Quản Trọng gia cảnh bần khố, được Bào Thúc Nha phát hiện tài năng, được mời vào triều làm đại phu, phò tá Công tử Củ (公子纠), còn Bào Thúc Nha phò tá Công tử Tiểu Bạch.
Không lâu nước Tề rơi vào bạo loạn, Vô Tri bị giết, nước Tề rơi vào tình thế không vua. Công tử Củ và Công tử Tiểu Bạch được tin liền lên đường về nước để cướp ngôi. Khi hai đoàn gặp nhau trên đường, Quản Trọng muốn để Công tử Củ làm vua nên đã bắn một phát tên vào Tiểu Bạch, Tiểu Bạch giả chết rồi vào kinh đô làm vua, tức Tề Hoàn công.
Khi lên được ngôi vị, Tề Hoàn công liền bảo nước Lỗ giết Công tử Củ và bắt giam Quản Trọng. Tề Hoàn công muốn Bào Thúc Nha làm Thừa tướng, giúp ông quản lý đất nước. Bào Thúc Nha cho rằng mình không có đủ năng lực, nên dốc sức tiến cử Quản Trọng đang bị giam ở nước Lỗ. Tề Hoàn công nói rằng: "Người này bắn ta một tên, mối thù này ta chưa quên, mũi tên ta vẫn còn giữ, làm sao có thể dùng hắn được? Đợi hắn về đây, ta sẽ xé hắn ra trăm nghìn mảnh". Bào Thúc Nha đáp "Dĩ nhiên vì Công tử Củ, ông ta đã bắn quân thượng, bây giờ nếu quân thượng trọng dụng ông ấy, ông ấy sẽ vì quân thượng mà đem mũi tên đó bắn cả thiên hạ!".
Tề Hoàn công rất khâm phục Quản Trọng, hơn nữa ông còn rất thẳng thắn, Hoàn công nói với Quản Trọng rằng: "Quả nhân có tật hơi thích nữ sắc, điều này có tai hại gì đối với quốc gia không?".
Quản Trọng trả lời: "Không, ham mê nữ sắc không gây tai hại gì cho quốc gia, không nghe lời khuyên của những người hiền tài mới có hại cho quốc gia và thiên hạ"
Khổng Tử đánh giá Quản Trọng rất cao. Sách Luận ngữ có ghi Tử Cống hỏi "Quản Trọng không phải là người có nhân chăng ? Vua Tề Hoàn Công giết công tử Củ, Quản Trọng không tự sát lại còn làm tể tướng cho Tề Hoàn Công.". Khổng Tử nói "Quản Trọng làm tể tướng cho Tề Hoàn Công, giúp Tề Hoàn Công bá chủ chư hầu, làm cho thiên hạ thái bình, đến đời nay dân vẫn còn chịu ơn. Nếu không có Quản Trọng, sợ chúng ta hôm nay còn đầu bù tóc rối, áo quần rách rưới lang thang khắp đây đó. Quản Trọng đâu có như người thường, vì việc nhỏ mà tự sát ở khe núi để cho chẳng ai biết đến."[1]
Sinh ra ta ấy là cha mẹ, mà hiểu biết ta thì trong đời chỉ có một Bảo Thúc Nha mà thôi
Đánh giá
Trong thiên Hiến Vấn của sách Luận ngữ, Khổng Tử nói về Quản Trọng:
"Con người này ư ? Vua nước Tề lấy ấp Biền có ba trăm nhà của Bá Thị thưởng công cho Quản Trọng. Bá Thị phải ăn uống đạm bạc suốt đời mà không hề oán hận"[3]
Tử Lộ hỏi Khổng Tử: "Tề Hoàn Công giết anh là công tử Củ. Thiệu Hốt vì việc này đã tự sát, còn Quản Trọng không tự sát. Như vậy Quản Trọng không được xem là người có nhân chăng ?".
Khổng Tử nói: "Tề Hoàn công nhiều lần triệu tập chư hầu mà không dùng đến binh lực. Đó là nhờ công sức của Quản Trọng. Như thế còn ai nhân bằng ?"[4].
Trong Đông Chu liệt quốc
Quản Trọng xuất hiện từ hồi 15 đến hồi 29 trong bộ truyện Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long.
Sự nghiệp, cuộc đời của của ông miêu tả khá sát với sử sách tuy nhiên cũng có một vài chi tiết hoang đường để làm nổi bật vai trò và vị thế của ông.
Tham khảo
^Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 406