Cổng thông tin:Châu Á

Bản đồ thế giới chỉ ra châu Á về mặt địa lý

Châu Áchâu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầuĐông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga. Khoảng 60% của dân số thế giới sinh sống ở châu Á.

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ DươngThái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. [ Đọc tiếp ]

Bức ảnh nổi tiếng "Raising the Flag on Iwo Jima" của nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal miêu tả cảnh Thủy quân lục chiến Mỹ cắm cờ chiến thắng trên đỉnh Suribachi vào ngày 23 tháng 2, 1945.
Trận Iwo Jima (19 tháng 226 tháng 3 năm 1945) là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai giữa MỹĐế quốc Nhật Bản tại đảo Iwo Jima. Đây là một trong những trận đánh ác liệt nhất của chiến trường Thái Bình Dương và kết quả sau một tháng giao tranh, quân Mỹ đã chiếm được Iwo Jima với thương vong khủng khiếp của cả hai bên tham chiến. Cũng từ đây, người Mỹ đã biến hòn đảo thành một căn cứ không quân để tấn công các trung tâm công nghiệp trọng điểm trên lãnh thổ Nhật Bản bằng các máy bay ném bom hạng trungkhu trục cơ yểm trợ.

Iwo Jima cũng là trận đánh đầu tiên của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản. Do đó, quân Mỹ đã phải đối đầu với một hệ thống phòng ngự dày đặc cùng với các công sự kiên cố, trận địa pháo được ngụy trang, địa đạo dưới mặt đất và sức chống trả ngoan cường của người Nhật dựa vào các hang động tự nhiên và địa hình núi đá hiểm trở. Núi Suribachi, điểm cao nhất trên hòn đảo và cũng là một vị trí phòng thủ quan trọng, bị lính thủy đánh bộ đánh chiếm vào ngày 23 tháng 2 và bức ảnh 6 lính thủy đánh bộ cắm cờ trên đỉnh Suribachi với tên gọi “Raising the Flag on Iwo Jima” đã trở thành biểu tượng cho trận đánh. Tuy nhiên, phải đến ngày 16 tháng 3, hòn đảo mới chính thức được phía Mỹ tuyên bố an toàn.

Trận Iwo Jima cũng đã làm nên tên tuổi của vị tướng người Nhật có nhiệm vụ bảo vệ hòn đảo là đại tướng Kuribayashi Tadamichi. Bối cảnh trận đánh đã được dựng thành nhiều bộ phim nổi tiếng, trong đó gần đây là hai bộ phim Flags of Our Fathers (Ngọn cờ cha ông) và Letters from Iwo Jima (Những bức thư từ Iwo Jima) của đạo diễn Clint Eastwood.


Cờ của Gruzia
Gruzia (tiếng Gruzia: საქართველო, chuyển tự thành Sakartvelo) là một quốc gia Âu Á tại vùng Caucasus phía bờ đông Biển Đen. Nước này có biên giới phía bắc giáp với Nga, phía nam với Thổ Nhĩ KỳArmenia, phía đông với Azerbaijan. Đây là một quốc gia liên lục địa, nằm tại điểm nối Đông ÂuTây Á.

Lãnh thổ Gruzia hiện đại ngày nay từng liên tục có người sinh sống từ đầu Thời đồ đá. Trong thời cổ điển các quốc gia giai đoạn sớm được coi là tiền thân dẫn tới sự thành lập nhà nước Gruzia cũng như văn hoá và bản sắc quốc gia nước này là ColchisIberia đã nổi lên. Quá trình du nhập của Thiên chúa giáo diễn ra đầu thế kỷ thứ 4 và được thống nhất trong một chế độ quân chủ duy nhất năm 1008, Gruzia đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và suy tàn cho tới khi bị chia thành nhiều thực thể chính trị nhỏ trong thế kỷ 16. Đế quốc Nga đã dần dần chiếm các vùng đất của Gruzia từ năm 1801 tới 1866. Một nhà nước Cộng hoà Dân chủ Gruzia xuất hiện và tồn tại ngắn ngủi sau Cách mạng Nga 1917 (1918-1921) – sụp đổ sau cuộc xâm lược của những người Bolshevik. Gruzia bị sáp nhập vào Liên bang Xô viết năm 1922. Gruzia giành lại độc lập từ Liên xô năm 1991 và, sau một giai đoạn nội chiến và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tới cuối thập niên 1990 tình hình Gruzia hầu như đã ổn định. Cuộc Cách mạng hồng không đổ máu năm 2003 đã thiết lập một chính phủ cải cách ủng hộ phương Tây và đang có kế hoạch gia nhập NATO cũng như nỗ lực đưa các vùng đất chủ trương ly khai trở lại dưới quyền kiểm soát của Gruzia. Những nỗ lực đó đã làm xói mòn quan hệ với Nga, một phần vì sự hiện diện hiện tại của quân đội Nga. Tới năm 2007, hầu hết các lực lượng vũ trang Nga đã rút đi, căn cứ cuối cùng của Nga tại Batumi dự kiến sẽ rút năm 2008.

Địa hình Gruzia đa dạng từ kiểu núi cao tại Dãy Caucasus tới cận nhiệt đới dọc bờ Biển Đen, khiến nước này trở thành một địa điểm hấp dẫn du lịch. Nông nghiệp -- đặc biệt là truyền thống sản xuất rượu – đã xuất hiện từ thời tiền sử, và vẫn chiếm một phần quan trọng trong nền quốc gia. Những phát triển kinh tế gần đây của đất nước này đã ngang tầm phát triển chung của các quốc gia vùng Âu Á.

Gruzia là một quốc gia đại diện dân chủ, được tổ chức như một nhà nước cộng hoà bán tổng thống nhất thể. Gruzia hiện là một thành viên của Liên hiệp quốc, Hội đồng Châu Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Thương mại Thế giớiTổ chức Hợp tác Kinh tế Biển Đen, và đang xin gia nhập Liên minh Châu ÂuNATO.


Ả Rập Saudi · Ai Cập · Afghanistan · Armenia · Ấn Độ · Azerbaijan · Bahrain · Bangladesh · Bhutan · Brunei · Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Campuchia · Gruzia · Indonesia · Iran · Iraq · Israel · Jordan · Kazakhstan · Hàn Quốc · Kuwait · Kyrgyzstan · Lào · Liban · Malaysia · Maldives · Mông Cổ · Myanmar · Nepal · Nga · Nhật Bản · Oman · Pakistan · Philippines · Qatar · Singapore · Cộng hòa Síp · Sri Lanka · Syria · Tajikistan · Thái Lan · Bắc Triều Tiên · Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa · Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) · Đông Timor (Timor-Leste) · Thổ Nhĩ Kỳ · Turkmenistan · Uzbekistan · Việt Nam · Yemen




AgamaSinaita01 ST 10.jpg

Một con Agama sinaita đực chụp tại Jordan, loài này thường tồn tại ở các sa mạc ven Biển Đỏ


Hình ảnh từ vệ tinh của lưu vực sông Ấn.
Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được biết đến như là Sindhu trong tiếng Phạn, Sinthos trong tiếng Hy Lạp, và Sindus trong tiếng Latinh, là một con sông chính của Pakistan. Trước khi diễn ra sự chia cắt Ấn Độ thành các quốc gia ngày nay là Ấn Độ và Pakistan năm 1947 thì sông Ấn là con sông lớn thứ hai sau sông Hằng khi xét về khía cạnh tầm quan trọng văn hóa và thương mại của khu vực, và nó là nguồn gốc của tên gọi của Ấn Độ. Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ dãy núi Himalaya theo hướng đông bắc-tây nam qua Kashmir, và sau đó chảy theo hướng nam gần như theo toàn bộ đường chiều dài biên giới của Pakistan với Ấn Độ nhưng sâu trong lãnh thổ của Pakistan. Chiều dài của sông này được tính toán theo các nguồn khác nhau dao động từ 2.900 đến 3.200 km. Nền văn minh lưu vực sông Ấn có một số điểm định cư dân kiểu đô thị sớm nhất thế giới.


Cùng tham gia viết các bài viết về Châu Á.

Bài viết chọn lọc Hãy giúp chúng tôi phát triển các bài viết chọn lọc liên quan đến Châu Á:

Sinh họcSinh học
Tê giác Java  ·

Lịch sửLịch sử
Chăm Pa  · Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979  · Chiến tranh Boshin  · Chiến tranh Triều Tiên  · Chiến tranh vùng Vịnh  · Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan  · Cuộc hành quân Ten-Go  · Đường Trường Sơn  · Hải quân Đế quốc Nhật Bản  · Lịch sử Nhật Bản  · Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc  · Liên Xô  · Yamato (lớp thiết giáp hạm)  · Nhà Lý  · Tam Quốc  · Thánh địa Cát Tiên  · Toàn quyền Đông Dương  · Trận Iwo Jima  · Trận Trân Châu Cảng  · Trận Xích Bích  · Gia Long  · Lê Đại Hành  · Nguyễn Huệ  · Phan Bội Châu  · Thành Cát Tư Hãn  · Thích Quảng Đức  · Suleiman I  ·

Địa lýĐịa lý
Địa lý châu Á  · Hà Nội  · Hồng Kông  · Indonesia  · Nhật Bản  · Thành phố Hồ Chí Minh  · Vịnh Hạ Long  · Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng  ·

Tôn giáoTôn giáo
Kinh điển Phật giáo  · Kitô giáo  · Lịch sử Phật giáo  · Long Thụ  · Nho giáo  · Phật giáo  · Phật giáo Việt Nam  · Tất-đạt-đa Cồ-đàm  · Thiền tông  ·

Ngôn ngữNgôn ngữ
Phiên thiết Hán-Việt  · Tiếng Nhật  · Tiếng Nhật  · Tiếng Phạn  · Tiếng Việt  ·

Kinh tếKinh tế
Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  · Kinh tế Việt Nam Cộng hòa  ·

Văn hóa - nghệ thuậtVăn hóa - nghệ thuật
Chùa Việt Nam  · Nông thôn Việt Nam  · Tín ngưỡng Việt Nam  · Tam quốc diễn nghĩa  · Thế Lữ  · Gốm Bát Tràng  · Nghệ thuật Phật giáo  · Điện ảnh Việt Nam  · Ozu Yasujirō  · Thành Long  · Phim hoạt hình Đôrêmon  · Đôrêmon  · Takahashi Rumiko  · Tokyo Mew Mew
Bài viết bị rút sao Hãy giúp chúng tôi hồi phục những bài viết từng là bài viết chọn lọc nhưng đã bị rút sao: Tết Nguyên đán • Yuri Gagarin • Đập Tam Hiệp • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa • Trung Quốc • Moskva • H'Mông • Xứ tuyết • Nga • Hàn Quốc  • Tên người Việt Nam
Châu Á trên Wikinews Châu Á trên Wikiquote Châu Á trên Wikibooks Châu Á trên Wikisource Châu Á trên Wiktionary Châu Á trên Wikiversity Châu Á trên Wikimedia Commons
Tin tức Danh ngôn Sách Văn kiện Từ điển định nghĩa Tài liệu giáo dục Hình ảnh và âm thanh

Chủ đề con:


Chủ đề liên quan: