Trạm vũ trụ Hòa Bình

Mir
Mir nhìn từ tàu con thoi Atlantis, ngày 15 tháng 1 năm 1997
Phù hiệu Trạm Mir
Thông số
COSPAR ID1986-017A
SATCAT no.16609Sửa đổi tại Wikidata
Tín hiệuMir
Phi hành đoàn3
Ngày phóng1986–1996
Địa điểm phóngBệ phóng LC-200/39, LC-81/23 Sân bay vũ trụ Baikonur
Bệ phóng LC-39A
Trung tâm Vũ trụ Kennedy
Quay lại2001-03-23
05:50:00 UTC
Khối lượng124,340 kg
(274,123 lb)
Chiều dài19 m (từ mô-đun lõi đến đuôi mô-đun Kvant-1)
Chiều rộng31 m (từ mô-đun Priroda đến mô-đun cập bến)
Thể tích khả dụng350 m³
Cận điểm385 km
Viễn điểm393 km
Độ nghiêng quỹ đạo51,6 độ
Chu kỳ quỹ đạo88,15 phút
Số lần bay quanh mỗi ngày16,34
Số ngày trên quỹ đạo5,519 ngày
Số ngày trên trạm4,592 ngày
Số lần bay quanhc.86,331
Thống kê vào 04:57:10 UTC, ngày 23 tháng 3 năm 2001
Tham khảo: [1]
Cấu hình
Cấu hình của Trạm Mir vào năm 1996

Trạm vũ trụ Hòa Bình, hay Trạm vũ trụ Mir (tiếng Nga: Мир - Mir - có nghĩa là "hòa bình"), là một trạm nghiên cứu được phóng lên vũ trụ vào ngày 19 tháng 2 năm 1986, chuyên chú vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người. Mir chấm dứt hoạt động ngày 23 tháng 3 năm 2001 và bị phá vỡ khi tiếp xúc khí quyển.

Các mô-đun của trạm

Hòa Bình là trạm vũ trụ đa mô-đun đầu tiên trên thế giới. Trạm được xây dựng từ các mô-đun khác nhau từ nhiều lần phóng tên lửa.

Tên mô-đun Ngày phóng Phương tiện phóng Miêu tả Ảnh cấu tạo mô-đun Ảnh mô-đun
Mô-đun Lõi của Mir (DOS-7) 19 tháng 2 năm 1986 Proton-K Là trung tâm điều khiển và nơi sống của các phi hành gia. Mô-đun được xây dưng dựa trên nền tảng của các trạm vũ trụ Salyut trước nó, nhưng có đặc điểm khác là có nút (node) 5 cổng nối phía trước của mô-đun, nơi các mô-đun sau này và các tàu vũ trụ Soyuz (Союз - Liên Hợp) và tàu vận tải Progress (Прогресс - Tiến Bộ) cập bến. Vì mọi hoạt động của trạm Mir không còn tập trung vào một mô-đun duy nhất nữa nên Mô-đun Lõi rất rộng rãi và cho phép mô-đun đặt 2 buồng ngủ và nhiều máy tính hơn các trạm Salyut trước. Mô-đun lõi còn có thêm một cổng nối ở phía sau, sau này mô-đun Kvant-1 kết nối ở cổng này.[2]
Kvant-1 (Квант - Quantum - Lượng tử) 31 tháng 3 năm 1987 Proton-K Là mô-đun phục vụ nghiên cứu về vật lýthiên văn học. Các thiết bị khoa học gồm kính viễn vọng tia X, kính viễn vọng tia cực tím, 1 máy ảnh góc rộng, các thí nghiệm tia X năng lượng cao và hệ thống dò tia X/gamma. Mô-đun đồng thời mang theo thiết bị điện di Svetlana, sáu con quay hồi chuyển để điều chỉnh tư thế của trạm, hệ thống tạo khí oxy Elektron và hệ thống lọc khí CO2 Vika. Mô-đun cũng có một cổng nối phía sau để các tàu vũ trụ Soyuz và Progress cập bến.[2]
Kvant-2 (Квант-2) 26 tháng 11 năm 1989 Proton-K Được chia làm 3 khoang: khoang khóa khí (airlock) để các phi hành gia chuẩn bị đi bộ ngoài không gian, khoang hàng hóa và khoang thí nghiệm. Mô-đun mang theo một thiết bị hỗ trợ đi bộ ngoài không gian có tên là Ikar, hệ thống tái chế nước từ nước tiểu, một vòi tắm, hệ thống chứa nước Rodnik và sáu con quay hồi chuyển để sáp nhập vào hệ thống con quay có sẵn của mô-đun Kvant-1. Các dụng cụ khoa học gồm: một máy ảnh độ phân giải cao, phổ quang kế, cảm biến tia X, thí nghiệm dòng chảy chất lưu Volna-2 và hệ thống Inkubator-2 dùng để ấp ủ và nuôi lớn chim cút.[2]
Kristall (Кристалл - Crystal - Tinh thể) 31 tháng 5 năm 1990 Proton-K Là nơi nghiên cứu chế biến và xử lý vật liệu với các lò chế biến, quan sát thiên văn và nghiên cứu công nghệ sinh học với thiết bị điện di Aniur. Mô-đun này đồng thời có thêm 2 cổng nối đặc biệt (cổng APAS-89, hoàn toàn khác so với các cổng nối còn lại trên trạm) nơi dự kiến tàu con thoi Buran (Буран - Snowstorm - Bão tuyết) của Liên Xô cập bến, nhưng sau này chương trình Buran bị hủy bỏ và các Tàu con thoi của Mỹ cập bến thay nó trong chương trình hợp tác vũ trụ Nga-Mỹ: Tàu con thoi-Mir (Shuttle-Mir). Đây là mô-đun trạm vũ trụ cuối cùng do Liên Xô phóng trước khi sụp đổ vào năm 1991.[2]
Spektr (Спектр - Spectrum - Phổ quang) 20 tháng 5 năm 1995 Proton-K Là mô-đun đầu tiên do Nga phóng, và cũng là mô-đun đầu tiên trong ba mô-đun phóng lên trong chương trình Shuttle-Mir. Nó gồm bốn tấm pin năng lượng mặt trời xếp theo hình cánh bướm, là nơi sản xuất khoảng hơn một nửa điện năng của trạm Mir. Nó cũng là nơi sống của các phi hành gia Mỹ lên làm việc tại trạm và chứa các thí nghiệm khoa học của NASA. Mô-đun đồng thời là nơi quan sát môi trường Trái Đất với các thiết bị thí nghiệm mặt đất và khí quyển, và có khoang khóa khí nhỏ để đưa các thí nghiệm khoa học ra ngoài khoảng không vũ trụ. Một sự cố đã xảy ra khi tàu vận tải Progress kết nối không chuẩn xác với Mir vào năm 1997, đâm thẳng vào mô-đun và khiến nó bị tụt áp suất, không thể sử dụng được.[3]
Mô-đun cập bến (Стыковочный Отсек - Stykovochnyy Otsek/SO - Docking Module) 15 tháng 11 năm 1995 Tàu con thoi Atlantis Là mô-đun dùng để các tàu con thoi của Mỹ kết nối với trạm dễ dàng hơn. Nếu trước kia phải đổi vị trí mô-đun Kristall để tàu con thoi có thể cập bến vì vướng phải tấm pin năng lượng mặt trời của Mô-đun Lõi, thì với mô-đun này được gắn vào cổng nối đặc biệt của Kristall thì tàu con thoi có thể kết nối an toàn với Trạm Mir mà không cần thay đổi cấu hình của trạm. Đây là mô-đun duy nhất được phóng bởi tàu con thoi - các mô-đun còn lại do tên lửa Proton-K của Liên Xô (sau này Nga) phóng lên. Đây đồng thời là mô-đun thứ 2 trong 3 mô-đun trong chương trình Shuttle-Mir.[3]
Priroda (Природа - Nature - Thiên Nhiên) 26 tháng 4 năm 1996 Proton-K Là mô-đun viễn thám tài nguyên Trái Đất. Các thí nghiệm trên mô-đun được cung cấp bởi 12 nước, bao hàm các vùng phổ quang như vi sóng, hồng ngoại,...Mô-đun có một rađa khẩu độ tổng hợp lớn gắn ở bên ngoài mô-đun. Đây là mô-đun cuối cùng trong chương trình Shuttle-Mir.[3]

*Mô-đun Kvant-2, Spektr, Kristall và Priroda là những mô-đun dựa trên Khối hàng hóa chức năng (ФГБ - FGB - Functional Cargo Block) của tàu vũ trụ thử nghiệm TKS

Những kỉ lục

Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái Đất với 23.000 thí nghiệm khoa học, đây là kỉ lục độc nhất của ngành hàng không vũ trụ thế kỉ 20. Trạm đã đón nhận 104 lượt phi hành gia từ nhiều quốc gia khác nhau, đa phần là phi hành gia Nga và Mỹ và một số phi hành gia từ các nước khác như Pháp, Đức, Anh, Áo, Nhật,... đến làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đợt lưu trú dài nhất trên Mir, và cũng là kỉ lục chuyến bay vũ trụ dài nhất của một con người là của phi hành gia Nga Valeri Vladimirovich Polyakov (437 ngày).

Mir cũng không thể thoát một số tai nạn khi thực hiện sứ mệnh: hỏa hoạn (2/1997), mất điện và tụt áp suất do tàu vận tải Tiến bộ̣ va chạm vào trạm (6/1997), mất liên lạc với mặt đất suốt hai tháng (2000).[4]

Phi hành gia Valeri Polyakov xem cảnh tàu con thoi Discovery tới gần Trạm Mir.
Tấm panel bị cháy khét sau vụ hỏa hoạn bên trong Trạm Mir.
Tấm pin năng lượng mặt trời của mô-đun Spektr bị hỏng sau khi bị tàu vận tải Progress M-34 va chạm vào năm 1997.
Các tấm tản nhiệt của Spektr bị hỏng sau vụ va chạm vào năm 1997.

Trở về Trái Đất

Đường bay về khí quyển của Hòa Bình và tàu Tiến bộ M1-5

Đầu năm 2001, Nga quyết định đưa Hòa Bình trở về Trái Đất vì nó đã tồn tại quá lâu, phục vụ nhân loại gấp ba lần thời hạn thiết kế ban đầu là 5 năm, và dọn đường cho Trạm vũ trụ Quốc tế vì Nga không có đủ kinh phí vận hành cả hai trạm vũ trụ cùng một lúc.

Vào ngày 24 tháng 1 năm 2001, tàu vận tải Tiến bộ M1-5 đã phóng lên và kết nối với Hòa Bình ba ngày sau đó. Khoảng 2 tháng sau, vào ngày 23 tháng 3 năm 2001, sau nhiều thao tác điều chỉnh độ cao, tàu Tiến bộ đã thực hiện ba lần đốt động cơ - với lần đốt động cơ cuối cùng là đốt tới khi hết nhiên liệu vào lúc 05:27:36 GMT - từ từ đưa trạm về Trái Đất. Tín hiệu cuối cùng từ Trạm Hòa Bình được nhận lúc 5:31 GMT cùng ngày. Hòa Bình cùng với tàu Tiến bộ sau đó cháy và tan vỡ trong khí quyển, những mảnh vỡ sót lại đã rơi xuống bề mặt Thái Bình Dương lúc 06:00 GMT.[5]

Trước khi về Trái Đất, người ta cũng khá lo ngại về trường hợp Mir có thể gây ra những thảm họa khi nó rơi xuống các khu dân cư hay thành phố lớn. Nhưng điều này không xảy ra, trạm vũ trụ đã được cố ý phá vỡ khi thâm nhập khí quyển và các phần vỡ đã chọn một diện tích 1500 km² trên vùng biển Nam Thái Bình Dương để làm phần mộ của mình.[4]

Tham khảo

  1. ^ “Mir-Orbit Data”. Heavens-Above.com. ngày 23 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009.
  2. ^ a b c d Portree, David (tháng 3 năm 1995). “Mir Hardware Heritage” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ a b c David Harland (ngày 30 tháng 11 năm 2004). The Story of Space Station Mir. New York: Springer-Verlag New York Inc. ISBN 978-0-387-23011-5.
  4. ^ a b “Kỷ niệm 30 năm ngày phóng Trạm vũ trụ Hòa Bình – Mir Space Station lên không gian”. VNSC.
  5. ^ Zak, Anatoly (2001). “Mir space station deorbits in 2001”. RussianSpaceWeb.com.

Liên kết ngoài

Read other articles:

MayorKhuang Aphaiwongควง อภัยวงศ์ Perdana Menteri Thailandke-4Masa jabatan1 Agustus 1944 – 31 Agustus 1945Penguasa monarkiAnanda Mahidol PendahuluPlaek PibulsonggramPenggantiTawee BoonyaketMasa jabatan31 Januari 1946 – 24 Maret 1946 PendahuluSeni PramojPenggantiPridi BanomyongMasa jabatan10 November 1947 – 8 April 1948Penguasa monarkiBhumibol Adulyadej PendahuluThawal Thamrong NavaswadhiPenggantiPlaek Pibulsonggram Informasi pribadiLahir(...

 

Danau SkadarDanau Shkodër / Danau ScutariLetakPerbatasan Albania–MontenegroAliran masuk utamaMoračaAliran keluar utamaBojanaTerletak di negaraAlbania, MontenegroPanjang maksimal44 km (27 mi)Lebar maksimal14 km (8,7 mi)Area permukaan370–530 km2 (140–200 sq mi)Kedalaman rata-rata501 m (1.644 ft)Kedalaman maksimal83 m (272 ft)[1] 44 m (144 ft)[butuh rujukan]Volume air193.162×10^6 m3 (6.821,5×10^9 ...

 

Ano Liosia Olympic HallLocationAno Liosia, Athens, GreeceCoordinates38°04′54″N 23°41′12″E / 38.08167°N 23.68667°E / 38.08167; 23.68667Public transitAno Liosia, OSEOwnerAEK B.C.CapacityBasketball: 9,327 (collapsible) 8,327 (permanent)[1][2] Handball: 9,327 (collapsible) 8,327 (permanent) Volleyball: 9,327 (collapsible) 8,327 (permanent)SurfaceParquetConstructionBroke ground2001Opened2004Renovated2021Construction cost€84 million euros (2004 ...

Stasiun Tsugaru-Yunosawa津軽湯の沢駅Stasiun Tsugaru-Yunosawa pada September 2019LokasiIkarigaseki,[Hirakawa-shi, Aomori-ken 038-0101JepangKoordinat40°26′31.32″N 140°37′56.07″E / 40.4420333°N 140.6322417°E / 40.4420333; 140.6322417Koordinat: 40°26′31.32″N 140°37′56.07″E / 40.4420333°N 140.6322417°E / 40.4420333; 140.6322417Operator JR EastJalur■ Jalur Utama ŌuLetak422.3 km dari FukushimaJumlah peron2 peron samping...

 

Voce principale: Nazionale di calcio dell'Inghilterra. Questa voce sull'argomento Nazionali di calcio è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Inghilterra Under-21 Campione d'Europa Under-21 in carica Uniformi di gara Casa Trasferta Sport Calcio Federazione The FAThe Football Association Confederazione UEFA Soprannome Three Lions(Tre leoni) Selezionatore Lee Carsley Record presenze James Milner (46) Capocannoniere Eddie Nketiah (16) Esordio int...

 

Latvian news agency For other uses, see Leta (disambiguation). This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article by introducing citations to additional sources.Find sources: LETA – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (November 2019) You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Latvian. (January 2022) Cli...

2004 video game 2004 video gamePikmin 2North American GameCube box artDeveloper(s)Nintendo EADPublisher(s)NintendoDirector(s)Shigefumi HinoMasamichi AbeProducer(s)Shigeru MiyamotoTakashi TezukaDesigner(s)Hiroaki TakenakaWriter(s)Motoi OkamotoKazumi YamaguchiComposer(s)Hajime WakaiKazumi TotakaSeriesPikminPlatform(s)GameCubeWiiNintendo SwitchReleaseGameCubeJP: April 29, 2004NA: August 30, 2004EU: October 8, 2004AU: November 4, 2004[1]WiiJP: March 12, 2009EU: April 24, 2009AU: May 14, 2...

 

International athletics championship eventSenior women's race at the 1987 IAAF World Cross Country ChampionshipsOrganisersIAAFEdition15thDateMarch 22Host cityWarszawa, Poland VenueSłużewiec RacecourseEvents1Distances5.05 km – Senior womenParticipation152 athletes from 34 nations← 1986 Colombier 1988 Auckland → The Senior women's race at the 1987 IAAF World Cross Country Championships was held in Warszawa, Poland, at the Służewiec Racecourse on March 22, 1987. A report on the...

 

Italian Renaissance painter (c. 1406–1469) This article is about the Italian painter. For the Norwegian new wave band, see Fra Lippo Lippi (band). For the Robert Browning poem, see Fra Lippo Lippi (poem). Not to be confused with Filippino Lippi. In this Renaissance Florentine name, the name Lippi is an indicator of birthplace, not a family name; the person is properly referred to by the given name, Filippo. Fra'Filippo LippiO.Carm.Self-portrait of Fra' Filippo Lippi (1452)BornFilippo Li...

ヨハネス12世 第130代 ローマ教皇 教皇就任 955年12月16日教皇離任 964年5月14日先代 アガペトゥス2世次代 レオ8世個人情報出生 937年スポレート公国(中部イタリア)スポレート死去 964年5月14日 教皇領、ローマ原国籍 スポレート公国親 父アルベリーコ2世(スポレート公)、母アルダその他のヨハネステンプレートを表示 ヨハネス12世(Ioannes XII、937年 - 964年5月14日)は、ロ...

 

Pour les articles homonymes, voir Parsons. Cet article est une ébauche concernant une université américaine et New York. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Parsons The New School for DesignHistoireFondation 1896StatutType Enseignement supérieur privéRégime linguistique AnglaisFondateur William Merritt ChaseMembre de American Council on Education (en)Site web www.newschool.edu/parsonsLocalisati...

 

Polish sociocultural movement (c. 1820 - 1864) Part of a series on theCulture of Poland History Middle Ages Renaissance Baroque Enlightenment Romanticism Positivism Young Poland Interbellum World War II Polish People's Republic Modern-day People Poles Ethnic minorities Refugees Crime Education Health care Languages Languages Polish Yiddish German Lithuanian Ruthenian Romani (Baltic Romani North Central Romani Sinte Romani Vlax Romani) Silesian Kashubian Vilamovian Traditions Mythology Cuisine...

This article is about a newspaper in the United States. For the journal based in London, see Commonwealth Journal of Local Governance. Commonwealth JournalTypeDaily newspaperFormatBroadsheetOwner(s)Community Newspaper Holdings Inc.PublisherMark WalkerEditorSteve CorneliusFounded1895Headquarters110-112 East Mount Vernon StreetSomerset, Kentucky 42501United StatesCirculation8,971 daily[1]Websitesomerset-kentucky.com The Commonwealth Journal is a six-day (Monday through Saturday) morning...

 

German actor Hans Adalbert SchlettowHans Adalbert SchlettowBorn(1888-06-11)11 June 1888Frankfurt, German EmpireDied30 April 1945(1945-04-30) (aged 56)Berlin, GermanyCause of deathAir raidNationalityGermanOther namesHans Adelbert Droescher von SchlettowYears active1917-1945 Hans Adalbert Schlettow (11 June 1888 – 30 April 1945) was a German film actor. Schlettow appeared in around a hundred and sixty films during his career, the majority during the silent era. Among his b...

 

Town in County Durham, England This article is about a town in England. For other uses, see Darlington (disambiguation). Town in EnglandDarlingtonTownBlackwellgate, Post House Wynd, the Market Hall, St Cuthbert's Church and Skerne BridgeDarlingtonLocation within County DurhamArea19.73 km2 (7.62 sq mi)Population107,800 • Density4,680.81/km2 (12,123.25/sq mi) (Town)OS grid referenceNZ289147• London219 mi (352 km) southUnitary ...

فرانسيسكو انطونيو فيدال معلومات شخصية اسم الولادة (بالإسبانية: Francisco Antonino Vidal Silva)‏  الميلاد 14 مايو 1827(1827-05-14)سان كارلوس، أوروغواي  [لغات أخرى]‏  الوفاة 7 فبراير 1889 (61 سنة)مونتيفيديو مواطنة الأوروغواي[1]  الحياة العملية المدرسة الأم كلية الطب في باريس  ...

 

8e, 16e, 17e Arrt. Place CHARLES DE GAULLE Arrondissement VIIIe, XVIe, XVIIe Distrik Champs Elysées. Faubourg du Roule. Chaillot. Ternes. Panjang 240 m Lebar 240 m Dibangun 1670 Peresmian 13 November 1970 Place de l'Étoile merupakan sebuah persimpangan besar di Paris, Prancis, titik temu 12 jalan lurus (Star Square) termasuk Champs-Élysées yang mana membentang ke timur. Namanya diubah menjadi Place Charles de Gaulle pada 1970 untuk mengenang Presiden Gaulle, tetapi kebanya...

 

جائزة فرنسا الكبرى 1999 (بالفرنسية: LXXXV Mobil 1 Grand Prix de France)‏  السباق 7 من أصل 16 في بطولة العالم لسباقات الفورمولا واحد موسم 1999 السلسلة بطولة العالم لسباقات فورمولا 1 موسم 1999  البلد فرنسا  التاريخ 27 يونيو 1999 مكان التنظيم فرنسا طول المسار 4.250 كيلومتر (2.641 ميل) المسافة 305.814 ك...

Railway station in West Bengal, India Habra Kolkata Suburban Railway stationHabra railway stationGeneral informationLocationHabra, North 24 Parganas district, West BengalIndiaCoordinates22°50′27″N 88°39′27″E / 22.840921°N 88.657491°E / 22.840921; 88.657491Elevation11 metres (36 ft)Owned byIndian RailwaysOperated byEastern RailwayLine(s)Sealdah–Hasnabad–Bangaon–Ranaghat line of Kolkata Suburban RailwayPlatforms3Tracks3ConstructionStructure typeAt ...

 

Questa voce sull'argomento centri abitati dell'Alaska è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Two RiversCDP(EN) Two Rivers, Alaska Two Rivers – Veduta LocalizzazioneStato Stati Uniti Stato federato Alaska BoroughFairbanks North Star TerritorioCoordinate64°51′45″N 147°05′56.4″W64°51′45″N, 147°05′56.4″W (Two Rivers) Superficie71,7 km² Abitanti719 (2010) Densità10,03 ab./km² Altre informazioniCod. postale9...