Tháng 9 đến tháng 12 năm 1994, ông theo học lớp nâng cao cán bộ cấp tỉnh bộ tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[1]
Sự nghiệp
Trương Vân Xuyên công tác lâu năm tại nhà máy đóng thuyền Giang Châu (6214), tháng 8 năm 1970, ông làm kỹ thuật viên nhà máy đóng thuyền Giang Châu (6214) thuộc Bộ Công nghiệp cơ khí thứ 6 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tháng 6 năm 1973, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.[1]
Tháng 1 năm 1983, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng sản xuất nhà máy đóng thuyền Giang Châu (6214) của Bộ Công nghiệp cơ khí thứ 6 Trung Quốc.[1]
Tháng 1 năm 1985, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Cửu Giang kiêm Phó Thị trưởng Chính phủ nhân dân thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây.[1]
Tháng 11 năm 1986, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Địa ủy địa khu Cám Châu kiêm Chuyên viên Cơ quan hành chính Địa khu Cám Châu, tỉnh Giang Tây.
Tháng 3 năm 1991, ông được bổ nhiệm giữ chức Trợ lý Tỉnh trưởng Chính phủ nhân dân tỉnh Giang Tây, thành viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ nhân dân tỉnh Giang Tây kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng ủy ban Kinh tế tỉnh Giang Tây. Tháng 2 năm 1993, ông nhậm chức Phó Tỉnh trưởng Chính phủ nhân dân tỉnh Giang Tây.
Tháng 8 năm 1999, Trương Vân Xuyên được điều về Hồ Nam, một tỉnh nằm ở khu vực trung-nam của Trung Quốc, nhậm chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hồ Nam. Tháng 10 năm 1999, ông kiêm nhiệm chức vụ Bí thư Thành ủy Trường Sa, thành phố thủ phủ của tỉnh Hồ Nam.
Tháng 3 năm 2003, Trương Vân Xuyên được điều lên công tác chính phủ trung ương nhậm chức Chủ nhiệm Ủy ban Công nghiệp Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng Trung Quốc.[1]
Tháng 8 năm 2007, ông lại được điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc kiêm Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu tỉnh Hà Bắc.[3] Ngày 21 tháng 10 năm 2007, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, ông được bầu lại là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII.[2] Ngày 28 tháng 1 năm 2008, tại hội nghị lần thứ nhất của Đại hội đại biểu nhân dân khóa XI tỉnh Hà Bắc, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hà Bắc.[4]
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.