Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2016, tên gọi chính thức là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Toyota 2016 (tiếng Anh: Toyota V.League 1 – 2016) vì lý do tài trợ, là mùa giải chuyên nghiệp thứ 16 và là mùa giải thứ 33 của Giải bóng đá Vô địch Quốc gia, giải đấu bóng đá hạng cao nhất Việt Nam. Giải khởi tranh vào ngày 20 tháng 2 và kết thúc vào ngày 18 tháng 9 năm 2016 với 14 câu lạc bộ tham dự.[1] Đây là năm thứ hai liên tiếp tập đoàn Toyota của Nhật Bản trở thành nhà tài trợ chính của giải đấu.
Mùa giải 2016 sẽ có 1,5 suất xuống hạng. Đội xếp thứ 14 chung cuộc sẽ trực tiếp xuống tham gia V.League 2 2017, còn đội xếp thứ 13 chung cuộc sẽ phải thi đấu trận play-off với đội đại diện V.League 2 2016 để giành quyền tham gia V.League 1 mùa giải tiếp theo.[2]
Bóng thi đấu
Bóng thi đấu chính thức trong những vòng đấu đầu tiên được tài trợ bởi hãng Grand Sport (Thái Lan), sau đó chuyển sang bóng của hãng Động Lực (Việt Nam).
Bảo hiểm
Từ mùa bóng 2016, toàn bộ các cầu thủ, trọng tài, giám sát tham gia thi đấu và điều hành các trận đấu tại V.League 1 được trang bị bảo hiểm thân thể, rủi ro với mức chi trả lên đến 300 triệu đồng/mùa cho 1 cầu thủ và 200 triệu đồng/mùa đối với trọng tài hoặc giám sát. Toàn bộ số tiền tham gia bảo hiểm do Công ty Bảo hiểm Hùng Vương tài trợ.
Ngày 31 tháng 3 năm 2016, Công ty cổ phần phát triển bóng đá Hà Nội đổi tên thành Công ty cổ phần phát triển bóng đá Sài Gòn vẫn thuộc sở hữu của ông Nguyễn Giang Đông, đồng thời gửi công văn tới Liên đoàn bóng đá Việt Nam đề nghị chuyển địa điểm và tên gọi ngay giữa mùa giải 2016.[3][4] Ngày 4 tháng 4 năm 2016, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đồng ý để câu lạc bộ Hà Nội đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn và đăng ký sân vận động Thống Nhất làm sân nhà thi đấu tại V.League 1 2016.[5]
Mỗi câu lạc bộ được phép đăng ký và sử dụng 2 cầu thủ ngoại và 1 cầu thủ nhập tịch, trừ Becamex Bình Dương và Hà Nội T&T tham dự AFC Champions League được đăng ký 3 ngoại binh, 1 cầu thủ châu Á và 1 cầu thủ nhập tịch (tuy nhiên vẫn chỉ được phép sử dụng 2 ngoại binh và 1 cầu thủ nhập tịch trong một trận đấu).
Nguồn: CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Kết quả đối đầu; 3) Hiệu số bàn thắng; 4) Số bàn thắng; 5) Số bàn thắng sân khách; 6) Play-off (nếu tranh huy chương hoặc xuống hạng); 7) Bốc thăm. (C) Vô địch; (O) Thắng play-off; (Q) Giành quyền tham dự giai đoạn được chỉ định; (R) Xuống hạng Ghi chú:
^Trường hợp bị loại sẽ tham dự vòng bảng Cúp AFC 2017.
Cập nhật lần cuối: 18 tháng 9 năm 2016. Nguồn: VPF 1 ^ Đội chủ nhà được liệt kê ở cột bên tay trái. Màu sắc: Xanh = Chủ nhà thắng; Vàng = Hòa; Đỏ = Đội khách thắng.
Play-off
Ba đội bóng xếp thứ hai đến thứ tư chung cuộc tại giải Hạng Nhất 2016 sẽ thi đấu trong một vòng đấu loại. Hai đội đứng thứ ba và thứ tư sẽ gặp nhau để xác định đội thi đấu với đội đứng thứ nhì. Đội thắng trong cặp đấu này sẽ giành quyền thi đấu với đội xếp thứ 13 của V.League 1, với địa điểm thi đấu do ban tổ chức quyết định. Ở hai trận play-off đầu tiên, trường hợp hai đội hoà nhau sau 90 phút chính thức sẽ tiến hành đá luân lưu (không có hiệp phụ).[11]
Sân vận động: Sân vận động Thiên Trường Lượng khán giả: 6.000 Trọng tài: Nguyễn Trung Kiên B (Việt Nam) Trợ lý trọng tài: Trần Mạnh Lân (Việt Nam) Trợ lý trọng tài: Phan Huy Hoàng (Việt Nam) Trọng tài bàn: Nguyễn Trung Kiên A (Việt Nam)
^“Hai to coach Thanh Hoa again”. vietnamnews.vn. Vietnam News. ngày 20 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2016.