Shimon Peres

Shimon Peres
Tổng thống thứ 9 của Israel
Nhiệm kỳ
15 tháng 7 năm 2007 – 24 tháng 7 năm 2014
7 năm, 9 ngày
Thủ tướngEhud Olmert
Benjamin Netanyahu
Tiền nhiệmMoshe Katsav
Kế nhiệmReuven Rivlin
Thủ tướng thứ 8 của Israel
Nhiệm kỳ
4 tháng 11 năm 1995 – 18 tháng 6 năm 1996
Quyền: 4 tháng 11 năm 199522 tháng 11 năm 1995
227 ngày
Tổng thốngEzer Weizman
Tiền nhiệmYitzhak Rabin
Kế nhiệmBenjamin Netanyahu
Nhiệm kỳ
13 tháng 9 năm 1984 – 20 tháng 10 năm 1986
2 năm, 37 ngày
Tổng thốngChaim Herzog
Tiền nhiệmYitzhak Shamir
Kế nhiệmYitzhak Shamir
Nhiệm kỳ
22 tháng 4 năm 1977 – 21 tháng 6 năm 1977
Quyền
60 ngày
Tổng thốngEphraim Katzir
Tiền nhiệmYitzhak Rabin
Kế nhiệmMenachem Begin
Bộ trưởng Ngoại giao
Nhiệm kỳ
7 tháng 3 năm 2001 – 2 tháng 11 năm 2002
1 năm, 240 ngày
Thủ tướngAriel Sharon
Thứ trưởngMichael Melchior
Tiền nhiệmShlomo Ben-Ami
Kế nhiệmBenjamin Netanyahu
Nhiệm kỳ
14 tháng 7 năm 1992 – 22 tháng 11 năm 1995
3 năm, 131 ngày
Thủ tướngYitzhak Rabin
Thứ trưởngYossi Beilin
Eli Dayan
Tiền nhiệmDavid Levy
Kế nhiệmEhud Barak
Nhiệm kỳ
20 tháng 10 năm 1986 – 23 tháng 12 năm 1988
2 năm, 64 ngày
Thủ tướngYitzhak Shamir
Tiền nhiệmYitzhak Shamir
Kế nhiệmMoshe Arens
Bộ trưởng Quốc phòng
Nhiệm kỳ
4 tháng 11 năm 1995 – 18 tháng 6 năm 1996
227 ngày
Tiền nhiệmYitzhak Rabin
Kế nhiệmYitzhak Mordechai
Nhiệm kỳ
3 tháng 6 năm 1974 – 20 tháng 3 năm 1977
2 năm, 290 ngày
Thủ tướngYitzhak Rabin
Tiền nhiệmMoshe Dayan
Kế nhiệmEzer Weizman
Bộ trưởng Tài chính
Nhiệm kỳ
22 tháng 12 năm 1988 – 15 tháng 3 năm 1990
1 năm, 83 ngày
Thủ tướngYitzhak Shamir
Tiền nhiệmMoshe Nissim
Kế nhiệmYitzhak Shamir
Bộ trưởng Vận tải
Nhiệm kỳ
1 tháng 9 năm 1970 – 10 tháng 3 năm 1974
3 năm, 190 ngày
Thủ tướngGolda Meir
Tiền nhiệmEzer Weizman
Kế nhiệmAharon Yariv
Nghị sĩ Quốc hội
Nhiệm kỳ
3 tháng 11 năm 1959 – 13 tháng 6 năm 2007
47 năm, 222 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh
Szymon Perski

2 tháng 8 năm 1923
Wiszniew, Ba Lan
Mất28 tháng 9 năm 2016 (93 tuổi)
Trung tâm Y tế Sheba, Tel HaShomer, Ramat Gan, Israel
Nơi an nghỉMount Herzl, Jerusalem, Israel
Đảng chính trịMapai (1959–1965)
Rafi (1965–1968)
Đảng Lao động (1968–2005)
Kadima (2005–2016)
Đảng khácĐảng Liên kết (1965–1991)
Phối ngẫu
Sonya Gelman
(cưới 1945⁠–⁠mất2011)
Con cáiZvia
Yoni
Chemi
Alma materThe New School
Đại học New York
Đại học Harvard
Tặng thưởngGiải Nobel Hoà bình (1994)
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Israel
Phục vụHaganah
Lực lượng Phòng vệ Israel

Shimon Peres (nghe; tiếng Hebrew: שמעון פרס; tên khai sinh Szymon Perski; 2 tháng 8 năm 192328 tháng 9 năm 2016) là Tổng thống thứ 9 của Nhà nước Israel (2007 – 2014). Peres từng hai lần giữ chức Thủ tướng Israel và một lần là Quyền Thủ tướng, suốt thập niên 70 đến thập niên 90, và từng là thành viên của 12 nội các trong sự nghiệp chính trị kéo dài hơn 66 năm.[1] Peres được bầu vào Knesset tháng 11 năm 1959 và, ngoại trừ một thời gian gián đoạn ba tháng đầu năm 2006, phục vụ liên tục cho tới năm 2007, khi ông trở thành Tổng thống. Tháng 11 năm 2008 ông đã được Nữ hoàng Elizabeth II tặng danh hiệu Hiệp sĩ danh dự.

Ra đời tại Wiszniewo, ở Ba Lan (hiện ở Belarus) năm 1923, Peres đã cùng gia đình chuyển tới lãnh thổ Palestine Ủy trị năm 1934. Ông đã giữ nhiều chức vụ ngoại giao và quân sự trong và trực tiếp sau cuộc chiến tranh giành độc lập của Israel. Chức vụ cao cấp đầu tiên trong chính phủ của ông là Thứ trưởng Quốc phòng năm 1952, và Bộ trưởng Quốc phòng năm 1953 tới năm 1959.[2] Trong sự nghiệp của mình, ông đã đại diện cho năm đảng chính trị trong Knesset: Mapai, Rafi, Liên kết, Công ĐảngKadima, và đã từng lãnh đạo Liên kết và Công Đảng. Peres đã giành Giải Nobel Hoà bình năm 1994 cùng với Yitzhak RabinYasser Arafat vì những cuộc đàm phán hoà bình ông tham gia với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao Israel, dẫn tới Hiệp định Oslo.[2] Đầu năm 2007 Peres được Kadima đề cử chạy đua trong cuộc bầu cử tổng thống, và được Knesset bầu làm tổng thống ngày 13 tháng 6 năm 2007 và đã tuyên thệ trở thành cựu Thủ tướng đầu tiên được bầu làm Tổng thống Israel ngày 15 tháng 7 năm 2007 với nhiệm kỳ bảy năm.[3][4]

Những năm đầu tiên

Peres sinh ngày 2 tháng 8 năm 1923[5][6] tại Wiszniewo, Ba Lan (nay là Višnieva, Belarus), con của Yitzhak (1896-1962) và Sara (sinh năm 1905 tên khi sinh Meltzer) Perski.[2][7] Gia đình này nói tiếng Hebrew, Yiddishtiếng Nga ở nhà, và Peres đã học tiếng Ba Lan ở trường. Hiện ông nói tiếng Anhtiếng Pháp ngoài tiếng Hebrew.[8] Cha ông là một nhà buôn gỗ, sau này mở rộng sang cả các mặt hàng khác còn mẹ ông là một nhân viên thư viện. Peres có một người em trai, Gershon.[9]

Ông của Peres, Rabbi Zvi Meltzer, một người cháu của Rabbi Chaim Volozhin, có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời ông. Trong một cuộc phỏng vấn, Peres đã nói: "Khi còn trẻ, tôi lớn lên trong ngôi nhà của ông tôi… chính ông đã dạy dỗ tôi… ông tôi đã dạy tôi Talmud. Nó không dễ dàng như vẻ ngoài của nó đâu. Chúng tôi không phải là một gia đình theo đạo. Cha mẹ tôi không phải là tín đồ Chính thống nhưng tôi là Haredi. Ở một thời điểm, tôi đã nghe cha mẹ mình nghe đài về Sabbath và tôi đã phá huỷ nó." [10]

Ông học tại The New SchoolGreenwich Village, Thành phố New York.

Ủy trị Anh

Năm 1932, cha Peres di cư tới Palestine và định cư tại Tel Aviv. Gia đình đi theo ông năm 1934.[9] Ông theo học Trường Tiểu học Balfour và Trường Trung học, và Geula Gymnasium (Trường Cao đẳng Thương mại) tại Tel Aviv. Khi lên 15, ông chuyển sang trường nông nghiệp Ben Shemen và sống tại Kibbutz Geva trong nhiều năm.[9] Peres là một trong những người sáng lập Kibbutz Alumot. Năm 1941 ông được bầu làm thư ký của Hanoar Haoved Vehalomed, một phong trào thanh niên Lao động Zionist, và vào năm 1944 quay trở về Alumot, nơi ông làm việc như một người nông dân chăn nuôi bò sữa, cừu và thư ký của kibbutz (khu định cư Do Thái).

Đời sống cá nhân

Năm 1945, Peres cưới Sonya (tên khi sinh Gelman), người luôn muốn sống bên ngoài con mắt của công chúng trong suốt sự nghiệp chính trị của ông. Họ có ba con: một con gái, Zvia Valdan, một nhà ngôn ngữ học và giáo sư tại Trường Sư phạm Beit Berl; và hai con trai, Yoni (sinh năm 1952), giám đốc một Trung tâm Thú y Làng, một bệnh viện thú y tại campus của Trường Nông nghiệp Kfar Hayarok gần Tel Aviv, và Hemi, chủ tịch Pitango Venture Capital, một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất Israel.[11] Peres có 8 cháu và hai chắt. Sonya Peres không thể tham gia lễ nhậm chức của Shimon vì sức khoẻ kém.[12] Peres là một người cháu của nữ diễn viên Lauren Bacall (tên khi sinh Betty Joan Perski).[13][14]

Quân đội và Quốc phòng

Shimon Peres nói chuyện với Donald Rumsfeld. Đại sứ Israel tại Hoa Kỳ David Ivry (ở giữa) gia nhập cuộc trò chuyện với họ.

Năm 1947, Peres gia nhập Haganah, tiền thân của Các lực lượng phòng vệ Israel. David Ben-Gurion phân công ông chịu trách nhiệm về nhân sự và mua bán vũ khí. Năm 1952, ông được chỉ định làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, và vào năm 1953, ở độ tuổi 29, trở thành Bộ trưởng trẻ nhất của Bộ Quốc phòng. Ông đã tham gia vào những vụ mua bán vũ khí và thành lập các liên minh chiến lược có vai trò quan trọng với Nhà nước Israel. Nhờ sự trung gian của Peres, Israel đã mua được loại máy bay phản lực chiến đấu Dassault Mirage III hiện đại của Pháp, thành lập lò phản ứng hạt nhân Dimona và tham gia một thoả thuận ba bên với Pháp và Anh Quốc để dẫn tới cuộc Khủng hoảng Suez năm 1956.

Sự nghiệp chính trị

Những bước đầu tiên trong chính trị

Peres lần đầu được bầu vào Knesset trong cuộc bầu cử năm 1959, như một thành viên của đảng Mapai. Ông được trao vai trò Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chức vụ ông đảm nhiệm tới năm 1965. Peres và Dayan đã rời Mapai với David Ben-Gurion để thành lập một đảng mới, Rafi giải hoà với Mapai và gia nhập Liên kết (một liên minh cánh tả) năm 1968.

Các cột mốc chính trị trong thập niên 1970

Năm 1969, Peres được chỉ định làm Bộ trưởng Thu hút Người nhập cư và vào năm 1970 trở thành Bộ trưởng Giao thông và Viễn thông. Năm 1974, sau một giai đoạn làm Bộ trưởng Thông tin, ông được chỉ định làm Bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ của Yitzhak Rabin, và trở thành đối thủ hàng đầu của Rabin cho chức vụ thủ tướng sau khi Golda Meir từ chức sau cuộc Chiến tranh Yom Kippur. Trong thời gian này, Peres tiếp tục đối đầu với Rabin để giành chức chủ tịch đảng, nhưng vào năm 1977, ông một lần nữa thua cuộc trước Rabin trong cuộc bầu cử của đảng.

Peres kế vị Rabin trở thành lãnh đạo đảng trước cuộc bầu cử năm 1977 khi Rabin rút lui trước một vụ scandal ngoại tệ liên quan tới vợ ông. Bởi Rabin không thể từ chức một cách hợp pháp khỏi chính phủ chuyển tiếp, ông vẫn chính thức là Thủ tướng, trong khi Peres một cách không chính thức trở thành Quyền Thủ tướng. Peres đã lãnh đạo Liên kết tới thất bại bầu cử đầu tiên của họ, khi đảng Likud dưới sự lãnh đạo của Menachem Begin giành đủ số ghế để thành lập một liên minh trục xuất cánh tả. Sau chỉ một tháng cầm quyền, Peres nắm vai trò lãnh đạo đảng đối lập.

Các cột mốc chính trị thập niên 1980

Sau một kế hoạch quay trở lại của Rabin năm 1980 Peres đã lãnh đạo đảng tới một thất bại bầu cử sít sao khác trong cuộc bầu cử năm 1981.

Năm 1984, Liên kết giành nhiều ghế hơn bất kỳ đảng nào khác nhưng không tập hợp được đa số 61 ghế cần thiết để thành lập một liên minh cánh tả. Vì thế, Liên kết và Likud đồng ý với một sự sắp xếp "thay đổi" bất thường theo đó Peres sẽ là Thủ tướng và lãnh đạo Likud Yitzhak Shamir sẽ là Bộ trưởng Ngoại giao.

Một điểm nhấn ở thời kỳ làm thủ tướng này là chuyến đi tới Maroc để bàn bạc với Vua Hassan II.

Luân phiên với Shamir

Sau hai năm, Peres và Shamir thay đổi vị trí. Năm 1986 ông trở thành Bộ trưởng Ngoại giao. Năm 1988, Liên kết dưới sự lãnh đạo của Peres chịu một thất bại sít sao khác. Ông đã đồng ý tái lập liên minh với Likud, lần này nhường chức thủ tướng cả nhiệm kỳ cho Shamir. Trong chính phủ thống nhất quốc gia giai đoạn 1988-1990, Peres làm Phó thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính. Ông và Liên kết cuối cùng rời chính phủ năm 1990, sau "trò bịp bợm bẩn thỉu" – Một âm mưu bất thành để hình thành một chính phủ suýt soát dựa trên một liên minh của Liên kết, các phái cánh tả nhỏ và các đảng chính thống cực đoan.

Các cột mốc chính trị thập niên 1990

Từ năm 1990, Peres lãnh đạo phe đối lập trong Knesset, cho tới đầu năm 1992, ông bị đánh bại trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của Công Đảng mới của Israel (đã được thành lập sau khi củng cố Liên kết vào một đảng thống nhất duy nhất) bởi Yitzhak Rabin, người ông đã thay thế mười lăm năm trước đó.

Tuy nhiên, Peres vẫn hoạt động chính trị tích cực, làm Bộ trưởng Ngoại giao của Rabin từ năm 1992 và không có sự giám sát của Rabin, bắt đầu những cuộc đàm phán bất hợp pháp bí mật với tổ chức PLO của Yasser Arafat. Khi Rabin phát hiện, ông để các cuộc đàm phán tiếp tục. Các cuộc đàm phán đã dẫn tới Hiệp định Oslo, sẽ mang lại cho Peres, Rabin và Arafat Giải Nobel Hoà bình.

Sau vụ ám sát Rabin năm 1995, Peres một lần nữa trở thành Thủ tướng. Trong nhiệm kỳ này, Peres đã khuyến khích sử dụng Internet tại Israel và tạo lập website đầu tiên của thủ tướng Israel. Tuy nhiên, ông lại bị đánh bại sít sao bởi Benjamin Netanyahu trong cuộc bầu cử thủ tướng trực tiếp đầu tiên năm 1996.

Năm 1997 ông không tìm cách tái tranh cử chức lãnh đạo Công Đảng và bị thay thế bởi Ehud Barak. Barak cự tuyệt nỗ lực của Peres nhằm lấy lại chức vụ chủ tịch đảng và ngay khi thành lập một chính phủ năm 1999 đã chỉ định Peres giữ một chức nhỏ là Bộ trưởng Hợp tác Vùng. Peres ít đóng vai trò trong chính phủ của Barak.

Các cột mốc chính trị thập niên 2000

Năm 2000 Peres chạy đua cho một nhiệm kỳ 7 năm vào chức vụ Tổng thống, một chức vụ nguyên thủ quốc gia mang tính nghi lễ, thường cho phép lựa chọn Thủ tướng. Nếu ông thắng, như mọi người dự đoán, ông sẽ trở thành cựu thủ tướng đầu tiên được bầu làm Tổng thống. Tuy nhiên, ông thua cuộc trước ứng cử viên đảng Likud Moshe Katsav.

Sau thất bại của Ehud Barak trước Ariel Sharon trong cuộc bầu cử thủ tướng trực tiếp năm 2001, Peres một lần nữa quay trở lại. Ông lãnh đạo Công Đảng tham gia một chính phủ thống nhất với đảng Likud của Sharon và giành được ghế Bộ trưởng Ngoại giao. Chức vụ lãnh đạo đảng chính thức được chuyển cho Binyamin Ben-Eliezer, và vào năm 2002 cho thị trưởng Haifa, Amram Mitzna. Peres đã bị cánh tả chỉ trích nhiều vì bám riết lấy chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao của mình trong một chính phủ không được coi là thúc đẩy tiến trình hoà bình, dù ông có lập trường ủng hộ hoà bình. Ông chỉ rời chức vụ khi Công Đảng rút lui trước cuộc bầu cử năm 2003. Sau khi đảng dưới sự lãnh đạo của Mitzna chịu một thất bại bầu cử nặng nề, Peres một lần nữa nổi lên như một nhà lãnh đạo lâm thời. Ông lãnh đạo đảng vào một liên minh với Sharon một lần nữa vào cuối năm 2004 khi ông này ủng hộ việc "rút lui" khỏi Gaza đệ trình một chương trình ngoại giao mà Công Đảng có thể ủng hộ.

Shimon Peres (2007)

Peres giành chức chủ tịch Công Đảng năm 2005, trước cuộc bầu cử năm 2006. Với tư cách lãnh đạo đảng, Peres muốn hoãn cuộc bầu cử càng lâu càng tốt. Ông tuyên bố rằng một cuộc bầu cử sớm sẽ huỷ hoại cả kế hoạch rút quân khỏi Gaza vào tháng 9 năm 2005 và vị thế của Công Đảng trong một chính phủ đoàn kết quốc gia với Sharon. Tuy nhiên, đa số đòi một ngày sớm hơn, bởi các thành viên trẻ trong đảng, trong số đó có Ophir Pines-PazIsaac Herzog, đã vượt qua các nhà lãnh đạo cũ như Binyamin Ben-EliezerHaim Ramon, trong cuộc bỏ phiếu trong đảng để phân chia các chức vụ trong chính phủ. Cuối cùng hoá ra cuộc bầu cử không thể được tổ chức vào tháng 6, như đã lập kế hoạch, khi một scandal nổ ra về sự gian lận có thể có trong việc đăng ký thành viên. Cuộc điều tra vụ việc này đã làm trì hoãn cuộc bầu cử tới tận ngày 9 tháng 11 năm 2005.

Trước và sau sự chậm trễ, Peres liên tục dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, bác bỏ những dự đoán rằng những đối thủ sẽ vượt qua ông. Những trao đổi nhỏ của ông với các đối thủ bắt đầu khi cựu thủ tướng Barak bắt đầu ủng hỗ việc tổ chức những cuộc bầu cử sơ bộ đầu năm đó, bởi Amir Peretz và Haim Ramon, hai thành viên nghị viện kiên quyết chống Barak, muốn ủng hộ Peres với bất kỳ giá nào để đánh bại Barak. Trong một sự thay đổi kỳ cục của các sự kiện, Peretz nhanh chóng tuyên bố tư cách ứng viên của mình, một hành động bị Peres coi là sự phản bội lớn nhất.

Dù Peres tiếp tục có những lời tranh cãi bẩn thỉu với Barak trên báo chí, mối thù địch của ông với Peretz nhanh chóng vượt qua nó, đặc biệt khi Barak rút lui khỏi cuộc đua đầu tháng 10. Một trong những cáo buộc chính của Peretz chống lại Peres là ông đã không chú trọng các vấn đề kinh tế xã hội khi còn ở trong chính phủ Sharon, và đã không hoàn thành cam kết của mình rằng Công ĐẢng đã gia nhập liên minh với ý định duy nhất là giám sát sự rút quân khỏi Gaza. Peres thua trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng với 40% so với 42.4% của Peretz.[15]

Gia nhập Kadima

Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Peres thông báo rằng ông đã rời Công Đảng để ủng hộ Ariel Sharon và đảng Kadima mới của ông này. Ngay sau cơn đột quỵ của Sharon đã có dự đoán rằng Peres có thể sẽ lãnh vai trò lãnh đạo đảng, nhưng hầu hết các lãnh đạo cao cấp của Kadima, từng là các thành viên cũ của Likud và tuyên bố ủng hộ Ehud Olmert làm người kế vị Sharon.[16]

Công Đảng được thông báo là đã tìm cách lôi kéo Peres trở lại.[17] Tuy nhiên, Peres đã thông báo rằng ông ủng hộ Olmert và sẽ ở lại với Kadima. Các thông báo truyền thông cho rằng Ehud Olmert đã đề nghị trao vị trí thứ hai trong Kadima cho Peres, nhưng các vị trí không quan trọng trong nội các cho những người được cho là đã được cho là đề nghị với Tzipi Livni. Peres trước đó đã thông báo ý định không tham gia cuộc bầu cử tháng 3. Sau thắng lợi của Kadima trong cuộc bầu cử này, Peres được trao vai trò Phó thủ tướngBộ trưởng Phát triển Negev, Galilee và Kinh tế Vùng.

Tổng thống Israel

Shimon Peres tháng 12 năm 2007 nói về di sản của mình và liệu có tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ hai không.
Peres và Condoleezza Rice tại Phủ Tổng thống ở Jerusalem năm 2007

Ngày 13 tháng 6 năm 2007, Peres được Knesset bầu làm Tổng thống Nhà nước Israel. 58 trong 120 thành viên Knesset bỏ phiếu cho ông ở vòng một (trong khi 38 bỏ phiếu cho Reuven Rivlin, và 21 cho Colette Avital). Các đối thủ của ông sau đó ủng hộ Peres ở vòng hai và 86 thành viên Knesset bỏ phiếu cho ông,[18] trong khi 23 phản đối. Ông đã từ chức thành viên Knesset cùng trong ngày hôm ấy, nơi ông đã là một thành viên từ năm 1959 (ngoại trừ trong một giai đoạn ba tháng đầu năm 2006), thời gian phục vụ lâu nhất trong lịch sử chính trị Israel. Peres tuyên thệ nhậm chức Tổng thống ngày 15 tháng 7 năm 2007.[4]

Shimon Peres gặp gỡ Barack Obama tại Phòng Bầu dục

Tháng 11 năm 2008 Peres nhận được danh hiệu hiệp sĩ danh dự của Order of St. Michael and St. George từ Nữ hoàng Elizabeth II tại Điện Buckingham ở London.[19]

Các quan điểm chính trị

Peres một thời từng bị coi là một chính trị gia diều hâu.[20] Ông là một người được bảo trợ của Ben-Gurion và Dayan và từng là một người ủng hộ những người định cư ở Bờ Tây ngay từ thập kỷ 1970. Tuy nhiên, sau khi trở thành lãnh đạo đảng quan điểm của ông đã phát triển. Gần đây hơn ông đã được coi là một chính khách bồ câu, và là một người ủng hộ mạnh mẽ cho quan điểm hoà bình thông qua hợp tác kinh tế. Tuy vẫn phản đối, như nhiều lãnh đạo Israel chính thống trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, việc đàm phán với PLO, ông đã tách biệt khỏi những người định cư và nói về sự cần thiết của "thoả hiệp lãnh thổ" với Bờ Tây và Dải Gaza. Trong một thời gian ông đã hy vọng rằng Vua Hussein của Jordan có thể trở thành đối tác đàm phán Ả Rập của Israel chứ không phải là Yasser Arafat. Peres đã bí mật gặp gỡ với Hussein tại London năm 1987 và đạt tới một thoả thuận khung với ông này, nhưng nó đã bị Thủ tướng Israel khi đó là Yitzhak Shamir bác bỏ. Ngay sau khi cuộc Intifada lần thứ nhất diễn ra, và bất kỳ khả năng nào Vua Hussein có như một đối tác tiềm năng của Israel trong việc giải quyết số phận của Bờ Tây đã tan biến. Sau đó, Peres dần chuyển sang ủng hộ những cuộc đàm phán với PLO, dù ông tránh đưa ra cam kết dứt khoát với chính sách này cho tới tận năm 1993.

Peres có lẽ liên kết chặt chẽ nhất với Hiệp định Oslo hơn bất kỳ một chính trị gia nào khác của Israel (gồm cả Rabin) có lẽ chỉ ngoại trừ người được ông bảo trợ, Yossi Beilin. Ông vẫn là một người kiên quyết ủng hộ Hiệp định OsloChính quyền Palestine bởi sự khởi đầu của chúng dù có cuộc Intifada lần thứ nhấtal-Aqsa Intifada (Intifada lần thứ hai). Tuy nhiên, Peres đã ủng hộ chính sách quân sự của Ariel Sharon sử dụng Các lực lượng phòng vệ Israel để ngăn cản các vụ đánh bom tự sát.

Thông thường, Peres hành động như một "người phát ngôn" không chính thức của Israel (thậm chí khi ông đang đứng đối lập) bởi ông có uy tín cao và được cộng đồng ngoại giao và công chúng thế giới tôn trọng. Peres ủng hộ chính sách an ninh của Israel (các chiến dịch quân sự chống khủng bốhàng rào Bờ Tây của Israel) chống lại những chỉ trích quốc tế và những nỗ lực lên án nó của những người ủng hộ Palestine.

Chính sách ngoại giao của Peres là duy thực. Ví dụ, để xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi giáo trong vùng với lịch sử thân thiện với Israel,[cần dẫn nguồn] Peres được cho là đã công khai bác bỏ vụ diệt chủng Armenia.[21] Gọi những cáo buộc diệt chủng của người Armenia là "vô nghĩa," Peres còn nói thêm, "Chúng tôi bác bỏ những nỗ lực tạo lập một sự tương tự giữa Holocaust và những cáo buộc của Armenia. Không có gì giống với Holocaust từng diễn ra. Đó là một bi kịch mà người Armenia đã phải trải qua nhưng nó không phải là một vụ diệt chủng."[22][23][24] Bộ Ngoại giao Israel, khi đề cập tới những tranh cãi do những phát biểu đó gây ra, sau này cho rằng Peres đã bị trích dẫn sai, và rằng ông "hoàn toàn không nói, như các cơ quan truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho là như vậy, 'Cái người Armenia đã trải qua là một thảm kịch, không phải là một vụ diệt chủng.'"[25]

Peres và Iran

Về vấn đề chương trình hạt nhân của Iran và mối đe doạ hiện hữu đặt ra với Israel, Peres nói, "Tôi không ủng hộ một cuộc tấn công quân sự vào Iran, nhưng chúng ta phải nhanh chóng và kiên quyết tạo lập một liên minh các quốc gia mạnh và sẵn sàng để áp đặt những biện pháp cấm vận kinh tế mạnh với Iran." Ông thêm, "Các nỗ lực của Iran nhằm hoàn thành các vũ khí hạt nhân sẽ khiến cả thế giới không thể ngủ yên." Cũng trong bài phát biểu đó, Peres đã so sánh Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad và lời kêu gọi "xoá bỏ Israel khỏi bản đồ" với những lời đe doạ diẹt chủng với người Do Thái ở châu Âu của Adolf Hitler trong những năm trước cuộc Holocaust.[26] Trong một bài phỏng vấn với Đài phát thanh Quân đội ngày 8 tháng 5 năm 2006 ông lưu ý rằng "tổng thống Iran phải nhớ rằng Iran cũng có thể bị xoá khỏi bản đồ".[27] Với lời lưu ý này, Peres đã tạo ra những chỉ trích cứng rắn bất thường từ một nhà phân tích trên truyền hình nhà nước Israel, Yoav Limor, về việc đề cập tới việc tiêu diệt một quốc gia khác. "Có một sự đồng thuận lớn rằng sẽ là tốt hơn nếu Peres không nói điều này, đặc biệt ở thời điểm hiện tại," Limor nói. "Tôi khá chắc chắn rằng Israel không muốn thấy mình ở trong cùng hoàn cảnh điên cuồng như (Tổng thống Iran Mahmoud) Ahmadinejad."[28]

Sách

Shimon Peres là tác giả mười một cuốn sách, gồm:

Tham khảo

  1. ^ Amiram Barkat. “Presidency rounds off 66-year career”. Haaretz. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ a b c Tore Frangsmyr biên tập (1995). “Shimon Peres, The Nobel Peace Prize 1994”. The Nobel Foundation.
  3. ^ “Peres elected President”. The Jerusalem Post. ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007.
  4. ^ a b Jim Teeple, "Shimon Peres Sworn In as Israel's President", VOA News, ngày 15 tháng 7 năm 2007.
  5. ^ “Shimon Peres”. The Knesset's internet site. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008.
  6. ^ “Shimon Peres”. Prime Minister of Israel's internet site. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008.
  7. ^ “Location of Wiszniew on the map of the Second Polish Republic in the years 1921-1939, www.jewishinstitute.org.pl/”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  8. ^ “Knesset Member, Shimon Peres”. Knesset. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2008.
  9. ^ a b c “Shimon Peres Biography”. Academy of Achievement. ngày 13 tháng 2 năm 2008.
  10. ^ Judy L. Beckham (ngày 2 tháng 8 năm 2003). “Shimon Peres, 1994 Nobel Peace Prize”. Israel-Times. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  11. ^ Not like other murderers Haaretz, ngày 5 tháng 11 năm 2007
  12. ^ “Sonia Peres regains consciousness”. Ynetnews. ngày 25 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2007.
  13. ^ “Peres: Not such a bad record after all”. The Jerusalem Post. ngày 12 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007.
  14. ^ Hitchens, Christopher (ngày 11 tháng 5 năm 2009). “President of Which Israel?”. Slate.com. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2009.
  15. ^ “Israel Labour head to meet Sharon”. BBC News. ngày 10 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007.
  16. ^ Verter, Yossi (ngày 6 tháng 1 năm 2006). “Under Peres, Kadima would win 42 seats; under Olmert - 40”. Haaretz. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  17. ^ Mazal Mualem, Yossi Verter, and Nir Hasson (ngày 9 tháng 1 năm 2006). “Shimon Peres calls on his supporters to vote Kadima”. Haaretz. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  18. ^ “Peres elected Israel's president”. BBC News. 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007.
  19. ^ “Shimon Peres: State president, Nobel laureate and now - knight”. Haaretz. ngày 23 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009.
  20. ^ “Shimon Peres: From Hawk to Dove”. Vision.org. Winter 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007.
  21. ^ Auron, Yair. The Banality of denial: Israel and the Armenian Genocide.New York City: Transaction Publishers, 2003.
  22. ^ Peres stands accused over denial of "meaningless" Armenian Holocaust Lưu trữ 2013-08-19 tại Wayback Machine, by Robert Fisk
  23. ^ “Protest Israeli foreign minister's remarks dismissing Armenian genocide as "meaningless". Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  24. ^ “Peres to Turks: Our stance on Armenian issue hasn't changed”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  25. ^ Auron, Yair. The Banality of Denial. 2007, page 127.
  26. ^ Pfeffer, Anshel. "Peres: Fight terror - reduce global dependence on oil." Lưu trữ 2009-11-19 tại Wayback Machine Haaretz. ngày 5 tháng 5 năm 2008. ngày 5 tháng 5 năm 2008.
  27. ^ “Peres says that Iran 'can also be wiped off the map' - DominicanToday.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  28. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.

Liên kết ngoài

Bản mẫu {{Wikinews}} liên kết tới bài viết. Để liên kết một thể loại, dùng {{Wikinews category}}.

Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Yitzhak Rabin
Thủ tướng Israel
Quyền

1977
Kế nhiệm:
Menachem Begin
Tiền nhiệm:
Yitzhak Shamir
Thủ tướng Israel
1984 – 1986
Kế nhiệm:
Yitzhak Shamir
Tiền nhiệm:
Yitzhak Rabin
Thủ tướng Israel
1995 – 1996
Kế nhiệm:
Benjamin Netanyahu
Tiền nhiệm:
Moshe Katsav
Tổng thống Israel
2007 – hiện tại
Kế nhiệm:
Đương nhiệm
Chức vụ Đảng
Tiền nhiệm:
Yitzhak Rabin
Lãnh đạo Liên kết
1977 – 1992
Kế nhiệm:
Yitzhak Rabin
Tiền nhiệm:
Yitzhak Rabin
Lãnh đạo Công Đảng
1995 – 1996
Kế nhiệm:
Ehud Barak
Tiền nhiệm:
Amram Mitzna
Lãnh đạo Công Đảng
2003 – 2005
Kế nhiệm:
Amir Peretz

Read other articles:

العلاقات التنزانية العمانية تنزانيا سلطنة عمان   تنزانيا   سلطنة عمان تعديل مصدري - تعديل   العلاقات التنزانية العمانية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين تنزانيا وسلطنة عمان.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرجعية للدولتين: ...

 

Hubungan Jepang–Filipina Jepang Filipina Hubungan Jepang–Filipina (日本とフィリピンの関係code: ja is deprecated , Nihon to Firipin no kankei), (Filipina: Ugnayang Pilipinas at Hapon), telah berjalan dari sebelum abad ke-16 sampai sekarang.[1][2][3][4][5] Presensi Jepang awal di Filipina Sebuah gambar kapal segel merah Jepang 1634. Museum Ilmu Pengetahuan Angkatan Laut Tokyo. Hubungan antara Jepang dan Filipina telah berlangsung setid...

 

Historic site in New South Wales, AustraliaCampbell's StoresCampbell's Stores, pictured in 2021Location7–27 Circular Quay West, The Rocks, City of Sydney, New South Wales, AustraliaCoordinates33°51′25″S 151°12′33″E / 33.8570°S 151.2092°E / -33.8570; 151.2092Built1850–1861Architectural style(s)Victorian GeorgianOwnerSydney Harbour Foreshore AuthorityWebsitecampbellsstores.com.au New South Wales Heritage RegisterOfficial nameCampbell's Stores; Old Me...

Questa voce sull'argomento calciatori camerunesi è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Wilfrid Kaptoum Kaptoum con la maglia del Barcellona Nazionalità  Camerun Altezza 174 cm Calcio Ruolo Centrocampista Squadra  AEK Larnaca Carriera Giovanili Samuel Eto'o Academy2008-2009 Barcellona2009-2010→  Sant Andreu2010-2015 Barcellona Squadre di club1 2014-2018 Barcell...

 

Commune in Normandy, FranceGranvilleCommuneThe harbour of Granville, with Notre-Dame church in the background Coat of armsLocation of Granville GranvilleShow map of FranceGranvilleShow map of NormandyCoordinates: 48°50′15″N 1°35′38″W / 48.837401°N 1.593931°W / 48.837401; -1.593931CountryFranceRegionNormandyDepartmentMancheArrondissementAvranchesCantonGranvilleIntercommunalityGranville, Terre et MerGovernment • Mayor (2020–2026) Gilles Mén...

 

† Египтопитек Реконструкция внешнего вида египтопитека Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:Четвероно...

Questa voce sugli argomenti festival cinematografici e Venezia è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. La 18ª edizione della Mostra internazionale d'arte cinematografica di Venezia si è svolta a Venezia, Italia, dal 25 agosto all'8 settembre del 1957: è la seconda edizione sotto la direzione di Floris Luigi Ammannati. Torna il premio principale, il Leone d'oro, che viene assegnato al film in...

 

ピタゴラスの定理 種類 定理分野 ユークリッド幾何学命題 2辺 (a, b) 上の2つの正方形の面積の和は、斜辺 (c) 上の正方形の面積に等しくなる。数式 a 2 + b 2 = c 2 {\displaystyle a^{2}+b^{2}=c^{2}} 一般化 余弦定理 空間幾何学 非ユークリッド幾何学 微分幾何学 結果 ピタゴラス数 逆ピタゴラスの定理 複素数 ユークリッド距離 ピタゴラスの三角恒等式 初等幾何学におけるピタゴラ�...

 

Pelat nomor kendaraan pribadi (Bali) Pelat nomor adalah salah satu jenis identifikasi kendaraan bermotor. Pelat nomor juga disebut pelat registrasi kendaraan, atau di Amerika Serikat dikenal sebagai pelat izin (license plate). Bentuknya berupa potongan pelat logam atau plastik yang dipasang pada kendaraan bermotor sebagai identifikasi resmi. Biasanya pelat nomor jumlahnya sepasang, untuk dipasang di depan dan belakang kendaraan. Namun ada jurisdiksi tertentu atau jenis kendaraan tertentu yang...

American politician (1811–1894) David DunnDunn in 184618th Governor of MaineIn officeJanuary 1, 1844 – January 3, 1844Preceded byEdward KavanaghSucceeded byHugh J. AndersonMember of the Maine House of RepresentativesIn office1840–1844 Personal detailsBorn(1811-01-17)January 17, 1811Cornish, Massachusetts(now Maine)DiedFebruary 17, 1894(1894-02-17) (aged 83)Mechanic Falls, MainePolitical partyDemocratic David Dunn (January 17, 1811 – February 17, 1894) wa...

 

Ossido di diazotoFormula di struttura Modello 3D della molecola Struttura 3D delle sfere van der Waals Nome IUPACmonossido di diazoto Nomi alternativiprotossido di azotoossidulo di azotoossido nitrosoanidride iponitrosagas esilaranteNOS Caratteristiche generaliFormula bruta o molecolareN2O Massa molecolare (u)44,01 Aspettogas incolore Numero CAS10024-97-2 Numero EINECS233-032-0 PubChem948 DrugBankDBDB06690 SMILESN#[N+][O-] Proprietà chimico-fisicheDensità (kg·m−3, in c.s.)1,977 S...

 

2004 album by Agnetha Fältskog This article is about the Agnetha Fältskog album. For the American popular song, see My Coloring Book. My Colouring BookStudio album by Agnetha FältskogReleased19 April 2004RecordedFebruary 2003 – January 2004StudioAtlantis, Unit 7 and Hammarby Studio, Stockholm, SwedenGenre Adult contemporary easy listening Length42:07LabelWEAProducer Agnetha Fältskog Anders Neglin Dan Strömkvist Agnetha Fältskog chronology That's Me(1998) My Colouring Book(2004) Ag...

Real Academia de Arte Dramático Royal Academy of Dramatic Art Acrónimo RADATipo escuela de arte dramáticoFundación 1904 (120 años)Fundador Herbert Beerbohm TreeSede central Reino Unido Reino Unido, 62 64 Gower Street, Londres, Reino UnidoDirector Edward KempCoordenadas 51°31′19″N 0°07′53″O / 51.521805555556, -0.13138888888889Sitio web Real Academia de Arte Dramático[editar datos en Wikidata] La Real Academia de Arte Dramático (en inglés: R...

 

معركة متيجة في 1839م جزء من المقاومة الشعبية الجزائرية ضد فرنسا معلومات عامة التاريخ 11 نوفمبر 1839م - 31 ديسمبر 1839م الموقع متيجة36°35′49″N 3°11′03″E / 36.5968081°N 3.1840924°E / 36.5968081; 3.1840924 النتيجة انتصار فرنسي المتحاربون المقاومون الجزائريون قوات الجيش الفرنسي القادة الأمير عب...

 

Pete PostlethwaiteOBELahirPeter William Postlethwaite(1946-02-07)7 Februari 1946Warrington, Lancashire, IngggrisMeninggal2 Januari 2011(2011-01-02) (umur 64)Shrewsbury, Shropshire, InggrisKebangsaanBritania RayaPekerjaanAktorTahun aktif1975–2010Suami/istriJacqueline Morrish ​(m. 2003)​Anak2 Penghargaan(2004) Officer of the Order of the British Empire (en) Peter William Postlethwaite (7 Februari 1946 – 2 Januari 2011)[1][2&#...

Trong máy tính sử dụng bộ nhớ ảo, việc truy cập vị trí tương ứng với một địa chỉ bộ nhớ có thể bao gồm nhiều tầng. Trong máy tính, địa chỉ bộ nhớ là một tham chiếu đến một vị trí bộ nhớ cụ thể được phần mềm và phần cứng sử dụng ở nhiều tầng khác nhau. Địa chỉ bộ nhớ là các dãy chữ số có độ dài cố định, theo quy ước được hiển thị và xử lý như số nguy�...

 

Würzburger Fußball-Verein e.V.Calcio Segni distintiviUniformi di gara Casa Trasferta Colori sociali Blu Dati societariCittàWürzburg Nazione Germania ConfederazioneUEFA Federazione DFB CampionatoOberliga Bayern (V) Fondazione1904 Allenatore Michael Hochrein StadioSepp-Endres-Sportanlage(3500 posti) Sito webwww.wuerzburgerfv.de PalmarèsSi invita a seguire il modello di voce Il Würzburger FV è una società calcistica tedesca della città bavarese di Würzburg. Indice 1 Storia 2 Palma...

 

American politician Gus SavageMember of the U.S. House of Representativesfrom Illinois's 2nd districtIn officeJanuary 3, 1981 – January 3, 1993Preceded byMorgan F. MurphySucceeded byMel Reynolds Personal detailsBornAugustus Alexander Savage(1925-10-30)October 30, 1925Detroit, Michigan, U.S.DiedOctober 31, 2015(2015-10-31) (aged 90)Olympia Fields, Illinois, U.S.Political partyDemocraticSpouseEunice King (1946-81; her death)ChildrenThomas James, Emma MaeAlma materRoo...

بالايا فوكايا    خريطة الموقع تقسيم إداري البلد اليونان  [1] خصائص جغرافية إحداثيات 37°43′00″N 23°57′00″E / 37.71666667°N 23.95°E / 37.71666667; 23.95   الارتفاع 6 متر  السكان التعداد السكاني 2510 (resident population of Greece) (2021)2188 (resident population of Greece) (2001)1336 (resident population of Greece) (1991)2713 (resi...

 

Historic church in Montana, United States Church in Montana, United StatesSt. Ann's Cathedral47°30′32″N 111°17′43″W / 47.5088°N 111.2952°W / 47.5088; -111.2952Location715 3rd Avenue NGreat Falls, MontanaCountryUnited StatesDenominationRoman Catholic ChurchWebsitewww.stannscathedral.orgHistoryStatusCathedralFounded1889; 135 years ago (1889)ArchitectureArchitect(s)John H. KentStyleGothic RevivalCompleted1907; 117 years ago ...