Lịch sử Đài Loan

Một phần của loạt bài
Lịch sử Đài Loan
Lịch sử Đài Loan

Lịch sử Đài Loan

Thời tiền sử 50000 TCN–1624
Vương quốc Đại Đỗ 1540–1732
Formosa thuộc Hà Lan 1624–1662
Formosa thuộc Tây Ban Nha 1624–1662
Vương quốc Đông Ninh 1662–1683
Đài Loan thuộc Thanh 1683–1895
Đài Loan Dân Chủ Quốc 1895
Đài Loan thuộc Nhật 1895–1945
Hậu chiến Đài Loan 1945–nay

Đài BắcCao Hùng
Niên biểu lịch sử
Di tích khảo cổDi tích lịch sử

Không rõ về những cư dân đầu tiên đã định cư tại Đài Loan, nối tiếp họ là những người Nam Đảo (Austronesia). Hòn đảo bị người Hà Lan thuộc địa hóa vào thế kỷ thứ XVII, theo sau là một dòng người Hán nhập cư đến từ các nơi tại Phúc KiếnQuảng ĐôngTrung Quốc đại lục. Người Tây Ban Nha cũng từng thiết lập nên một điểm định cư ở phía bắc hòn đảo trong một thời gian ngắn, song họ đã bị người Hà Lan trục xuất vào năm 1642. Tên tiếng Hán của hòn đảo, (臺灣, "Đài Loan"), có nguồn gốc từ một thuật ngữ thổ dân; trong quá khứ (từ thế kỷ XVI), hòn đảo được người phương Tây gọi là Formosa (từ tiếng Bồ Đào Nha Ilha Formosa, "Hòn đảo xinh đẹp").

Năm 1662, một nhân vật trung thành với nhà Minh (tức thế lực đã mất quyền kiểm soát Trung Quốc đại lục vào năm 1644) là Trịnh Thành Công đã đánh bại người Hà Lan và thiết lập một căn cứ cho các chiến dịch của mình trên hòn đảo. Nhà Thanh đã đánh bại quân của họ Trịnh vào năm 1683. Từ đó, các vùng đất tại Đài Loan dần dần hợp nhất vào Đại Thanh trước khi nó cùng với Bành Hồ bị nhượng cho Đế quốc Nhật Bản vào năm 1895 sau chiến tranh Thanh-Nhật. Đài Loan sản xuất lúa gạomía đường để xuất cảng sang chính quốc Nhật Bản và cũng đóng vai trò là một căn cứ cho hoạt động mở rộng thuộc địa của Nhật Bản ra Đông Nam ÁThái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nền giáo dục của đế quốc Nhật Bản đã được áp dụng tại Đài Loan và nhiều người Đài Loan đã từng chiến đấu cho người Nhật trong chiến tranh.

Năm 1945, sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Hoa Dân Quốc do Quốc Dân đảng đã trở thành chính thể quản lý Đài Loan. Năm 1949, khi để mất quyền kiểm soát đối với Trung Quốc đại lục sau Nội chiến Trung Quốc, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Quốc Dân đảng đã rút đến Đài Loan và Tưởng Giới Thạch đã tuyên bố áp đặt thiết quân luật tại hòn đảo. Nhật Bản chính thức từ bỏ tất cả chủ quyền lãnh thổ tại Đài Loan vào năm 1952 trong Hiệp ước San Francisco. Quốc Dân đảng cai quản Đài Loan (cùng với Kim Môn, Ô Khâuquần đảo Mã Tổ ở phía đối diện của eo biển Đài Loan) như một nhà nước độc đảng trong suốt 40 năm, cho đến khi Tưởng Kinh Quốc tiến hành cải cách dân chủ vào thập niên 1980[1] Các cải cách được tiếp tục dưới thời người kế nhiệm Tưởng Kinh Quốc là Lý Đăng Huy, mà đỉnh cao là cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên vào năm 1996. Năm 2000, Trần Thủy Biển đắc cử tổng thống và trở thành Tổng thống đầu tiên tại Đài Loan không phải là đảng viên của Quốc Dân đảng. Ông tái cử vào năm 2004. Một đảng viên Quốc Dân đảng là Mã Anh Cửu đã đắc cử tổng thống vào năm 2008, và tái cử vào năm 2012. Thái Anh Văn của Đảng Dân Tiến đắc cử Tổng thống Đài Loan năm 2016 và tái cử năm 2020.

Định cư thời tiền sử

Lịch sử Đài Loan trên bản đồ Đài Loan
Tả Trấn
Tả Trấn
Trường Tân
Trường Tân
Nga Loan tị
Nga Loan tị
Đại Bộn Khanh
Đại Bộn Khanh
Đài Loan với các di chỉ ban đầu, và eo biển Đài Loan rộng 130 km-

Vào cuối bậc Pleistocen muộn, mực nước biển thấp hơn khoảng 140 m so với ngày nay, tầng đáy nông của eo biển Đài Loan trở thành một cầu lục địa cho phép các động vật ở lục địa có thể vượt qua.[2] Bằng chứng cổ xưa nhất về sự xuất hiện của con người trên đảo Đài Loan bao gồm ba mảnh sọ và một răng hàm được tìm thấy tại Xú Quật (臭屈) và Cương Tử Lâm (岡子林), tại khu Tả Trấn, thành phố Đài Nam. Các mẫu vật này có niên đại từ 20.000 đến 30.000 năm.[3][4] Các hiện vật lâu đời nhất là các công cụ đá cuội được đẽo thuộc nền văn hóa thời đại đồ đá cũ được tìm thấy trong bốn hang động ở Trường Tân, Đài Đông, có niên đại từ 15.000 đến 5.000 năm trước, và chúng tương tự như các hiện vật tại các di chỉ cùng thời kỳ tại Phúc Kiến. Một nền văn hóa tương tự cũng được tìm thấy tại mũi Nga Loan ở cực nam của Đài Loan, đã tiếp tục tồn tại cho đến 5.000 năm trước.[5][6] Vào lúc bắt đầu thế Toàn Tân vào khoảng 10.000 năm trước, mực nước biển dâng lên, tạo thành eo biển Đài Loan và tách rời hòn đảo khỏi lục địa châu Á.[2]

Khoảng năm 3.000 TCN, văn hóa Đại Bộn Khang thuộc thời đại đồ đá mới (đặt tên theo một nơi tại thành phố Tân Bắc) đột ngột xuất hiện và được truyền bá nhanh chóng ra các vùng ven biển của hòn đảo. Các di chỉ của nền văn hóa này có đặc trưng là các đồ gốm có đường vân, rìu đá được đánh bóng với đầu rìu làm bằng đá phiến. Các cư dân trồng lúa và , song cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh bắt các loài hải sản. Hầu hết các học giả tin rằng nền văn hóa này không có nguồn gốc từ người Trường Tân mà được đưa đến qua eo biển bởi những người là tổ tiên của thổ dân Đài Loan hiện nay, họ nói các ngôn ngữ Nam Đảo thời kỳ đầu.[7][8] Một số người này sau đó đã di cư từ Đài Loan đến các hòn đảo ở Đông Nam Á và sau đó ra khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo nay được nói trên một khu vực rộng lớn từ Madagascar đến Hawaii, đảo Phục SinhNew Zealand, song chỉ tạo thành một nhánh của Ngữ hệ Nam Đảo, các nhánh khác của ngữ hệ này chỉ được tìm thấy tại Đài Loan.[9][10][11][12]

Kế thừa văn hóa Đại Bộn Khanh là một loạt các nền văn hóa khác trên khắp hòn đảo, bao gồm văn hóa Đại Hồvăn hóa Doanh Bộ. Đồ sắt đã xuất hiện vào lúc bắt đầu thời Công Nguyên trong những nền văn hóa như Điểu Tùng.[13]

Các đồ tạo tác bằng kim loại sớm nhất là các hàng hóa thương mại, song vào khoảng năm 400 SCN, sắt rèn đã được sản xuất tại địa phương bằng cách sử dụng lò nung, một kỹ thuật có lẽ được đưa đến từ Philippines.[14]

Các bản văn gây tranh cãi có từ thời Trung Quốc cổ đại đã chỉ ra rằng người Hán có thể đã biết về sự tồn tại của đảo chính Đài Loan từ thời Tam Quốc, họ phân chia các hải đảo xa bờ với các tên gọi như Đại Lưu Cầu và Tiểu Lưu Cầu (từ nguyên, song có lẽ không phải là ngữ nghĩa, tương tự như quần đảo Ryūkyū (Lưu Cầu)), mặc dù không tên gọi nào trong đó tương ứng một cách rõ ràng với đảo chính Đài Loan.

Dưới sự cai quản của Hà Lan và Tây Ban Nha

Đài Loan vào thế kỷ XVII
  vùng thuộc địa của Hà Lan
  vùng thuộc địa của Tây Ban Nha

Các thủy thủ người Bồ Đào Nha đã đi qua Đài Loan vào năm 1544 và họ đã lần đầu tiên ghi vào sổ hàng hải của tàu tên gọi Ilha Formosa, nghĩa là "đảo Xinh đẹp". Năm 1582, những người sống sót sau một vụ đắm tàu của Bồ Đào Nha đã phải mất mười tuần trên đảo và phải chiến đấu với bệnh sốt rét và thổ dân trước khi trở về được Macau trên một chiếc bè gỗ.[15]

Các thương nhân người Hà Lan đang tìm kiếm một căn cứ tại châu Á khi họ lần đầu tiên đến đảo vào năm 1623, họ đã sử dụng hòn đảo làm một căn cứ cho hoạt động thương mại của Hà Lan với Nhật Bản và các khu vực ven biển của Trung Quốc. Người Tây Ban Nha đã thiết lập một khu định cư tại Santissima Trinidad, xây dựng pháo đài San Salvador ở bờ biển phía bắc Đài Loan gần Cơ Long vào năm 1626 và chiếm giữ nó cho đến năm 1642 (khi bị một lực lượng liên quân gồm người Hà Lan và thổ dân trục xuất).[16][17] Người Hà Lan cũng xây dựng một pháo đài tại Đạm Thủy (1628) song đã từ bỏ nó từ năm 1638. Người Hà Lan sau đó xây dựng pháo đài Anthonio trên địa điểm này vào năm 1642, công trình nay vẫn tồn tại và là một phần của khu phức hợp bảo tàng pháo đài San Domingo.

Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) đã quản lý hòn đảo cũng như dân cư trên đảo (chủ yếu là thổ dân) cho đến năm 1662, họ thiết lập nên một hệ thống thuế, các trường học để dạy chữ latinh hóa của các ngôn ngữ bản địa và truyền bá Phúc Âm.[18][19] Mặc dù vậy, quyền kiểm soát của người Hà Lan chủ yếu bị giới hạn ở vùng đồng bằng phía tây của đảo, các hệ thống mà người Hà Lan đưa vào đã được các thế lực chiếm cứ sau đó kế thừa.[20] Dòng nhập cư đầu tiên từ vùng ven biển Phúc Kiến đã ập đến Đài Loan trong thời kỳ thực dân Hà Lan, trong đó các thương nhân đến từ vùng ven biển Trung Quốc đại lục đã tìm cách mua giấy phép săn bắn của người Hà Lan hoặc ở ẩn trong các ngôi làng của thổ dân để đào thoát khỏi chính quyền nhà Thanh. Hầu hết những người nhập cư là các nam giới trẻ, độc thân, họ chán nản khi ở trên đảo mà người Hán vẫn gọi là "Cổng địa ngục" vì hòn đảo nổi danh với việc đã cướp đi sinh mệnh của các thủy thủ và những người khám phá.[21]

Pháo đài Zeelandia được xây dựng tại Đài Nam

Người Hà Lan ban đầu tìm cách sử dụng pháo đài Zeelandia của họ ở Tayowan làm một căn cứ giao thương với Nhật Bản và Trung Quốc, song ngay sau đó họ đã nhận ra tiềm năng từ các quần thể hươu sao với số lượng khổng lồ đi lang thang dọc theo các vùng đồng bằng phù sa ở phía tây của Đài Loan.[22] Hươu sao là mặt hàng mà người Nhật Bản có nhu cầu cao, người Nhật sẵn sàng trả một mức giá cao để mua da hươu về làm áo giáp cho các samurai. Các phần khác của hươu được bán cho các thương nhân người Hán để làm thực phẩm hay chế biến thành thuốc. Người Hà Lan trả công cho các thổ dân khi họ đem hươu đến và cố gắng quản lý số hươu theo kịp với nhu cầu. Người Hà Lan cũng thuê người Hán đến làm việc ở các trang trại míalúa phục vụ cho việc xuất khẩu, một số sản phẩm gạo và đường thậm chí còn vươn xa đến các thị trường như Ba Tư. Song thật không may là các đàn hươu đã bắt đầu biến mất và các thổ dân buộc phải tìm kế sinh nhai mới.

Người Hà Lan cho xây dựng một thành quách hành chính thứ hai trên đảo chính Đài Loan vào năm 1633 và tiến hành các công việc một cách quyết tâm nhằm biến Đài Loan trở thành một thuộc địa đúng nghĩa của Hà Lan.[9]. Cuộc viễn chinh trừng phạt đầu tiên là nhằm chống lại các ngôi làng của người Baccloan và Mattauw, ở phía bắc Saccam gần Tayowan. Chiến dịch Mattauw đã tiến hành dễ dàng hơn dự kiến và các bộ lạc đã phải chịu khuất phục sau khi làng của họ bị đốt cháy hoàn toàn. Chiến dịch cũng nhằm mục đích đe dọa các làng khác từ Tirossen (nay là Gia Nghĩa) đến Lonkjiaow (nay là Hằng Xuân). Người Hà Lan cũng tiến hành cuộc tấn công trừng phạt trên đảo Tiểu Lưu Cầu vào năm 1636 nhằm trả đũa cho hành vi sát hại thủy thủ đoàn của các con tàu bị đắm gồm Beverwijck và Sư tử Vàng, chiến dịch này chấm dứt mười năm sau đó với kết quả là 1.100 thổ dân bị đưa đi khỏi đảo và có 327 người bị giết trong một hang động, họ đã bị người Hà Lan làm cho mắc kẹt trong hang và đã bị chết ngạt do khói được bơm vào bởi người Hà Lan và các bộ lạc thổ dân đồng minh đến từ Saccam, Soulang và Pangsoya.[19] Những người đàn ông bị buộc đến làm nô lệ ở Batavia (Java) còn phụ nữ và trẻ em trở thành người ở hoặc vợ của các quan chức Hà Lan. Các sự kiện trên đảo Tiểu Lưu Cầu đã làm thay đổi tiến trình cai trị của người Hà Lan nhằm cố gắng gẫn gũi hơn với các bộ tộc thổ dân đồng minh, mặc dù họ vẫn có kế hoạch nhằm làm giảm dân số ở những hòn đảo xa xôi.[23]

Vương quốc Đông Ninh

Quân Mãn Châu đã vượt qua Sơn Hải quan vào năm 1644 và nhanh chóng lấn át nhà Minh. Năm 1661, một hạm đội thủy binh do Trịnh Thành Công, một người trung thành với nhà Minh lãnh đạo đã đến Đài Loan để trục xuất người Hà Lan ra khỏi Zeelandia và thiết lập một căn cứ phục Minh tại Đài Loan.[24]

Trịnh Thành Công là con trai của Trịnh Chi Long, một thương giahải tặc người Hán, với một phụ nữ Nhật Bản tên là Tagawa Matsu. Ông sinh năm 1624 tại Hirado, Nagasaki, Nhật Bản. Ông sống ở Nhật Bản cho đến năm bảy tuổi rồi chuyển đến Tuyền Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến tại Trung Quốc. Sống trong một gia đình trở nên thịnh vượng nhờ vận chuyển bằng tàu thuyền và cướp biển, Trịnh Thành Công đã kế thừa mạng lưới thương mại của cha mình, kéo dài từ Nagasaki đến Ma Cao. Sau khi quân Mãn tiến vào Phúc Kiến, Trịnh Thành Công rút lui từ thành trì của mình tại Hạ Môn và bao vây Đài Loan với hy vọng sẽ thiếp lập nên một căn cứ chiến lược để sắp xếp lại đội quân và lấy lại căn cứ tại Hạ Môn. Năm 1662, sau chín tháng bao vây, Trịnh Thành Công đã chiếm được pháo đài Zeelandia của người Hà Lan và Đài Loan trở thành căn cứ của ông.[25] Cũng trong thời điểm này, người cuối cùng tự xưng kế vị ngai vàng nhà Minh đã bị tướng Ngô Tam Quế bắt và giết chết, dập tắt mọi hy vọng của Trịnh Thành Công nhằm tái lập Đại Minh. Ông qua đời bốn tháng sau đó trong một cơn đau tột cùng khi hay tin cha và anh em đã bị quân Mãn giết chết một cách tàn nhẫn. Tuy nhiên, cũng có một số nguồn nói rằng Trịnh Thành Công chết vì bệnh sốt rét.[26][27]

Dưới thời nhà Thanh cai trị

Năm 1683, sau một cuộc hải chiến với đô đốc Thi Lang (một trong số những bằng hữu mà cha của Trịnh Thành Công tin tưởng), cháu nội của Trịnh Thành Công là Trịnh Khắc Sảng đã chịu khuất phục trước nhà Thanh.

Hoàng đế Khang Hy đã chính thức coi Đài Loan như một nơi "vượt ra ngoài hàng rào của văn minh" và hòn đảo đã không xuất hiện trong bất kỳ bản đồ nào của đế quốc Đại Thanh cho đến năm 1683.[28]. Trước thời nhà Thanh, Trung Quốc đã được coi như là một vùng đất được giới hạn bởi núi, sôngbiển. Ý tưởng về một hòn đảo xa là một phần của Trung Quốc không được người Hán nghĩ tới trước khi biên giới nhà Thanh được mở rộng vào thế kỷ thứ XVII.[29]

Một bản đồ Đài Loan vào năm 1896, William Campbell

Từ năm 1683, nhà Thanh đặt Đài Loan làm một phủ của tỉnh Phúc Kiến và đến năm 1875 thì chia thành hai phủ, bắc và nam. Năm 1885, hòn đảo trở thành một tỉnh riêng biệt của Đại Thanh.

Triều đình nhà Thanh đã cố hạn chế việc nhập cư đến Đài Loan và cấm các gia đình di chuyển đến Đài Loan để đảm bảo rằng những người nhập cư sẽ phải trở về với gia đình và tổ tiên. Tuy nhiên, việc nhập cư bất hợp pháp vẫn tiếp tục, và nhiều người đàn ông nhập cư đã kết hôn với phụ nữ bản địa, dẫn đến thành ngữ "Ông Đường Sơn (tức người Hán) không có bà Đường Sơn" (有唐山公無唐山媽, hữu Đường Sơn công vô Đường Sơn mụ). Nhà Thanh đã cố bảo vệ các tuyên bố đất đai của thổ dân, song cũng tìm cách biến họ thành các thần dân phải nộp thuế. Người Hán và các thổ dân phải nộp thuế bị cấm xâm nhập vào vùng hoang vu (vốn chiếm phần lớn diện tích hòn đảo) do triều đình lo sợ họ sẽ trốn thuế cũng như xung đột với các thổ dân vùng cao và kích động nổi loạn. Một ranh giới đã được lập ra dọc theo vùng đồng bằng phía tây, bằng cách sử dụng các hố và gò đất, mục đích là để ngăn cản việc khai hoang bất hợp pháp.

Từ năm 1683 đến khoảng năm 1760, triều đình nhà Thanh vẫn giới hạn việc nhập cư đến Đài Loan. Song hạn chế này đã được nới lỏng sau thập niên 1760 và đến năm 1811 thì đã có trên hai triệu người Hán nhập cư tại Đài Loan. Năm 1875, Đài Bắc phủ (台北府) được thành lập, nằm dưới quyền hành của tỉnh Phúc Kiến. Ngoài ra, đã có những cuộc xung đột khác nhau giữa những người Hán nhập cư. Hầu hết các cuộc xung đột diễn ra giữa những người Hán đến từ Phúc Kiến và những người Hán đến từ Quảng Đông, giữa những người đến từ các vùng khác nhau của Phúc Kiến, giữa người Khách Gia và người Phúc Kiến, hay đơn giản chỉ là giữa những người thuộc các họ tộc khác nhau xung đột vì các mối thù gia tộc. Do những người di cư vẫn còn lòng trung thành với tỉnh cũ của mình, triều đình nhà Thanh cảm thấy Đài Loan có đôi điều khó khăn trong việc quản lý. Đài Loan cũng gặp họa ngoại xâm. Năm 1840, Cơ Long bị người Anh xâm chiếm trong chiến tranh Nha phiến, và đến năm 1884, người Pháp đã tiến hành xâm lược hòn đảo trong chiến tranh Pháp-Thanh. Do những cuộc tấn công này, triều đình nhà Thanh bắt đầu cho xây dựng một loạt các công sự phòng thủ ven biển và đến ngày 12 tháng 10 năm 1885 thì nâng Đài Loan thành một tỉnh, phong Lưu Minh Truyền (劉銘傳) làm tuần phủ đầu tiên. Ông phân chia Đài Loan thành 11 huyện và cố gắng cải thiện quan hệ với thổ dân. Ông cũng phát triển một tuyến đường sắt từ Đài Bắc đến Tân Trúc, mở một mỏ tại Cơ Long, và xây dựng một kho vũ khí để cải thiện khả năng phòng thủ của Đài Loan trước ngoại bang.

Sau khi một con tàu của Lưu Cầu bị đắm trên mũi đông nam của Đài Loan vào mùa đông năm 1871, thổ dân Paiwan đã chặt đầu 54 thành viên của thủy thủ đoàn tại Mẫu Đơn Xã (牡丹社), người Nhật đã nắm lấy sự cố này để buộc nhà Thanh phải chính thức công nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Lưu Cầu và để kiểm tra phản ứng của nhà Thanh tại Đài Loan. Theo các tư liệu của Nhật Bản, Mao Sưởng Hi (毛昶熙) và Đổng Tuân (董恂), các quan của nhà Thanh tại tổng lý nha môn (總理衙門) ban đầu đã hồi âm khiếu nại của sứ thần Nhật Bản Yanagihara Sakimitsu (柳原前光) rằng họ chỉ biết về một vụ thảm sát người Lưu Cầu chứ không phải người Nhật Bản, và lưu ý rằng Lưu Cầu là một chư hầu của Trung Quốc, do đó vấn đề này không phải là việc của Nhật Bản. Ngoài ra, tổng đốc Phúc Kiến của nhà Thanh đã giải cứu cho những người còn sống sót của vụ thảm sát và đưa họ trở về Lưu Cầu an toàn. Triều đình nhà Thanh giải thích rằng có hai loại thổ dân tại Đài Loan: những người do nhà Thanh quản lý, và những người không được nhập tịch "man di" và nằm ngoài tầm quản lý của chính quyền nhà Thanh. Họ gián tiếp ám chỉ rằng người nước ngoài đi đến những khu vực định cư của những người thổ dân cần phải thận trọng. Sau cuộc tiếp xúc giữa Yanagihara và tổng lý nha môn, người Nhật đã giải thích rằng nhà Thanh không phản đối tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản với quần đảo Lưu Cầu, phủ nhận bất kỳ thẩm quyền nào đối với thổ dân Đài Loan, và đã thực sự đồng ý với cuộc thám hiểm của Nhật Bản đến Đài Loan.[30] Tuy nhiên, nhà Thanh thì nói rằng họ đã làm rõ với người Nhật rằng Đài Loan dứt khoát nằm trong phạm vi thẩm quyền của Đại Thanh, mặc dù một phần thổ dân của hòn đảo vẫn chưa nằm dưới ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Nhà Thanh cũng chỉ ra các trường hợp tương tự trên toàn thế giới khi mà thổ dân bên trong biên giới quốc gia không hoàn toàn bị khuất phục trước nền văn hóa thống trị của nước đó.

Nhật Bản tuy vậy đã phát động một cuộc viễn chinh đến Mẫu Đơn Xã với một lực lượng lên đến 3.600 lính vào năm 1874. Con số thương vong của người Paiwan là khoảng 30, và con số của phía Nhật Bản là 543; 12 lính Nhật bị giết trong trận chiến và có 531 bị bệnh. Cuối cùng, quân Nhật rút lui ngay trước khi nhà Thanh cử ba đơn vị với 9.000 lính đến tăng viện cho Đài Loan. Sự kiện này đã khiến cho nhà Thanh suy nghĩ lại về tầm quan trọng của Đài Loan trong chiến lược phòng thủ hàng hải và tầm quan trọng lớn hơn của việc thiết lập quyền kiểm soát đối với các khu vực hoang dã.

Vào đêm trước của Chiến tranh Thanh-Nhật, khoảng 45 phần trăm hòn đảo nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của nhà Thanh trong khi phần còn lại là nơi cư trú của thổ dân.[31] Trong tổng dân số 2,5 triệu người, có khoảng 2,3 triệu là người Hán và hai trăm nghìn người còn lại được phân loại là các thành viên của các bộ lạc thổ dân khác nhau. Sau thất bại trong cuộc chiến, nhà Thanh đã cắt nhượng Đài Loan và Bành Hồ cho Nhật Bản vào ngày 17 tháng 4 năm 1895 theo các điều khoản của Hiệp ước Shimonoseki. Việc để mất Đài Loan đã trở thành một điểm quy tụ lòng người của phong trào dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc trong những năm sau đó.[32]

Nhật Bản cai trị

Một bản đồ Nhật Bản năm 1912 với Đài Loan, một phần của đế quốc Nhật Bản từ năm 1895 đến 1945.

Nhật Bản đã tìm cách tuyên bố chủ quyền với Đài Loan (được người Nhật biết đến với cái tên Takasago Koku, 高砂国, Cao Xa Quốc) từ năm 1592, khi Toyotomi Hideyoshi tiến hành một chính sách bành trướng ra hải ngoại và mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản về phía nam,[33] và phía tây, người Nhật đã nỗ lực để xâm lược Đài Loan song đã không thành công, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh tật và bị thổ dân trên đảo tấn công. Năm 1609, Mạc phủ Tokugawa cử Harunobu Arima đi thăm dò hòn đảo.[34] Nỗ lực xâm lược do Murayama Toan dẫn đầu vào năm 1616 đã thất bại, lần này thì nguyên nhân là do một cơn bão nhiệt đới đã đẩy các tàu chiến tản mác và chỉ có một chiếc là có thể tiếp cận được hòn đảo song đã bị đẩy lui.[35]

Trong sự kiện Mẫu Đơn năm 1871, một chiến tàu của Lưu Cầu đã bị đắm ở mũi phía nam của Đài Loan và 54 thành viên thủy thủ đoàn đã bị thổ dân Paiwan chém đầu. Sau khi chính quyền nhà Thanh từ chối bồi thường và nói rằng những thổ dân này không nằm dưới quyền kiểm soát của họ, Nhật Bản đã mở một cuộc viễn chinh trừng phạt tại khu vực vào năm 1874, và rút quân sau khi nhà Thanh hứa hẹn sẽ trả tiền bồi thường.[36][37][38][39]

Phải đến khi hải quân nhà Thanh thất bại trong chiến tranh Thanh-Nhật vào năm 1894–95 thì Đài Loan mới được cắt nhượng cho Nhật Bản. Hiệp ước Shimonoseki ký ngày 17 tháng 4 năm 1895, đã nhượng Đài Loan và Bành Hồ cho Nhật Bản, thế lực này cai quản Đài Loan trong 50 năm cho đến khi thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Những binh lính Nhật trong cuộc viễn chinh Đài Loan năm 1874

Sau khi có được chủ quyền tại Đài Loan, người Nhật lo sợ về sự kháng cự đến từ cả người Hán và thổ dân, những người này đã thiết lập nên Đài Loan Dân chủ. Tầng lớp ưu tú của Đài Loan hy vọng rằng bằng cách tuyên bố họ là một nước cộng hòa thì thế giới sẽ không cho phép một nước có chủ quyền bị người Nhật xâm lược, bằng cách ấy liên minh với nhà Thanh. Kế hoạch nhanh chóng rơi vào hỗn loạn khi lục doanh và quân Việt tộc đi cướp bóc. Phải lựa chọn giữa việc chịu cảnh hỗn loạn dưới tay người Hán hay khuất phục người Nhật, tầng lớp trên tại Đài Bắc đã cử Cô Hiển Vinh (辜顯榮) đến Cơ Long để mời quân Nhật tiến đến Đài Bắc và lập lại trật tự.[40]

Bản đồ hòn đảo Đài Loan vào năm 1901, với đường màu đỏ đánh dấu tương đối phạm vi kiểm soát của Nhật Bản

Các cuộc kháng chiến vũ trang diễn ra một cách rời rạc, song cũng có những lúc trở nên khốc liệt, tuy nhiên phần lớn chúng đã bị đè bẹp vào năm 1902, mặc dù các cuộc nổi dậy với quy mô tương đối nhỏ vẫn xảy ra trong những năm tiếp theo, bao gồm sự kiện Ta-pa-ni (hay sự kiện Tây Lai am) năm 1915 tại Đài Nam.[41] Phương thức kháng cự không bạo lực đã thay thế nổi dậy vũ trang và đáng chú ý nhất Hiệp hội Văn hóa Đài Loan (台灣文化協會), thành lập năm 1921. Một số cuộc kháng cự được kích thích bởi những người dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa, trong khi có những cuộc khởi nghĩa khác đòi hỏi quyền tự quyết cho Đài Loan.[32] Các cuộc nổi loạn thường xảy ra do tác động của các chính sách bất bình đẳng tại thuộc địa đối với tầng lớp ưu tú tại địa phương và với đức tin của người Hán tại Đài Loan và những người thổ dân ở vùng đồng bằng. Thổ dân Đài Loan đã kháng cự các chính sách thâm nhập văn hóa và bình định mạnh tay của Nhật Bản cho đến tận đầu thập niên 1930.[41] Cuộc khởi nghĩa lớn cuối cùng của thổ dân, nổi dậy Musha (nổi dậy Vụ Xã) đã nổ ra vào cuối năm 1930 khi người Atayal giận dữ trước cách đối xử với họ trong lao động với các công việc nặng nề để khai thác long não, họ đã lập ra một băng đảng săn đầu người cuối cùng trên đảo, nhóm này đã sát hại và chặt đầu trên 150 quan chức người Nhật trong lễ khánh thành một trường học. Cuộc nổi dậy do Mona Rudao lãnh đạo, đã bị đè bẹp bởi từ 2.000-3.000 lính Nhật với sự giúp đỡ về khí độc từ các thổ dân đồng minh của họ.[42]

Thời kỳ thực dân của Nhật Bản tại Đài Loan có thể phân thành ba giai đoạn. Bắt đầu với một thời kỳ đàn áp và độc đoán, sau đó là một thời kỳ đồng hóa (同化, dōka) và cuối cùng, trong Chiến tranh thế giới thứ II là thời kỳ hoàng dân hóa (皇民化, kōminka), với một chính sách nhằm biến người Đài Loan thành các thần dân trung thành với Thiên hoàng Nhật Bản.

Dân chúng Đài Loan có phản ứng khác nhau trước sự cai trị của Nhật Bản. Một số người cảm thấy rằng an toàn của cuộc sống cá nhân và tài sản là vô cùng quan trọng và đã đi theo chính quyền thực dân Nhật Bản. Nhóm người Đài Loan thứ hai thì mong muốn được trở thành thần dân của đế quốc, họ tin tưởng rằng điều này sẽ khiến cho người Đài Loan có vị thế bình đẳng với những người Nhật. Nhóm thứ ba chịu ảnh hưởng của tư tưởng Đài Loan độc lập và cố gắng loại bỏ thực dân Nhật Bản nhằm thiết lập nên một chính quyền của người Đài Loan. Nhóm thứ tư chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và đấu tranh để Đài Loan trở lại dưới quyền cai trị của Trung Quốc. Từ năm 1897 trở đi, nhóm thứ tư đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy, và nổi bật nhất trong đó là cuộc nổi dậy do La Phúc Tinh (羅福星) lãnh đạo, tuy nhiên ông đã bị bắt và bị xử tử cùng với 200 chiến hữu của mình vào năm 1913. Bản thân La Phúc Tinh là một thành viên của Đồng Minh hội, một tổ chức do Tôn Trung Sơn thành lập và là tiền thân của Quốc Dân đảng.[43]

Ngân hàng Đài Loan có trụ sở tại Taihoku (Đài Bắc).

Các cơ sở hạ tầng ban đầu đã phát triển một cách nhanh chóng. Ngân hàng Đài Loan được thành lập vào năm 1899 để khuyến khích các công ty tư nhân Nhật Bản, bao gồm MitsubishiMitsui, đến đầu tư tại Đài Loan. Năm 1900, Tổng đốc Đài Loan thứ ba đã thông qua ngân sách bắt đầu xây dựng hệ thống đường sắt của Đài Loan từ Kirun (Cơ Long) đến Takao (Cao Hùng). Năm 1905, hòn đảo có điện bằng thủy năng từ hồ Nhật Nguyệt, và trong những năm tiếp theo, Đài Loan được coi là khu vực phát triển thứ hai tại Đông Á (sau Nhật Bản). Năm 1905, Đài Loan đã có thể tự chủ về tài chính và chính quyền trung ương Nhật Bản không còn phải trợ cấp nữa.

Dưới sự cai trị của tổng đốc Shimpei Goto, nhiều dự án công trình công cộng lớn đã được hoàn thành. Hệ thống đường sắt Đài Loan kết nối miền Nammiền Bắc, việc hiện đại hóa các cảng Kirun (Cơ Long) và Takao (Cao Hùng) đã được hoàn thành và tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và chuyên chở các nguyên liệu thô và nông sản bằng tàu biển.[44] Xuất khẩu đã tăng gấp bốn lần. Hệ thống tưới tiêu với các đập nước bao phủ 55% diện tích đất nông nghiệp tại Đài Loan. Sản xuất lương thực gia tăng gấp bốn lần và việc sản xuất đường đã gia tăng gấp 15 lần từ năm 1895 đến 1925 và Đài Loan đã trở thành một vùng lương thực chính phục vụ cho nền kinh tế công nghiệp của Nhật Bản. Hệ thống chăm sóc sức khỏe được thiết lập rộng rãi và các bệnh truyền nhiễm đã gần như được loại bỏ hoàn toàn. Tuổi thọ trung bình của một cư dân Đài Loan tăng lên 60 vào năm 1945.[45]

Kagi Jinja (Gia Nghĩa thần xã), một trong nhiều đền thờ Thần đạo được xây dựng tại Đài Loan.

Vào tháng 10 năm 1935, tổng đốc Đài Loan đã tổ chức một Triển làm kỉ niệm 40 năm Nhật Bản bắt đầu quản lý Đài Loan, giới thiệu những thành tựu của quá trình hiện đại hóa Đài Loan dưới sự cai trị của Nhật Bản. Điều này thu hút sự chú ý trên toàn thế giới, trong đó chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đã cử một người được giáo dục tại Nhật Bản là Trần Nghi đến tham dự sự kiện. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình về khả năng của chính quyền Nhật Bản trong việc phát triển Đài Loan, và nhận xét rằng người Đài Loan thật may mắn vì đã được sống dưới quyền quản lý có hiệu quả như vậy. Trần Nghi về sau trở thành trưởng quan hành chính đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan.

Thời kỳ cai trị sau của Nhật Bản đã chứng kiến sự xuất hiện một tầng lớp ưu tú được giáo dục và có tổ chức của người bản địa. Trong thập niên 1930, một vài nhóm lãnh đạo nội địa được thành lập trong thời điểm ở những nơi khác trên thế giới, người ta đang tìm cách chấm dứt chủ nghĩa thực dân. Năm 1935, người Đài Loan đã bầu nhóm đầu tiên của họ làm thành viên của cơ quan lập pháp địa phương. Vào tháng 3 năm 1945, nhánh lập pháp của chính quyền Nhật Bản đã sửa đổi luật bầu cử để cho phép có đại diện của Đài Loan trong Quốc hội Nhật Bản.

Quân tình nguyện Takasago từng là một đơn vị quân đội Nhật Bản tuyển tân binh từ các bộ lạc thổ dân Đài Loan.

Khi Nhật Bản tiến hành chiến tranh trên quy mô toàn Trung Quốc vào năm 1937, họ đã mở rộng khả năng sản xuất các vật vật tư dùng cho chiến tranh của Đài Loan. Năm 1939, tại Đài Loan, sản xuất công nghiệp đã vượt qua sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, kế hoạch "hoàng dân hóa" đã được tiến hành để thấm nhuần "tinh thần Nhật Bản" (Đại Hòa hồn) trong các cư dân Đài Loan, và đảm bảo rằng người Đài Loan sẽ vẫn là các thần dân trung thành với Thiên hoàng Nhật Bản và sẵn sàng hy sinh trong chiến tranh. Các biện pháp bao gồm giáo dục tiếng Nhật, lựa chọn tên gọi Nhật Bản, và theo tín ngưỡng Nhật Bản. Năm 1943, 94% trẻ em được hưởng 6 năm giáo dục bắt buộc. Từ năm 1937 đến 1945, 126.750 người Đài Loan đã tham gia và phục vụ trong quân đội Nhật Bản, trong khi 80.433 đã nhập ngũ từ năm 1942 đến 1945. Trong tổng số này, có 30.304 người hay 15%, đã thiệt mạng trong các cuộc chiến của Nhật Bản tại châu Á.

Hải quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động rất nhiều tại Đài Loan. "Nam tiến luận" là dựa trên Đại học Đế quốc Đài Bắc (nay là Đại học Quốc lập Đài Loan) tại Đài Loan. Nhiều trong số các lực lượng Nhật Bản tham gia Không chiến Đài Loan đặt căn cứ tại Đài Loan. Các căn cứ quân sự quan trọng của Nhật Bản và các trung tâm công nghiệp trên khắp Đài Loan, như tại Takao (Cao Hùng), là mục tiêu của các vụ oanh tạc ác liệt của Hoa Kỳ.

Năm 1942, sau khi Hoa Kỳ tham chiến chống lại Nhật Bản và đứng về phía Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc của Quốc Dân đảng đã từ chối thừa nhận tất cả các hiệp ước đã ký với Nhật Bản trước đây và biến việc Đài Loan trở về Trung Quốc (cũng như Mãn Châu) là một trong các mục tiêu chiến tranh. Trong Tuyên bố Cairo năm 1943, các lực lượng Đồng Minh đã tuyên bố sự trở về Trung Quốc của Đài Loan (bao gồm Bành Hồ) là một trong số các yêu cầu của Đồng Minh. Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện với việc ký vào văn kiện đầu hàng và chấm dứt quyền cai trị của mình tại Đài Loan và lãnh thổ này được đặt dưới quyền kiểm soát hành chính của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1945 bởi Cơ quan Cứu tế và Phục hồi Liên Hợp Quốc.[46] Theo quy định trong điều 2 của Hiệp ước San Francisco, Nhật Bản chính thức từ bỏ chủ quyền lãnh thổ đối với Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, hiệp ước được ký kết vào năm 1951 và có hiệu lực vào năm 1952. Khi Hiệp ước Hòa bình San Francisco có hiệu lực, tình trạng chính trị của Đài Loan và quần đảo Bành Hồ vẫn chưa chắc chắn.[46] Trung Hoa Dân QuốcNhật Bản đã ký kết Hiệp ước Hòa bình Trung-Nhật vào ngày 28 tháng 4 năm 1952 tại Đài Bắc và hiệp ước có hiệu lực vào ngày 5 tháng 8 cùng năm.[47]

Trung Hoa Dân Quốc cai trị

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Hồ Tĩnh Phân (胡靜芬, Ching-fen Hu). “Taiwan's Geopolitics and Chiang Ching-Kuo's Decision to Democratize Taiwan” (PDF). Stanford Journal of East Asian Affairs. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ a b Chang (1989).
  3. ^ Olsen & Miller-Antonio (1992).
  4. ^ Zuozhen Man Lưu trữ 2012-07-15 tại Archive.today, Encyclopedia of Taiwan.
  5. ^ Jiao (2007), tr. 89–90.
  6. ^ Changbin Culture Lưu trữ 2014-05-03 tại Wayback Machine, Encyclopedia of Taiwan.
  7. ^ Jiao (2007), tr. 91–94.
  8. ^ Tapenkeng Site Lưu trữ 2012-07-15 tại Archive.today, Encyclopedia of Taiwan.
  9. ^ a b Blust (1999).
  10. ^ Diamond (2000).
  11. ^ Hill và đồng nghiệp (2007).
  12. ^ Bird, Hope & Taylor (2004).
  13. ^ Jiao (2007), tr. 94–103.
  14. ^ Tsang, Cheng-hwa (2000). “Recent advances in the Iron Age archaeology of Taiwan”. Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association. 20: 153–158. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  15. ^ Borao Mateo (2002), tr. 2–9.
  16. ^ Borao Mateo (2002), tr. 329–333.
  17. ^ Blusse & Everts (2000), tr. 300–309.
  18. ^ Campbell (1915).
  19. ^ a b Blusse & Everts (2000).
  20. ^ Shepherd (1993), tr. 1–29.
  21. ^ Keliher (2003), tr. 32.
  22. ^ Shepherd (1993).
  23. ^ Everts (2000), tr. 151–155.
  24. ^ Spence (1999), tr. 46–49.
  25. ^ Clements (2004), tr. 188–201.
  26. ^ Spence (1999), tr. 51–57.
  27. ^ Clements (2004), tr. 215.
  28. ^ Teng (2004), tr. 34–59.
  29. ^ Teng (2004), tr. 34–49, 177–179.
  30. ^ Leung (1983), tr. 270.
  31. ^ Morris (2002), tr. 5–6.
  32. ^ a b Zhang (1998), tr. 514.
  33. ^ Government Information Office, "A Brief History of Taiwan: European Occupation of Taiwan and Confrontation between Holland in the South and Spain in the North"
  34. ^ Wills, John E., Jr. (2006). “The Seventeenth-century Transformation: Taiwan under the Dutch and the Cheng Regime”. Trong Rubinstein, Murray A. (biên tập). Taiwan: A New History. M.E. Sharpe. tr. 84–106. ISBN 978-0-7656-1495-7.
  35. ^ Smits, Gregory (2007). “Recent Trends in Scholarship on the History of Ryukyu's Relations with China and Japan” (PDF). Trong Ölschleger, Hans Dieter (biên tập). Bản sao đã lưu trữ. Göttingen: Bonn University Press via V&R Unipress. tr. 215–228. ISBN 978-3-89971-355-8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |book= (trợ giúp)
  36. ^ Chiu, Hungdah (1979). China and the Taiwan Issue. London: Praeger Publishers Inc. ISBN 0-03-048911-3.
  37. ^ Paine, S.C.M (2002). The Sino-Japanese War of 1894–1895: Perceptions, Power, and Primacy. London: Cambridge University Press. ISBN 0-521-81714-5.
  38. ^ Ravina, Mark (2003). The Last Samurai: The Life and Battles of Saigo Takamori. Wiley. ISBN 0-471-08970-2.
  39. ^ Smits, Gregory (1999). "Visions of Ryūkyū: Identity and Ideology in Early-Modern Thought and Politics." Honolulu: University of Hawai'i Press.
  40. ^ Morris (2002), tr. 4–18.
  41. ^ a b Katz (2005).
  42. ^ Ching (2001), tr. 137–140.
  43. ^ Zhang (1998), tr. 515.
  44. ^ Yosaburo (1907).
  45. ^ Kerr (1966).
  46. ^ a b [1] Lưu trữ 2011-07-28 tại Wayback Machine UNHCR
  47. ^ Henckaerts, Jean-Marie (1996). The international status of Taiwan in the new world order: legal and political considerations. Kluwer Law International. tr. 337. ISBN 90-411-0929-3. p7. "In any case, there appears to be strong legal ground to support the view that since the entry into force of the 1952 ROC-Japan bilateral peace treaty, Taiwan has become the de jure territory of the ROC. This interpretation of the legal status of Taiwan is confirmed by several Japanese court decisions. For instance, in the case of Japan v. Lai Chin Jung, decided by the Tokyo High Court on ngày 24 tháng 12 năm 1956, it was stated that ‘Formosa and the Pescadores came to belong to the Republic of China, at any rate on ngày 5 tháng 8 năm 1952, when the [Peace] Treaty between Japan and the Republic of China came into force…’"
    p8. "the principles of prescription and occupation that may justify the ROC's claim to Taiwan certainly are not applicable to the PRC because the application of these two principles to the Taiwan situation presupposes the validity of the two peace treaties by which Japan renounce its claim to Taiwan and thus makes the island terra nullius."

Tham khảo

  • Asia Society (ngày 14 tháng 3 năm 2000), Opposition Wins Taiwan Election, Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2000, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  • Bird, Michael I; Hope, Geoffrey; Taylor, David (2004), “Populating PEP II: the dispersal of humans and agriculture through Austral-Asia and Oceania” (PDF), Quaternary International: 145–163, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2014, truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2007.
  • Blusse, Leonard; Everts, Natalie (2000), The Formosan Encounter: Notes on Formosa's Aboriginal Society – A selection of Documents from Dutch Archival Sources Vol. I & II, Taipei: Shung Ye Museum of Formosan Aborigines, ISBN 957-99767-2-4 and ISBN 957-99767-7-5.
  • Blust, Robert (1999), “Subgrouping, circularity and extinction: some issues in Austronesian comparative linguistics”, trong E. Zeitoun; P.J.K Li (biên tập), Selected papers from the Eighth International Conference on Austronesian Linguistics, Taipei: Academia Sinica, tr. 31–94.
  • Borao Mateo, Jose Eugenio (2002), Spaniards in Taiwan Vol. II:1642–1682, Taipei: SMC Publishing, ISBN 978-957-638-589-6.
  • Brown, Melissa J (1996), “On Becoming Chinese”, trong FIX (biên tập), Negotiating Ethnicities in China and Taiwan, Berkeley, CA: University of California Press.
  • Brown, Melissa J. (2001), “Reconstructing ethnicity: recorded and remembered identity in Taiwan”, Ethnology (2).
  • Brown, Melissa J (2004), Is Taiwan Chinese?: The Impact of Culture, Power and Migration on Changing Identities, Berkeley: University of California Press, ISBN 0-520-23182-1.
  • Campbell, Rev. William (1915), Sketches of Formosa, London, Edinburgh, New York: Marshall Brothers Ltd. reprinted by SMC Publishing Inc 1996, ISBN 957-638-377-3.
  • Chan (1997), “Taiwan as an Emerging Foreign Aid Donor: Developments, Problems, and Prospects”, Pacific Affairs, 70 (1): 37–56, JSTOR 2761227.
  • Chang, K.C. (1989), translated by W. Tsao, ed. by B. Gordon, “The Neolithic Taiwan Strait” (PDF), Kaogu, 6: 541–550, 569.
  • Chen, Chiu-kun (1997), Qing dai Taiwan tu zhe di quan, (Land Rights in Qing Era Taiwan), Taipei, Taiwan: Academia Historica, ISBN 957-671-272-6.
  • Chen, Chiukun (1999), “From Landlords To Local Strongmen: The Transformation Of Local Elites In Mid-Ch'ing Taiwan, 1780-1862”, trong FIX (biên tập), Taiwan: a New history, Armonk, N.Y.: M.E. Sharpe, tr. 133–62.
  • Ching, Leo T.S. (2001), Becoming "Japanese" – Colonial Taiwan and The Politics of Identity Formation, Berkeley: University of California Press., ISBN 978-0-520-22551-0.
  • Chu, Jou-juo (2001), Taiwan at the end of The 20th Century:The Gains and Losses, Taipei: Tonsan Publications.
  • Council of Indigenous Peoples. (2004), Table 1. Statistics of Indigenous Population in Taiwan and Fukien Areas for Townships, Cities and Districts, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2007.
  • Clements, Jonathan (2004), Pirate King: Coxinga and the Fall of the Ming Dynasty, United Kingdom: Muramasa Industries Limited, ISBN 978-0-7509-3269-1
  • Cohen, Marc J. (1988), Taiwan At The Crossroads: Human Rights, Political Development and Social Change on the Beautiful Island, Washington D.C.: Asia Resource Center.
  • Copper, John F. (2003), Taiwan:Nation-State or Province? Fourth Edition, Boulder, CO: Westview Press.
  • Crossley, Pamela Kyle (1999), A Translucent Mirror: History and Identity in Qing Imperial Ideology, Berkeley: University of California Press, ISBN 0-520-23424-3.
  • Council of Indigenous Peoples, Executive Yuan (2006), Statistics of Indigenous Population in Taiwan and Fukien Areas, Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2006, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  • Diamond, Jared M (2000), “Taiwan's gift to the world” (PDF), Nature, 403 (6771): 709–710, doi:10.1038/35001685, PMID 10693781, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2006, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  • Dikotter, Frank (1992), The Discourse of Race in Modern China, Stanford, CA: Stanford University Press, ISBN 0-8047-2334-6.
  • Ebrey, Patricia (1996), “Surnames and Han Chinese Identity”, trong Melissa J. Brown (biên tập), Negotiating Ethnicities in China and Taiwan, Berkeley, CA: University of California Press, ISBN 1-55729-048-2.
  • Edmondson, Robert (2002), “The February 28 Incident and National Identity”, trong Stephane Corcuff (biên tập), Momories of the Future:National Identity Issues and the Search for a New Taiwan, New York: M.E. Sharpe
  • Everts, Natalie (2000), “Jacob Lamay van Taywan: An Indigenous Formosan Who Became an Amsterdam Citizen”, Ed. David Blundell; Austronesian Taiwan:Linguistics' History, Ethnology, Prehistory, Berkeley, CA: University of California Press.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. ISBN 957-30287-0-0
  • Gates, Hill (1981), “Ethnicity and Social Class”, trong Emily Martin Ahern; Hill Gates (biên tập), The Anthropology of Taiwanese Society, Stanford University Press, ISBN 978-0-8047-1043-5
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..   Website of Government Information Office, Republic of China. Truy cập 3/22/2007.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Government Information Office, "A Brief History of Taiwan," (2007)|reference=Government Information Office, Republic of China. "A Brief History of Taiwan: European Occupation of Taiwan and Confrontation between Holland in the South and Spain in the North" Lưu trữ 2007-08-01 tại Wayback Machine.
  • Guo, Hongbin (2003), “Keeping or abandoning Taiwan”, Taiwanese History for the Taiwanese. Taiwan Overseas Net.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. ISBN 957-99767-9-1
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. ISBN 0-87808-351-0
  • Hill, Catherine; Soares, Pedro; Mormina, Maru; Macaulay, Vincent (2007), “A Mitochondrial Stratigraphy for Island Southeast Asia”, American Journal of Human Genetics: 1735–1737, PMC 1876738.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Hu, Ching-fen (2005), “Taiwan's geopolitics and Chiang Ching-Kuo's decision to democratize Taiwan” (PDF), Stanford Journal of East Asian Affairs, 1 (1): 26–44, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  • Jiao, Tianlong (2007), The neolithic of southeast China: cultural transformation and regional interaction on the coast, Cambria Press, ISBN 978-1-934043-16-5.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Katz, Paul (2005), When The Valleys Turned Blood Red: The Ta-pa-ni Incident in Colonial Taiwan, Honolulu, HA: University of Hawaii Press, ISBN 978-0-8248-2915-5
  • Keliher, Macabe (2003), Out of China or Yu Yonghe's Tales of Formosa: A History of 17th Century Taiwan, Taipei: SMC Publishing, ISBN 978-957-638-608-4.
  • Kerr, George H (1966), Formosa Betrayed, London: Eyre and Spottiswoode, Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2018.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. ISBN 957-638-334-X
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Leung, Edwin Pak-Wah (1983), “The Quasi-War in East Asia: Japan's Expedition to Taiwan and the Ryūkyū Controversy”, Modern Asian Studies, 17 (2): 257–281.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. ISBN 957-01-0937-8
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Morris, Andrew (2002), “The Taiwan Republic of 1895 and the Failure of the Qing Modernizing Project”, trong Stephane Corcuff (biên tập), Memories of the Future: National Identity issues and the Search for a New Taiwan, New York: M.E. Sharpe, ISBN 978-0-7656-0791-1
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Olsen, John W.; Miller-Antonio, Sari (1992), “The Palaeolithic in Southern China”, Asian Perspectives, 31 (2): 129–160.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. ISBN 957-638-599-7
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. ISBN 957-638-358-7
  • Interview: 2003: Pan Jin Yu (age 93) -in Puli
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. Republished 1993, Taipei, SMC Publishing. ISBN 957-638-163-0.
  • Reuters, "Taiwan election shooting suspect dead," (2005)|reference=Reuters. "Taiwan election shooting suspect dead," ngày 7 tháng 3 năm 2005.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. ISBN 1-56324-816-6
  • Shepherd, John R. (1993), Statecraft and Political Economy on the Taiwan Frontier, 1600–1800, Stanford, California: Stanford University Press., ISBN 978-0-8047-2066-3. Reprinted 1995, SMC Publishing, Taipei. ISBN 957-638-311-0
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. Truy cập 3/16/2007.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Spence, Jonathan D. (1999), The Search for Modern China (Second Edition), USA: W.W. Norton and Company, ISBN 978-0-393-97351-8.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).. ISBN 1-56324-816-6
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  • Teng, Emma Jinhua (2004), Taiwan's Imagined Geography: Chinese Colonial Travel Writing and Pictures, 1683–1895, Cambridge MA: Harvard University Press, ISBN 978-0-674-01451-0.
  • Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil)..
  • Watchman, Alan M. (1994), Taiwan:National Identity and Democratization, New York: M.E.Sharpe Inc.
  • Wilson, Richard W (1970), Learning To Be Chinese: The Political Socialization of Children in Taiwan, Cambridge, MA: Massachusetts Institute of Technology.
  • Yosaburo, Takekoshi (1907), Japanese Rule in Formosa, Taipei: Longman's Green and Company
  • Zeitoun, Elizabeth; Yu, Ching-Hua (2005), “The Formosan Language Archive: Linguistic Analysis and Language Processing” (PDF), Computational Linguistics and Chinese Language Processing, 10 (2): 167–200, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011, truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  • Zhang, Yufa (1998), Zhonghua Minguo shigao (中華民國史稿), Taipei, Taiwan: Lian jing (聯經), ISBN 957-08-1826-3.

Liên kết ngoài