Tiếng Vai

Tiếng Vai
ꕙꔤ
Sử dụng tạiLiberia, Sierra Leone
Khu vựcTây Phi
Tổng số người nói120.000
Phân loạiNiger–Congo
  • Mande
    • Tây Mande
      • Trung Tây Mande
        • Manding–Jogo
          • Manding–Vai
            • Vai–Kono
              • Tiếng Vai
Hệ chữ viếtChữ Vai
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2vai
ISO 639-3vai
Glottologvaii1241[1]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Vai, còn gọi là tiếng Vy hay tiếng Gallinas, là một ngôn ngữ Mande, được nói bởi khoảng 104.000 người VaiLiberia và bởi khoảng 15.500 người ở Sierra Leone.[2]

Hệ chữ viết

Tiếng Vai đáng chú ý vì là một trong số ít các ngôn ngữ châu Phi có hệ thống chữ viết riêng, không dựa trên chữ Latinh hoặc Ả Rập. Chữ Vai là một hệ âm tự được sáng tạo bởi Momolu Duwalu Bukele khoảng năm 1833, dù có những ghi chép từ năm 1815. Sự tồn tại của chữ Vai được ghi nhận năm 1834 bởi những nhà truyền giáo người Mỹ ở Missionary Herald của ABCFM [3] và bởi Rev. Sigismund Wilhelm Koelle, một nhà truyền giáo người Sierra Leone của Church Mission Society of London.[4]

Chữ Vai đã được dùng để in Tân Ước năm 2003.

Âm vị học

Tiếng Vai là một ngôn ngữ thanh điệu và có 12 nguyên âm, 31 phụ âm, như được thể hiện trong các bản dưới đây.

Nguyên âm

  Nguyên âm miệng Nguyên âm mũi
Trước Sau Trước Sau
Đóng i u ĩ ũ
Nửa đóng e o ɛ̃ ɔ̃
Nửa mở ɛ ɔ
Mở a ã

Phụ âm

Môi Chân răng Sau
chân răng

/Vòm
Ngạc mềm Môi
-Ngạc mềm
Thanh hầu
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc/
Tắc xát
p
 
b
 
t
 
d
 

 

ᶮdʒ
k
 
g
ᵑɡ
k͡p
 
ɡ͡b
ᵑ͡ᵐɡ͡b
Hút vào ɓ
ᵐɓ
ɗ
ⁿɗ
Xát f v s z (ʃ) h
Tiếp cận
(Cạnh)
j w
l
Rung (r)

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Vai”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Ethnologue report for Vai
  3. ^ “Report of Messrs. Wilson and Wynkoop”. Missionary Herald. tháng 6 năm 1834. tr. 215.
  4. ^ “A Written language in Western Africa”. The New-Jerusalem magazine. A. Howard. 23 (10): 431.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Mande languages