Linh mục nhạc sĩ Hoài Đức, tức Cha cố Giuse Lê Đức Triệu, là một tên tuổi lớn trong nền Thánh Ca Việt Nam.[1]. Ông được đánh giá là " một trong những tác giả viết những tác phẩm thánh ca mở đầu cho nền âm nhạc Công giáoViệt Nam" [2]. Linh mụcnhạc sĩPhêrô Mai Tính (tức nhạc sĩ Mi Trầm), Trưởng ban Thánh nhạc giáo phận Nha Trang, đã viết về ông:
“
Những bài hát do Hoài Đức sáng tác hầu như đã đi vào linh hồn người Công giáoViệt Nam. Có lẽ không một tín hữu người Việt nào ngay từ nhỏ lại không mấp máy trên môi hay chưa từng thưởng thức những bài thánh ca bất hủ như Cùng Đi Bêlem, Mùa Đông Năm Ấy, Dâng Mẹ, Cung Chúc Trinh Vương... đặc biệt là bản nhạc "Cao Cung Lên" - ca khúc đã đưa tên tuổi Hoài Đức lên tột đỉnh. Nếu bên Âu Mỹ có những ca khúc bất tử về Giáng Sinh như Silent Night, Jingle Bell thì Việt Nam những "Đêm Đông" của Hải Linh và "Cao Cung Lên" của Hoài Đức vẫn còn sống mãi trong lòng người.[2]
”
Nhà thơ, MC Lê Đình Bảng[liên kết hỏng]- người có công sưu tầm, tìm hiểu Thánh ca Hoài Đức, trong bài phỏng vấn với nhạc sĩ Hoài Đức vào năm 1996 trên báo Công giáo và Dân tộc đã viết:
“
... cũng như nhờ Hoài Đức, trong vai trò người tiền phong, mà ngày nay người Công giáoViệt Nam chúng ta mới có được một nền âm nhạc phong phú dùng trong phụng tự.[4].
”
Tác phẩm
Quá trình sáng tác của nhạc sĩ Hoài Đức có thể chia làm ba giai đoạn:
Những ca khúc ngẫu hứng: (viết từ năm 1945 đến năm 1949), dù mang tính ngẫu hứng nhưng có những bài ca rất giá trị, vượt thời gian, như bài: Thánh Tâm Giêsu Vua đất Việt, Thiếu nhiCông giáoViệt Nam, Cung chúc Trinh Vương, Đêm đông âm u... đặc biệt là nhạc phẩm Cao cung lên (Giáng Sinh1945).
Những ca khúc bài bản: (viết từ năm 1950 đến năm 1975), điệu nhạc giản dị, hướng hẳn về bình ca, lời ca lấy từ sách kinh nguyện, Thánh Kinh, Ca Vịnh. Những bài ca nổi tiếng: Bí tích nhiệm mầu, Ngắm mình Thánh Chúa, Thờ Lạy Chúa... và những ca khúc về Đức Mẹ.
Những ca khúc thầm: (viết từ năm 1977 đến năm 1987) viết trong thời kỳ ông bị giam tù, sáng tác chuyển hẳn sang thể loại hợp xướng. Các bài: Cho Đến Bao Giờ (Ca Vịnh 12), Con Thức Trông Cậy Chúa (CV 62); Hỡi Toàn Cầu (Thánh Vịnh 99), Lạy Chúa Đừng Trách Mắng Con (TV 6); Nếu Chúa Không Ơn Lại (TV 123), Ngồi Bên Bờ Sông Babylon (TV 136)... Hầu hết những bài thánh ca hợp xướng sáng tác trong giai đoạn này chưa được phổ biến, còn xa lạ với giáo dân.[2]
Khi nói về những sáng tác của Hoài Đức, nhạc sĩ Duy Tân đã nói:
“
Hoài Đức có những tác phẩm trong đó có những dòng giai điệu như "điểm trúng huyệt đạo cảm xúc" của giáo dân, khiến nhiều người hát tưởng như từ chính lòng mình phát ra. Đó là đỉnh điểm của nghệ thuật sáng tác[3].
”
Sáng tác Thánh nhạc
Tổng cộng trên 100 bài được in trong các tuyển tập "Cung Thánh" của nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh (1945 – 1975).
Các bài hát nổi tiếng:
Thánh Tâm Giêsu, Vua đất Việt
Bài hát được sáng tác năm 1945, đây là tác phẩm đầu tiên của nhạc sĩ Hoài Đức.[2]
Cao Cung Lên
Đây là bài hát được coi là một trong những bài Thánh ca Giáng sinh bất hủ ở Việt Nam,sáng tác năm 1946[5]. Theo Lê Đình Bảng thì" "Cao Cung Lên là một hiện tượng, một trong những bản thánh ca Giáng Sinh được nhiều người biết, hát thuộc lòng và mến mộ nhất".[2]
Biên soạn về âm nhạc
Biên soạn cuốn "Nhạc lý ca điệu G ré gorio", "Bình Ca".[3]
Ông viết rất nhiều bài về Thánh nhạc Thánh ca trên nguyệt san Phụng Vụ.[3]
Vinh danh
Để ghi nhớ những đóng góp của Linh mục nhạc sĩ Hoài Đức, Ủy ban Thánh Nhạc của Hội đồng Giám mục Việt Nam và Nhạc Đoàn Lê bảo Tịnh đã tổ chức biểu diễn chương trình "Thánh ca Hoài Đức" vào ngày 08 tháng 07 năm 2010 tại Thánh đường Giáo xứ Đa Minh Ba Chuông.[6]
Trước năm 1975, linh mục Hoài Đức là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, đảm trách chức vụ quản lý Toà tổng Giám mụcBuôn Mê Thuột, nguyên giám đốcCaritas của giáo phận Buôn Mê Thuột – một tổ chức chuyên hoạt động xã hội trong lĩnh vực từ thiện, bác ái, đã đóng góp nhiều thành quả xã hội thiết thực cho người nghèo.