Lớp Mặt thằn lằn

Lớp Mặt thằn lằn
Thời điểm hóa thạch: Cuối kỷ Than Đá- gần đây 312–0 triệu năm trước đây[1][2]
Cá sấu mõm ngắn Mỹ (Alligator mississippiensis)[3][4][5][6][7]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Nhánh Amniota
Lớp (class)Sauropsida
Huxley, 1873[8]
Subgroups

Sauropsida[14] hay lớp Mặt thằn lằn là một nhóm động vật có màng ối trong đó bao gồm tất cả các loài bò sát còn sinh tồn, khủng long, chim và chỉ một phần các loài bò sát đã tuyệt chủng (ngoại trừ những loài nào được xếp vào lớp Synapsida). Trong số động vật có màng ối, Sauropsida là để phân biệt với Synapsida ("Một cung bên") hay còn gọi là Theropsida ("Mặt thú"). Việc gộp thêm cả nhóm Aves và loại bỏ một số nhóm bò sát đã tuyệt chủng ra khỏi lớp Reptilia cũ để tạo thành Sauropsida mới làm cho nó trở thành một nhóm đơn ngành, phù hợp với các quan điểm của phát sinh loài học hiện đại.

Từ nguyên

Cụm từ Sauropsida có nguồn gốc từ tiếng Latinh mới với gốc từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Σαυρό (Sauro) hay Σαύρα (Saura) nghĩa là thằn lằn, αψις (hapsis/apsis) nghĩa là cung, vòng. Trong tiếng Trung người ta gọi lớp này là 蜥形綱/蜥形纲 (tích hình cương) nghĩa là lớp hình [dáng] Thằn lằn, tiếng Nga gọi lớp này là Завропсиды với nghĩa là "ящеричная морда" (mõm thằn lằn). Tiếng Pháp giải nghĩa Sauropsida/Sauropside là "saura" nghĩa là "lézard" (thằn lằn) cộng với "apsis" nghĩa là "liaison" (liên kết, cung v.v). Tiếng Anh giải thích nó nghĩa là "lizard-face" (mặt thằn lằn).

Đặc trưng

Cấu trúc hộp sọ lớp Một cung bên
Cấu trúc hộp sọ phân lớp Không cung
Cấu trúc hộp sọ của nhóm Euryapsida
Cấu trúc hộp sọ phân lớp Hai cung

Đặc trưng để phân biệt các nhóm động vật trong lớp này với các động vật trong lớp Một cung bên (Synapsida) là cấu trúc hộp sọ. Ở lớp Một cung bên, hộp sọ có 1 hốc thái dương phía sau hốc mắt, nằm ở phía dưới của xương sau hốc mắtxương vảy, trong khi ở Sauropsida có thể là không có hốc thái dương, như ở phân lớp Không cung (Anapsida);[15] hoặc 2 hốc thái dương, như ở phân lớp Hai cung (Diapsida). Nhóm trước đây được gọi là Euryapsida cũng chỉ có 1 hốc thái dương, nhưng nằm ở phía trên của xương sau hốc mắt và xương vảy, được người ta cho là có quan hệ gần gũi với nhóm Diapsida nhưng đã mất đi hốc thái dương dưới trong quá trình tiến hóa. Nhóm này trên thực tế là đa ngành và hiện nay được coi là một phần của phân lớp Diapsida.

Phân loại

Biểu đồ đơn giản hóa, chỉ ra vị trí của Sauropsida

Phân loại từ năm 2004, lớp Sauropsida được chia ra:

Phát sinh loài[16]

Sauropsida
unnamed

Millerettidae

unnamed

Eunotosaurus

Lanthanosuchidae

Procolophonoidea

Pareiasauromorpha

Eureptilia

Captorhinidae

Romeriida

Paleothyris

Diapsida

Araeoscelidia

Neodiapsida

Claudiosaurus

Younginiformes

Sauria
Lepidosauromorpha

Kuehneosauridae

Lepidosauria

Rhynchocephalia (tuatara và một số cá thể cùng loài đã tuyệt chủng)

Squamata (thằn lằnrắn)

Archosauromorpha

Choristodera

Prolacertiformes

Trilophosaurus

Rhynchosauria

Archosauriformes (cá sấu, chim, và một số cá thể cùng loài đã tuyệt chủng)

 Pantestudines 

Eosauropterygia

Placodontia

Sinosaurosphargis

Odontochelys

Testudinata

Proganochelys

Testudines(rùa)

Xem thêm

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ “Most reptiles have three champersin theirs hearts,...some do have four”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ Benton, M.J.; Donoghue, P.C.J. (2006). “Palaeontological evidence to date the tree of life”. Molecular Biology and Evolution. 24 (1): 26–53. doi:10.1093/molbev/msl150. PMID 17047029.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  5. ^ [1][liên kết hỏng]
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ [2]
  8. ^ http://palaeos.com/vertebrates/amniota/sauropsida.html
  9. ^ Jonas Roos; Aggarwal Ramesh K.; Janke Axel (tháng 11 năm 2007). “Extended mitogenomic phylogenetic analyses yield new insight into crocodylian evolution and their survival of the Cretaceous–Tertiary boundary”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (2): 663–673. doi:10.1016/j.ympev.2007.06.018. PMID 17719245. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Bhart-Anjan S. Bhullar, Gabe S. Bever, 2009, An Archosaur-Like Laterosphenoid in Early Turtles (Reptilia: Pantestudines), Breviora, 518:1-11., doi:10.3099/0006-9698-518.1.1
  11. ^ Y. Katsu; Braun E. L.; Guillette L. J. Jr.; Iguchi T. (ngày 17 tháng 3 năm 2010). “From reptilian phylogenomics to reptilian genomes: analyses of c-Jun and DJ-1 proto-oncogenes”. Cytogenetic and Genome Research. 127 (2–4): 79–93. doi:10.1159/000297715. PMID 20234127. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ Pough F. H. và ctv. (2002) Vertebrate Life, ấn bản lần thứ 6. Prentice Hall Inc., Upper Saddle River, NJ. ISBN 0-13-041248-1
  13. ^ Schoch, Rainer R.; Sues, Hans-Dieter (2016). “The diapsid origin of turtles”. Zoology. 119 (3): 159–161. doi:10.1016/j.zool.2016.01.004. PMID 26934902.
  14. ^ “The Structure and Classification of the Mammalia (1864)”. aleph0.clarku.edu. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  15. ^ Pough F. H. và ctv. (2002) Vertebrate Life, ấn bản lần thứ 6. Prentice Hall Inc., Upper Saddle River, NJ. ISBN 0-13-041248-1
  16. ^ Lee, M.S.Y. (2013). “Turtle origins: Insights from phylogenetic retrofitting and molecular scaffolds”. Journal of Evolutionary Biology. 26 (12): 2729–2738. doi:10.1111/jeb.12268. PMID 24256520. S2CID 2106400.

Liên kết ngoài