Mustafa Kemal Atatürk

Mustafa Kemal Atatürk
Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ
Nhiệm kỳ
29 tháng 10 năm 1923 – 10 tháng 11 năm 1938
15 năm, 12 ngày
Thủ tướngİsmet İnönü
Ali Fethi Okyar
Celâl Bayar
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmİsmet İnönü
Thủ tướng Chính phủ Đại biểu Quốc hội đầu tiên
Nhiệm kỳ
3 tháng 5 năm 1920 – 24 tháng 1 năm 1921
266 ngày
Phó Thủ tướngFevzi Çakmak
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmFevzi Çakmak
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ
Nhiệm kỳ
24 tháng 4 năm 1920 – 29 tháng 10 năm 1923
3 năm, 188 ngày
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmAli Fethi Okyar
Lãnh đạo Đảng Cộng hoà Nhân dân
Nhiệm kỳ
9 tháng 9 năm 1923 – 10 tháng 11 năm 1938
15 năm, 62 ngày
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmİsmet İnönü
Thông tin cá nhân
Sinh
Ali Rıza oğlu Mustafa

19 tháng 5 năm 1881
Salonica, Tỉnh Salonica, Đế quốc Ottoman (nay là Thessaloniki, Hy Lạp)
Mất10 tháng 11 năm 1938 (57 tuổi)
Cung điện Dolmabahçe, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Nơi an nghỉBảo tàng Dân tộc, Ankara (21 tháng 11 năm 1938 – 10 tháng 11 năm 1953)
Anıtkabir, Ankara (từ 10 tháng 11 năm 1953)
Đảng chính trịĐảng Cộng hoà Nhân dân
Phối ngẫuLâtife Uşaklıgil (1923-1925)
Tôn giáoChủ nghĩa vô thần[1][2][3][4][5]
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
ThuộcĐế quốc Ottoman Đế quốc Ottoman
Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ
Phục vụĐế quốc Ottoman Quân đội Ottoman
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Năm tại ngũ1893-1927
Cấp bậcThống chế
Tham chiếnChiến tranh Ý-Thổ Nhĩ Kỳ
Chiến tranh Balkan
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ

Mustafa Kemal Atatürk (phát âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: [musˈtafa ceˈmal ataˈtyɾk]; ( 19 tháng 5 năm 1881 – 10 tháng 11 năm 1938) là một sĩ quan quân đội, nhà cách mạng, và là quốc phụ cũng như vị Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Atatürk được biết đến với tài nghệ thống soái siêu việt trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất[6]. Sau khi Đế quốc Ottoman thất bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông đã lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. Cuộc kháng chiến này đã thành công và dẫn đến kết quả là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời. Sau chiến tranh, Atatürk đã tiến hành một công cuộc cải cách chính trị, kinh tế và văn hóa nhằm biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một nhà nước hiện đạithế tục. Những nguyên tắc của cuộc Cải cách Atatürk, mà từ đó đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại ra đời, được biết đến với cái tên Chủ nghĩa Kemal.

Thời niên thiếu

Atatürk sinh năm 1881 tại thành phố Selânik thuộc Đế quốc Ottoman (nay là Thessaloniki[7], Hy Lạp). Cha ông, một thương nhân buôn gỗ, qua đời khi ông mới bảy tuổi, người mẹ phải gánh lấy trách nhiệm nuôi nấng Mustafa và em gái ông cho tới trưởng thành.

Khi Mustafa mười hai tuổi ông vào học trường quân sự ở Selânik và sau đó Manastır (nay là Bitola thuộc Macedonia). Do thành tích trong học tập, trong thời gian này thầy giáo đă tặng ông cái tên thứ hai Kemal. Ông hoàn thành khóa học, ra trường với quân hàm trung úy và được thuyên chuyển đến Quân đoàn 5 đồn trú tại Dasmacus. Mustafa nhanh chóng tham gia một hội cách mạng bí mật có tên "Tổ quốc và tự do" (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Vatan ve Hürriyet). Đến năm 1907 ông đạt đến cấp đại úy và sang Quân đoàn 3 ở Manastir. Ông tích cực tham gia trong phong trào "Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ" nhằm lật đổ Sultan nhà OttomanAbdul Hamid II. Sau khi Abdul Hamid II bị lật đổ, ông trở thành một nhân vật quan trọng trong quân đội. Năm 1911, ông phục vụ trong Bộ Chiến tranh ở kinh đô Constantinopolis (nay là Istanbul).

Binh nghiệp

Mustafa Kemal Atatürk, lúc làm tư lệnh của Quân đội,(1918).

Năm 1911, chiến tranh nổ ra giữa Đế chế OttomanÝ nhằm giành vùng Trablusgarp (Libya ngày nay).

Trong trận Tobruk (hay còn gọi trận đánh tại đồi Nadura) ngày 22 tháng 12 năm 1911, Đại úy Mustafa Kemal thống lĩnh gần 200 liên quân Thổ Nhĩ Kỳ - Lybia đã đẩy lùi cuộc tấn công của hơn 2000 lính Ý, ngăn cản ý đồ xâm chiếm hải cảng chiến lược ở phía Đông biển Địa Trung Hải này. Ông được trao quyền chỉ huy ở Derne ngày 6 tháng 3 năm 1912. Cuối cùng, quân Ý vẫn giành chiến thắng trung cuộc.

Tháng 12 năm 1912, cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất nổ ra, Mustafa Kemal được điều động về Constantinopolis để nghênh chiến với quân BulgariaGallipoliBolyir. Mustafal Kemal đóng vai trò quan trọng trong cuộc tái chiếm cố đô EdirneDidymoteicho trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ hai.

Đến năm 1913, ông được bổ nhiệm đến Sofia với sứ mệnh tùy viên quân sự, nhưng thực chất là nhằm lôi ông tránh xa những mưu đồ chính trị.

Mustafa Kemal được nâng đến hàm trung tá năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra và nắm quyền chỉ huy Trung đoàn 19, thuộc Quân đoàn 5 bố trí ở bán đảo Dardanelles. Tư lệnh tối cao là Thống chế Otto Liman von Sanders.

Khi Hội đồng Chiến tranh Anh quyết định sử dụng hạm đội liên hợp Anh-Pháp, mục đích là pháo kích và chiếm các pháo đài của Thổ Nhĩ Kỳ dọc bán đảo Gallipoli, sau đó sẽ tiến đến chiếm kinh đô Constantinopolis buộc Đế chế Ottoman phải đầu hàng và, cuối cùng, mở đường biển tiếp viện cho Nga.

Khoảng 19-25 tháng 2, trong một cuộc đụng độ giữa các lực lượng trú phòng Thổ và quân trinh sát Anh, một trung sĩ 20 tuổi tên Mehmet (sau này có tên đầy đủ là Mehmet Hasanoğlu), khi súng trường của anh bị kẹt, đã lấy đá để tấn công quân địch. Mustafa Kemal lập tức nắm lấy cơ hội này và phổ biến câu truyện cho toàn quân nhằm nâng cao sĩ khí, đồng thời ra đời tên gọi "Mehmetçik" cho đến ngày nay vẫn sử dụng khi chỉ binh lính Thổ.

Sau các cuộc tấn công đơn độc bằng lực lượng hải quân lần lượt thất bại, quân Đồng Minh quyết định tiến hành cuộc đổ bộ lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vị trí của Mustafa Kemal nằm ngay giữa trung tâm của cuộc tấn công, đối mặt với quân ANZACS (Australian and New Zealand Army Corps), một lực lượng không những áp đảo về số lượng và vũ trang mà còn được sự hỗ trợ của chiến thuyền từ biển. Trong đợt 1 của chiến dịch tính từ ngày 25 tháng 4 năm 1915, nhiều cuộc chiến đẫm máu diễn ra nhằm dành đỉnh Chanuk Bair được biết đến là "Cuộc đua giành cao điểm". Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại của cả hai phe tham chiến. Đến đợt 2 bắt đầu từ ngày 6 tháng 5, do tình hình chiến sự căng thẳng, Mustafa Kemal hầu như chỉ cách chiến tuyền đầu chưa đầy 300 mét. Ông chỉ huy trong suốt cuộc đổ bộ ở vịnh Anzac, và nhiều trận đánh quan trọng khác như trận đồi Scimitar, trận Chanuk Bair, trận Sari Bair. Mustafa nói với binh sĩ:

Tôi không ra lệnh cho anh em tấn công, tôi ra lệnh cho anh em phải chết. Trong lúc chúng ta ngã xuống, những binh sĩ và chỉ huy khác sẽ đến thay thế.

Nhờ những chỉ đạo tài tình và cương quyết của Mustafa đã góp phần đẩy lùi đà tiến quân của lực lượng Đồng Minh và đưa cuộc chiến vào trạng thái bế tắc. Trước những thiệt hại nặng nề và nhu cầu quân lực ở Mặt trận phía Tây, quân Đồng Minh buộc phải rút quân.

Trận Gallipoli không những là một trong những giây phút anh dũng và quả cảm nhất trong lịch sử của người Thổ mà còn đem lại niềm tin và hy vọng cho quốc gia này đang trong thời điểm lụi tàn: một chiến thắng vang dội sau chuỗi những thất bại. Đó là "cú thở gắt cuối cùng" của Đế chế Ottoman. Đối với Mustafa Kemal, tuy chưa nổi tiếng trong nước song đã được cả đồng nghiệp lẫn kẻ địch công nhận là một trong những tướng lĩnh tuyến đầu xuất sắc nhất.

Nhiều sử gia cho rằng Enver Pasha đã cố ý trỳ hoãn việc nâng hàm cho Mustafa Kemal, lúc này đã là đại tá.

Dù sao, khi được thuyên chuyển đến Mặt trận Caucasus năm 1916 để nắm quyền chỉ huy Quân đoàn 2, Mustafa Kemal đã được thăng lên hàm thiếu tướng. Tình hình ở đây khác hẳn Gallipoli, khi binh lính Thổ hăng hái chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Người Armenia, chiếm đại đa số trong khu vực muốn thành lập quốc gia riêng của mình, chán ghét chính quyền Ottoman và chuyển sang hỗ trợ cho quân Nga. Đường tiếp tế liên tục bị tấn công, cộng với hàng trăm ngàn dân tản cư thuộc sắc tộc Kurd, vốn có mâu thuẫn sâu sắc với người Armenia. Mặc dầu vậy, Mustafa Kemal nhanh chóng vực dậy tinh thần quân sĩ và không cho quân Nga lấn sâu hơn. Ông tập trung thời gian đi thăm nom các thương bệnh binh và giúp đỡ dân tị nạn, cải thiện đời sống của nhân dân.

Do những nỗ lực và cống hiến trên, Mustafa Kemal được trao tặng huân chương Kiếm Vàng Imtiyaz.

Không lâu sau Mustafa Kemal lại được thuyên chuyển xuống lãnh đạo Quân đoàn 7 trong chiến dịch Palestine. Ông đụng độ với kẻ thù cũ là quân đội Anh của tướng Edmund Allenby (với lực lượng nòng cốt là các đơn vị của Ai Cập, Ấn Độ và ANZACS), và lại dưới quyền chỉ huy của Thống chế Đức Otto Liman von Sanders. Ông tích cực nghiên cứu bản đồ chiến sự và thị sát các mặt trận và nắm rõ thực lực địch-ta. Tại Syria không hề có sự hiện diện của thống đốc hay chính phụ dân sự. Khắp nơi, gián điệp ngầm của Anh cài vào do thám và tiến hành tuyên truyền ly khai, tổ chức Cuộc khởi nghĩa của dân Ả Rập. Dân chúng nói chung không còn thiết tha gì ngoại trừ chờ trực quân Anh đến càng sớm càng tốt. Khi Mustafa Kemal rút lui đến Jordan tổng số quân đào ngũ đã xấp xỉ 300000. Ông bày tỏ sự thất vọng trước sự yếu kém về khâu lãnh đạo trong một bức điện tín cho Sultan Ottoman:

Đây đã có thể là một cuộc rút lui có tổ chức nếu như không phải rơi vào tay những tên dốt nát như Enver Pasha hay Cevet Pasha, kẻ nắm quyền từ 5-10000 quân sĩ mà bỏ chạy như gà cắt tiết khi nghe tiếng súng nổ; hoặc Cemal Pasha, người mà không bao giờ nắm được tình hình chiến trường. Và cuối cùng nếu không phải là phía trên họ là một ban tham mưu (Otto Liman von Sanders) làm hỏng tất cả ngay trong ngày đầu tiên. Bây giờ thì chẳng còn gì có thể làm nữa ngoại trừ đình chiến và chấp nhận hòa bình.


Khi cuộc chiến tranh đã đi dần đến hồi kết thúc, Mustafa Kemal chuyển từ chiến đấu chống quân Đồng Minh sang chống lại sự tan rã của đế chế.

Trước tình thế chiến trường và chính trị bất lợi cho phía Đế chế Ottoman, Mustafa Kemal vẫn cương quyết chiến đấu, vừa đánh vừa rút nhằm bảo toàn những gì còn lại ở phía nam của đế chế. Chính đường biên giới được hoạch định sau đó còn được giữ gìn đến ngày nay cho Thỗ Nhĩ Kỳ có nhiều đóng góp của ông.

Sự tan rã của Đế quốc Ottoman, 1918

Ngày 30 tháng 10 năm 1918 Hiệp định đình chiến Mudros được ký kết với phe Đồng Minh, dẫn đến sự hình thành của các quốc gia Ả Rập ngày nay: Syria, Liban, Iraq, Kuwait, JordanThổ Nhĩ Kỳ. Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ khát khao thành lập quốc gia của riêng mình càng nhanh càng tốt. Nhưng theo hiệp ước thì các lực lượng vũ trang của Thổ buộc phải giải giáp và chịu sự chiếm đóng của quân Đồng Minh. Mustafa Kemal trở về kinh đô Istanbul vào ngày 13 tháng 11 năm 1918 và được trao vị trí trong Bộ Chiến tranh.

Liên quân các nước Anh, Ý, PhápHy Lạp bắt đầu chiếm đóng Tiểu Á với ý đồ chỉ để một phần của trung tâm Tiểu Á lại cho người Thổ Nhĩ Kỳ. Hành động này lập tức được đáp trả bằng các phong trào dân tộc của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả là cuộc chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ, hay còn được biết đến "sự tái sinh của nước Thổ".

Cuộc chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ

Trái với ước nguyện của nhân dân Thổ là được bảo toàn trọn vẹn lãnh thổ của mình, các nhà lãnh đạo phe Đồng Minh đã bí mật chia chác quyền lợi trên thất bại của Đế chế Ottoman trong Hiệp định Paris, dựa trên các điều khoản bí mật ký kết năm 1915-1917. Đó là một Đế quốc Hy Lạp mới (Megalic Idea), dựa trên ý tưởng mở rộng một quốc gia mới bao gồm tất cả các nhóm dân Hy Lạp và được sự chấp thuận của Thủ tướng AnhLyoud George. Ý sẽ chiếm vùng giáp biển Địa Trung Hải mà họ đã được hứa hẹn ở Hiệp định St-Jean-de-Maurienne. Pháp theo Hiệp định Sykes-Picot, chờ đợi Hatay, Liban và Syria còn thèm muốn một phần miền Tây-Nam nữa của Tiểu Á. Anh đã có sẵn phần của họ ở Ả Rập, Palestine, JordanIraq cũng nhắm tới quyền kiểm soát eo biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Giai đoạn tổ chức ban đầu 1919-20

Thay vì giải giáp các lực lượng vũ trang chính quy và các tổ chức dân tộc, Mustafa Kemal quay sang liên lạc với những nhà lãnh đạo địa phương và kêu gọi cho các thống đốc và sĩ quan chỉ huy tiến hành kháng chiến chống lại quân chiếm đóng.

Ngày 22 tháng 6 năm 1919, cùng với các nhà ái quốc khác như Rauf Orbay, Refet BeleAli Fuat Cebesoy, Mustafa Kemal ra thông cáo Amasya tuyên bố sự độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ đang trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" do triều đình Ottoman chịu sự lệ thuộc vào ngoại quốc nên người dân Thổ phải tự thành lập ra một nhà nước của mình.

Người Anh đã được báo động và e ngại các hoạt động của Mustafal Kemal và lập tức liên lạc với triều đình Ottoman. Họ hạ lệnh bắt giữ và kết án tử ông với lý do bất chấp mệnh lệnh.

Ngày 9 tháng 7, Mustafa Kemal từ chức và tham gia Hội nghị Erzurum, tụ họp các nhà cách mạng Thổ. Tại đây, ông được trao tặng danh hiệu "Công dân danh dự" với giấy đăng ký công dân hạng nhất. Mustafa Kemal trở thành người đại diện cho thành phố cửa ngõ của dân nhập cư vào Tây Tiểu Á này. Ông lập tức kêu gọi bỏ phiếu toàn quốc để lập ra một nghị viện mới đặt tại Ankara, trên cương vị là người phát ngôn của đại hội Silvas.

Cuộc chiến tranh giành độc lập 1920-22

Tại Đại hội quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 23 tháng 4 năm 1920, Mustafa Kemal được bầu làm tổng thống.

Hiệp ước Serves được ký kết giữa chính phủ Ottoman và lực lượng Đồng Minh chuẩn bị những bước cuối cùng cho kế hoạch chiếm đóng Tiểu Á. Sự kiện này kích động mâu thuẫn giữa triều đình Istanbul và chính quyền Ankara do đối với Mustafa Kemal và các đồng sự của ông hành động này là không thể chấp nhận được và sẽ là sự chấm dứt của một quốc gia Thổ độc lập. Thái độ kiên quyết của những nhà ái quốc được sự hưởng ứng nhiệt liệt của đại bộ phận nhân dân, và Hội đồng quốc gia nhanh chóng phê chuẩn sự thành lập của một đội quân quốc gia.

Chiến sự nổ ra ở cả ba mặt trận: chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ, chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia, chiến tranh Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ cùng với việc trấn áp các cuộc nổi loạn trong nước, kéo dài từ 1920 đến 1921.

Chính Hy Lạp là quốc gia trực tiếp muốn xâm lược Tiểu Á. Sau hàng loạt các cuộc đụng độ quân đội Hy Lạp tiến đến sông Sakarya, chỉ cách Ankara hơn 80 kilômét. Mustafa Kemal được chọn làm tổng tư lệnh của lực lượng vũ trang với toàn quyền. Sau đó quân Hy Lạp bị đánh đại bại trong trận Sakarya kéo dài gần 12 ngày, từ 23 tháng 8 đến 13 tháng 9 năm 1921.

Khi Mustafa Kemal dẫn đoàn quân chiến thắng trở về Ankara, ông được trao hàm thống soái của quân đội và danh hiệu gazi (người chiến binh của đức tin chống quân vô thần). Cuối cùng, quân đội Hy Lạp bị đánh bại hoàn toàn ở trận Dumlupinar vào ngày 30 tháng 8 năm 1922.

Cùng với sự sụp đổ của Đế quốc Nga vào năm 1917, ba nước cộng hòa độc lập được thành lập ở vùng Caucasus: Armenia, AzerbaijanGruzia. Kemal và phong trào của ông tức giận trước quyết định công nhận quyền tự trị cho Armenia trong Hiệp ước Sèvres của triều đình Ottoman. Mùa thu năm 1920, quân đội của Kemal tấn công Armenia và chiếm phần lớn lãnh thổ của nước cộng hòa này. Tháng 12 năm 1920, Armenia yêu cầu đình chiến. Sau đó các hiệp ước với Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ được nhượng lại phần lớn lãnh thổ của nước cộng hòa dân chủ Armenia yểu thọ này.

Giai đoạn chuẩn bị cho hòa bình (1922-23)

Hiệp định Kars được ký kết ngày 23 tháng 11 năm 1921 đã giải quyết chiến sự ở vùng biên giới phía đông Thổ Nhĩ Kỳ và trả lại chủ quyền các thành phố KarsArdahan cho người Thổ, vốn bị cướp mất 3 thập kỷ trước bởi Đế quốc Nga trong cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878).

Tại Hội nghị Lausanne vào tháng 7 năm 1923, İsmet İnönü đòi hỏi chính phủ ở Ankara được đối xử như một nhà nước độc lập và có chủ quyền, ngang hàng với tất cả các nhà nước khác. Theo sự chỉ dẫn của Mustafa Kemal, trong khi tranh cãi các vấn đề liên quan đến tính pháp lý và tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ, Thỏa ước đầu hàng của Đế chế Ottoman, eo biển Thỗ Nhĩ Kỳ..., đồng thời từ chối mọi thỏa thuận gây tổn thương đến chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng, sau nhiều cuộc tranh luận, vào ngày 24 tháng 7 Hiệp ước Lausanne được ký kết, chấm dứt những năm dài chiến tranh đã hủy hoại quốc gia này. Lãnh thổ của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ vốn được công bố 3 năm trước cuối cùng cũng được công nhận, ngoại trừ toàn bộ chủ quyền đối với các thành phố Mosul, Kirkuk, Hatay (Antioch) và İskenderun (Alexandretta).

Nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và tư tưởng Kemal

Tổng thống Mustafa Kemal Atatürk giới thiệu bảng chữ cái mới của Thổ Nhĩ Kỳ cho người dân tại Kayseri (20 tháng 9 năm 1928)

Ngày 29 tháng 10 năm 1923, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập. Mustafa Kemal đưa Fevzi Çakmak, Kazım Özalpİsmet İnönü vào những vị trí quan trọng trong nội các mới. Họ sẽ giúp ông thực hiện các cuộc cải cách mà gần như bất khả thi trong những năm trước 1923.

Trong những năm đầu của nước cộng hòa này, họ phải đối đầu với thù trong giặc ngoài: chế độ cũ muốn trở lại. Mustafa Kemal nhìn ra hậu quả của chủ nghĩa phát xít nên loại bỏ. Ông cố sức ngăn cản sự truyền bá của chế độ chuyên chế như các nước đế quốc Ý, Đức.

Cuộc cải cách Atatürk bị đánh giá là quá gấp rút: Những phong tục tập quán có hàng ngàn năm lịch sử gần như thay đổi hoàn toàn. Đặc biệt là những cải cách tôn giáo của ông gặp nhiều phản đối, và tạo nên một mối bất đồng đáng kể giữa xã hộichính trị tồn tại cho đến ngày nay.

Những ngày cuối cùng

Giữa năm 1937, sức khỏe của Atatürk suy giảm, và có dấu hiệu của bệnh xơ gan. Trong bản di chúc viết ngày 5 tháng 9 năm 1938, ông hiến toàn bộ tài sản của mình cho Đảng Nhân dân Cộng hòa.

Tang lễ

Mustafa Kemal Atatürk qua đời tại Istanbul vào lúc 09:05 sáng ngày 10 tháng 11 năm 1938, hưởng thọ 57. Hơn 17 quốc gia viếng tang bằng người đại diện và đội nghi lễ. Hài cốt ông được đưa vào Bảo tàng Dân tộc học ở Ankara vào tháng 11 năm 1953, đám diễu hành gồm toàn bộ các thành viên nội các kéo dài hơn 2 dặm, cùng hơn 21 triệu dân khắp cả nước.

Gia đình và đời sống cá nhân

Mustafa Kemal kết hôn với Latife Uşaklıgil ngày 29 tháng 1 năm 1923. Cuộc hôn nhân kéo dài không lâu và họ ly dị ngày 5 tháng 8 năm 1925. Tuy vậy nền học vấn phương Tây, vốn đa ngôn ngữ, của bà được cho là có phần nào ảnh hưởng trong quyết định đưa nước Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo thành một nhà nước hiện đại phi tôn giáo. Hoàn cảnh cuộc ly dị vẫn còn là một bí mật mặc dầu phần lớn tin rằng Uşaklıgil không chấp nhận được thói nghiện rượu và các buổi dạ hội muộn của Atatürk. Các lá thư và nhật ký của bà bị cấm xuất bản. Atatürk không có con mà nhận con nuôi: con gái Afet (İnan), Sabiha (Gökçen) (nữ phi công chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới), Fikriye, Ülkü, Nebile, Rukiye, Zehra và con trai Mustafa. Ngoài ra ông còn bảo trợ cho Abdurrahim and İhsan.

Trong tổng số 5 anh chị em ruột của Atatürk tất cả đều mất sớm, chỉ còn người chị Makbule.

Trong thời gian rảnh rỗi không bận việc nước Atatürk dành thời gian đọc sách, cưỡi ngựa, chơi cờ, bơi... và đặc biệt là khiêu vũ. Ông thông thạo tiếng Pháptiếng Đức, và sở hữu một thư viện sách phong phú về chính trị, lịch sử, ngôn ngữ v.v.

Di sản Atatürk

Khẩu hiệu nổi tiếng nhất của Atatürk là "hòa bình tại gia, hòa bình trên toàn thế giới", thể hiện cho tư tưởng và quan điểm của ông về tính nhất quán giữa chính sách đối nội và đối ngoại. Đây không chỉ là quyết định ngẫu nhiên, nó xuất phát từ nhu cầu cấp bách của một nhà nước non trẻ mà tính ổn định lâu dài của nó phụ thuộc nhiều vào quan hệ quốc tế.[8]

Ông thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với kẻ thù cũ Hy Lạp bằng việc mời thủ tướng Hy LạpEleftherios Venizelos đến thăm thủ đô Ankara năm 1923, và Venizelos thậm chí còn đề cử Atatürk cho giải Nobel Hòa bình năm 1934. Tướng Douglas McArthur của Mỹ nhiều lần bày tỏ lòng ngưỡng mộ và "vinh dự là một người bạn trung thành của Atatürk".

Tên tuổi và chân dung của Atatürk có thể nghe và thấy khắp Thổ Nhĩ Kỳ: ở công trình công cộng, trường học, sách giáo khoa và tiền tệ. Hàng năm, vào chính xác thời điểm ông qua đời ngày 10 tháng 11 gần như tất cả mọi người Thổ sẽ dừng lại dành một phút tưởng niệm cho Atatürk. Tượng tưởng niệm ông được xây dựng khắp hầu hết các thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ và trên thế giới: đài kỷ niệm Atatürk ở New ZealandÚc, quảng trường Atatürk ở Roma v.v.

Năm 1981, UNESCO công bố năm Atatürk, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của ông.

Những danh hiệu

Tên khai sinh của ông là Mustafa (có nghĩa là "người được lựa chọn"), sau đó mang thêm tên thứ hai Kemal ("hoàn hảo"). Cho tới khi từ chức dưới thời Đế chế Ottoman, ông được biết đến dưới tên gọi Kemal Pasha (một chức vụ cao cấp trong hệ thống chính trị, thường được trao cho Tướng quân và quan Tổng đốc, tương được với danh hiệu Lord của người Anh). Trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ, ông mang thêm danh hiệu Gazi. Cho tới ngày 24 tháng 11 năm 1934, Hội đồng Quốc gia Thỗ Nhĩ Kỳ quyết định trao tặng tên Atatürk có nghĩa là "Cha già dân tộc Thổ", vì những cống hiến lớn lao vì tổ quốc và nhân dân của ông.

Chú thích

  1. ^ Atheism, Brief Insights Series by Julian Baggini, Sterling Publishing Company, Inc., 2009; ISBN 1402768826, p. 106.
  2. ^ Islamism: A Documentary and Reference Guide, John Calvert John, Greenwood Publishing Group, 2008; ISBN 0313338566, p. 19.
  3. ^ Mustafa Kemal Ataturk, the founder of the secular Turkish Republic said: "I have no religion, and at times I wish all religions at the bottom of the sea..." The Antipodean Philosopher: Interviews on Philosophy in Australia and New Zealand, Graham Oppy, Lexington Books, 2011, ISBN 0739167936, p. 146.
  4. ^ Phil Zuckerman, John R. Shook, The Oxford Handbook of Secularism, Oxford University Press, 2017, ISBN 0199988455, p. 167.
  5. ^ Tariq Ramadan, Islam and the Arab Awakening, Oxford University Press, 2012, ISBN 0199933731, p. 76.
  6. ^ Zürcher, Turkey: a modern history, 142
  7. ^ Mango, ibid, tr. 29, viết về khu vực lân cận Salonique, cf. Meropi Anastassiadou, Salonique, 1830-1912: une ville ottomane à l'âge des Réformes, Brill, 1997, ISBN 90-04-10798-3, p. 71. (tiếng Pháp)
  8. ^ Mango, Atatürk 526

Tham khảo

Sách in
  • Ahmad, Feroz (1993). The Making of Modern Turkey. London; New York: Routledge. ISBN 978-0415078351.
  • Armstrong, Harold Courtenay (1972). Grey Wolf, Mustafa Kemal: An Intimate Study of a Dictator. Freeport, NY: Books for Libraries Press. ISBN 978-0836969627.
  • Atillasoy, Yüksel (2002). Atatürk: First President and Founder of the Turkish Republic. Woodside, NY: Woodside House. ISBN 978-0971235342.
  • Barber, Noel (1988). Lords of the Golden Horn: From Suleiman the Magnificent to Kemal Ataturk. London: Arrow. ISBN 978-0099539506.
  • Barlas, Dilek (1998). Statism and Diplomacy in Turkey: Economic and Foreign Policy Strategies in an Uncertain World, 1929–1939. New York: Brill Academic Publishers. ISBN 978-9004108554.
  • Cleveland, William L (2004). A History of the Modern Middle East. Boulder, Colorado: Westview Press. ISBN 978-0813340487.
  • Doğan, Çağatay Emre (2003). Formation of Factory Settlements Within Turkish Industrialization and Modernization in 1930s: Nazilli Printing Factory (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Ankara: Middle East Technical University. OCLC 54431696.
  • Huntington, Samuel P. (2006). Political Order in Changing Societies. New Haven, Conn.; London: Yale University Press. ISBN 978-0300116205.
  • İğdemir, Uluğ (1963). Atatürk. Mango, Andrew (translation). Ankara: Turkish National Commission for UNESCO. tr. 165–170. OCLC 75604149.
  • İnan, Ayşe Afet (2007). Atatürk Hakkında Hatıralar ve Belgeler (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Istanbul: Türkiye İş Bankası Kültür Yayınları. ISBN 9944881401 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).
  • İnan, Ayşe Afet (1998). Medeni bilgiler ve M. Kemal Atatürk'ün el Yazıları (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Sevim, Ali; Süslü, Azmi; Tural, M Akif. Ankara: AKDTYK Atatürk Araştırma Merkezi. ISBN 978-9751612762.
  • Kinross, Patrick (2003). Atatürk: The Rebirth of a Nation. London: Phoenix Press. ISBN 978-1842125991. OCLC 55516821.
  • Kinross, Patrick (1979). The Ottoman Centuries: The Rise and Fall of the Turkish Empire. New York: Morrow. ISBN 978-0688080938.
  • Landau, Jacob M (1983). Atatürk and the Modernization of Turkey. Boulder, Colorado: Westview Press. ISBN 978-0865319868.
  • Lengyel, Emil (1962). They Called Him Atatürk. New York: The John Day Co. OCLC 1337444.
  • Mango, Andrew (2002) [1999]. Ataturk: The Biography of the Founder of Modern Turkey . Woodstock, NY: Overlook Press, Peter Mayer Publishers, Inc. ISBN 1-58567-334-x Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).
  • Mango, Andrew (2004). Atatürk. London: John Murray. ISBN 978-0719565922.
  • Saikal, Amin (2003). Democratization in the Middle East: Experiences, Struggles, Challenges. Schnabel, Albrecht. Tokyo: United Nations University Press. ISBN 978-9280810851.[liên kết hỏng]
  • Shaw, Stanford Jay (1976–1977). History of the Ottoman Empire and Modern Turkey. Shaw, Ezel Kural. Cambridge; New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0521212809.
  • Spangnolo, John (1992). The Modern Middle East in Historical Perspective: Essays in Honour of Albert Hourani. Oxford: Middle East Centre, St. Antony's College. ISBN 978-0863721649. OCLC 80503960.
  • Tunçay, Mete (1972). Mesaî: Halk Şûrâlar Fırkası Programı, 1920 (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Ankara: Ankara Üniversitesi Siyasal Bilgiler Fakültesi. OCLC 1926301.
  • Tüfekçi, Gürbüz D (1981). Universality of Atatürk's Philosophy. Ankara: Pan Matbaacılık. OCLC 54074541.
  • Yapp, Malcolm (1987). The Making of the Modern Near East, 1792–1923. London; New York: Longman. ISBN 978-0582493803.
  • Webster, Donald Everett (1973). The Turkey of Atatürk; Social Process in the Turkish Reformation. New York: AMS Press. ISBN 978-0404563332.
  • Zürcher, Erik Jan (2004). Turkey: A Modern History. London; New York: I.B. Tauris. ISBN 978-1850433996.
Báo chí

Liên kết ngoài

Read other articles:

Prof. Dr.Edy Suandi Hamid M.Ec. Rektor Universitas Widya MataramPetahanaMulai menjabat 4 September 2017 PendahuluProf. Dr. Muchsan, S.H.PenggantiPetahanaRektor Universitas Islam IndonesiaMasa jabatan2006–2014 PendahuluDr. Ir. Luthfi Hasan, MS.PenggantiDr. Ir. Harsoyo, MS. Informasi pribadiLahir11 Desember 1957 (umur 66)Tanjung EnimKebangsaanIndonesiaSuami/istriEmy Rohayati, S.H.Anak Dian Vita Alpha Suandi Aprilia Beta Suandi Paramitha Gama Suandi Ulfa Ramadhani Delta Suandi Muhamma...

 

Ahmad JabariNama asalأحمد الجعبريLahirAhmad Said Khalil al-Jabari1960Kota Gaza, Jalur GazaMeninggal14 November 2012 (umur 52)Jalur GazaSebab meninggalSerangan udara militer IsraelKebangsaanPalestinaAlmamaterUniversitas Islam GazaDikenal atasSerangan lintas perbatasan Hamas 2006Karier militerPengabdian Palestina, (Hamas)Dinas/cabangBrigadir Izz ad-Din al-QassamPerang/pertempuranIntifada Kedua Ahmad Said Khalil al-Jabari (Arab: أحمد الجعبريcode: ar is depre...

 

Aparatus lakrimal dari mata kanan Kelenjar air mata atau kelenjar lakrimalis adalah kelenjar di mata yang mengeluarkan air mata.[1] Kelenjar lakrimalis terletak pada bagian lateral atas mata yang disebut dengan fossa lakrimalis.[2] Bagian utama kelenjar ini bentuk dan ukuranya mirip dengan biji almond, yang terhubung dengan suatu penonjolan kecil yang meluas hingga ke bagian posterior dari palpebra superior.[2] Dari kelenjar ini, air mata diproduksi dan kemudian dialir...

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Februari 2023. Biografi ini tidak memiliki sumber tepercaya sehingga isinya tidak dapat dipastikan. Bantu memperbaiki artikel ini dengan menambahkan sumber tepercaya. Materi kontroversial atau trivial yang sumbernya tidak memadai atau tidak bisa dipercaya harus sege...

 

Asosiasi Sepak Bola Sudan SelatanCAFDidirikan2011Kantor pusatJuba, Sudan SelatanBergabung dengan FIFA25 Mei 2012[1]Bergabung dengan CAF10 Februari 2012[2]Bergabung dengan CECAFA9 Mei 2012[3]PresidenFrancis AminWebsitehttp://ssfaonline.com Asosiasi Sepak Bola Sudan Selatan adalah badan pengendali sepak bola di Sudan Selatan. Badan ini didirikan pada April 2011 dan merupakan afiliasi dari CECAFA, CAF dan FIFA. Dalam sepak bola klub, SSFA mengawasi Kejuaraan Sepak Bola Su...

 

Town in Maryland, United StatesSharpsburg, MarylandTownA street clock in downtown Sharpsburg, October 2007 SealLocation of Sharpsburg, MarylandCoordinates: 39°27′27″N 77°45′05″W / 39.45750°N 77.75139°W / 39.45750; -77.75139CountryUnited StatesStateMarylandCountyWashingtonSettled1740Founded1763Incorporated1832[1]Area[2] • Total0.22 sq mi (0.56 km2) • Land0.22 sq mi (0.56 km2) •...

This article does not cite any sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: 1584 in India – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (October 2012) (Learn how and when to remove this message) List of events ← 1583 1582 1581 1584 in India → 1585 1586 1587 Centuries: 15th 16th 17th 18th Decades: 1560s 1570s 1580s 1590s 1600s See also:List o...

 

American actor, singer and songwriter (born 1981) For the album, see Leslie Odom Jr. (album). Leslie Odom Jr.Odom Jr. in 2016BornLeslie Lloyd Odom Jr. (1981-08-06) August 6, 1981 (age 42)New York City, U.S.EducationCarnegie Mellon University (BFA)OccupationsActorsingersongwriterYears active1998-presentSpouse Nicolette Robinson ​(m. 2012)​Children2Websiteleslieodomjr.com Leslie Lloyd Odom Jr. (/ˈoʊdəm/; born August 6, 1981)[1] is an American ac...

 

Istanbul Cup 2018 Sport Tennis Data 23 - 29 aprile Edizione 11ª Categoria International Superficie Terra rossa Montepremi 250 000$ Località Istanbul, Turchia Impianto Koza World of Sports Campioni Singolare Pauline Parmentier Doppio Liang Chen / Zhang Shuai 2017 2019 L'Istanbul Cup 2018, anche conosciuto come TEB BNP Paribas İstanbul Cup per motivi di sponsorizzazione, è stato un torneo di tennis giocato sulla Terra rossa. È stata l'11ª edizione dell'Istanbul Cup, che fa parte del...

USA-related events during the year of 2018 ← 2017 2016 2015 2018 in the United States → 2019 2020 2021 Decades: 1990s 2000s 2010s 2020s 2030s See also: History of the United States (2008–present) Timeline of United States history (2010–present) List of years in the United States 2018 in the United States2018 in U.S. states and territories States Alabama Alaska Arizona Arkansas California Colorado Connecticut Delaware Florida Georgia Hawaii Idaho Illinois Indiana Iowa Kansas Ke...

 

  「俄亥俄」重定向至此。关于其他用法,请见「俄亥俄 (消歧义)」。 俄亥俄州 美國联邦州State of Ohio 州旗州徽綽號:七葉果之州地图中高亮部分为俄亥俄州坐标:38°27'N-41°58'N, 80°32'W-84°49'W国家 美國加入聯邦1803年3月1日,在1953年8月7日追溯頒定(第17个加入联邦)首府哥倫布(及最大城市)政府 • 州长(英语:List of Governors of {{{Name}}}]]) •&...

 

Series of 1940s US nuclear tests Operation SandstoneSandstone-Yoke, 49 kilotons.InformationCountryUnited StatesTest site Aomon (Sally), Enewetak Atoll Enjebi (Janet), Enewetak Atoll Runit (Yvonne), Enewetak Atoll Period1948Number of tests3Test typetowerMax. yield49 kilotonnes of TNT (210 TJ)Test series chronology← Operation CrossroadsOperation Ranger → Operation Sandstone was a series of nuclear weapon tests in 1948. It was the third series of American tests, f...

 烏克蘭總理Прем'єр-міністр України烏克蘭國徽現任杰尼斯·什米加尔自2020年3月4日任命者烏克蘭總統任期總統任命首任維托爾德·福金设立1991年11月后继职位無网站www.kmu.gov.ua/control/en/(英文) 乌克兰 乌克兰政府与政治系列条目 宪法 政府 总统 弗拉基米尔·泽连斯基 總統辦公室 国家安全与国防事务委员会 总统代表(英语:Representatives of the President of Ukraine) 总...

 

جيما تشان (بالإنجليزية: Evelyn Gemma Chan)‏، و(بالصينية التقليدية: 陳靜)‏، و(بالصينية: Chén Jìng)‏    معلومات شخصية الميلاد 29 نوفمبر 1982 (42 سنة)  مستشفى غاي  مواطنة المملكة المتحدة  الطول 175 سنتيمتر  العشير جاك وايتهول (2011–20 ديسمبر 2017)دومينيك كوبر (2018–)  الحياة العملية ا�...

 

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Alhamdulillah – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (July 2021) (Learn how and when to remove this message) Arabic phrase, Praise be to God Part of a series on IslamAllah(God in Islam)Allah Jalla Jalālahin Arabic calligraphy Related Allah Names Phrases...

Indian independence activist Not to be confused with Syed Muhammad Miyan Deobandi. Muhammad Mian Mansoor Ansari مولانا منصور انصاريPersonalBorn1884Saharanpur, North-Western Provinces, British IndiaDied11 January 1946(1946-01-11) (aged 61–62)Jalalabad, Nangarhar, AfghanistanReligionIslamChildrenHamid al-Ansari GhaziEraBritish RajMovementDeobandi movement Muhammad Mian Mansoor Ansari (1884 – 11 January 1946) (Arabic, Pashto and Persian: مولانا محمد میا...

 

I dialetti della lingua tedesca si dividono in due gruppi fondamentali: dialetti derivati dall'alto tedesco antico (Althochdeutsch) che nel corso del VI secolo hanno subito la seconda rotazione consonantica; altri dialetti derivati dalle lingue germaniche che non hanno partecipato al fenomeno linguistico di cui sopra o vi hanno partecipato solo in parte e genericamente definiti basso-tedesco (Niederdeutsch). Indice 1 Dialetti derivati dall'alto-tedesco antico 1.1 Tedesco superiore (Oberdeutsc...

 

Not to be confused with California Academy of Sciences or California Institute of Science. Science museum in California, U.S.California Science CenterEstablished1951; 73 years ago (1951) (as California Museum of Science and Industry)1998; 26 years ago (1998) (as California Science Center)LocationExposition Park, Los Angeles, California, U.S.Coordinates34°0′56″N 118°17′9″W / 34.01556°N 118.28583°W / 34.01556; -118.28583Typ...

New York hip hop rivalry This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: The Bridge Wars – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2016) (Learn ...

 

Monster truck designed by Guy Wood BulldozerOwner and driver informationOwnerFELD MotorsportsDriver(s)Chuck Werner, Alex Blackwell, Guy Wood, Kirk Dabney, Eldon DePew, Rob Knell, Steve Reynolds, & Bobby Z.Home cityBlackwell, MissouriTruck informationYear created1997Body style2004 Custom BullChassisWillman-style frameEngine540 cubic inch Merlin big blockTransmissionCoan 2-speedTiresS.I.R. racing slicks Bulldozer was a monster truck designed by Guy Wood. It featured one of the first 3-D bod...