Người Pygmy của miền nhiệt đới châu Phi là những tộc "người rừng" mà đang, hay cho đến gần đây từng, có cuộc sống săn bắt-hái lượm trong rừng sâu và một cấu trúc xã hội đơn giản, không phân thứ bậc. Họ có vóc người rất thấp,[note 1] với sự gắn bó văn hóa và tín ngưỡng mật thiết với rừng mưa Congo[note 2] và thường có mối quan hệ tương trợ với những tộc người phi Pygmy làm nông.
Những tộc người này không nhất thiết phải có quan hệ gần với nhau, về cả di truyền và ngôn ngữ. Những tộc người Pygmy khác nhau có thể có nguyên nhân khác nhau dẫn đến vóc dáng nhỏ bé của họ.
Ngôn ngữ ban đầu của các tộc người Pygmy
Ít nhất, phải có vài nhóm người Pygmy từng có ngôn ngữ riêng. Merritt Ruhlen viết rằng "người Pygmy châu Phi nói những ngôn ngữ hoặc thuộc hệ Nin-Sahara hoặc thuộc hệ Niger–Kordofania. Có thể giả thuyết rằng mỗi nhóm người Pygmy đều từng có ngôn ngữ của riêng mình, nhưng, qua việc sống tương trợ với những tộc người châu Phi khác, họ đã tiếp nhận ngôn ngữ thuộc hai hệ trên, vào thời tiền sử."[1] Những chứng cứ cho thấy những ngôn ngữ như thế từng tồn tại gồm khối từ vựng về rừng của người Mbenga hiện diện hai ngôn ngữ là tiếng Baka (thuộc nhóm Ubangi) và tiếng Aka (một ngôn ngữ Bantu). Tiếng Rimba (thường được xem là một phương ngữ tiếng Punu) có phần từ vựng cốt lõi phi Bantu.[2]
Một giả thuyết phổ biết là người Pygmy là hậu duệ trực tiếp của các tộc người săn bắt-hái lượmthời đại đồ đá muộn ở rừng mưa Trung Phi, những người mà hoặc đã bị đồng hóa hoặc đã bị chiếm chỗ bởi các nhóm người làm nông khác và đã tiếp nhận các ngôn ngữ Sudan trung tâm, Ubangi và Bantu làm tiếng nói.
Chừng 30% từ vựng tiếng Aka không mang gốc Bantu, và số phần trăm tương tự từ vựng trong tiếng Baka cũng phi Ubangi. Đa phần vốn từ vựng này chuyên về rừng rậm, liên quan đến việc lấy mật ong và cây cối. Vốn từ vựng này có lẽ là vết tích của một ngôn ngữ Pygmy miền tây (Mbenga hay "Baaka").[3][4]
Các tộc Pygmy và ngôn ngữ
Có hơn một tá nhóm người Pygmy[note 3] với dân số chừng 350.000 người ở bồn địa Congo. Những nhóm nổi tiếng nhất là người Mbenga (Aka và Baka) ở mạn tây bồn địa, nói ngôn ngữ Bantu hay Ubangi; người Mbuti (Efe et al.) của rừng mưa Ituri, nói ngôn ngữ Bantu và Sudan trung tâm, và người Twa vùng Hồ Lớn nói tiếng Rwanda-Rundi. Tất cả các nhóm Pygmy đều nói ngôn ngữ thuộc ba nhóm trên và chỉ người Aka, Baka, và Asua có ngôn ngữ riêng.
^Serge Bahuchet, 1993, History of the inhabitants of the central African rain forest: perspectives from comparative linguistics. In C.M. Hladik, ed., Tropical forests, people, and food: Biocultural interactions and applications to development. Paris: Unesco/Parthenon.
^Kazadi 1981:838 reports the Cwa were living with the Luba when they moved south and contacted the Hemba. (Méprisés et admirés: l'ambivalence des relations entre le Bacwa (Pygmées) et les Bahemba (Bantu). Africa 51-4.)
Serge Bahuchet, 2006. "Languages of the African Rainforest « Pygmy » Hunter-Gatherers: Language Shifts without Cultural Admixture."[1] In Historical linguistics and hunter-gatherers populations in global perspective. Leipzig.
Hewlett & Fancher, 2011. "Central African Hunter-Gatherer Research Traditions". In Cummings, Jordan, & Zvelebil, eds, Oxford Handbook of the Archaeology and Anthropology of Hunter-Gatherers. Oxford University Press