Năm 1904, tháng 11, Hoàng thái tử phi Mẫn thị (sau này được truy phong Thuần Minh Hiếu Hoàng hậu), vợ chính thức đầu tiên của Thái tử Lý Thạch qua đời. Sau khi mãn tang, triều đình Đại Hàn quyết định bàn luận người kế nhiệm danh vị Thái tử phi.
Sang tháng 3 năm 1906, bắt đầu lựa chọn tân nhiệm Thái tử phi, năm đó Doãn thị 13 tuổi tham tuyển.
Quang Vũ năm thứ 10 (1906), ngày 4 tháng 7, tiến hành sơ tuyển chọn lựa. Sang ngày 22 tháng 9, quyết định chọn con gái của Doãn Trạch Vinh, con gái của Thẩm Chung Xán cùng con gái của Thành Kiện Hạo trúng tuyển. Sang ngày 31 tháng 12, chính thức cử hành Tam giản trạch (三拣择), và Doãn thị cuối cùng trở thành Tân nhiệm Thái tử phi.
Sang năm sau (1907), ngày 24 tháng 1, Thái tử Lý Thạch cùng Doãn thị cử hành lễ đại hôn tại An Quốc động Biệt cung (安国洞别宫). Cùng ngày, còn tổ chức lễ phong Phi ở Khánh Vận cung và nhận triều bái của bá quan. Như vậy, Doãn thị chính thức trở thành vợ kế của Thái tử Đại Hàn, bà được gọi là Đông Cung Kế phi (东宫继妃).
Thực tế, việc Doãn thị trở thành Kế phi theo nhiều tài liệu đương thời, đều là nguyên nhân chính trị. Cha bà Doãn Trạch Vinh đã ngầm cùng phe với Thuần Hiến hoàng quý phi Nghiêm thị, do cụ nội của Doãn phi là Doãn Dung Thiện vốn là tâm phúc đại thần của Nghiêm phi[1][2]. Theo liệu của Thống Giám phủ (統監府) của Nhật Bản đặt tại Đại Hàn còn minh xác chỉ ra:
Doãn Trạch Vinh là cháu Doãn Dung Thiện, người gian nịnh, giao tế xảo diệu, thiện giải nhân ý. Tổ phụ hắn kết giao Khánh Thiện cung (chỉ Nghiêm phi), trước tham dự Thăng phi vận động, sau lại tham dự Thăng hậu vận động, pha vận mật kế, đạt được Nghiêm phi tín nhiệm. Sau, con gái của hắn (chỉ Thuần Trinh Hiếu hoàng hậu) bị phong làm Hoàng hậu, thật thành với Nghiêm phi chủ trương, lấy thù này lao, thả ích thân mật này quan hệ.[3]
Đại Hàn hoàng hậu
Năm 1907, tháng 7, Triều Tiên Cao Tông bị người Nhật bức thoái vị, chồng bà lên nối ngôi trở thành Long Hi hoàng đế, và bà trở thành Hoàng hậu của Đại Hàn Đế quốc. Sở dĩ bà được danh xưng Hoàng hậu thay vì Vương phi như những chánh thất của các vua Triều Tiên trước, vì Thuần Tông và Cao Tông xưng Hoàng đế, các vị vua trước chỉ xưng Vương. Bà kế thừa vị trí Trung điện từ Vương phi Mẫn thị, nhưng lại là người phụ nữ đầu tiên (và duy nhất) ở Hàn Quốc hưởng lễ nghi của một Hoàng hậu.
Long Hi Đế không có khả năng sinh đẻ, nên Doãn hậu vì vậy không có sinh ra người kế thừa. Vào tháng 9 cùng năm, Long Hi nguyên niên, Hoàng đế sau khi lên ngôi khoảng 2 tháng đã quyết định lập con trai của Nghiêm phi là Anh Thân vương Lý Ngân làm Hoàng thái tử. Tháng 11 năm đó, Doãn hậu cùng Long Hi Đế dời từ Khánh Vận cung sang Xương Đức cung.
Trong thời gian làm Hoàng hậu, bà chủ trương nữ học, còn thiết trí nữ trợ giảng, hạ chỉ chấn hưng học vấn của phụ nữ[4]. Ngoài ra, bà còn học tiếng Nhật ở trong cung[5][6]. Bà như thế có một cuộc sống buồn thảm, do chồng mình không chuyên chuyện phòng the, nên cứ lấy việc học và giáo dục để tìm thú qua ngày. Tương truyền hơn 20 năm ở trong cung, bà chưa bao giờ bước ra khỏi cung điện nửa bước, cùng lắm là tản bộ hoa viên mà thôi. Chính thê của Thái tử Lý Ngân là Lý Phương Tử mô tả cuộc sống của bà không khác gì tù nhân[7].
Năm 1910, ngày 22 tháng 8, Nhật Bản bắt ép Đại Hàn kí kết Nhật Hàn hợp tịnh điều ước (日韩合并条约), chính thức đem bán đảo Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật Bản, Đại Hàn Đế quốc chính thức diệt vong. Nghe nói, khi Long Hi Đế thương thảo chiếu thoái vị cùng Lý Hoàn Dụng, Doãn Đức Vinh (bác của Doãn hậu), Doãn hoàng hậu núp sau bình phong sau đó chạy ra, mạnh mẽ đem ngọc tỷ giấu đi, sau bá phụ Đức Vinh của bà phải dùng vũ lực lấy lại[8].
Sau khi Đại Hàn diệt vong, hoàng thất Đại Hàn bị sáp nhập vào hoàng thất Nhật Bản, gọi là Lý vương, do đó bà trở thành Doãn phi (尹妃).
Cuối đời
Ngày 24 tháng 4 năm 1926, Thuần Tông qua đời không con thừa tự. Doãn phi túc trực bên linh cữu, không ăn không uống nhiều ngày. Lý Ngân kế vị thành Lý vương, Doãn phi trở thành Đại phi, nhưng cuối cùng bà chọn dọn ra Đại Tạo điện mà chuyển đến Nhạc Thiện trai (乐善斋) bên trong Xương Đức cung. Bà trở thành Phật tử những năm cuối cuộc đời, pháp hiệu là Đại Địa Nguyệt (大地月).
Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng, Bán đảo Triều Tiên được khôi phục bởi chính quyền Lý Thừa Vãn, đối với cựu tộc họ Lý thập phần lãnh đạm, bà tiếp tục cuộc sống không mấy thoải mái ở Nhạc Thiện trai. Năm 1950, Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Quân đội Nhân dân Triều Tiên đánh chiếm Seoul, tiếp cận Nhạc Thiện trai và Doãn Đại phi bị bắt lôi ra. Tương truyền, khi đứng trước lực lượng quân dân, Doãn Đại phi khi đó đã quát tiếng nói: “Nơi này là quốc mẫu cư trú địa phương!”. Từ đó về sau, câu chuyện này trở thành giai thoại rất nổi tiếng ở Hàn Quốc[8]. Khoảng 5 ngày sau, bà được phóng thích, nhưng Nhạc Thiện trai đã bị cướp bóc không còn thứ gì. Không còn nơi nào, bà được người khác mời đến Vân Hiện cung (云岘宫) của Hưng Tuyên Đại Viện Quân. Liên hiệp quốc quân đánh vào Seoul, bà lại theo người Mỹ đến Busan tị nạn. Đến năm 1952, bà lại về Nhạc Thiện trai.
Nhưng vào năm 1953, Lý Thừa Vãn không muốn vương thất họ Lý sẽ chia sẻ quyền lực với mình, bèn ban bố Cựu vương thất tài sản xử trí pháp (旧王室财产处置法), Hàn Quốc chính phủ vì thế đem Xương Đức cung lẫn Nhạc Thiện trai xung vào quốc khố.Doãn Đại phi lần nữa bị đuổi đi, bà được người quen đem về nhà nông thôn ở Trinh Lăng (貞陵), vùng ngoại ô của Seol[8][9].
Năm 1960, ngày 4 tháng 5, sau khi Lý Thừa Vãn bị hạ bệ và lưu vong ở Hawai, Doãn Đại phi lần nữa được mời về Seoul và vào ở Nhạc Thiện trai. Thành viên Đảng Dân chủ của Hàn Quốc là Ngô Tại Cảnh (오재경) phát hiện quan viên chính quyền thu dụng lượng tài sản khổng lồ của cựu vương thất, rồi ngấm ngầm đem bán đổi ra tiền mặt để tiêu sài, sự việc khiến ông ghê tởm và quyết định đanh thép sửa chữa. Nhưng công việc đang tiến hành, thì văn phòng của ông bị hỏa hoạn, tài liệu vật chứng gần như bị hủy, ông biết có quá nhiều người muốn ém nhẹm nên đã từ chức[9].
Tài sản họ Lý bị quan chức thu mua chiếm dụng, nên Doãn Đại phi tuy là trưởng bối còn sống cao nhất của dòng tộc, cũng không thể làm gì khác. Ấn theo quy định đãi ngộ, mỗi tháng quốc ngân chi ra 500.000 WON để sinh hoạt. Về sau, Phác Chính Hi là một người có thiện cảm với cựu vương triều lên cầm quyền, cuộc sống của bà mới khá khẩm hơn một chút.
Chú thích: 1 Bị phế vị khi còn sống hoặc bị tước tư cách Vương hậu ở đời sau. 2 Bị phế vị hiệu, sau được khôi phục. 3Kế thất của Thái Tổ là Nguyên thị, phá lệ phong làm Thành phi, sau khi qua đời không an táng theo lễ Vương phi. 4Sủng thiếp của Túc Tông là Trương thị, từng làm Vương phi nhưng sau bị phế.