Việt Nam qua các thời kỳ, triều đại nhà nước khác nhau với những tên gọi hoặc quốc hiệu khác nhau[1]. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng chính thức hoặc không chính thức để chỉ một vùng lãnh thổ thuộc Việt Nam.
Dưới đây là danh sách tên gọi các nhà nước/triều đại từng tồn tại ở Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.
Năm 40, Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Hán. Sử cũ ghi chép hai bà đã lấy được 65 thành trì của nhà Hán tại các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Nam Hải,... Hai bà xưng vương, với câu hịchnối lại nghiệp xưa vua Hùng, lập tên nước là Lĩnh Nam (嶺南), đóng đô tại Mê Linh, ngày nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội. Trưng Trắc được bầu làm vua (Đế) của Lĩnh Nam, Trưng Nhị được bầu làm vương của Giao Chỉ, 6 quận của Lĩnh Nam là: Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Tượng Quận, Nam Hải và Quế Lâm mỗi quận có 1 vương gia. Năm 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc lần II.
Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi triều đình trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.
Đại Việt (大越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại lâu dài nhất, dù bị gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh, kéo dài đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 724 năm.
Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu vua Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không phải là từ "ngu" trong từ "ngu si" (愚癡).
Việt Nam
Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã dâng biểu đề nghị vua Gia Khánhnhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên, tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa lúc bấy giờ. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 [1804] (nhà Thanh năm Gia Khánh thứ 9), mùa xuân, tháng Giêng, sứ nhà Thanh là Án sát Quảng Tây Tề Bố Sâm đến cửa Nam Quan. [Trước đó] mùa hạ năm Nhâm Tuất [1801], [Gia Long] sai Trịnh Hoài Đức vượt biển đưa những sắc ấn của Tây Sơn trả lại nhà Thanh. [Sau đó] lại sai Lê Quang Định sang xin phong và xin đổi quốc hiệu: "Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn cõi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt". Vua Thanh trước cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không muốn cho... Vua Thanh gửi thư lại nói: "Khi trước mới có Việt Thường đã xưng Nam Việt, nay lại được toàn cõi An Nam, theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho tên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta mở cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên [Việt Nam] xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa [Trung Quốc] lại phân biệt hẳn"... Ngày Quý Mão, làm đại lễ bang giao... Sứ giả nhà Thanh đến, vào điện Kính Thiên làm lễ tuyên phong... Tháng 2, đặt quốc hiệu là Việt Nam. Ngày Đinh Sửu, đem việc cáo Thái miếu. Chiếu rằng: "... lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa".[12]
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ XIV, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ XV của Nguyễn Trãi (1380 – 1442) nhiều lần nhắc đến 2 chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy 2 chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ XVI – XVII như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
Vua Minh Mạng cũng nhắc đến việc quốc hiệu Việt Nam có trước thời các chúa Nguyễn:[13]
Vua bảo thị thần rằng: “Trẫm lúc còn nhỏ, nghe trong dân gian có câu ca dao nói về chúa Nguyễn Việt Nam (Lời ca rằng : Sinh đất Việt Nam, nhờ ơn chúa Nguyễn). Lời ca này xuất hiện từ trước đời các thánh (chỉ các chúa Nguyễn), bấy giờ nước ta còn gọi là An Nam; đến hoàng khảo Thế tổ Cao đế ta, sau khi đại định, mới đặt quốc hiệu là Việt Nam. Không biết lời ca ấy từ đâu mà ra. Có lẽ trời giúp nhà nước ta có cả toàn Việt, nên mới có ca dao phát ra trước để làm triệu chứng đó thôi”.
Đại Nam
Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý 1 nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên, nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận[cần dẫn nguồn]. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới là Đại Nam (hay Đại Việt Nam) vào ngày 15/2/1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
Sách Quốc sử di biên chép: "Tháng 3, ngày 2 (Mậu Tuất, 1838, Minh Mạng thứ 19), bắt đầu đổi quốc hiệu là Đại Nam. Tờ chiếu đại lược: [...] Vậy bắt đầu từ năm Minh Mạng thứ 20 (1839) đổi quốc hiệu là Đại Nam, hoặc xưng là Đại Việt Nam cũng được".[14]
Theo Thực lục:[15] Năm Mậu Tuất [1838, Minh Mạng năm thứ 19] Thự Ngự sử đạo Nam Ngãi là Nguyễn Văn Lượng dâng sớ xin đặt quốc hiệu, sau đó bị Minh Mạng khiển trách, cách chức.[16] Tháng 3 (âm lịch), ngày Giáp Tuất, mới định quốc hiệu là nước Đại Nam 大南.[17][18] Đại ý Minh Mạng muốn chỉ rõ rằng quốc hiệu Việt Nam của Gia Long ban hành, đầy đủ là Đại Việt Nam, thường gọi tắt là Đại Việt, khác với Đại Việt các đời trước. Nay Minh Mạng muốn cho rõ ràng, bèn đổi quốc hiệu thành Đại Nam.
Dưới đây là những danh xưng không rõ về tính xác thực, hoặc do nước ngoài sử dụng để chỉ vùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Những danh xưng không chính thức này được ghi nhận lại từ cổ sử, truyền thuyết hoặc từ các tài liệu nước ngoài từ trước năm 1945.
Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
Nam Việt (南越) là quốc hiệu thời nhà Triệu (204 TCN – 111 TCN). Nói chính xác thì đối tượng tranh cãi ở đây không phải là bản thân tên gọi Nam Việt, mà vấn đề là quốc hiệu này có đại diện cho nước Việt Nam ngày nay hay không. Thời phong kiến xem Nam Việt chính là quốc hiệu cũ của nước Việt,[21] nhưng từ thời Hậu Lê trở về sau, cũng như quan điểm chính thống hiện nay cho rằng quốc gia Nam Việt khi đó là của người Trung Hoa. Lý do không thể coi Nam Việt là của người Việt Nam vì: Triệu Đà là người Hán, quê ở huyện Chân Định, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), nhân lúc nhà Tần suy loạn đã nổi lên lập ra nhà Triệu, lấy quốc hiệu là Nam Việt.
Các ý kiến cho rằng quốc hiệu này là của nước Việt có các nhận định của các học giả như Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên. Lê Văn Hưu nói: "Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ (như Trung Hoa), đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được".
Ngô Sĩ Liên nói: "Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy".
An Nam (安南) là danh xưng của người nước ngoài và với cả người Việt Nam để chỉ lãnh thổ Việt Nam cho đến khoảng giữa thế kỷ 20.
Nguồn gốc danh xưng này từ thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt tên cho khu vực lãnh thổ tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay là An Nam đô hộ phủ (673 – 757 và 768 – 866).
Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc, danh hiệu là "An Nam quốc vương" (kể từ năm 1164).
Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là gì. Cách gọi này đã ảnh hưởng đến cách gọi của người châu Âu trước năm 1945.
Thời kỳ thuộc Pháp, Annam (gọi theo tiếng Pháp) là tên gọi chỉ vùng lãnh thổ Trung Kỳ do nhà Nguyễn cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp. Tuy vậy, người Pháp vẫn dùng danh xưng Annam để chỉ người Việt nói chung ở cả ba vùng Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine). Nhiều khi từ này được người Pháp dùng với ý miệt thị người Việt.
Các danh xưng thời Bắc thuộc và Pháp thuộc
Các danh xưng này không được xem là quốc hiệu của Việt Nam vì các giai đoạn này Việt Nam bị nước ngoài đô hộ. Đây là tên gọi mà Trung Quốc và Pháp sử dụng để chỉ vùng lãnh thổ Việt Nam mà họ chiếm đóng.
^Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, mục Nam Việt liệt truyện, chép: "且南方卑溼,蠻夷中閒,其東閩越千人眾號稱王,其西甌駱裸國亦稱王。" (Thả nam phương ti thấp, Man Di trung gian, kì đông Mân Việt thiên nhân chúng hiệu xưng Vương, kì tây Âu Lạc khỏa quốc diệc xưng Vương)
^Phạm Thúc Trực: Quốc sử di biên, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, tr.337, Hà Nội, 2009.
^Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (tập 05). Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007.
^Dụ rằng : “Nước ta từ Thái tổ Gia dụ Hoàng đế [Nguyễn Hoàng], gây nền ở cõi Nam, đến các vua, ngày thêm mở rộng, có cả đất của nước Việt Thường 越裳 cho nên trong nước trước gọi là Đại Việt 大越, lịch chép cũng lấy 2 chữ ấy chép ở đầu, vốn không ví như nước Đại Việt theo dùng tên riêng của nước An Nam. Đến Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế [Gia Long], ta có cả nước An Nam, kiến quốc xưng hiệu là nước Đại Việt Nam 大越南, còn lịch chép chỉ chép đơn giản 2 chữ Đại Việt, về lẽ phải vốn là không hại gì, xưa nay vẫn làm, đã trải bao năm, thế mà có bọn quê mùa không biết, thấy lịch các triều nhà Trần, nhà Lê nước An Nam cũng có chữ Đại Việt, theo người nhận nhầm, sinh nghi ngờ bậy, liên quan đến quốc thể không phải là nhỏ. Trẫm xét các đời trước, như đời Đường, Tống trở về trước, phần nhiều lấy nơi nổi lên làm vua, làm danh hiệu có cả thiên hạ, đến đời nhà Nguyên, nhà Minh, lại hiềm noi theo tên cũ, bèn lấy chữ hay làm quốc hiệu. Đến đời nhà Đại Thanh trước gọi là Mãn Châu, sau đổi lại làm Đại Thanh, đều nhân thời tuỳ tiện, việc theo lẽ phải mà ra. Nay bản triều có cả phương Nam, bờ cõi ngày càng rộng, một dải phía đông đến tận biển Nam, vòng qua biển Tây, phàm là người có tóc có răng, đều thuộc vào trong đồ bản, bãi biển xó rừng khắp nơi theo về cả, trước gọi là Việt Nam, nay gọi là Đại Nam, càng tỏ nghĩa lớn, mà chữ Việt cũng vẫn ở trong đó. Kinh Thi có nói : “Nước nhà Chu dẫu cũ, mệnh vận đổi mới !” để cho đúng với tên và sự thực. Chuẩn cho từ nay trở đi, quốc hiệu phải gọi là nước Đại Nam, hết thảy giấy tờ xưng hô, phải chiểu theo đó tuân hành, gián hoặc có nói liền là nước Đại Việt Nam, về lẽ vẫn phải, quyết không được lại nói 2 chữ Đại Việt, còn hiệp kỷ lịch năm nay, trót đã ban hành, không phải thay đổi hết thảy, nhưng nên in lại 3.000 tờ nhãn lịch trình dâng, chờ ban cho các quan viên ở Kinh và tỉnh ngoài, cho rõ hiệu lớn, còn thì phải lấy năm Minh Mệnh thứ 20 làm bắt đầu đổi chép chữ Đại Nam ban hành, để chính tên hiệu và khắp các nơi xa gần”.
^Thời phong kiến chưa hình thành khái niệm dân tộc Việt và chủ nghĩa dân tộc Việt mà chỉ có khái niệm quốc gia Việt, thần dân nước Việt và chủ nghĩa quốc gia Việt, trung thành với vua là yêu nước, gắn liền với tư tưởng "trung quân ái quốc".
Midex Airlines IATA ICAO Kode panggil MG MIX MIDEXCARGO Didirikan2007PenghubungBandar Udara Internasional SharjahArmada3Tujuan1Kantor pusatAbu Dhabi, Uni Emirat ArabTokoh utamaIssam Khairallah (Presiden)Situs webhttp://www.midexairlines.com Midex Airlines adalah maskapai penerbangan kargo yang berbasis di Uni Emirat Arab.[1] Mendapatkan lisensi penerbangan kargo dan penumpang pada tahun 2007, akan tetapi maskapai ini lebih berkonsentrasi pada penerbangan kargo. Armada Armada Midex Air...
Halaman ini mengandung bahasa palsu Cari artikel bahasa Cari berdasarkan kode ISO 639 (Uji coba) Kolom pencarian ini hanya didukung oleh beberapa antarmuka Halaman bahasa acak Bahasa Sula Baku Li Sua Dituturkan diIndonesiaWilayah Maluku Utara Kabupaten Kepulauan Sula EtnisRumpun SulaPenutur Rumpun bahasaNusantara Nusantara TimurBuru-SulaSulaikSula Baku Sistem penulisanLatinStatus resmiDiatur olehBadan Pengembangan dan Pembinaan Bahasa Kantor Bahasa Provinsi Maluku U...
Sebuah gubuk nipa di Filipina Selatan Gubuk Nipa, Kamalig, atau Bahay Kubo, adalah jenis rumah adat panggung Austronesian yang ada di dataran rendah Filipina.[1][2] Hal ini menjadi salah satu ikon utama Budaya Filipina khususnya budaya tradisional Filipina[3] Etimologi Bahay Kubo merupakan Bahasa Filipina yang memiliki arti Rumah Bujur Sangkar yang merujuk pada bentuk bangunannya. Istilah Gubuk Nipa, diperkenalkan pada era konial Amerika di Filipina, mengacu pada nipa ...
Cari artikel bahasa Cari berdasarkan kode ISO 639 (Uji coba) Kolom pencarian ini hanya didukung oleh beberapa antarmuka Halaman bahasa acak Bahasa Jawa Kedu ꦧꦱꦗꦮꦏꦼꦣꦸBasa Jawa Kêdu Dituturkan diIndonesia, Suriname, Belanda, Kaledonia BaruWilayahKedu (Jawa Tengah)Penutur Rumpun bahasaAustronesia Melayu-PolinesiaJawa KunoJawa PertengahanJawa Kedu Posisi bahasa Jawa Kedu dalam dialek-dialek bahasa Jawa Catatan: Simbol † menandai bahwa bahasa tersebut tela...
Resonansi orbit atau talunan edar terjadi ketika gravitasi dua objek yang sedang mengorbit memengaruhi satu sama lain. Salah satu contohnya adalah resonansi Laplace. Resonansi Laplace Ilustrasi resonansi Io-Europa-Ganimede. Resonansi Laplace adalah resonansi antara Io-Europa-Ganimede dengan relasi sebagai berikut: Φ L = λ I o − 3 ⋅ λ E u + 2 ⋅ λ G a = 180 ∘ {\displaystyle \Phi _{L}=\lambda _{\rm {Io}}-3\cdot \lambda _{\rm {Eu}}+2\cdot \l...
Subgenre of science fiction, sometimes with elements of science fantasy For the novel by Jack Vance, see The Dying Earth. For Vance's overarching series, see Dying Earth. Inner artwork depicting cities in flaming ruins, by an uncredited artist, for the short story Regeneration by Charles Dye and Katherine MacLean from Future Combined with Science Fiction Stories, September 1951. Fantasy Media Anime Art Artists Authors Comics Films Podcasts Literature Magazines Manga Publishers Light novels Te...
Dragonforce DragonForce sur scène en Indonésie, en 2013.Informations générales Pays d'origine Royaume-Uni Genre musical Power metal, extreme power metal Années actives Depuis 1999 Labels Roadrunner, Universal, Sanctuary, Spinefarm, Noise Composition du groupe Membres Herman LiSam Totman Marc HudsonGee AnzaloneAlicia Vigil Anciens membres Frédéric LeclercqZP TheartVadym ProujanovDave MackintoshSteve ScottDiccon HarperAdrian LambertSteve WilliamsMatej SetincDidier Almouzni modifier Drag...
American cultural anthropologist (1938–2019) Napoleon ChagnonBornNapoleon Alphonseau Chagnon(1938-08-27)27 August 1938[1]Port Austin, Michigan, U.S.Died21 September 2019(2019-09-21) (aged 81)Traverse City, Michigan, U.S.Alma materUniversity of Michigan (B.A., M.A., PhD)Known forReproductive theory of violence, ethnography of YanomamöScientific careerInstitutions University of Michigan Pennsylvania State University Northwestern University UC-Santa Barbara University o...
Стратовулкан Майон Тавурвур — активный стратовулкан в Папуа — Новой Гвинее близ города Рабаул на острове Новая Британия Стратовулка́н (от лат. stratum «слой»), или слоистый вулкан — тип вулкана, имеющий коническую форму и сложенный из множества затвердевших с...
ملكة جمال العالم 1954 تاريخ العرض 18 أكتوبر 1954 مقدم الحفل إيريك مورلي مكان مسرح لايسيوم، لندن، المملكة المتحدة مشاركين 16 المراكز 5 ظهر لإول مرة بلجيكاإيطالياتركيا إنقطاع عن إسرائيلموناكوالنرويج عائدات جمهورية أيرلندا ملكة الجمال أنتيجون كوستاندا مصر 1953 1955 تعديل مصدري - ت...
Internet-based vexillological association and resource This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article relies excessively on references to primary sources. Please improve this article by adding secondary or tertiary sources. Find sources: Flags of the World website – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (May 2021) (Learn ho...
حاضر هو الزمن المرادف والذي يعيشه الإنسان، أي أنه زمن المضارع أو الزمن الحالي أو الوقت الحالي، وهو يختلف عن الماضي الذي يشير إلى زمان منتهي، ويختلف عن المستقبل الذي يشير إلى الزمن المنتظر أو الذي لم يأتي بعد،[1] في اللغة العربية يتم استخدام حرف (ي) بالنسبة للمذكر وحرف (ت)...
This article's lead section may be too long. Please read the length guidelines and help move details into the article's body. (February 2024) Ethnic group Middle Eastern ChristiansChurch of the Holy Sepulchre in JerusalemTotal population15–20 million[1][2][3][4]Regions with significant populations Egypt10–15 million[5][6][7][8][9][10][11] Lebanon1,700,000–2,000,000 (est.)[8]...
مينرفا الإحداثيات 43°47′29″N 73°59′03″W / 43.791388888889°N 73.984166666667°W / 43.791388888889; -73.984166666667 [1] تقسيم إداري البلد الولايات المتحدة[2] التقسيم الأعلى مقاطعة إيسيكس خصائص جغرافية المساحة 160.27 ميل مربع ارتفاع 457 متر عدد السكان عدد السكا...
The Right HonourableJohn DiefenbakerPC CH QCThủ tướng thứ 13 của CanadaNhiệm kỳ21 tháng 6 năm 1957 – 22 tháng 4 năm 19635 năm, 305 ngàyTiền nhiệmLouis St. LaurentKế nhiệmLester Pearsonthứ 13Quân chủElizabeth IIToàn quyềnVincent MasseyGeorges Vanier Thông tin cá nhânSinhJohn George Diefenbaker(1895-09-18)18 tháng 9, 1895Neustadt, Ontario, CanadaMất16 tháng 8, 1979(1979-08-16) (83 tuổi)Ottawa, Ontario, CanadaNơi an n...
Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada November 2022. Nothing to HideNama lainLe JeuSutradaraFred CavayéProduserPietro Valsecchi Camilla Nesbitt Stéphane Célérier Valérie GarciaDitulis olehFred CavayéBerdasarkanPerfetti Sconosciutioleh Paolo GenovesePemeranBérénice Bejo Suzanne Clément St�...
Fictional location in DC Comics For the historical city on which this topic is based, see Themiscyra (Pontus). ThemysciraA rebuilt and relocated Themyscira as seen in Wonder Woman (vol. 2) #177 (Feb 2002), art by Phil Jimenez.First appearanceAs Paradise Island:All Star Comics #8(October 1941)[a]As Themyscira:Wonder Woman (vol. 2) #1(February 1987)Created byWilliam Moulton MarstonHarry G. PeterIn-universe informationTypeCity-state / Island countryRace(s)AmazonsLocationsEarth, in the mi...
2009 studio album by RhydianO FortunaStudio album by RhydianReleased30 November 2009 (2009-11-30)GenreClassical, popLabelSyco MusicRhydian chronology Rhydian(2008) O Fortuna(2009) Waves(2011) O Fortuna is the second studio album by Welsh classical singer Rhydian. It was nominated for NS&I Album of the Year. The repertoire ranges over English, Welsh and Latin material, featuring four tracks written by Karl Jenkins, who also produced it. Tracks include collaborations...
Johann Nikolaus TetensNaissance 16 septembre 1736TetenbüllDécès 14 août 1807 (à 70 ans)CopenhagueNationalités allemandedanoiseFormation Université de RostockInfluencé par David Hume, Christian Wolff Johann Heinrich Lambert, Charles BonnetA influencé Emmanuel Kantmodifier - modifier le code - modifier Wikidata Johann Nikolaus (Nicolaus ou Nicolas) Tetens, né le 16 septembre 1736 à Tetenbüll (Schleswig) et mort le 14 août 1807 à Copenhague, est un philosophe et savant alleman...