Quyết định 73-BT[1] ngày 20 tháng 4 năm 1978 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng về việc hợp nhất xã Trà Tây thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Nghĩa Bình thành một xã lấy tên là xã Trà Thọ thuộc huyện Trà Bồng:
Hợp nhất xã Trà Tây thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Nghĩa Bình thành một xã lấy tên là xã Trà Thọ thuộc huyện Trà Bồng cùng tỉnh.
Năm 1978: Quyết định 270-CP
Quyết định 270-CP[2] ngày 23 tháng 10 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập vùng kinh tế mới Bình Khương một xã mới lấy tên là xã Bình An thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Nghĩa Bình:
Chia xã Nghĩa Lộ thành hai xã lấy tên là xã Nghĩa Phú và xã Nghĩa Chánh.
Năm 1979: Quyết định 175-CP
Quyết định 175-CP[4] ngày 23 tháng 4 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về việc đổi tên xã Nghĩa Phú thuộc thị xã Quảng Nghĩa, tỉnh Nghĩa Bình thành xã Nghĩa Lộ:
Đổi tên xã Nghĩa Phú thuộc thị xã Quảng Nghĩa, tỉnh Nghĩa Bình, thành xã Nghĩa Lộ.
Năm 1981: Quyết định 41-HĐBT
Quyết định 41-HĐBT[5] ngày 23 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập huyện thuộc tỉnh Nghĩa Bình:
Chia huyện Phước Vân thành hai huyện lấy tên là huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh.
Huyện Tuy Phước gồm có các xã Phước An, Phước Long, Phước Nghĩa, Phước Lộc, Phước Hiệp, Phước Quang, Phước Hoà, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Hưng, Phước Thành. Trụ sở huyện đóng tại xã Phước Nghĩa.
Huyện Vân Canh gồm có các xã Canh Liên, Canh Thuận, Canh Hoà, Canh Hiệp. Trụ sở huyện đóng tại xã Canh Thuận.
Chia huyện Tây Sơn thành hai huyện lấy tên là huyện Tây Sơn và huyện Vĩnh Thạnh.
Huyện Tây Sơn gồm có các xã Bình Giang, Bình Phú, Bình Tường, Bình Nghi, Bình An, Bình Thành, Bình Hoà, Bình Hiệp, Vĩnh An và thị trấn Phú Phong. Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Phú Phong.
Huyện Vĩnh Thạnh gồm có các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Hoà, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Bình Quang. Trụ sở huyện đóng tại xã Vĩnh Hảo.
Chia huyện Hoài Ân thành hai huyện lấy tên là huyện Hoài Ân và huyện An Lão.
Huyện Hoài Ân gồm có các xã Ân Hảo, Ân Tín, Ân Thành, Ân Phong, Ân Đức, Ân Tường, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Sơn, ĐakMang, Bok Tới. Trụ sở huyện đóng tại xã Ân Đức.
Huyện An Lão gồm có các xã An Quang, An Trung, An Hưng, An Dũng, An Vinh, An Toàn, An Hoà. Trụ sở huyện đóng tại xã An Trung.
Chia huyện Nghĩa Minh thành hai huyện lấy tên là huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long.
Huyện Nghĩa Hành gồm có các xã Hành Minh, Hành Thuận, Hành Dũng, Hành Đức, Hành Phước, Hành Thịnh, Hành Thiện, Hành Tín. Trụ sở huyện đóng tại xã Hành Minh.
Huyện Minh Long gồm có các xã Long Môn, Long Mai, Long Hiệp, Long Sơn, Thanh An. Trụ sở huyện đóng tại xã Long Hiệp.
Thị xã Quảng Ngãi gồm có các phường Nguyễn Nghiêm, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo và các xã Nghĩa Lộ, Nghĩa Dõng, Nghĩa Chánh (trừ xóm La Tà nhập vào xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa) và Quảng Phú (gồm thôn 2 và thôn 3 của xã Nghĩa Điền đưa sang).
Huyện Tư Nghĩa gồm có các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Trung,Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương, Nghĩa Hoà, Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Thương, Nghĩa Điền. Trụ sở huyện đóng tại xã Nghĩa Trung.
Chia xã Nghĩa Dõng thuộc thị xã Quảng Ngãi thành 2 xã lấy tên là xã Nghĩa Dõng và xã Nghĩa Dũng.
Năm 1981: Quyết định 80-HĐBT
Quyết định 80-HĐBT[6] ngày 23 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Nghĩa Bình:
Quyết định 15-HĐBT[9] ngày 19 tháng 2 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện An Nhơn, An Lão, Bình Sơn, Hoài Nhơn, Phù Mỹ và Tây Sơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình:
Thành lập thị trấn Châu Ổ (thị trấn huyện lỵ huyện Bình Sơn) trên cơ sở sáp nhập 56,5 ha đất với 628 nhân khẩu của xã Bình Long; 60,7 ha đất với 3.477 nhân khẩu của xã Bình Thới; 35 ha đất với 930 nhân khẩu của xã Bình Trung và 1.286 nhân khẩu là cán bộ công nhân viên của các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện đóng tại thị trấn.
Chia xã Hành Minh thành hai đơn vị hành chính lấy tên là xã Hành Minh và thị trấn Chợ Chùa.
Chia xã Hành Dũng thành hai xã lấy tên là xã Hành Dũng và xã Hành Nhân.
Chia xã Hành Đức thành hai xã lấy tên là xã Hành Đức và xã Hành Trung.
Năm 1986: Quyết định 81-HĐBT
Quyết định 81-HĐBT[10] ngày 3 tháng 7 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc mở rộng và đổi tên thị xã Quy Nhơn thành thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình:
Sáp nhập xã Phước Thạnh của huyện Tuy Phước vào thị xã Quy Nhơn và đổi tên xã Phước Thạnh thành xã Nhơn Thạnh.
Đổi tên thị xã Quy Nhơn thành thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình.
Năm 1986: Quyết định 137-HĐBT
Quyết định 137-HĐBT[11] ngày 7 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã của các huyện Hoài Nhơn, Vĩnh Thạnh và Hoài Ân thuộc tỉnh Nghĩa Bình:
Thành lập thị trấn Tăng Bạt Hổ - thị trấn huyện lị huyện Hoài Ân - trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Ân Thạnh, Ân Đức, Ân Phong.
Chia xã Ân Tín thành 2 xã: Ân Tín và Ân Mỹ.
Năm 1987: Quyết định 52-HĐBT
Quyết định 52-HĐBT[12] ngày 13 tháng 2 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chia một số xã và thành lập một số thị trấn của các huyện Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức, Phù Cát, Sơn Tịnh, Tuy Phước, Tư Nghĩa và thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình:
Thành lập thị trấn Ba Đình (thị trấn huyện lỵ huyện Ba Tơ) trên cơ sở sáp nhập các thôn Đá Bàng, Tài Năng (xã Ba đình); thôn Vã Nhăn, Con Dung (xã Ba Dung); thôn Tài Năng 1, Tài Năng 2 (xã Ba Rung) cùng huyện.
Giải thể xã Ba Đình, sáp nhập thôn Dốc Mốc vào xã Ba Trung và thôn Đồng Dinh vào xã Ba Dinh; đổi tên xã Ba Trung thành xã Ba Cung; đổi tên xã Ba Dung thành xã Ba Chùa.
Thành lập thị trấn Đức Phổ (thị trấn huyện lỵ huyện Đức Phổ) trên cơ sở sáp nhập thôn Hoà An, 1 phần thôn An Tường (xã Phổ Hoà), thôn Vĩnh Lạc, 1 phần thôn Vĩnh Bình (xã Phổ Ninh), 1 phần thôn Tân Tự, 1 phần thôn Trường Sanh (xã Phổ Minh) cùng huyện.
Thành lập thị trấn Ngô Mây (thị trấn huyện lỵ huyện Phù Cát) trên cơ sở sáp nhập 567 hécta đất với 9.790 nhân khẩu của xã Cát Trinh, 637 hécta đất với 487 nhân khẩu của xã Cát Tân.
Giải thể xã Tịnh Ấn và xã Tịnh Phong để thành lập 3 đơn vị hành chính mới lấy tên là xã Tịnh Ấn Đông, xã Tịnh Ấn Tây và thị trấn Sơn Tịnh (thị trấn huyện lỵ huyện Sơn Tịnh).
Thành lập thị trấn Tuy Phước (thị trấn huyện lỵ huyện Tuy phước) trên cơ sở sáp nhập 543, 82 hécta đất với 8.413 nhân khẩu của xã Phước Nghĩa và 36 hécta đất với 365 nhân khẩu của xã Phước Long.
Chia xã Bình An thành ba xã lấy tên là xã Tây An, xã Tây Bình và xã Tây Vinh.
Chia xã Bình Phú Khánh thành hai xã lấy tên là xã Tây Xuân và xã Tây Phú.
Chia xã Bình Giang thành hai xã lấy tên là xã Tây Thuận và xã Tây Giang.
Năm 1989: Tái lập tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1989 chia tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh: Quảng Ngãi và Bình Định[14]. Tỉnh Quảng Ngãi có 11 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Quảng Ngãi và 10 huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, Minh Long, Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ. Tỉnh lị đặt tại thị xã Quảng Ngãi.
Năm 1990: Quyết định số 579-TCCP
Quyết định số 579-TCCP[15] ngày 26 tháng 12 năm 1990 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc đổi tên và điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi:
Chia xã Ba Tiêu thành hai xã lấy tên là xã Ba Tiêu và xã Ba Vì.
Năm 1991: Quyết định số 83A-TCCP
Quyết định số 83A-TCCP[16] ngày 22 tháng 2 năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới thành lập xã, phường, thị trấn thuộc thị xã Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi:
Chia xã Nghĩa Phương thành ba đơn vị hành chính lấy tên là xã Nghĩa Phương, xã Nghĩa Mỹ và thị trấn Sông Vệ.
Chia xã Nghĩa Lâm thành hai xã lấy tên là xã Nghĩa Lâm và xã Nghĩa Sơn.
Chia xã Nghĩa Thắng thành ba xã lấy tên là xã Nghĩa Thắng, xã Nghĩa Thọ và xã Nghĩa Thuận.
Năm 1992: Quyết định 638A-TCCP
Quyết định 638A-TCCP[17] ngày 1 tháng 10 năm 1992 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới xã, thị trấn và đổi tên thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi:
Thị trấn Đồng Cát giao cho xã Đức Tân quản lý diện tích và dân cư thôn 4 (trừ sân vận động và 1,8 ha vùng Gò Giàng); đồng thời nhận lại của xã Đức Tân 17 ha ruộng phía đông bắc cầu Bà Trà, 214 ha đất màu vùng Đá Bàn phía tây kênh nam sông Vệ và diện tích vùng núi lớn (lấy danh giới là đường phân thủy từ đỉnh Lỗ Tây xuống phía nam hồ Đá Bàn).
Đổi tên thị trấn Đồng Cát thành thị trấn Mộ Đức.
Năm 1993: Quyết định 337-HĐBT
Quyết định 337-HĐBT[18] ngày 1 tháng 1 năm 1993 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi:
Thành lập huyện đảo Lý Sơn trên cơ sở tách 2 xã Lý Hải và Lý Vĩnh thuộc huyện Bình Sơn.
Huyện Bình Sơn sau khi địa giới hành chính còn lại 23 xã: Bình An, Bình Chánh, Bình Châu, Bình Chương, Bình Đông, Bình Dương, Bình Hải, Bình Hiệp, Bình Hòa, Bình Khương, Bình Long, Bình Minh, Bình Mỹ, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phước, Bình Tân, Bình Thanh, Bình Thạnh, Bình Thới, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Trung và thị trấn Châu Ổ.
Năm 1993: Nghị định 32-CP
Nghị định 32-CP[19] ngày 1 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ về việc thành lập một số xã thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi:
Huyện Sơn Tây có diện tích tự nhiên 41.893 ha; nhân khẩu 13.315. Gồm 4 xã là xã Sơn Tinh, xã Sơn Dung, xã Sơn Mùa, xã Sơn Tân.
Huyện Sơn Hà có diện tích tự nhiên 73.910 ha; nhân khẩu 56.395. Gồm 12 xã là xã Sơn Hạ, xã Sơn Thành, xã Sơn Nham, xã Sơn Cao, xã Sơn Linh, xã Sơn Giang, xã Sơn Thủy, xã Sơn Kỳ, xã Sơn Ba, xã Sơn Bao, xã Sơn Thượng, xã Sơn Lăng.
Năm 1994: Nghị định 80-CP
Nghị định 80-CP[21] ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập phường Nghĩa Lộ thuộc thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi:
Thành lập phường Nghĩa Lộ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Nghĩa Lộ.
Năm 1997: Nghị định 121/1997/NĐ-CP
Nghị định 121/1997/NĐ-CP[22] ngày 30 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn và xã thuộc các huyện Sơn Hà và Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi:
Thành lập xã Hành Tín Đông và xã Hành Tín Tây thuộc huyện Nghĩa Hành trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hành Tín.
Năm 1998: Nghị định 35/1998/NĐ-CP
Nghị định 35/1998/NĐ-CP[23] ngày 4 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về việc thành lập xã Bình Thanh Đông và xã Bình Thanh Tây thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi:
Thành lập xã Bình Thanh Đông và xã Bình Thanh Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Bình Thanh thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1999: Nghị định 39/1998/NĐ-CP
Nghị định 39/1998/NĐ-CP[24] ngày 23 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về việc thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Sơn Tây, Đức Phổ, Ba Tơ và Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi:
Thành lập thị trấn Trà Xuân, thị trấn huyện lỵ, huyện Trà Bồng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Trà Xuân.
Năm 2001: Nghị định 97/2001/NĐ-CP
Nghị định 97/2001/NĐ-CP[25] ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về việc thành lập phường Nghĩa Chánh và phường Quảng Phú thuộc thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi:
Thành lập phường Nghĩa Chánh thuộc thị xã Quảng Ngãi trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Nghĩa Chánh.
Thành lập phường Quảng Phú thuộc thị xã Quảng Ngãi trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Quảng Phú.
Năm 2003: Nghị định 145/2003/NĐ-CP
Nghị định 145/2003/NĐ-CP[26] ngày 1 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập huyện Tây Trà; mở rộng thị trấn, thành lập xã đổi tên xã thuộc các huyện Bình Sơn, Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi:
Thành lập huyện Tây Trà trên cơ sở 33.680 ha diện tích tự nhiên và 16.750 nhân khẩu của huyện Trà Bồng.
Huyện Tây Trà có 33.680 ha diện tích tự nhiên và 16.750 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã Trà Phong, Trà Quân, Trà Khê, Trà Thọ, Trà Xinh, Trà Lãnh, Trà Nham, Trà Trung, Trà Thanh.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Tây Trà, huyện Trà Bồng còn lại 41.875 ha diện tích tự nhiên và 28.336 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã Trà Lâm, Trà Thủy, Trà Hiệp, Trà Bùi, Trà Tân, Trà Sơn, Trà Giang, Trà Phú, Trà Bình và thị trấn Trà Xuân.
Điều chỉnh 52,37 ha diện tích tự nhiên và 1.041 nhân khẩu của xã Bình Trung, 20,43 ha diện tích tự nhiên và 502 nhân khẩu của xã Bình Thới về thị trấn Châu ổ, huyện Bình Sơn quản lý.
Thành lập thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Quảng Ngãi.
Thành phố Quảng Ngãi có 3.712 ha diện tích tự nhiên và 133.843 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Nghĩa Chánh, Chánh Lộ, Nghĩa Lộ, Trần Phú, Quảng Phú và các xã: Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng.
Tỉnh Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Ba Tơ, Sơn Tây, Trà Bồng, Minh Long, Tây Trà, Sơn Hà, Lý Sơn, Nghĩa Hành, Mộ Đức và thành phố Quảng Ngãi.
Năm 2008: Nghị định 10/NĐ-CP
Nghị định 10/NĐ-CP[28] ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thuộc huyện Ba Tơ, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi:
Thành lập xã Sơn Long thuộc huyện Sơn Tây trên cơ sở điều chỉnh 4.240,67 ha diện tích tự nhiên và 2.154 nhân khẩu của xã Sơn Dung.
Thành lập xã Sơn Liên thuộc huyện Sơn Tây trên cơ sở điều chỉnh 3.718,23 ha diện tích tự nhiên và 1.535 nhân khẩu của xã Sơn Mùa.
Thành lập xã Sơn Màu thuộc huyện Sơn Tây trên cơ sở điều chỉnh 3.718,23 ha diện tích tự nhiên và 1.599 nhân khẩu của xã Sơn Tân.
Năm 2013: Nghị quyết 123/NQ-CP
Nghị quyết 123/NQ-CP[29] ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về việc Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi:
Điều chỉnh 10.054,42 ha diện tích tự nhiên, 99.701 nhân khẩu của huyện Sơn Tịnh (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị trấn Sơn Tịnh và 9 xã Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ) và 2.243,48 ha diện tích tự nhiên, dân số của 03 xã Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An) để thành phố Quảng Ngãi quản lý.
Thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi trên cơ sở toàn bộ 926,40 ha diện tích tự nhiên và 14.148 nhân khẩu của thị trấn Sơn Tịnh.
Thành phố Quảng Ngãi có 16.015,34 ha diện tích tự nhiên, 260.252 nhân khẩu và 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 phường (Trần Phú, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Nghiêm, Chánh Lộ, Nghĩa Lộ, Nghĩa Chánh, Quảng Phú, Trương Quang Trọng) và 14 xã (Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An).
Huyện Sơn Tịnh còn lại 24.341,31 ha diện tích tự nhiên, 95.597 nhân khẩu và 11 xã (Tịnh Bình, Tịnh Minh, Tịnh Thọ, Tịnh Hà, Tịnh Trà, Tịnh Hiệp, Tịnh Sơn, Tịnh Phong, Tịnh Bắc, Tịnh Giang, Tịnh Đông).
Huyện Tư Nghĩa còn lại 20.536,24 ha diện tích tự nhiên, 128.333 nhân khẩu và 15 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn La Hà, thị trấn Sông Vệ và 13 xã (Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Thọ, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Hòa, Nghĩa Điền, Nghĩa Thương, Nghĩa Trung, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương, Nghĩa Mỹ).
Năm 2020: Nghị quyết 867/NQ-UBTVQH14
Nghị quyết 867/NQ-UBTVQH14[30] ngày 10 tháng 1 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Đức Phổ, thành lập các phường thuộc thị xã Đức Phổ, sáp nhập huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019–2021:
Hợp nhất xã Nghĩa Thọ và xã Nghĩa Thắng thành một xã lấy tên là xã Nghĩa Thắng.
Sau khi thành lập thị xã Đức Phổ và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ và 11 huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Lý Sơn, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa, có 173 đơn vị hành chính cấp xã gồm 148 xã, 17 phường và 8 thị trấn.
Năm 2024:Nghị quyết 1279/NQ-UBTVQH15
Nghị quyết 1279/NQ-UBTVQH15[31] ngày 14 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2023–2025:
Thành lập thị trấn Tịnh Hà trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tịnh Hà và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Tịnh Sơn.
^Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019–2021.
^Nghị quyết số 1279/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thương vụ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2023–2025.