Muối thay thế

Một loại muối thay thế sản xuất bởi hãng AlsoSalt

Muối thay thế (tiếng Anh: salt substitute) là các muối có thành phần ít natri trong khi duy trì một hương vị tương tự, dùng để thay thế muối ăn (NaCl) để giảm thiểu những nguy cơ cao huyết ápbệnh tim mạch có liên quan đến việc sử dụng lượng lớn natri chloride.[1] Chúng thường có thành phần chủ yếu là kali chloride, có độc tính xấp xỉ bằng muối ăn đối với một người khỏe mạnh (LD50 là khoảng 2,5 g/kg, hoặc khoảng 190 g cho một người nặng 75 kg). Kali lactat cũng có thể được sử dụng để làm giảm natri trong thực phẩm. Nó được sử dụng trong thịt và sản phẩm gia cầm.[2] Liều lượng tối đa được khuyến cáo hàng ngày của kali là cao hơn so với natri,[3] nhưng thông thường chúng ta tiêu thụ ít kali hơn natri trong một ngày.[4] Hạt rong biển cũng được bán trên thị trường như một chất thay thế khác cho muối ăn.[5]

Tuy nhiên, các bệnh khác nhau và các loại thuốc có thể giảm khả năng bài tiết kali của cơ thể, do đó làm tăng nguy cơ gây tử vong kali. Những người có bệnh thận, tim, hay bệnh tiểu đường không nên sử dụng sản phẩm muối thay thế mà không có chỉ định của bác sĩ. Một nhà sản xuất muối thay thế là LoSalt đã ban hành một báo cáo tư vấn[6] rằng những người dùng các loại thuốc theo toa sau đây không nên sử dụng muối thay thế: amiloride, triamterene, dytac, captoprilthuốc ức chế men chuyển angiotensin, spironolactone, và eplerenone.

Protein thủy phân[7] (như L-Lysine) hoặc 5'-nucleotide[8] đôi khi được thêm vào kali chloride để cải thiện hương vị muối thay thế vì muối kali này có thể có vị kim loại.[9]

Xem thêm

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Scientific Advisory Committee on Nutrition (SACN) Salt and Health Lưu trữ 2014-02-11 tại Wayback Machine (PDF)
  2. ^ “Corbion”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2018. Truy cập 10 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ “Dietary Reference Intakes: Electrolytes and Water” (PDF). The National Academies. 2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ Caggiula, AW; RR Wing; MP Nowalk; NC Milas; S Lee; H Langford (1985). “The measurement of sodium and potassium intake”. American Journal of Clinical Nutrition. 42 (3): 391–398. PMID 4036845. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  5. ^ http://www.foodnavigator.com/Science-Nutrition/Seaweed-granules-may-replace-salt-in-foods [1]
  6. ^ LoSalt Advisory Statement Lưu trữ 2005-12-10 tại Wayback Machine (PDF)
  7. ^ United States Patent 4451494
  8. ^ United States Patent 4243691
  9. ^ “Should those on Coumadin (warfarin) with CHF avoid salt substitutes?: Ask Dr. Gourmet”. www.drgourmet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2018.