Người Malaysia gốc Hoa

Người Malaysia gốc Hoa
马来西亚华人
馬來西亞華人
Orang Cina Malaysia
Diệp Á Lai
葉亞來
Lý Tông Vĩ
李崇伟
Khu vực có số dân đáng kể
 Malaysia
Ngôn ngữ
Tiếng Quan thoại Malaysia, tiếng Phúc Châu, tiếng Khách Gia, tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, tiếng Quảng Đông, tiếng Anh Malaysia, và tiếng Mã Lai
Tôn giáo
Chủ yếu Phật giáoKitô giáo, tôn giáo dân gian Trung Hoa, Khổng giáoĐạo giáo; Yi Guan Dao; khá nhỏ số lượng Hồi giáo[1]
Sắc tộc có liên quan
người Singapore gốc Hoa, người Hoa Nam, Peranakan, Chindian
Người Malaysia gốc Hoa
Tên tiếng Trung
Phồn thể馬來西亞華人
Giản thể马来西亚华人
Tên tiếng Trung thay thế
Phồn thể馬來西亞唐人
Tên tiếng Mã Lai
tiếng Mã LaiOrang Cina Malaysia

Người Malaysia gốc Hoa (giản thể: 马来西亚华人; phồn thể: 馬來西亞華人; Hán-Việt: Mã Lai Tây Á Hoa nhân; bính âm: Mǎláixīyà Huárén; Việt bính: maa5 loi4 sai1 aa3 waa4 jan4, tiếng Mã Lai: Orang Cina Malaysia) là người mang quốc tịch Malaysia có nguồn gốc người Hoa. Hầu hết họ là hậu duệ của những người Hoa đến từ giai đoạn đầu và giữa thế kỷ 20.[2][3] Người Malaysia gốc Hoa là một trong những cộng đồng người Hoa hải ngoại lớn nhất thế giới. Tại Malaysia, họ thường được gọi đơn giản là "người Hoa" và là dân tộc lớn thứ hai tại quốc gia này sau người Mã Lai chiếm đa số. Năm 2010, có khoảng 6.960.000 người Malaysia gốc Hoa.

Người Malaysia gốc Hoa là một dân tộc trung lưu được tổ chức tốt về mặt xã hội kinh tế và chiếm tỷ lệ cao không cân xứng trong tầng lớp chuyên nghiệp và được giáo dục tốt tại Malaysia, có thành tích giáo dục cao, có đại diện lớn trong lực lượng lao động cổ cồn trắng chuyên nghiệp, và là một trong số các nhóm nhân khẩu học thiểu số có thu nhập hộ gia đình cao nhất tại Malaysia.[4] Người Malaysia gốc Hoa chi phối trong các lĩnh vực thương nghiệp và mậu dịch, kiếm soát xấp xỉ 70% kinh tế Malaysia.[5]

Lịch sử

Làn sóng người Hoa định cư đầu tiên là dưới thời Vương quốc Malacca vào đầu thế kỷ 15. Các mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Malacca lên đến cực điểm trong thời gian trị vì của Quốc vương Mansur Syah, ông kết hôn với Hán Lệ Bảo công chúa từ Trung Quốc. Một đại thần của quốc gia và 500 thanh niên và thiếu nữ có xuất thân cao quý tháp tùng công chúa đến Malacca.[6] Những người này hầu hết đến từ Phúc Kiến, hậu duệ của họ được gọi là Baba (nam) và Nyonya (nữ).

Làn sóng thứ hai bằt nguồn từ các vụ thảm sát tại Phúc Kiến trong năm 1651-52 khi người Mãn chiếm Trung Quốc. Những người Phúc Kiến tị nạn có nguồn gốc từ Chương Châu tái định cư tại phần phía bắc của bán đảo Mã Lai, còn những người có nguồn gốc Hạ Môn và Tuyền Châu thì tái định cư tại phần phía nam của bán đảo. Nhóm này tạo thành đa số trong "người Hoa eo biển"- tiếp nhận giáo dục bằng tiếng Anh.[7] [8]

Một làn sóng nhập cư lớn hơn nhiều chủ yếu đến từ các cảng được kiểm soát tại Phúc Kiến và Quảng Đông thông qua sự quản lý của người Anh, đó là trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, người Anh chiếm được Quảng Châu và Hạ Môn, do nghèo đói và cuộc sống khó khăn tại quê nhà nên hầu hết họ chấp nhận công việc do người Anh trao cho, từ sĩ quan đến phu, từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Người Anh khuyến khích họ nhập cư đến Malaya và Các Khu định cư Eo biển, người Anh sử dụng họ để làm việc trong các khu mỏ và đồn điền cao su.[9]

Dưới thời Thanh; các thần dân dời khỏi đế quốc mà không được chính quyền cho phép thì đều bị xem là phản quốc và do đó sẽ bị hành quyết, gia đình của họ cũng bị liên lụy. Sang thời Trung Hoa Dân Quốc, quyết định này bị bãi bỏ và nhiều người di cư ra bên ngoài Trung Quốc, hầu hết thông qua các cảng ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam và Thượng Hải. Sau khi Quốc Dân Đảng thất bại trong Nội chiến Trung Quốc, nhiều đảng viên Quốc Dân đảng và những người trung lập chạy trốn từ Trung Quốc đại lục đến Singapore, Sarawak, Sabah và Malaya.

Một làn sóng nhỏ hơn nhiều bắt đầu sau những năm 1990, những người này là công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hầu hết trong số họ đến là nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Nhân khẩu

Trong cuộc điều tra dân số các dân tộc năm 1835 tại các quốc gia Mã Lai thuộc Anh, người Hoa chiếm 8% dân số và chủ yếu ở tại Các khu định cư Eo biển, người Mã Lai và người Ấn lần lượt chiếm 88% và 4% dân số.[10] Dân số Malaya tăng nhanh chóng trong các thế kỷ 19 và 20, song đa số người Hoa nhập cư là nam giới.[11] Năm 1921, dân số Malaya lên đến gần 3 triệu người, người Hoa chiếm 30% trong khi người Mã Lai chiếm 54.7%, dân số tăng lên được thúc đẩy từ những người nhập cư đến từ Indonesia. Dân số người Hoa phần lớn là sinh sống tạm thời, và nhiều phu trở về Trung Quốc thường xuyên, 29% dân số người Hoa sinh ra tại bản địa, hầu hết là con của những người Hoa nhập cư thế hệ thứ nhất.[12] Chính phủ Anh bắt đầu áp đặt hạn chế về di cư trong thập niên 1930, song khoảng cách về số lượng người Hoa và Mã Lai tiếp tục giảm ngay cả sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Điều tra dân số năm 1947 cho thấy rằng người Mã Lai chiếm 49,5% dân số, còn người Hoa chiếm 38,4%, tổng dân số khi đó là 4,9 triệu.[13]

Người Malaysia gốc Hoa tạo thành dòng chảy di cư lớn nhất trong số các dân tộc tại Malaysia. Theo dự báo thì tỷ lệ người Malaysia gốc Hoa trong tổng dân số Malaysia sẽ giảm từ 45% vào năm 1957 xuống 18,6% vào năm 2035 nếu xu hướng hiện tại tiếp tục.[14]

Lịch sử nhân khẩu người Malaysia gốc Hoa (%)
1947 1957[15] 1961 1970 1980 1991 2000[16] 2010[17][18]
(38,4%) (45,0%) (36%) 3.564.400 (37%) (33,9%) 4.623,900 (28,1%) 5.691.900 (26,1%) 6.960.900 (24,6%)

Theo bang và lãnh thổ

Điều tra nhân khẩu năm 2010 cung cấp các số liệu sau (không bao gồm công dân):[19]

Bang Người Hoa % dân số
Johor 1.034.713 33,6%
Kedah 255.628 13,6%
Kelantan 51.614 3,4%
Malacca 207.401 26,4%
Negeri Sembilan 223.271 23,2%
Pahang 230.798 16,2%
Perak 693.397 30,4%
Perlis 17.985 8,0%
Penang 670.400 45,6%
Sabah 295.674 12,8%
Sarawak 577.645 24,5%
Selangor 1.441.774 28,6%
Terengganu 26.429 2,6%
Lãnh thổ liên bang Người Hoa % dân số
Kuala Lumpur 655.413 43,2%
Labuan 10.014 13,4%
Putrajaya 479 0,7%

Tính đến năm 2012, đa số người Hoa tập trung tại các bang duyên hải phía tây của Tây Malaysia.

Penang
đảo Penang, Bukit Mertajam
Năm Tổng dân số Người Mã Lai Tỷ lệ Người Hoa Tỷ lệ
1812[20] 26.107 9.854 37,7% 7.558 28,9%
1820 35.035 14.080 40,2% 8.595 24,5%
1860 124.772 71.723 57,4% 36.222 29,0%
1891 232.003 92.681 39,9% 86.988 37,5%
1970[21] 775.000 247.000 30,6% 436.000 56,3%
1990[22] 1.150.000 399.200 34,5% 607.400 52,9%
2000 1.313.449 48,5% 40,9%
2005[23] 1.511.000 624.000 41,3% 650.000 43%
2010 1.561.383 642.286 43,6% 670.400 45,6%
Kuala Lumpur
Kepong, Cheras, Bukit Bintang, Old Klang Road, Sri Petaling, Pudu, Segambut.
Johor
Johor Bahru, Batu Pahat, Kluang, Muar, Kulaijaya, Segamat, Ledang, Pontian.
Năm Tổng dân số Người Mã Lai Tỷ lệ Người Hoa Tỷ lệ
1931[24] 505.311 46,4% 41,4%
1947[24] 738.251 43,8% 48,1%
2000 2.740.625 57,1% 35,4%
2010 3.348.283 1.811.139 58,9% 1.034.713 33,6%
Perak
Ipoh, Taiping, Batu Gajah, Sitiawan, Teluk Intan
Năm Tổng dân số Người Mã Lai Tỷ lệ Người Hoa Tỷ lệ
1891[25] 94.345 44,0%
1901[25] 329.665 150.239 45,6%
2000 2.051.236 54,7% 32,0%
2010 2.352.743 1.302.166 57,0% 693.397 30,4%
Selangor
Subang Jaya/USJ, Puchong, Petaling Jaya, Damansara Jaya/Utama, Bandar Utama, Serdang, Klang.
Năm Tổng dân số Người Mã Lai Tỷ lệ Người Hoa Tỷ lệ
1891[26] 81.592 23.750 50.844
1931 [24] 533.197 23,1% 45,3%
1947[24] 710.788 26,4% 51%
2000 4.188.876 53,5% 30,7%
2010 5.462.141 2.877.254 57,1% 1.441.774 28,6%
2011[27] 5,46 triệu 1,45 triệu 29 %
Malacca
Thành phố Malacca
Negeri Sembilan
Rasah, Seremban, Bahau
Pahang
Bentong, Raub, Mentakab, Kuantan
Sarawak
Kuching, Sibu, Bintulu, Miri, Sarikei, Sri Aman, Marudi, Lawas, Mukah, Limbang, Kapit, Serian, Bau
Sabah
Kota Kinabalu và Sandakan.

Tham khảo

  1. ^ Dept. of Statistics: "Population and Housing Census of Malaysia 2000", Table 4.1; p. 70, Kuala Lumpur: Department of Statistics Malaysia, 2001
  2. ^ Chinese People of Malaysia
  3. ^ “Malaysia - history”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ “Lecture 2: New Economic Policy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2012. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  5. ^ Chua, Amy. “Minority rule, majority hate”. Asia Times. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2010.
  6. ^ Malaysia-Singapore-6th-Footprint-Travel, Steve Frankham, ISBN 978-1-906098-11-7
  7. ^ “Arrivals of the Chinese in the Malay peninsula”. Truy cập 19 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ “Where does Penang Hokkien come from?”. Truy cập 19 tháng 11 năm 2015.
  9. ^ Astro AEC, Behind the Dialect Groups, Year 2012
  10. ^ Yamashita, Eades (2003), p. 7
  11. ^ Ooi (1963), p. 122
  12. ^ Chandler, Owens (2005), p. 312
  13. ^ Hwang (2005), p. 22
  14. ^ Honey, I Shrunk the Chinese! Lưu trữ 2012-05-25 tại Wayback Machine. English.cpiasia.net (2009-12-09). Truy cập 2012-04-23.
  15. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2014.
  16. ^ Prof. Dato' Dr Asmah Haji Omar, edt: "Encyclopedia of Malaysia - Languages and Literature Lưu trữ 2007-01-12 tại Wayback Machine", pp 52-53, Kuala Lumpur: Editions Didier Millet, 2004, ISBN 981-3018-52-6
  17. ^ Slightly more men than women in Malaysian population Lưu trữ 2012-10-19 tại Wayback Machine. Thestar.com.my. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  18. ^ Population Distribution and Basic Demographic Characteristic Report 2010 (Updated: 05/08/2011 - Corrigendum) Lưu trữ 2011-08-24 tại Wayback Machine. Statistics.gov.my. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  19. ^ Department of Statistics, Malaysia (2010). “Population Distribution and Basic Demographic Characteristics” (PDF). Department of Statistics, Malaysia. tr. 11, 62–81. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2005.
  20. ^ Colonial Construction of Malayness: The Influence of Population Size and Population, Kiran Sagoo, ngày 27 tháng 11 năm 2006, International Graduate Student Conference Series, p. 9/16
  21. ^ Tan (1984), p. 3
  22. ^ Goh (1990), p. 148
  23. ^ TheStar, Wong Chun Wai, ngày 9 tháng 5 năm 2010
  24. ^ a b c d http://www.sabrizain.org/malaya/library/construction2.pdf
  25. ^ a b Ball (1903), p. 129
  26. ^ International Conference of South-East Asian Historians (1962), p. 102
  27. ^ Chinese voters must decide Lưu trữ 2012-09-10 tại Wayback Machine. Thestar.com.my. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
Thư mục
  • Chin, James, "Forced to the periphery: Recent chinese politics in East Malaysia" in Leo Suryadinata & Lee Hock Guan (ed) Malaysian Chinese: Recent Developments and Prospects (Singapore: Institute of Southeast Asia Studies, 2012) pp. 109–124
  • Chin, James (2009). The Malaysian Chinese Dilemma: The Never Ending Policy (NEP), Chinese Southern Diaspora Studies, Vol. 3
  • Ball, James Dyer, Things Chinese: Or Notes Connected With China, 4th edn., Hong Kong
  • Butcher, John G., The Closing of the Frontier: A History of the Marine Fisheries of Southeast Asia, c. 1850-2000, Institute of Southeast Asian Studies, 2004, ISBN 981-230-223-9
  • Constable, Nicole, Chinese Politics in Malaysia: A History of the Malaysian Chinese Association, Oxford University Press, 1988, ISBN 0-19-588881-2
  • Constable, Nicole, Guest People: Hakka Identity in China and Abroad, University of Washington Press, 2005, ISBN 0-295-98487-2
  • Goh, Beng-Lan, Modern Dreams: An Inquiry into Power, Cultural Production, and the Cityscape in Contemporary Urban Penang, Malaysia, 2002, Cornell Univ Southeast Asia, ISBN 0-87727-730-3 (0-87727-730-3)
  • Hara, Fujio, Malayan Chinese and China: Conversion in Identity Consciousness, 1945-1957, NUS Press, 2003, ISBN 9971-69-265-1
  • In-Won Hwang, Personalized politics: The Malaysian state Under Mahathir, Institute of Southeast Asian Studies, 2003, ISBN 981-230-185-2
  • International Conference of South-East Asian Historians, Papers on Malayan History, Journal of South-east Asian History., 1962
  • Megarry, Jacqueline, World Yearbook of Education: Education of Minorities, Taylor & Francis, 2006, ISBN 0-415-39297-7
  • Ooi, Jin-Bee, Land, People, and Economy in Malaya, Longmans, 1963
  • Owen, Norman G.; Chandler, David, The Emergence of Modern Southeast Asia: A New History, University of Hawaii Press, 2005, ISBN 0-8248-2841-0
  • Pan, Lynn, The Encyclopedia of the Chinese Overseas, Harvard University Press, 1999, ISBN 0-674-25210-1
  • Tan, Chee Beng, Chinese Minority in a Malay State: The Case of Terengganu in Malaysia, Eastern Universities Press, 2002, ISBN 981-210-188-8
  • Tan, Chee Beng; Kam, Hing Lee, The Chinese in Malaysia, Oxford University Press, 2002, ISBN 983-56-0056-2
  • Tan, Sooi Beng, Ko-tai, A New Form of Chinese Urban Street Theatre in Malaysia, Southeast Asian Studies, 1984
  • Toong, Siong Shih, The Foochows of Sitiawan: A Historical Perspective, Persatuan Kutien Daerah Manjung, ISBN 983-41824-0-6
  • Yamashita, Shinji; Eades, Jeremy Seymour, Globalization in Southeast Asia: Local, National and Transnational Perspectives, Berghahn Books, 2003, ISBN 1-57181-256-3
  • Yan, Qinghuang, The Chinese in Southeast Asia and Beyond: Socioeconomic and Political Dimensions, World Scientific, 2008, ISBN 981-279-047-0