Lễ trao giải Oscar lần thứ 95 là lễ trao giải thường niên do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh tổ chức, nhằm tôn vinh những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất năm 2022. Buổi lễ được diễn ra tại Nhà hát Dolby ở Hollywood, Los Angeles, California vào ngày 12 tháng 3 năm 2023,[3] do Glenn Weiss làm đạo diễn kiêm đồng sản xuất chương trình và phát sóng trên truyền hình tại Mỹ bởi đài ABC,[4] và đồng thời được phát sóng tại Việt Nam vào ngày 13 tháng 3 năm 2023 trên K+. Jimmy Kimmel là người dẫn chương trình tổng thể của buổi lễ, đánh dấu đây là lần thứ ba Kimmel dẫn chương trình cho giải Oscar, sau buổi lễ lần thứ 89 và lần thứ 90.[5]
Đề cử và đoạt giải
Các đề cử chính thức của từng hạng mục đã được Riz Ahmed và Allison Williams công bố vào ngày 24 tháng 1 năm 2023.[6][7]
Với việc được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Dương Tử Quỳnh trở thành nữ diễn viên người Malaysia đầu tiên trong lịch sử, đồng thời còn là nữ diễn viên hoàn toàn là người châu Á đầu tiên được đề cử ở hạng mục này.[a] Việc Stephanie Hsu và Hồng Châu cùng được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hai nữ diễn viên người gốc Á cùng được đề cử ở một hạng mục trong cùng một năm. Ngoài ra, việc kết hợp cả Hsu và Hồng Châu với đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của Dương Tử Quỳnh và hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất của Quan Kế Huy đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử cả bốn diễn viên người châu Á đều được đề cử ở các hạng mục khác nhau liên quan đến diễn xuất.[8][9] Với việc được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất thông qua bộ phim Chiến binh Báo Đen: Wakanda bất diệt, Angela Bassett trở thành diễn viên đầu tiên trong lịch sử được đề cử ở hạng mục diễn xuất của giải Oscar trong một tác phẩm thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel.[8][10] Với 16 diễn viên lần đầu được đề cử giải Oscar ở bốn hạng mục diễn xuất, buổi lễ lần này đã đánh dấu số lượng về những người được đề cử lần đầu nhiều nhất trong lịch sử của giải.[10] Việc được đề cử ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất qua vai diễn của mình trong bộ phim The Fabelmans: Tuổi trẻ huy hoàng đã giúp cho Judd Hirsch trở thành nam diễn viên đầu tiên nhận được hai đề cử sau hơn bốn thập kỉ, và cũng là lần đầu tiên kể từ giải Oscar lần thứ 53 vào năm 1981, khi ông được đề cử ở cùng hạng mục này qua bộ phim Ordinary People (1980).[10][11] Ngoài ra, Jamie Lee Curtis và Stephanie Hsu đều trở thành những diễn viên thứ 14 và thứ 15 liên tiếp có những màn hóa thân thành các nhân vật đồng tính được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Với 12 diễn viên được đề cử ở các hạng mục về diễn xuất, buổi lễ đã được chứng kiến về số lượng các diễn viên không phải là người Mỹ được đề cử giải Oscar nhiều nhất trong lịch sử.[b]
Các đề cử của hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất đều là những người mới có lần đầu tiên được nhận vinh dự này, đánh dấu đây là lần đầu tiên trong lịch sử sau 88 năm mới có được kỷ lục này, sau giải Oscar lần thứ 7.[10] Đây cũng là lần đầu tiên sau 51 năm mà cả hai hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất đều có một đề cử kép cho một bộ phim, kể từ giải Oscar lần thứ 44. Buổi lễ còn chứng kiến một cột mốc mới, đó là lần đầu tiên sau 63 năm kể từ giải Oscar lần thứ 32, hai bộ phim riêng biệt đã giành được hai đề cử về diễn xuất trong cùng một hạng mục.
Với Le Pupille, Alfonso Cuarón trở thành người thứ hai được đề cử ở bảy hạng mục khác nhau của giải Oscar, cân bằng kỷ lục của Kenneth Branagh vào năm 2022, khi ông được đề cử ở hạng mục Phim ngắn hay nhất.[10] Bộ phim cũng đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử có một đề cử Oscar dành cho nền tảng trực tuyến Disney+.[10] Catherine Martin trở thành người đầu tiên được đề cử cả ba hạng mục trong cùng một năm, khi bà được đề cử ở ba hạng mục Phim hay nhất, Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất và Thiết kế phục trang đẹp nhất cho tác phẩm Elvis.[10] Ở độ tuổi 90, John Williams trở thành người lớn tuổi nhất trong lịch sử được đề cử giải Oscar, ngoài ra ông còn thiết lập một kỷ lục khác khi trở thành nhân vật còn sống được đề cử nhiều giải Oscar nhất và cũng là người được đề cử nhiều giải Oscar thứ hai trong lịch sử với 53 lần đề cử (chỉ sau kỷ lục 59 lần đề cử của Walt Disney).[11] Các đạo diễn Todd Field, Martin McDonagh, Daniel Kwan, Daniel Scheinert và Steven Spielberg đều cùng được đề cử ba hạng mục quan trọng của giải Oscar, bao gồm Phim hay nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.
Với hai bộ phim Avatar: Dòng chảy của nước và Phi công siêu đẳng Maverick, đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà hạng mục Phim hay nhất có tận hai tác phẩm hậu truyện cùng được đề cử trong cùng một buổi lễ, đồng thời còn là lần đầu tiên có hai tác phẩm đều đạt doanh thu hơn một tỷ USD trên toàn cầu cùng được nhận vinh dự này.[12][13] Ngoài ra, Avatar còn trở thành loạt phim thứ ba có hai hoặc nhiều phim được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất, sau Bố già và Chúa tể của những chiếc nhẫn.[c]The Quiet Girl trở thành tác phẩm đầu tiên của Ireland nhận được đề cử ở hạng mục Phim quốc tế hay nhất.[14] Việc được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất đã giúp cho Phía Tây không có gì lạ trở thành tác phẩm điện ảnh không nói tiếng Anh thứ mười lăm và là tác phẩm thứ chín đề cử ở hạng mục Phim quốc tế hay nhất được đề cử thêm vào hạng mục kể trên, đồng thời còn là tác phẩm thứ ba có bộ phim cùng chuyển thể từ tài liệu gốc có được vinh dự này, sau Mutiny on the Bounty (1962) và Câu chuyện phía Tây (2021). Với 9 đề cử có được, Phía Tây không có gì lạ cũng chính thức trở thành bộ phim quốc tế có số lần đề cử nhiều thứ hai trong lịch sử, chỉ sau 10 đề cử của Ngọa hổ tàng long (2000) và Roma (2018).[15]
Giải thưởng chính
Người chiến thắng được liệt kê lên đầu hàng, được đánh dấu bằng in đậm và biểu thị bằng biểu tượng dấu thập kép (‡).[16]
Ngày 21 tháng 6 năm 2022, AMPAS đã công bố những người giành giải trong buổi lễ trao giải Governor lần thứ 13 được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 cùng năm. Tại sự kiện này, Euzhan Palcy, Diane Warren và Peter Weir đều nhận giải Oscar danh dự, còn giải thưởng nhân đạo Jean Hersholt được trao cho cựu diễn viên Michael J. Fox.[17]
"Calling All Angels" trong phần "In Memoriam (Tưởng nhớ)"[25]
Thông tin buổi lễ
Tranh cãi về việc đề cử của Andrea Riseborough
Việc Andrea Riseborough được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho bộ phim To Leslie của cô đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ từ giới phê bình và chuyên gia, khi Momentum Pictures, nhà phát hành của bộ phim, đã không tài trợ cho một chiến dịch trao giải thông thường dựa trên việc quảng bá cho bộ phim. Thay vào đó, đạo diễn Michael Morris và vợ của ông, nữ diễn viên Mary McCormack, đã tổ chức một "chiến dịch do những người nổi tiếng hậu thuẫn" nhằm để Riseborough được đề cử giải Oscar cho hạng mục nữ chính.[26][27] Cả hai đã liên hệ với bạn bè và đồng nghiệp trong ngành giải trí, đề nghị họ xem bộ phim và chia sẻ với những người khác nếu họ thích.[28][29] Trong số những người đã vận động ủng hộ cho màn trình diễn của Riseborough có Kate Winslet, Amy Adams, Edward Norton, Melanie Lynskey, Gwyneth Paltrow, Jane Fonda, Howard Stern, Jennifer Aniston, và Cate Blanchett – người cũng được đề cử ở hạng mục này. Ngoài ra, Morris và Riseborough cũng thuê các nhà báo để cùng nhau phối hợp những nỗ lực kể trên trong chiến dịch. Mặc dù vụ việc này không được nhiều người xem hoặc coi là một ứng cử viên nặng ký của giải, nhưng chiến dịch đã nâng cao thành công danh tiếng của bộ phim khi hàng chục người nổi tiếng công khai ca ngợi bộ phim và màn trình diễn của Riseborough trên mạng xã hội; một số rạp cũng tổ chức các buổi chiếu trong quá trình bỏ phiếu cho các đề cử của giải Oscar vào tháng 1 năm 2023.[30][31] Riseborough được đề cử cho hạng mục này vào ngày 24 tháng 1, điều này được tờ Los Angeles Times gọi là "một trong những đề cử gây sốc nhất trong lịch sử của giải Oscar".[28]
Sau khi đề cử được công bố, giới truyền thông và những người trong ngành công nghiệp điện ảnh đã suy đoán rằng chiến dịch này có thể đã vi phạm quy tắc của AMPAS đối với việc trực tiếp vận động bầu cử.[32] Các quy định của AMPAS đều tuyên bố cấm các cá nhân đưa ra "chữ ký cá nhân, lời chào cá nhân hoặc yêu cầu xem phim" trong các cuộc trao đổi liên quan đến chiến dịch.[33] Một bài đăng trên tài khoản Instagram của bộ phim cũng bị chỉ trích vì có thể đã vi phạm lệnh cấm của AMPAS về "[chỉ ra] tên của 'cuộc thi'", trong đó bài đăng có lấy một đoạn trích dẫn từ nhà phê bình điện ảnh Richard Roeber, người đã ca ngợi về diễn xuất của Riseborough là tốt hơn so với Blanchett, người cũng được đề cử cho hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất thông qua vai diễn trong Tár.[34] Ngày 27 tháng 1 năm 2023, AMPAS thông báo rằng họ "đang xem xét các thủ tục vận động bầu cử cho các ứng cử viên năm nay để đảm bảo rằng không có nguyên tắc nào bị vi phạm" và đồng thời còn cho biết "liệu có cần thay đổi các quy tắc của giải trong kỷ nguyên mới của truyền thông xã hội và truyền thông kỹ thuật số hay không".[35]
AMPAS thỉnh thoảng hủy bỏ các đề cử nếu phát hiện ra rằng người được đề cử đã tham gia vào chiến dịch vận động tranh cử trái phép. Tuy vậy, không có báo cáo nào cho thấy Riseborough đã làm như vậy hoặc bất kỳ thành viên nào của AMPAS đã gửi đơn khiếu nại chính thức về hành vi của chiến dịch; do đó, hai cây viết Clayton Davis của Variety và Pete Hammond của Deadline Hollywood đều dự đoán rằng đề cử kể trên sẽ không bị ảnh hưởng.[35] Ngày 31 tháng 1 năm 2023, AMPAS đã kết thúc quá trình xem xét của mình bằng cách cam kết giải quyết "các chiến dịch vận động tiếp cận và truyền thông xã hội" mà họ cho rằng đã gây ra "mối quan ngại", dù vậy họ xác nhận rằng đề cử của Riseborough vẫn sẽ được giữ lại.[36]
Ghi chú
^Dương Tử Quỳnh là nữ diễn viên châu Á thứ hai được đề cử ở cùng hạng mục này, sau Merle Oberon vào năm 1936. Tuy nhiên, bà là nữ diễn viên đầu tiên hoàn toàn là người châu Á được nhận vinh dự này, do Merle Oberon là người lai Âu Á (sinh tại Ấn Độ nhưng là người gốc Anh).