Chu kỳ quỹ đạo

Hai vệ tinh của Sao Hỏa quay quanh nó.

Chu kỳ quỹ đạothời gian mà một thiên thể hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh thiên thể trung tâm. Trong thiên văn học, nó có thể là các hành tinh hay tiểu hành tinh quay quanh Mặt Trời, các vệ tinh quay quanh hành tinh, các ngoại hành tinh quay quanh các ngôi sao hay sao đôi khác.

Đối với các thiên thể nói chung, chu kỳ theo sao (năm/tháng thiên văn) được coi là chu kỳ quỹ đạo đích thực, được xác định bằng một vòng quay 360° của thiên thể quỹ đạo quanh thiên thể trung tâm, chẳng hạn Trái Đất quay quanh Mặt Trời, so với các sao cố định chiếu trên thiên cầu. Chu kỳ quỹ đạo còn có thể có nhiều cách định nghĩa khác nhau.

Các chu kỳ trong thiên văn học có thể được biểu diễn bằng đơn vị thời gian phù hợp, thường là bằng giờ, ngày, tháng hay năm. Một chu kỳ cũng có thể được xác định dưới một điều kiện thiên văn cụ thể, hầu hết gây ra bởi ảnh hưởng hấp dẫn nhỏ từ ngoài hệ bởi các thiên thể khác. Những biến thiên đó cũng bao gồm vị trí thực của khối tâm hấp dẫn giữa hai thiên thể, nhiễu loạn bởi các hành tinh ngoài hệ, cộng hưởng quỹ đạo, hiệu ứng tương đối rộng... Những vấn đề này được nghiên cứu bởi các lý thuyết thiên văn chi tiết và phức tạp của ngành cơ học thiên thể, và sử dụng dữ liệu quan sát chính xác vị trí của các thiên thể của trắc lượng học thiên thể.

Các chu kỳ liên quan

Có nhiều loại chu kỳ (periods) liên quan đến quỹ đạo của các thiên thể, thường được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau của thiên văn họcvật lý thiên văn, nhưng đặc biệt không nên nhầm lẫn chúng với các chu kỳ vòng quay khác, chẳng hạn chu kỳ tự quay. Ví dụ của một số loại chu kỳ quỹ đạo phổ biến gồm sau đây:

  • Chu kỳ theo sao hay chu kỳ thiên văn (sidereal) là thời gian cần thiết để một thiên thể hoàn thành một vòng quỹ đạo tương đối với các ngôi sao cố định, nó còn được gọi là năm theo sao hay năm thiên văn. Đây là chu kỳ quỹ đạo trong một hệ quy chiếu quán tính (không quay).
  • Chu kỳ giao hội (synodic) là thời gian để một thiên thể trở về vị trí ban đầu tương đối so với hai hay nhiều thiên thể khác. Trong cách dùng phổ biến, hai thiên thể này thường là Trái Đất và Mặt Trời. Thời gian giữa hai lần giao hội hay xung đối liên tiếp cũng đúng bằng chu kỳ giao hội. Đối với các thiên thể trong hệ Mặt Trời, chu kỳ giao hội (so với Trái Đất và Mặt Trời) khác biệt với chu kỳ chí tuyến hoặc theo sao do chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Chẳng hạn, chu kỳ giao hội của quỹ đạo Mặt Trăng khi quan sát từ Trái Đất, tương đối với Mặt Trời, là 29,5 ngày mặt trời trung bình, do pha và vị trí của Mặt Trăng tương đối so với Mặt Trời và Trái Đất lặp lại sau chu kỳ này. Nó dài hơn chu kỳ theo sao của quỹ đạo Mặt Trăng quanh Trái Đất, tức là chỉ bằng 27,3 ngày mặt trời trung bình, điều này là do chu kỳ theo sao chưa tính đến chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
  • Chu kỳ giao điểm (draconic, draconitic hay nodal) là thời gian trải qua giữa hai lần liên tiếp thiên thể đi qua điểm nút lên của quỹ đạo của nó. Điểm nút lên là điểm trên quỹ đạo nơi nó giao cắt với hoàng đạo từ phía nam lên phía bắc. Chu kỳ này khác biệt so với chu kỳ theo sao bởi vì có sự tiến động của mặt phẳng quỹ đạo của thiên thể và của mặt phẳng hoàng đạo so với các sao cố định, do đó giao tuyến của chúng, đường tiết tuyến cũng tiến động so với các sao cố định. Mặc dù mặt phẳng hoàng đạo thường được giữ cố định tại vị trí của nó được xác định bởi một kỷ nguyên cụ thể, mặt phẳng quỹ đạo của thiên thể vẫn có thể tiến động, khiến cho chu kỳ giao điểm chênh lệch so với chu kỳ theo sao.[1]
  • Chu kỳ cận điểm (anomalistic) là thời gian trải qua giữa hai lần liên tiếp mà thiên thể đi qua cận điểm quỹ đạo (trong trường hợp các hành tinh trong hệ Mặt Trời, nó được gọi là điểm cận nhật), tức là điểm gần nhất với thiên thể trung tâm. Nó khác biệt so với chu kỳ theo sao bởi vì bán trục lớn của thiên thể thường tiến động chậm.
  • Ngoài ra, chu kỳ chí tuyến (tropical) của Trái Đất (một năm chí tuyến) là khoảng thời gian giữa hai lần trục quay của nó nghiêng về Mặt Trời, cũng được xem là khoảng thời gian giữa hai lần thiên thể đi qua vị trí có xích kinh bằng 0 h (điểm xuân phân). Một năm chí tuyến của Trái Đất ngắn hơn một chút so với chu kỳ để Mặt Trời hoàn thành một vòng trên hoàng đạo hay năm theo sao là bởi trục quay nghiêngmặt phẳng xích đạo cũng tiến động (quay tương đối so với các sao tham chiếu), do đó trục sẽ nghiêng về Mặt Trời trước khi hoàn thành quỹ đạo. Vòng tiến động trục quay đối với Trái Đất, còn được gọi là tuế sai của điểm phân, có chu kỳ 25.772 năm.[2]

Thiên thể quay quanh thiên thể trung tâm

Bán trục lớn (a) và bán trục nhỏ (b) của một elip

Theo định luật Kepler thứ ba, chu kỳ quỹ đạo T đối với hai vật thể có khối lượng, trong đó một vật chuyển động trong một quỹ đạo tròn hoặc elip là:[3]

trong đó:

Đối với tất cả quỹ đạo elip có cùng bán trục lớn thì chu kỳ quỹ đạo là như nhau, bất kể độ lệch tâm của chúng.

Ngược lại, để tính toán khoảng cách mà một vật thể phải chuyển động để có một chu kỳ quỹ đạo cho trước:

trong đó

  • a là bán trục lớn của quỹ đạo,
  • G là hằng số hấp dẫn,
  • M là khối lượng của vật thể trung tâm,
  • T là chu kỳ quỹ đạo.

Chẳng hạn, để hoàn thành một quỹ đạo sau 24 giờ quanh một khối lượng trung tâm 100 kg, một vật thể nhỏ hơn phải chuyển động trên quỹ đạo với khoảng cách 1.08 mét tính từ khối tâm của thiên thể trung tâm.

Trong trường hợp đặc biệt với quỹ đạo tròn lý tưởng, vận tốc quỹ đạo là không đổi và bằng (theo m/s)

trong đó:

  • r là bán kính của quỹ đạo tròn theo mét,
  • G là hằng số hấp dẫn,
  • M là khối lượng của vật thể trung tâm.

Vận tốc này tương ứng bằng 1√2 lần (≈ 0.707 lần) vận tốc vũ trụ.

Hai thiên thể quay quanh nhau

Trong cơ học thiên thể, khi khối lượng của cả hai vật thể quỹ đạo cần phải được xét đến, chẳng hạn hệ sao đôi, chu kỳ quỹ đạo T có thể được tính như dưới đây:[4]

trong đó:

  • a là tổng các bán trục lớn của các elip mà tâm của các thiên thể chuyển động trên đó, hay tương đương là bán trục lớn của elip mà trên đó một thiên thể chuyển động trong hệ quy chiếu có gốc tại thiên thể kia (bằng khoảng cách không đổi giữa chúng với quỹ đạo tròn),
  • M1 + M2 là tổng khối lượng của hai thiên thể,
  • Ghằng số hấp dẫn.

Đối với quỹ đạo parabol hay hyperbol, chuyển động là không tuần hoàn, và thời gian của toàn quỹ đạo là vô hạn.

Chu kỳ giao hội

Một trong những đặc trưng cơ bản của hai thiên thể đều quay quanh một thiên thể thứ ba trên hai quỹ đạo khác nhau, và do đó hai chu kỳ quỹ đạo khác nhau, là chu kỳ giao hội của chúng, tức là khoảng thời gian giữa hai lần giao hội.

Một ví dụ của chu kỳ liên quan này là sự lặp lại hiện tượng hoặc vị trí tương đối của các thiên thể khi quan sát từ bề mặt Trái Đất, cụ thể là khi một hành tinh quay trở về vị trí giao hội hay xung đối so với Mặt Trời quan sát được. Chẳng hạn, Mộc Tinh có chu kỳ giao hội khoảng 398,8 ngày nhìn từ Trái Đất; do đó, sự xung đối của Mộc Tinh xảy ra 13 tháng một lần.

Nếu các chu kỳ quỹ đạo theo sao của hai thiên thể quanh trung tâm được ký hiệu là T1T2, sao cho T1 < T2, chu kỳ giao hội được cho bởi công thức:[5]

Một số ví dụ về chu kỳ theo sao và giao hội

Trái Đất

Chu kỳ theo sao của Trái Đất được gọi là năm thiên văn hay năm sao hay năm theo sao. Năm sao tương ứng với một vòng quay biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu so với các sao, tức là khoảng thời gianxích kinh của Mặt Trời tính từ một điểm phân cố định tăng lên 360°. Nó bằng 365 ngày (tính bằng 24 giờ) cộng 6 giờ 9 phút 10 giây và bằng 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình.

Nếu không có hiện tượng tiến động của Trái Đất làm điểm xuân phân di chuyển, gây ra tuế sai của điểm phân thì năm sao dài bằng năm xuân phân.

Các hành tinh

Đồ thị log-log biểu thị liên hệ giữa bán trục lớn và chu kỳ quỹ đạo của các hành tinh

Chu kỳ theo sao và chu kỳ giao hội (với Mặt Trời và Trái Đất) của các hành tinh hay thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời là (tính bằng ngày Trái Đất hoặc năm Trái Đất):

Thiên thể Chu kỳ theo sao Chu kỳ giao hội
(y) (d) (yr) (d)[6]
Sao Thủy 0,240846 87,9691 ngày 0,317 115,88
Sao Kim 0,615 224,701 ngày[7] 1,599 583,9
Trái Đất 1 365,25636 ngày mặt trời
Sao Hỏa 1,881 687,0[7] 2,135 779,9
Sao Mộc 11,87 4331[7] 1,092 398,9
Sao Thổ 29,46 10 747[7] 1,035 378,1
Sao Thiên Vương 84,01 30 589[7] 1,012 369,7
Sao Hải Vương 164,8 59 800[7] 1,006 367,5
134340 Pluto 248,1 90 560[7] 1,004 366,7
Mặt Trăng 0,0748 27,32 ngày 0,0809 29,5306
99942 Apophis 0,886 7,769 2837,6
4 Vesta 3,629 1,380 504,0
1 Ceres 4,600 1,278 466,7
10 Hygiea 5,557 1,219 445,4
2060 Chiron 50,42 1,020 372,6
50000 Quaoar 287,5 1,003 366,5
136199 Eris 557 1,002 365,9
90377 Sedna 12.050 1,0001 365,3 [cần dẫn nguồn]

Mặt Trăng

Chu kỳ theo sao của Mặt Trăng trên quỹ đạo quanh Trái Đất được gọi là tháng thiên văn hay còn gọi là tháng sao.

Một tháng thiên văn = 27 ngày 7 giờ 43 phút 11,6 giây = 27,321661 ngày Mặt Trời trung bình.

Tháng sao khác tháng giao hội (tức chu kỳ giao hội của Mặt Trăng hay tuần trăng) là do chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Khi Mặt Trăng quay trọn một vòng quanh Trái Đất thì Trái Đất cũng quay được một góc khoảng 27° quanh Mặt Trời (điều này thể hiện ở hiện tượng biểu kiến là Mặt Trời di chuyển trên hoàng đạo về phía đông so với nền sao). Do đó Mặt Trăng phải đi thêm 2,2 ngày nữa để khớp với chu kỳ pha (tháng giao hội) của nó, khi đó tương quan vị trí biểu kiến của Mặt Trăng với Mặt Trời mới trở lại như cũ. Khoảng thời gian 2,2 ngày chính là chênh lệch giữa tháng sao và tháng giao hội.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Oliver Montenbruck, Eberhard Gill (2000). Satellite Orbits: Models, Methods, and Applications. Springer Science & Business Media. tr. 50. ISBN 978-3-540-67280-7.
  2. ^ “Precession of the Earth's Axis - Wolfram Demonstrations Project”. demonstrations.wolfram.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2019.
  3. ^ Bate, Mueller & White (1971), tr. 33.
  4. ^ Bradley W. Carroll, Dale A. Ostlie. An introduction to modern astrophysics. 2nd edition. Pearson 2007.
  5. ^ Hannu Karttunen; và đồng nghiệp (2016). Fundamental Astronomy (ấn bản thứ 6). Springer. tr. 145. ISBN 9783662530450. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2018.
  6. ^ “Questions and Answers - Sten's Space Blog”. www.astronomycafe.net.
  7. ^ a b c d e f g “Planetary Fact Sheet”. nssdc.gsfc.nasa.gov.

Read other articles:

Parlemen Sierra LeoneJenisJenisUnikameral PimpinanSpeakerAbass Bundu, sejak 25 April 2018, SLPP KomposisiAnggota146 (132 dipilih + 14 ditunjuk)Partai & kursi   Kongres Semua Rakyat (68)   Partai Rakyat Sierra Leone (49)   Koalisi untuk Perubahan (8)   Koalisi Besar Nasional (4)   Independen (3)   Kepala tertinggi (14) PemilihanSistem pemilihanFirst-past-the-postPemilihan terakhirJuni 2023Tempat bersidang Gedung Parlemen, Tower Hill, FreetownSitus webwww.p...

 

Dalam nama Korean ini, nama keluarganya adalah Baek. Baek Il-seobLahir10 Juni 1944 (umur 79)Yeosu, Provinsi Jeolla Selatan, Korea SelatanPendidikanUniversitas Myongji Sastra InggrisPekerjaanAktorTahun aktif1965-sekarangNama KoreaHangul백일섭 Hanja白一燮 Alih AksaraBaek Il-seopMcCune–ReischauerPaek Il-sŏp Baek Il-seob (Hangul: 백일섭; lahir 10 Juni 1944) adalah aktor film dan televisi asal Korea Selatan.[1] Ia tampil dalam drama Mom's Dead Upset,[2 ...

 

1971 film by Herbert B. Leonard Going HomeTheatrical release posterDirected byHerbert B. LeonardScreenplay byLawrence B. MarcusProduced byHerbert B. LeonardStarringRobert MitchumBrenda VaccaroCinematographyFred Jackman Jr.Edited bySigmund Neufeld Jr.Music byBill WalkerProductioncompanyMetro-Goldwyn-MayerRelease date1 December 1971Running time97 minutesCountryUnited StatesLanguageEnglish Going Home is a 1971 drama film directed by Herbert B. Leonard and starring Robert Mitchum, Brenda Vaccaro ...

Сидят (слева направо): Федр Гаглоев (Гафез), Резо Чочиев, Лади Газзаев, Пауле Санакоев, Елиоз Бекоев, Георгий Джаттиев. Стоят (слева направо): Алекси Букулов, Нафи Джусойты, Реваз Асаев, Петр Пухаев, Георгий Дзугаев, Ила Плиев, Григол Гаглоев Осети́нская литерату́ра (осет. Иро�...

 

Mountain CourseLokasiDouglas, Isle of ManZona waktuBritish Summer Time (selama musim acara)Acara besarIsle of Man TT, Manx Grand Prix Grand Prix sepeda motor MotoGPPanjang60.725 km (37.73 mi)Tikungan219Rekor lap16 menit 42.778 detik - rata-rata 135.452 mph (Peter Hickman, BMW, 2018) Isle of Man TT Mountain Course atau TT Course[1] adalah sirkuit sepeda motor balap jalanan yang terletak di Pulau Man. Sepeda motor TT Course digunakan terutama untuk Balapan Isle of Man TT dan juga acara ...

 

Voce principale: Association Sportive Saint-Raphaël Volley-Ball. Association Sportive Saint-Raphaël Volley-BallStagione 2015-2016Sport pallavolo Squadra Saint-Raphaël Allenatore Giulio Bregoli All. in seconda Christophe Guibert Presidente Christine Girod Ligue A7ª Play-off scudettoVincitrice Coppa di FranciaQuarti di finale Miglior marcatoreCampionato: Vindevoghel (456) 2014-15 2016-17 Questa voce raccoglie le informazioni riguardanti l'Association Sportive Saint-Raphaël Volley-Bal...

Шалфей обыкновенный Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:РастенияКлада:Цветковые растенияКлада:ЭвдикотыКлада:СуперастеридыКлада:АстеридыКлада:ЛамиидыПорядок:ЯсноткоцветныеСемейство:ЯснотковыеРод:ШалфейВид:Шалфей обыкновенный Международное научное наз...

 

Annual integral calculus competition Finalists of the 2006 MIT Integration Bee, with the champion, dubbed the Grand Integrator, in the middle.Part of a series of articles aboutCalculus ∫ a b f ′ ( t ) d t = f ( b ) − f ( a ) {\displaystyle \int _{a}^{b}f'(t)\,dt=f(b)-f(a)} Fundamental theorem Limits Continuity Rolle's theorem Mean value theorem Inverse function theorem Differential Definitions Derivative (generalizations) Differential infinitesimal of a function tota...

 

Trochlear nervePath of the Trochlear nerveInferior view of the human brain, with the cranial nerves labelled.RincianPersarafansuperior oblique musclePengidentifikasiBahasa Latinnervus trochlearisMeSHD014321NeuroNames466TA98A14.2.01.011TA26191FMA50865Daftar istilah neuroanatomi[sunting di Wikidata] Saraf Kranial CN I – Olfaktorius CN II – Optikus CN III – Okulomotor CN IV – Troklearis CN V – Trigeminus CN VI – Abdusen CN VII – Fasialis CN VIII – Vestibulokoklearis CN IX –...

Запрос «Скот» перенаправляется сюда; см. также другие значения. Ягнёнок Сельскохозя́йственные живо́тные — содержащиеся человеком для получения продуктов питания (мясо, молоко, яйца), жира, сырья производства (шерсть, мех, пух), щетины, кожи, костей, перьев, а также выпол�...

 

2020年夏季奥林匹克运动会波兰代表團波兰国旗IOC編碼POLNOC波蘭奧林匹克委員會網站olimpijski.pl(英文)(波兰文)2020年夏季奥林匹克运动会(東京)2021年7月23日至8月8日(受2019冠状病毒病疫情影响推迟,但仍保留原定名称)運動員206參賽項目24个大项旗手开幕式:帕维尔·科热尼奥夫斯基(游泳)和马娅·沃什乔夫斯卡(自行车)[1]闭幕式:卡罗利娜·纳亚(皮划艇)&#...

 

العلاقات السنغالية الوسط أفريقية السنغال جمهورية أفريقيا الوسطى   السنغال   جمهورية أفريقيا الوسطى تعديل مصدري - تعديل   العلاقات السنغالية الوسط أفريقية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين السنغال وجمهورية أفريقيا الوسطى.[1][2][3][4][5] مقارن...

Військово-музичне управління Збройних сил України Тип військове формуванняЗасновано 1992Країна  Україна Емблема управління Військово-музичне управління Збройних сил України — структурний підрозділ Генерального штабу Збройних сил України призначений для планува...

 

«Questa è la Scuola della Fanteria, Regina delle battaglie» (All'ingresso della Scuola di Fanteria di Cesano) Fregio dell'Arma di Fanteria dell'Esercito Italiano (usato per la Fanteria di Linea) L'Arma di fanteria è un'Arma dell'Esercito Italiano che impiega combattenti appiedati, detti appunto i fanti. Viene considerata come l'ossatura della forza armata in quanto la maggioranza dei suoi reparti di manovra appartengono proprio all'arma. Indice 1 Storia 2 Caratteristiche 3 Specialità 3....

 

Umm Salama Hind bint Abi Umayya FöddMekkaDödMedinaBegravdAl-Baqi'MakeAbu Salama 'Abd Allah ibn 'Abd al-Asad al-Makhzumi(g. –625, makas/makes död)[1]Muhammed(g. 629–632, makas/makes död)[1]BarnZaynab bin Abi-SalamaRuqayyahSalama ibn Abi-SalamaZarahUmar ibn Abi-Salama (f. 620)FöräldrarAbu Umayya ibn Al-Mughira[1]Atikah bint ʿAmir ibn Rabi'ah[2]SläktingarKhalid ibn al-WalidRedigera Wikidata Umm Salama Hind bint Abi Umayya (arabiska: أُمّ سَلَمَة هِنْد بِنْت أَ�...

1984 split album by Helloween, Hellhammer, Running Wild, and Dark Avenger Death MetalCompilation album by Helloween, Hellhammer, Running Wild, and Dark AvengerReleasedMay 1984RecordedFebruary–March 1984 at Caet Studio, BerlinGenre Heavy metal speed metal thrash metal power metal black metal Length32:29LabelNoiseProfessional ratingsReview scoresSourceRatingRock Hard7.5/10[1] Death Metal is a 1984 split album by the heavy metal bands Helloween, Hellhammer, Running Wild, and Dark A...

 

كلارك سبنسر   معلومات شخصية الميلاد 6 أبريل 1963 (61 سنة)  سياتل  مواطنة الولايات المتحدة  الحياة العملية المدرسة الأم جامعة هارفارد  المهنة منتج أفلام  الجوائز  جائزة الأوسكار لأفضل فيلم رسوم متحركة  (عن عمل:زوتوبيا) (2015) جائزة الأوسكار لأفضل فيلم رسوم مت...

 

Star in the constellation Cepheus λ Cephei Location of λ Cep (circled) Observation dataEpoch J2000.0      Equinox J2000.0 Constellation Cepheus Right ascension 22h 11m 30.57571s[1] Declination +59° 24′ 52.15″[1] Apparent magnitude (V) +5.050[2] Characteristics Evolutionary stage Blue supergiant Spectral type O6.5If(n)p[3] U−B color index −0.622[2] B−V color index +0...

Jianzhi Sengcan Informasi Tanggal lahir: ? Tempat lahir: China Tanggal wafat: 606 Kewarganegaraan: Cina Sekolah: Ch'an Gelar: Patriark ke-3 Predecessor(s): Dazu Huike Successor(s): Dayi Daoxin Website Portal Buddhisme Jianzhi Sengcan (Tionghoa: 僧璨) (-606)? (Wade-Giles: Chien-chih Seng-ts'an; Jepang: Kanchi Sosan) dikenal sebagai Patriark ketiga Chán setelah Bodhidharma dan Patriark ketigapuluh setelah Buddha Siddhartha. Dia dianggap sebagai penerus Dharma dari Patriark Cina kedua, Dazu ...

 

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (يوليو 2020) حق_الفلسطينيين_في_تقرير_المصيرمعلومات عامةالمؤلف الأمير الحسن بن طلالاللغة الإنجليزيةالناشر دار مطبوعات كوورتيتتاريخ الإصدار 1981التقديمعدد الصفحات 148المع...