền đầu tiên, định nghĩa về tuyên truyền là "mục đích duy nhất là điều khiển ý kiến bằng biểu tượng, hoặc tuyên bố mạnh dạn nhưng không chính xác, bằng truyện kể, tin đồn, báo cáo báo chí, hình ảnh và nhiều loại thông tin xã hội khác".[2] Tin đồn thường bị xem là tin sai lạc (nguồn tin sai) hoặc tin nhảm (cố ý tung tin không thực từ chính quyền đến giới báo chí truyền thông).[3]

  • Truyền đơn

Truyền đơn phát tay hay thả từ máy bay là phương pháp thông tin tuyên truyền hữu hiệu. Trong chiến tranh, truyền đơn được tung vào những nơi đông dân cư trong phần đất của phe đối địch với thông tin làm lung lạc ý chí hoặc kêu gọi dân chúng nổi dậy, v.v...

  • Bích chương và những biểu tượng nơi công cộng

Tuyên truyền bằng cách nhồi nhét thông tin hoặc lặp đi lặp lại các khẩu hiệu để củng cố suy nghĩ một chiều trong quần chúng. Các bích chương, biểu ngữ, tranh cổ động, tượng đài ghi công, v.v.... được dựng lên trưng bày lâu dài trên đường phố, công viên,... với mục đích nhắc nhở quần chúng về thành công và quyền lực của chính quyền, hoặc vĩ đại hóa lĩnh tụ. Ví dụ điển hình: Saddam Hussein, Joseph Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. [cần dẫn nguồn]

  • Diễn văn, Diễn hành

Nhà nước tổ chức các buổi diễn hành, tập họp đông đảo dân chúng vào một khu công cộng để nghe tuyên truyền. Lĩnh tụ nhà nước đọc diễn văn ca ngợi thành tích của mình, của nhà cầm quyền, đồng thời chỉ trích và đe dọa các suy nghĩ đối lập. Ngoài ra còn cho diễn hành quân đội, biểu dương lực lượng, khích lệ lòng yêu nước và căm thù đối phương trong quần chúng. Ví dụ: Hitler và buổi diễn binh tại Nürnberg năm 1935. Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc cũng từng tổ chức những buổi diễn binh tương tự. [cần dẫn nguồn]

  • Báo chí, TV, Radio, Internet

Các cơ quan truyền thông như báo chí, radio và website do nhà nước quản lý sẽ được xử lý truyền thông và đưa tin tức có lợi cho chính quyền, nêu cao thành tích nhưng đồng thời che giấu sai lầm của chính phủ. Ngay cả những cơ quan truyền thông độc lập cũng có thể bị nhà nước dùng trong tuyên tuyền. Kênh TV Fox News của Mỹ là một hãng thông tấn hoàn toàn tư nhân nhưng bị xem là thiên vị, ngả theo chiều hướng tuyên truyền có lợi cho chính phủ của tổng thống Bush.[4] Khả năng đọc thông tin trên internet tại một số quốc gia có thể bị hệ thống tường lửa của nhà nước kiềm chế. [cần dẫn nguồn]

  • Phim ảnh, Văn nghệ, Nghệ thuật
  • Hệ thống giáo dục

Thông tin tuyên truyền có lợi cho nhà nước có thể được giảng dạy trực tiếp trong các lớp học chính trị tại các trường mọi cấp. Sách vở tài liệu trong mọi môn học - nhất là lịch sử - đều có thể được biên soạn theo chiều hướng tuyên truyền. Ví dụ: hệ thống giáo dục của chính phủ kỳ thị Nam Phi.[5]

Các kỹ thuật tuyên truyền

Tranh vẽ tâng bốc Napoleon lên ngang hàng với các danh nhân lịch sử HannibalKarl Đại Đế (tên khắc trên phiến đá)

Năm 1936 học viện nghiên cứu tuyên truyền (Institute for Propaganda Analysis (IPA)) của thương gia Hoa Kỳ Edward Filene đưa ra 7 kỹ thuật tuyên truyền thường thấy là:[6]

  • Hùa theo: khích lệ cá nhân đi theo mục đích của đám đông

Khi một cá nhân thấy một đám đông tập hợp với một mục đích chung, cá nhân đó dễ bị lôi kéo theo với suy nghĩ "Chẳng lẽ cả đám này sai?" (They can't all be wrong!). Ví dụ cụ thể nhất là nhân dân Đức trong thời kỳ Adolf Hitler phát triển chủ nghĩa quốc xã.

  • Nhồi nhét: thiết lập thật nhiều dữ kiện thiên vị cho mục đích

Lập đi lập lại những dữ kiện một chiều để củng cố lòng tin trong quần chúng. Từ nhồi sọ dùng để chỉ phương pháp tuyên truyền làm thay đổi lâu dài, có thể của cả một thế hệ. Ví dụ: Phương pháp tuyên truyền dùng loa phát thanh liên tục lập đi lập lại đưa thông tin đến quần chúng.

  • Hoa hòe: dùng từ ngữ to lớn, lòe loẹt để tạo chấn động tâm lý quần chúng

Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giới chức Pháp với luận điệu xuyên tạc tâng trận chiến kinh hoàng Verdun làm chiến thắng của Pháp.[7] Thực chất, đây là trận đánh bất phân thắng bại và quân Đức tiêu diệt được rất nhiều lính Pháp trong trận chiến này.[8] Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai những thành ngữ tiếng Anh thông dụng trong tuyên truyền: 'Deserve Victory', 'Freedom is in Peril. Defend it with all your Might', 'Socialism the only Solution', 'Expropriate the Expropriators', 'Austerity', 'Evolution not Revolution', 'Peace is Indivisible', 'Hands off Russia', 'Make Germany Pay', 'Stop Hitler', 'No Stomach Taxes', 'Buy a Spitfire', 'Votes for Women'. Ngoài ra còn có sáo ngữ hô hào, 'Go to it', 'Dig for Victory', 'It all depends on ME', hoặc những từ gây ấn tượng của Winston Churchill như 'the end of the beginning', 'soft underbelly', 'blood, toil, tears, and sweat' và 'never was so much owed by so many to so few'.[9]

  • Chửi bới: hạ nhục, mạ lị đối phương
  • Thường dân: đưa hình ảnh của mình như là một người đơn giản để tạo lòng tin và thân thiện với quần chúng
  • Chứng thực: dùng hình ảnh hay trích lời của một nhân vật nổi tiếng để đánh bóng cá nhân mình

Ví dụ: Các diễn viên điện ảnh nổi tiếng được mời lên tiếng ủng hộ cho các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ.[10]

  • Tương đương: so sánh mình với những cá nhân khác từng được quần chúng tin tưởng.

Napoleon Bonaparte là một nhà độc tài chú trọng rất nhiều vào tuyên truyền để chiêu dụ quần chúng. Tranh vẽ thần thánh hóa ông được trưng bày nhiều nơi. Tuy ông chỉ cao chưa tới 1.7m, tranh vẽ về ông thường phóng đại kích thước của mình.[11] Quốc trưởng Adolf Hitler cũng luôn luôn tự coi ông là người kế tục của vị vua - chiến binh vĩ đại Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Dù thế, Friedrich II Đại Đế là bậc anh quân đức độ do đó sự tuyên truyền này là sai lệch lịch sử, thực chất Nhà nước của Hitler cũng không giống với Nhà nước của vị vua - chiến binh xưa.[12][13][14]

Tuyên truyền ngày nay

Hầu hết các hệ thống chính trị ở các quốc gia đều sử dụng tuyên truyền. Điều này đặc biệt được sử dụng ở những vùng có nguy cơ bùng nổ xung đột và bất ổn.

Quốc tế

Slogan: Brasil - hãy yêu hay là rời khỏi

Quảng cáo đã trở thành hình thức hình thức tuyên truyền phổ biến nhất trên thế giới để các tập đoàncông ty quảng bá hình ảnh của mình cho mọi người với nhiều hình thức khác nhau. Từ các tờ rơi nhỏ bé cho đế các panel to đùng khắp nơi và từ khi internet ra đời thì việc quảng cáo ngày càng phát triển khi nó không có giới hạn về biên giới hay khu vực.

Trung Quốc

Vở ballet mang tính cách mạng thời Cách mạng văn hóa

Lần đầu tiên kể từ năm 1949 chính phủ Bắc Kinh Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã cho phép các phóng viên trong và ngoài nước lên Tân Cương để đưa tin giải thích về các vụ bạo động tại vùng này.[15]

Từ năm 2005, Bộ Giáo dục Trung Quốc triển khai hệ thống kiểm duyệt thông tin các diễn đàn, xuất phát từ một sáng kiến của Chi bộ Đảng ở Đại học Nam Kinh về việc thuê một nhóm sinh viên làm việc bán thời gian để bình luận trên các diễn đàn với nội dung thân Đảng và phản bác lại những quan điểm không có lợi. Mô hình này sau đó được các cấp lãnh đạo cao nhất chấp thuận, đã nhanh chóng lan ra các trường đại học cũng như các tổ chức Đảng và trở nên phổ biến trong cả nước.[16]

Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thuê nhiều người (ở trung ương và địa phương) hoặc Đảng Cộng sản thuê để đưa các thông tin ủng hộ chính của Đảng nhằm định hình và hướng dẫn dư luận trên các diễn đàn Internet.[17] Các dư luận viên được trả 5 hào cho một bình luận mang tính hướng dư luận ra xa các phê phán đảng hoặc các nội dung nhạy cảm trên các website trong nước, hệ thống diễn đàn hoặc chat room, hoặc đưa các thông tin ủng hộ đảng Cộng sản.[18] Để gọi chung những người làm công việc đăng bình luận trên mạng, người Trung Quốc gọi là 網絡評論員 (Võng lạc bình luận viên), ngoài ra còn có những tên gọi khác không chính thức như 五毛党 (Ngũ mao đảng) hay là "Redguard" (Hồng vệ quân hay là Hồng vệ binh) .[19]

Bán đảo Triều Tiên

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên giữa năm 2009 đã cho chiếu hình ảnh từ đài truyền hình Hàn Quốc trên sóng truyền hình nhà nước. Tuy nhiên, chính phủ Bình Nhưỡng đã lựa chọn và biên tập đoạn băng cẩn thận để củng cố cho đường lối tuyên truyền rằng Hàn Quốc là một nơi khốn khổ.[20]

Đối lại, Hàn Quốc cũng thường xuyên đưa ra các cáo buộc rằng Triều Tiên là một quốc gia nghèo khổ, người dân thất học với nạn đói giết chết hàng triệu người, dù điều này chưa bao giờ được kiểm chứng.

Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam có một hệ thống rất lớn từ Trung ương tới địa phương để tuyên truyền, tất cả nằm dưới sự chỉ huy của Ban Tuyên giáo Trung ương. Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị quyết 36 với chủ trương giáo dục văn hóa tuyên truyền nhằm mục đích tạo thay đổi ý thức chính trị của Việt kiều ở nước ngoài. Họ biết rằng đa số những người Việt này (nhất là những người di cư sang Mỹ) sở dĩ phải ở nước ngoài vì họ hay cha anh họ muốn trốn tránh chính phủ Cộng sản sau 1975, việc tuyên truyền nhằm mục đích làm thay đổi cái nhìn thù địch của những người này với hệ thống chính trị trong nước.[21]

Hoa Kỳ

Sau vụ khủng bố 11 tháng 9, chính quyền Hoa Kỳ cũng ra sức tuyên truyền kích động quần chúng Mỹ ủng hộ những cuộc tấn công vũ trang vào các nước Trung Đông (đặc biệt là Afghanistan) để tiêu diệt mầm mống thế lực khủng bố. Tiếp đến, trong tiến trình mở rộng chiến cuộc vùng vịnh, Hoa Kỳ đưa ra trước Liên Hợp Quốc những bằng chứng giả tạo cho thấy Iraq đang phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sau khi quân đội Mỹ và đồng minh tấn công Iraq thành công và chiếm được Iraq họ mới phải thú nhận rằng những dữ kiện này sai lạc.[22]

Luật pháp Hoa Kỳ cấm phát mọi các tuyên truyền trực tiếp tới dân Hoa Kỳ,[23] theo đạo luật năm 1948, nhằm ngăn các thông tin chống cộng sản và các thông tin tuyên truyền khác vào nước Mỹ kể cả của chính phủ Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến tại Iraq, Mỹ có thực hiện việc tuyên truyền mang tính ủng hộ chiến tranh. Trong cuộc chiến chống khủng bố Al Queda thế kỷ 21 của Hoa Kỳ xảy ra, Mỹ cũng thực hiện việc tuyên truyền trên toàn thế giới, thông qua internet và từ đó các thông tin sẽ gửi ngược về Hoa Kỳ cho công chúng.[24][25] Có hai nghị sĩ Hoa Kỳ đang cố gắng hợp pháp hóa việc tuyên truyền ngay trong nước để tiện cho việc định hướng dư luận vì luật tuyên truyền cũ đang làm việc này trở nên rắc rối khi luôn phải phá luật.[24][26][27] Văn phòng trách nhiệm chính phủ Hoa Kỳ thì đã thực hiện các tuyên truyền cho dân chúng theo cách trả tiền cho bên thứ ba ra báo cáo và các phương tiền truyền thông sẽ lặp lại các báo cáo này.[28] Mỗi năm ước tính Hoa Kỳ đã dùng 4 tỷ đô cho việc điều hướng dư luận trong nước và tổng chi thêm khoảng 202 triệu cho việc này cho hai cuộc chiến trong năm 2012 sau khi giảm được từ 580 triệu năm 2009.[29][30]

Quân đội Hoa Kỳ đã thuê các nhà báo trực tuyến và thiết lập các trang web tại khu vực châu Âu, châu Phi và Trung Đông... vì luật Hoa Kỳ không cấm tuyên truyền bên ngoài lãnh thổ và dân Hoa Kỳ có thể dùng mạng để vào các trang web ở khu vực ngoài Hoa Kỳ này.[31] Quân đội Hoa Kỳ cũng đã ký hợp đồng với một công ty tư nhân để phát triển một phần mềm chuyên dụng giá trị 2.76 triệu đô theo đó người tung thông tin tuyên truyền bao gồm cả thông tin thân Hoa Kỳ lên mạng, dò tìm và chống các thông tin khủng bố hay các thông tin bất lợi cho Hoa Kỳ khác mà không sợ bị phát hiện thân phận thật.[32] Phần mềm này bị báo chí phê phán là có thể ngăn chặn việc tự do thông tin giống công việc mà Trung Quốc đang thực hiện.[33] Theo các sĩ quan cấp cao Hoa Kỹ, đây là chương trình chống khủng bố quan trọng, do thám tình báo để tìm ra các thành phần khủng bố và tuyên truyền khủng bố, các đối tượng thu nạp người đánh bom cảm tử.

Thế giới Hồi giáo

Tại nhiều nước Hồi Giáo, nhất là những nhóm tôn giáo cực đoan, tư tưởng chống phương Tây (nhất là Mỹ và Israel) được tích cực tuyên truyền. Những quốc gia phương Tây bị cho là đang "Tấn công các giá trị của đạo Hồi" cả bằng văn hóa lẫn quân sự, và người Hồi Giáo phải "thánh chiến" để chống lại "những kẻ ngoại đạo". Những người chết trong chiến đấu được coi là "tử vì đạo" và sẽ được ca tụng, các hình thức đấu tranh có thể bao gồm cả những hành động tấn công dân thường có chủ đích vốn bị lên án.

Chú thích

  1. ^ a b “Jacques Ellul. Propaganda: The Formation of Men's Attitudes. New York: Vintage Books, 1973”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ Propaganda Technique in the World War (1927; Reprinted with a new introduction, 1971)
  3. ^ Rumour: Oxford English Dictionary, 2nd ed., 1989
  4. ^ Fox News 'propaganda' says mogul
  5. ^ Education as a social institution and ideological process - Mbukeni Herbert Mnguni
  6. ^ A brief history of Propaganda
  7. ^ Cyril Falls, The First World War trang 163
  8. ^ Sir Alistair Horne, The Price of Glory: Verdun 1916, trang 331
  9. ^ Propaganda and Demotic Speech, George Orwell - Persuasion, 1944
  10. ^ “Celebs add star power to '08 donor lists”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2009.
  11. ^ The Genesis of Napoleonic Propaganda, 1796-1799. Wayne Hanley
  12. ^ David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 6
  13. ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed and Letters, các trang 5-6.
  14. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 662
  15. ^ “Bắc Kinh áp dụng chiến lược tuyên truyền mới”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2009.
  16. ^ As Chinese Students Go Online, Little Sister Is Watching. The New York Times. ngày 9 tháng 5 năm 2006
  17. ^ “BBC NEWS”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  18. ^ “宿迁26名网评员今上岗” (bằng tiếng Trung). sohu. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2010.
  19. ^ Zhang Lei (ngày 5 tháng 2 năm 2010). “Invisible footprints of online commentators”. Global Times English version. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  20. ^ Bình Nhưỡng tuyên truyền Nam Triều Tiên là 'nơi khốn khổ'
  21. ^ NGHỊ QUYẾT 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
  22. ^ Pitt, William R. War On Iraq: What Team Bush Doesn't Want You to Know. 2002, Context Books, New York. ISBN 1-893956-38-5.
  23. ^ Congressmen seek update on propaganda law, Thời báo Washington
  24. ^ a b Pentagon Pundit Scandal Broke the Law, PrWatch.
  25. ^ Has the Internet Changed the Propaganda Model?, PrWatch.
  26. ^ New Bill Would Make It Legal To Target Propaganda And "Psychological Operations" Directly At U.S. Citizens Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine, InfoWars
  27. ^ Congressmen seek update on propaganda law, Washingtontimes.
  28. ^ “Pentagon Propaganda Gets a Pass”. PR Watch. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  29. ^ “Congressmen Seek To Lift Propaganda Ban”. BuzzFeed. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  30. ^ “U.S. 'info ops' programs dubious, costly”. USATODAY.COM. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  31. ^ Pentagon OK's Online Propaganda, PrWatch
  32. ^ US military using ‘sock puppets’ to spread online propaganda, DigitalJournal
  33. ^ Revealed: US spy operation that manipulates social media, Guardian.

Liên kết ngoài

Read other articles:

5ireJenisPerusahaan swastaIndustriRantai blokDidirikan2021KantorpusatDubai, Uni Emirat ArabSitus web5ire.org 5ire adalah sebuah perusahaan teknologi blockchain yang berasal dari India.[1][2] Kantor pusat 5ire terletak di Dubai, Uni Emirat Arab.[3] Perusahaan ini didirikan pada tahun 2021 oleh Pratik Gunjal dan Prateek Dwivedi. 5ireChain menggunakan mekanisme konsensus Proof of Stake (PoS) untuk memvalidasi transaksi dan mengamankan jaringan. 5ire telah menjalin kerjasa...

 

Artikel atau sebagian dari artikel ini mungkin diterjemahkan dari Silicon dioxide di en.wikipedia.org. Isinya masih belum akurat, karena bagian yang diterjemahkan masih perlu diperhalus dan disempurnakan. Jika Anda menguasai bahasa aslinya, harap pertimbangkan untuk menelusuri referensinya dan menyempurnakan terjemahan ini. Anda juga dapat ikut bergotong royong pada ProyekWiki Perbaikan Terjemahan. (Pesan ini dapat dihapus jika terjemahan dirasa sudah cukup tepat. Lihat pula: panduan penerjem...

 

Ruslan KurbanovKurbanov pada Piala Dunia Paris 2014Informasi pribadiLahir17 September 1991 (umur 32)Tempat tinggalAlmatySenjataÉpéeTangantangan kananTinggi badan170 m (557 ft 9 in)Berat badan69 kg (152 pon; 10,9 st)Pelatih tim nasionalValery DimovPeringkat FIEperingkat saat ini Rekam medali Épée putra Mewakili  Kazakhstan Kejuaraan Asia 2017 Hong Kong Tunggal 2013 Shanghai Tim 2012 Wakayama Tim Ruslan Kurbanov (bahasa Rusia: Руслан Кур�...

Jejak semua siklon tropis pada Musim badai Pasifik 1951. Badai Pasifik atau Hurikan Pasifik adalah badai yang berlangsung di Samudra Pasifik utara timur hingga Pasifik utara tengah yang berlangsung dari 15 Mei hingga 30 November di timur 140° W hingga 140° W - 180°.[1] Badai Pasifik umumnya lebih kuat dari badai di Atlantik dan terbentuk di atas perairan hangat. Hurikan seperti mesin yang membutuhkan udara lembab dan hangat sebagai bahan bakar.[2] Hal ini dapat menyebabkan ...

 

Mountain and peninsula in northeastern Greece This article is about the mountain in Greece. For the Eastern Orthodox monastic community and the autonomous region of Greece, see Monastic community of Mount Athos. For other uses, see Athos. Mount AthosHighest pointElevation2,033[1] m (6,670 ft)Prominence2,012 m (6,601 ft)ListingUltraCoordinates40°09′30″N 24°19′38″E / 40.15833°N 24.32722°E / 40.15833; 24.32722GeographyMount Ath...

 

У этого термина существуют и другие значения, см. Кронос (значения). Кронос(Κρόνος) Мифология Древнегреческая мифология Пол мужской Занятие Бог времени, земледелие Отец Уран Мать Гея Братья и сёстры Рея[1], Иапет, Гиперион, Фемида, Тейя, Океан и Тефида �...

American television company For the television series, see DreamWorksTV. For the television animation division formerly owned by DreamWorks Television, see DreamWorks Animation Television. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: DreamWorks Television – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (Sep...

 

ERV3-1 المعرفات الأسماء المستعارة ERV3-1, ERV-R, ERV3, ERVR, HERV-R, HERVR, envR, endogenous retrovirus group 3 member 1, endogenous retrovirus group 3 member 1, envelope معرفات خارجية الوراثة المندلية البشرية عبر الإنترنت 131170 HomoloGene: 128310 GeneCards: 2086 علم الوجود الجيني الوظيفة الجزيئية • وظيفة جزيئة المكونات الخلوية • غلاف الفيروس• virion�...

 

Halaman ini berisi artikel tentang tradisi musik ansambel dari Indonesia Timur. Untuk alat musik Minahasa dari kayu, lihat Kolintang. Kulintang (Kolintang, Kulintango, Gulintangan) atau Totobuang (Tatabuang, Tetabuhan), adalah sebuah musik ansambel tradisional di Indonesia yang terdiri dari barisan gong kecil (mungmung, momo) dari kuningan atau logam yang diletakkan mendatar yang memiliki kemiripan dengan tradisi Gamelan dari Pulau Jawa, atau berbentuk xylophone yang terdiri dari bilahan yang...

Association football club in Scotland Football clubWest Calder UnitedFull nameWest Calder United Football ClubNickname(s)CautherFounded1950GroundHermand Park Harburn RoadWest CalderCapacity1,000ManagerRobert MainLeagueEast of Scotland League Second Division2023–24East of Scotland League Third Division, 1st of 11 (promoted) Home colours Away colours West Calder United Football Club are a Scottish football club based in West Calder, West Lothian.[1] Their home ground is Hermand Park, ...

 

Rebellion in the DRC Kamwina Nsapu rebellionProvinces of the Democratic Republic of the Congo affected by the rebellion at its peak (dark red).Date8 August 2016 – c. 2019(c. 3 years)LocationKasaï-Central, Kasaï, Kasaï-Oriental, Lomami and Sankuru; Democratic Republic of the CongoResult Government victoryBelligerents Kamwina Nsapu rebels[1] Various independent militias[2]  DR CongoAllied militias: Bana Mura[3] Ecurie Mbembe[4] Smaller pro-government gr...

 

Untuk tempat lain yang bernama sama, lihat Karanganyar (disambiguasi). KaranganyarDesaNegara IndonesiaProvinsiJawa TengahKabupatenBanyumasKecamatanPatikrajaKode pos53171Kode Kemendagri33.02.12.2011 Luas... km²Jumlah penduduk... jiwaKepadatan... jiwa/km² Karanganyar adalah desa di kecamatan Patikraja, Banyumas, Jawa Tengah, Indonesia. Pranala luar (Indonesia) Keputusan Menteri Dalam Negeri Nomor 050-145 Tahun 2022 tentang Pemberian dan Pemutakhiran Kode, Data Wilayah Administrasi Pemeri...

La costante di Avogadro, chiamata così in onore di Amedeo Avogadro e denotata dal simbolo N A {\displaystyle N_{A}} o L {\displaystyle L} ,[1] è il numero di particelle costituenti (come atomi, molecole, ioni, elettroni o entità molecolari in generale) contenute in una mole di sostanza. Tale costante ha le dimensioni dell'inverso di una quantità di sostanza (cioè mol−1). Tale costante è pari a 6,02214076×1023 mol−1. Il numero di Avogadro, che ha il medesimo valore numerico ...

 

Questa voce o sezione sull'argomento storia è priva o carente di note e riferimenti bibliografici puntuali. Sebbene vi siano una bibliografia e/o dei collegamenti esterni, manca la contestualizzazione delle fonti con note a piè di pagina o altri riferimenti precisi che indichino puntualmente la provenienza delle informazioni. Puoi migliorare questa voce citando le fonti più precisamente. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Il Crystal Palace di Londra sede della prima gr...

 

Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Ae Kiril – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Ӕ beralih ke halaman ini, yang bukan mengenai ligatur Latin Æ. Huruf Kiril Ae Penggunaan Fonetis:[ɐ]Alfabet KirilHuruf SlaviaАА́А�...

Pour les articles homonymes, voir Autisme (homonymie). Autisme infantile Aligner des objets d'une manière répétitive est un comportement fréquent chez les individus autistes. Données clés Classification et ressources externes CIM-10 F84.0TED GeneReviews Autism overview Mise en garde médicale modifier - modifier le code - voir Wikidata (aide) L'autisme infantile (en anglais : Childhood autism) est un trouble du développement humain défini à l'origine par Leo Kanner en 1943 comm...

 

Preures La mairie et son clocher-mur. Blason Administration Pays France Région Hauts-de-France Département Pas-de-Calais Arrondissement Montreuil Intercommunalité Communauté de communes du Haut Pays du Montreuillois Maire Mandat Christophe Coffre 2020-2026 Code postal 62650 Code commune 62670 Démographie Gentilé Preurois, Preuroises Populationmunicipale 619 hab. (2021 ) Densité 39 hab./km2 Géographie Coordonnées 50° 34′ 21″ nord, 1° 52′ 44�...

 

Cet article couvre le concept de contrôle-sanction automatisé de franchissement de feux rouges en France. Il s'agit d'un matériel à même finalité que le radar automatique, mais de technologie différente et non destiné au contrôle de vitesse. Elle est destinée à contrôler le respect des feux de circulation. Histoire Ce dispositif, encore expérimental en 2007, s'inscrit dans la continuité de la mise en place du contrôle-sanction automatisé des vitesses qui trouve ses fondements ...

Swedish bishop The Most ReverendNathan SöderblomArchbishop of UppsalaPrimate of SwedenChurchChurch of SwedenDioceseUppsalaElected20 May 1914In office1914–1931PredecessorJohan August EkmanSuccessorErling EidemOrdersOrdination1893 (priest)Consecration8 November 1914by Gottfrid BillingPersonal detailsBornLars Olof Jonathan Söderblom(1866-01-15)15 January 1866Trönö, SwedenDied12 July 1931(1931-07-12) (aged 65)Uppsala, SwedenNationalitySwedishDenominationChurch of SwedenParentsJona...

 

Jaime Nebot Jaime Nebot en 2015 Alcalde de Guayaquil 10 de agosto de 2000-14 de mayo de 2019Vicealcalde Luis Chiriboga Parra (2000-2008)Guillermo Chang (2008-2011)Doménica Tabacchi (2011-2019)Predecesor León Febres-CorderoSucesora Cynthia Viteri Diputado Nacional de Ecuador 10 de agosto de 1998-10 de agosto de 2000 10 de agosto de 1990-10 de agosto de 1992 Gobernador del Guayas 10 de agosto de 1984-10 de agosto de 1988Presidente León Febres-CorderoPredecesor Gustavo NoboaSucesor Juana Vall...