United Nations Children's Emergency Fund صندوق الأمم المتحدة للطفولة 联合国儿童基金会 Fonds des Nations unies pour l'enfance Детский фонд Организации Объединённых Наций Fondo de Naciones Unidas para la Infancia
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc viết tắt là UNICEF (tiếng Anh: United Nations International Children's Emergency Fund) là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946.
Năm 1953, Liên Hợp Quốc thay tên của nó từ Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations International Children's Emergency Fund) mà được biết dưới tên tiếng Việt là Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, nhưng nó vẫn được gọi tắt theo từ chữ đầuUNICEF bắt nguồn từ tên cũ.[1]
Lịch sử
Hoạt động
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã thực hiện một số hoạt động sau[2]:
Chiến dịch "Nói 'Đồng Ý' cho trẻ em" – Một phong trào toàn cầu khuyến khích mọi người tạo thay đổi cho thế giới bằng cách lưu tâm đến trẻ em. Hàng triệu người ghi tên hứa sẽ thực thi công tác tìm cách nâng cao đời sống trẻ em.
"Hội nghị Quốc tế về trẻ em" – Lần đầu tiên trong lịch sử, các giới lãnh đạo các quốc gia họp tại tòa nhà Liên Hợp Quốc tại New York đề xướng kế hoạch 10 năm cho vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục cho trẻ em.
Quy ước về "nhân quyền của trẻ em" – Bắt đầu có hiệu lực từ tháng 9 năm 1990. Quy ước này được thế giới công nhận nhanh nhất và sâu rộng nhất trong lịch sử các loại quy ước về nhân quyền.
Cuộc khảo cứu "Thay đổi kinh tế và bộ mặt nhân loại" - khiến thế giới phải lưu tâm đến vấn đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em đối phó với các tác hại của thay đổi kinh tế tại các quốc gia nghèo.
"Cách mạng về sự sống còn và phát triển của trẻ em" – UNICEF phát động phong trào để cứu háng triệu trẻ em hàng năm. "Cách mạng" dựa vào 4 nguyên tắc giản đơn: theo dõi sức lớn trẻ em, nước uống, sữa mẹ và tiêm ngừa miễn nhiễm
Tuyên bố về "Quyền Trẻ Em" – Liên Hợp Quốc tuyên bố về "Quyền Trẻ Em" - mọi trẻ em có quyền được bảo vệ, giáo dục, chăm lo sức khỏe, chỗ ở và dinh dưỡng.
Tài tử Danny Kaye được chọn làm "Đại sứ thiện chí cho UNICEF". Bộ phim "Trọng Trách Trẻ Em" của ông ta về công tác của UNICEF tại Á Châu được hơn 100 triệu người xem.
UNICEF trở thành một bộ phận thường trực của Liên Hợp Quốc – UNICEF bắt đầu chiến dịch bài trừ bệnh yaws, một chứng bệnh tàn phá cơ thể hàng trăm triệu trẻ em nhưng có thể chữa bằng thuốc penicillin.
Chiến dịch "Thực phẩm cho châu Âu" – Sau Thế Chiến Thứ Hai, trẻ em tại châu Âu bị nạn đói và bệnh tật lan tràn. Liên Hợp Quốc thành lập quỹ UNICEF vào tháng 12 năm 1946 để cứu trợ thực phẩm, quần áo cho chúng.
Các ngày lễ quốc tế về trẻ em
Các ngày lễ quốc tế và năm hành động về trẻ em, trong đó phần lớn do Liên Hợp Quốc ban hành trong các Nghị quyết được Đại hội đồng thông qua.[3]
Thành viên mới được bầu bắt phục vụ từ đầu năm dương lịch với nhiệm kỳ ba năm. Mỗi năm chỉ bầu một số lượng nhất định thành viên mới vào Ban chấp hành, để đảm bảo tính liên tục của kinh nghiệm điều hành. Phân phối lượng ủy viên cho 5 khu vực, nêu trong bảng.