Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ

Lidun Baturu
Vũ Công Quận vương
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Giác Xương An
Anh chị em
Tháp Khắc Thế, Trai Kham, Ngạch Nhĩ Cổn, Tháp Sát Thiên Cổ
Nghề nghiệpchính khách
Truy phong
Tước hiệu
Vũ Công Quận vương
1636, bởi Hoàng Thái Cực
Nơi thờ tự
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn ᠯᡳᡩᡠᠨ
ᠪᠠᡨᡠᡵᡠ
MöllendorffLidun Baturu
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung禮敦巴圖魯

Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ (chữ Hán: 禮敦巴圖魯; tiếng Mãn: ᠯᡳᡩᡠᠨ
ᠪᠠᡨᡠᡵᡠ
, Möllendorff: lidun baturu), Ái Tân Giác La, con trai cả của Thanh Cảnh Tổ Giác Xương An, anh trai của Tháp Khắc Thế, bá phụ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.[1] Lễ Đôn trời sinh anh dũng, góp công lớn trong việc giúp Tháp Khắc Thế dẹp yên các bộ lạc Thạc Sắc Nạp (硕色纳), Nại Hô (奈呼), được ban hiệu Ba Đồ Lỗ.[2] Năm 1583, khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích khởi binh, Lễ Đôn đã qua đời một khoảng thời gian. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đóng đô ở Hách Đồ A Lạp, an táng Cảnh Tổ và Hiển Tổ ở Dương Lỗ sơn, Lễ Đôn cũng bồi tàng ở đó.[3] Năm Sùng Đức nguyên niên (1636), Hoàng Thái Cực xưng Đế, đổi quốc hiệu là Đại Thanh. Lễ Đôn được truy phong Vũ Công Quận vương (武功郡王),[4] cùng Phúc tấn được phối hưởng trong Thái miếu.[5][6] Năm Càn Long thứ 19 (1754), ông được đưa vào thờ trong Hiền Vương từ ở Thịnh Kinh. Hậu duệ của ông được ghi vào tộc phổ của Giác La.[2]

Hậu duệ

Lễ Đôn có duy nhất một con trai:

  1. Bác Y Hòa Tề (博伊和齊, ? - 1633). Có 6 con trai.
    1. Tắc Lặc (塞勒, 1585 - 1657), Thanh sử cảo chép là Sắc Lặc (色勒), người Mãn Châu Chính Lam kỳ. Được Nỗ Nhĩ Cáp Xích phong làm Ngưu lục Ngạch chân.[a] Được Hoàng Thái Cực phong làm Cố sơn Ngạch chân của Chính Lam kỳ.[b] Có công đánh bại quân Minh trong trận Đại Lăng Hà. Sau bị giáng làm Mai lặc Ngạch chân Tương Hoàng kỳ.[c] Những năm Sùng Đức, có công chinh phạt Triều Tiên, được phong thế chức Ngưu lục Chương kinh[d][e] kiêm Lại bộ Hữu Tham chính. Năm 1644 nhậm Nội đại thần. Sau được phong Nhất đẳng A Tư Cáp Ni Cáp Phiên,[f][g] sau tiến Nhị đẳng Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên.[h] Sau khi qua đời được truy thụy "Cần Khác" (勤悫). Có 5 con trai.
      • Con trai thứ 3: Ngạch Nhĩ Đức (額爾德, 1605 - 1671), được phong Nhất đẳng Tử kiêm Nhất vân Kỵ úy. Năm 1669 bị cách tước. Sau lại tập tước Nhị đẳng Tử từ cha. Có 4 con trai.
    2. Thác Đặc Ba (託特拖, 1587 - 1644), có 3 con trai đều được phong Nhị đẳng Khinh xa Đô úy.
    3. A Lại (阿賴, 1591 - 1630), Thanh sử cảo chép A Lãi (阿赉), người Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Có công theo Bối lặc Nhạc Thác đánh hạ Đại An khẩu, tử trận khi theo Đại Thiện giao chiến với viện quân Sơn Hải Quan. Được phong Tá lĩnh, Kỵ đô úy. Có 8 con trai.[7]
    4. Tịch Lại (席賴, 1592 - 1658), được phong Nhị đẳng Khinh xa Đô úy. Có 1 con trai.
    5. A Tể Lại (阿濟賴, 1596 - 1649), được phong Kỵ đô úy kiêm Nhất vân Kỵ úy. Vô tự.
    6. A Trại (阿賽, 1603 - 1659), được phong Nhị đẳng Khinh xa Đô úy. Có 8 con trai, trong đó 4 người được phong Nhị đẳng Khinh xa Đô úy.
      1. Tát Trại (薩賽, 1618 - 1660), được phong Tam đẳng Nam. Có 3 con trai.
      2. Ba Trại (巴賽, 1619 - 1649), được phong Kỵ đô úy kiêm Nhất vân Kỵ úy. Có 1 con trai.

Nguồn

  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Mã Văn Đại (1998). Ái Tân Giác La Tông phổ. Nhà xuất bản Học Uyển. ISBN 9787507713428.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). Thanh sử cảo.

Tham khảo

  1. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 215, Lễ Đôn truyện:武功郡王禮敦,景祖第一子也。
  2. ^ a b Ngọc điệp, tr. 1, Quyển 18, Mậu 1
  3. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 215, Lễ Đôn truyện:禮敦生而英勇,景祖討平碩色納、奈呼二部,禮敦功最,號曰「巴圖魯」。太祖兵起,禮敦卒久矣。太祖既定東京,葬景祖、顯祖於楊魯山,以禮敦陪葬。
  4. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 161, Biểu 1, Hoàng tử biểu 1 - Cảnh Tổ hệ:景祖第一子。崇德元年,追封武功郡王。
  5. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 86, Chí 61, Lễ 5:功臣配饗,所以顯功,宗親郡王配東廡,文武大臣配西廡。崇德元年,追封皇伯祖禮敦巴圖魯為武功郡王,巴圖魯其名也,配東廡,福晉與焉
  6. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Bản kỷ 3, Thái Tông bản kỷ 2:崇德元年,追封皇伯祖禮敦巴圖魯為武功郡王,巴圖魯其名也,配東廡,福晉與焉
  7. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 487, Liệt truyện 274 - A Lãi truyện:覺羅鄂博惠,興祖玄孫,隸鑲紅旗;阿賚,景祖曾孫,隸鑲黃旗:並為佐領,隨徵有功。天聰三年,大兵徵明,並從貝勒岳託克大安口。抵遵化,明巡撫王元雅嬰城守。命分旗環攻之,鑲紅旗西之東,鑲黃旗西之南,各分領前隊,與正藍、正黃、正白各旗兵並進,城上矢石如雨,乘護軍校阿海躍登,急攻之,克其城。大貝勒代善率護軍及火器營至薊,衝明山海關援兵,阿賚死之。趨永平沙庫山,鄂博惠中創歿。

Chú thích

  1. ^ Năm 1660, Ngưu lục Ngạch chân (牛彔额真, tiếng Mãn: ᠨ᠋ᡳᡵᡠ
    ᡝᠵᡝᠨ
    , Möllendorff: niru ejen được định danh trong Hán ngữ là Tá lĩnh
  2. ^ Năm 1660, Cố sơn Ngạch chân được định danh trong Hán ngữ là Đô thống
  3. ^ Năm 1660, Mai lặc Ngạch chân được định danh trong Hán ngữ là Phó đô thống
  4. ^ Theo Ngưu lục chế của người Nữ Chân, 300 hộ = 1 Ngưu lục, 5 Ngưu lục = 1 Giáp lạt, 5 Giáp lạt = 1 Cố Sơn. Đứng đầu mỗi đơn vị này là Ngạch chân (nghĩa là chủ)
  5. ^ Chương kinh (章京, tiếng Mãn: ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ, Möllendorff: janggin, đại từ điển: zhanggin, Abkai: janggin, tiếng Mông Cổ: Занги) dịch sang tiếng Hán là Tướng quân; đến năm 1634, Giáp lạt Ngạch chân được đổi gọi là Giáp lạt Chương kinh (tương tự Ngưu lục ngạch chân được đổi gọi là Ngưu lục Chương kinh; chỉ có Cố sơn Ngạch chân là không đổi). Năm 1660, Giáp lạt Chương kinh được định danh trong Hán ngữ là Tham lĩnh (Ngưu lục Chương kinh được định danh là Tá lĩnh)
  6. ^ A Tư Cáp Ni Cáp Phiên (阿思哈尼哈番, tiếng Mãn: ᠠᠰᡥᠠᠨ ‍ᡳ
    ᡥᠠᡶᠠᠨ
    , chuyển tả: ashan-i hafan), nguyên nghĩa là "Phó quan". Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Nam tước.
  7. ^ Vì Lễ Đôn và hậu duệ thuộc vào "Giác La" mà không phải "Tông thất", vì vậy chỉ nhận được tước vị của Quan viên như Công Hầu Bá Tử Nam mà không được nhận tước vị của Hoàng tộc như các tước vị Nhập bát phân hay Bất nhập bát phân
  8. ^ Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên (精奇尼哈番, tiếng Mãn: ᠵᡳᠩᡴᡳᠨᡳ
    ᡥᠠᡶᠠᠨ
    , chuyển tả: jingkini hafan) , nguyên nghĩa là "Chính quan". Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Tử tước