FULRO

FULRO
Mặt trận Thống nhất Đấu tranh
của các Sắc tộc bị Áp bức
Lãnh tụY Bham Enuol
Les Kosem
Chủ tịchChau Dera
Phát ngôn viênY Bham Enuol
Thành lập20 tháng 9 năm 1964
Giải tán1992
Trụ sở chínhPhnôm Pênh,  Campuchia (1958 - 1975)
California,  Hoa Kỳ (1975 - 1992)
Thuộc tổ chức quốc gia Việt Nam Cộng hòa
 Campuchia
Thuộc tổ chức quốc tế Hoa Kỳ
Nhóm Nghị viện châu ÂuCờ Pháp Pháp
Màu sắc chính thức                   
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
 Campuchia

Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, hoặc FULRO (đọc là Phun-rô, tiếng Pháp: Front Uni de Lutte des Races Opprimées) là liên minh chính trị - quân sự của các sắc tộc Cao nguyên Trung phần, Chăm, Khmer tồn tại từ năm 1964 đến 1992. Tổ chức này chủ trương đấu tranh cho quyền tự quyết của các sắc tộc thiểu số, thực hiện chiến tranh du kích để ly khai vùng Tây Nguyên khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Phong trào BAJARAKA (1958)

Ngày 1 tháng 5 năm 1958, một số trí thức người Thượng, đứng đầu là Y Bhăm Êñuôl người Ê Đê, thành lập BAJARAKA. Tổ chức này chủ trương đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số. BAJARAKA là chữ viết tắt tên bốn dân tộc chủ yếu tại Tây Nguyên: Bahnar, Jarai, RadeKaho.

Ngày 25 tháng 7 năm 1958, BAJARAKA gửi thư đến tòa đại sứ Pháp, tòa đại sứ Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc tố cáo những hành vi phân biệt sắc tộc của chính quyền Việt Nam Cộng hoà và yêu cầu các cường quốc can thiệp để người Thượng được độc lập trong khối Liên hiệp Pháp hoặc độc lập dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Trong tháng 8 và 9 năm 1958, BAJARAKA tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột nhưng đều bị trấn áp, tất cả những lãnh tụ của phong trào bị bắt.

Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (1964)

Từ năm 1956, trong chiến lược chống cộng của Hoa Kỳ, các cố vấn quân sự Mỹ vào tận các buôn làng trang bị vũ khí cho thanh niên Thượng thành lập các đội Dân sự Chiến đấu Thượng (Civilian Indigenous Defense Group, CIDG) và Lực lượng Đặc biệt.

Năm 1963, sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm tất cả những lãnh tụ phong trào BAJARAKA đều được thả. Paul Nưr, phó chủ tịch phong trào BAJARAKA được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Kon Tum, Y Bhăm Ênuôl, chủ tịch phong trào BAJARAKA được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc.

Tháng 3 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ, những người lãnh đạo phong trào BAJARAKA kết hợp với sắc tộc Thượng khác và người Chăm tại miền Trung thành lập Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (tiếng Pháp: Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP).

Tổ chức này chia làm hai phe:

  • Phe chủ trương ôn hòa, do Y Bhăm Êñuôl đại diện.
  • Phe chủ trương bạo động, do Y Dhơn Adrơng cầm đầu.

Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1964, phe bạo động bị truy quét gắt gao phải chạy qua Campuchia lập căn cứ tại trại Rolland (Camp Le Rolland), tỉnh Mondolkiri cách biên giới Việt-Miên khoảng 15 km, tiếp tục tuyển mộ thanh niên Thượng tham gia FLHP chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 19 tháng 9 năm 1964, các toán biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt và các đội Dân sự Chiến đấu Thượng nổi dậy đánh chiếm một số đồn ở Quảng Đức (Đắk Nông ngày nay) và Đắc Lắc giết chết 35 quân nhân người Việt, bắt sống quận trưởng quận Đức Lập; chiếm đài phát thanh Ban Mê Thuột kêu gọi thành lập một quốc gia độc lập.

Ngày 20 tháng 9 năm 1964, Chuẩn tướng quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Phước Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng II Chiến thuật phản ứng mãnh liệt. Ông cho Sư đoàn 23 Bộ binh cùng một số tiểu đoàn Biệt Động Quânthiết giáp vây quanh đài phát thanh, và những đồn bị chiếm đóng. Khi phiến quân sắp bị tiêu diệt thì đột nhiên chuẩn tướng Vĩnh Lộc nhận được khuyến cáo của Beachner, tham tán thứ ba tòa đại sứ Mỹ trên cao nguyên là nên thương thuyết.

Cuộc thương lượng giữa phiến quân và Tư lệnh Vùng II Chiến thuật, qua trung gian là đại diện tòa đại sứ Mỹ, đi đến những thỏa thuận sau:

  • Y Bhăm Êñuôl được cử làm chủ tịch chính thức phong trào FLHP (tuy nhiên ngay chiều 20 tháng 9 năm 1964 Y Bham Ênuôl đào thoát sang Campuchia)
  • Những chỉ huy phiến quân không bị truy tố và không bị truy đuổi khi rút quân qua Campuchia.

Giai đoạn 1964 - 1975

Cơ cấu và tổ chức

Hiệu kỳ FULRO giai đoạn 1964 - 1968.

Ngày 20 tháng 9 năm 1964, tại Campuchia dưới sự chủ tọa của quốc vương Sihanouk, Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức được thành lập (tiếng Pháp: Front Uni de Lutte des Races Opprimées, FULRO). Tổ chức bao gồm:

  1. Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức FULRO Thượng - do Y Bhăm Êñuôl chỉ huy, hoạt động chủ yếu tại Mondulkiri.
  2. Mặt trận Giải phóng Champa (Front de Libération du Champa, FLC) tức FULRO Chăm - do Les Kosem (một tướng nhảy dù người Khmer gốc Chăm) lãnh đạo, hoạt động chủ yếu tại Ninh Thuận.
  3. Mặt trận Giải phóng Campuchia Krom (Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK) tức FULRO Khmer Hạ - do Chau Dera làm đại diện, hoạt động chủ yếu tại đồng bằng sông Cửu Long.
  4. Mặt trận Giải phóng Campuchia Bắc (Front de Libération du Kampuchea Nord, FLKN) tức FULRO Khmer Thượng, hoạt động chủ yếu tại Hạ Lào.

Hiệu kỳ FULRO hình chữ nhật gồm ba sọc màu xanh biển (tượng trưng cho biển cả), màu đỏ (biểu tượng của đấu tranh) và màu xanh lá cây (màu của rừng núi). Trên sọc màu đỏ có ba ngôi sao màu trắng tượng trưng cho ba thành phần chính của FULRO: Thượng, Chăm, Khmer.

FULRO có ba cơ quan lãnh đạo:

  • Hội đồng Tối cao do Chau Dera làm chủ tịch,
  • Hội đồng Bảo trợ do Les Kosem làm chủ tịch, và
  • Ủy ban Chấp hành Trung ương do Y Bhăm Êñuôl làm chủ tịch.

Trong thực tế, Y Bhăm Êñuôl chỉ giữ vai trò biểu tượng phong trào, người trực tiếp lãnh đạo là Les Kosem.

FULRO Thượng do Y Bhăm Êñuôl làm chủ tịch vẫn bị phân hóa thành hai nhóm:

  • Nhóm dân sự ôn hòa do Y Bhăm Êñuôl lãnh đạo chủ trương vận động Hoa Kỳ làm áp lực với chính phủ Việt Nam Cộng hòa để FULRO Thượng được về Việt Nam hoạt động một cách chính thức.
  • Nhóm quân sự quá khích do Y Dhơn Adrong lãnh đạo chủ trương dùng bạo lực để thành lập quốc gia độc lập.

Hoạt động

Ngày 29 tháng 7 năm 1965, nhóm quân sự quá khích đem 200 quân FULRO Thượng vượt biên giới tấn công và chiếm giữ đồn Buôn Briêng và khi rút lui dẫn theo 181 người Dân sự Chiến đấu Thượng.

Ngày 15 tháng 10 năm 1964 một đại hội các sắc tộc Thượng được triệu tập tại Pleiku để chuẩn bị cho một chính sách đối với người Thượng tốt hơn.

Ngày 2 tháng 8 năm 1965, một tuyên cáo chung về hợp tác Kinh-Thượng trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình và chống cộng được ký kết.

Ngày 15 tháng 9 năm 1965 buổi lễ nạp vũ khí của 500 FULRO Thượng được tổ chức tại Buôn Buor.

Việc thương lượng hòa giải giữa chính quyền Việt Nam Cộng hòa và phe FULRO đang diễn ra suôn sẻ thì từ ngày 12 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 1965, nhóm FULRO quá khích tấn công đồn Phú Thiện sát hại 32 người và làm bị thương 26 người; chiếm đồn Krong Pách, giết hết binh sĩ người Kinh; đột nhập tòa hành chánh và tiểu khu Quảng Đức, giết hết người Kinh, treo cờ FULRO. Trong khi Chuẩn tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng II Chiến thuật, đang chỉ huy quân đội tấn công vào những nơi bị chiếm, bắt tù binh, truy đuổi tàn quân FULRO thì đột nhiên nhận được khuyến cáo của tòa đại sứ Hoa Kỳ yêu cầu nương tay và để những nhân vật cầm đầu chạy sang Campuchia. Nhận được tin nổi loạn tại Việt Nam Y Bhăm Êñuôl cho chặn bắt những phần tử quá khích tại biên giới đem về Camp le Rolland xử tử. Khi sự việc xảy ra Les Kossem không dám chống lại quyền lãnh đạo FULRO Thượng của Y Bhăm Êñuôl nhưng lại cho cài những người Chăm thân tín vào những chức vụ cao cấp bên cạnh Y Bhăm Êñuôl để kiềm chế những quyết định thân thiện Việt Nam của ông. Sau những sự việc này Y Bhăm Êñuôl tiếp tục thương thuyết với chính quyền Việt Nam Cộng hoà.

Ngày 20 tháng 9 năm 1966 Les Kosem đem quân bao vây Camp Le Rolland ép Y Bham Ênuôl nhường lãnh thổ của Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên cho Mặt trận Giải phóng Champa (FLC). Nhưng âm mưu này bất thành vì Trung tá Y Em mang quân đến giải vây Camp Le Rolland. Ngày 12 tháng 2 năm 1966, Tòa án Quân sự Vùng II Chiến thuật xử những quân nhân Thượng phản loạn cấp thấp (4 án tử hình, 1 chung thân, nhiều án khổ sai). Ngày 2 tháng 6 năm 1967, Y Bhăm Êñuôl dẫn đầu một phái đoàn đến Buôn Ma Thuột thương nghị và yêu cầu chính quyền Việt Nam Cộng hoà nhanh chóng ban hành qui chế riêng cho người Thượng. Ngày 2526 tháng 6 năm 1967 một đại hội các sắc tộc thiểu số trên toàn miền Nam Việt Nam được triệu tập để đúc kết các thỉnh nguyện chung của người thiểu số. Ngày 29 tháng 8 năm 1967 tại Ban Mê Thuột đại hội các sắc tộc được tổ chức dưới sự chủ tọa của Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (tương đương Tổng thống), và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tương đương Thủ tướng). Ngày 11 tháng 12 năm 1968, cuộc thương lượng thượng đỉnh giữa FULRO và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đi đến các thỏa thuận:

  • Phong trào FULRO được quyền có một hiệu kỳ (không phải quốc kỳ),
  • Bộ Sắc tộc được thành lập ngay do một người Thượng lãnh đạo,
  • Một tỉnh trưởng hay phó tỉnh trưởng người Thượng sẽ được đề cử tại những tỉnh có đông người Thượng ở,
  • Những lực lượng địa phương quân Thượng phải đặt dưới quyền chỉ huy của những sĩ quan Thượng,
  • Lễ ký kết sẽ được cử hành tại Ban Mê Thuột đầu năm 1969,
  • Phái đoàn Y Bhăm Êñuôl sẽ quay về Việt Nam luôn.

Ngày 30 tháng 12 năm 1968 trước khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa đem trực thăng sang Camp Le Rolland đón Y Bhăm Êñuôl và lực lượng FULRO Thượng về Ban Mê Thuột thì Les Kosem đã đem Quân đội Hoàng gia Campuchia bao vây Camp le Rolland bắt Y Bhăm Êñuôl đưa về Phnôm Pênh giam lỏng cho đến khi ông bị Khmer Đỏ hành quyết vào tháng 4 năm 1975.

Ngày 1 tháng 2 năm 1969 hiệp ước cuối cùng được ký kết giữa ông Paul Nưr, đại diện Việt Nam Cộng hòa, và Y Dhê Adrong (thay vì Y Bhăm Êñuôl), đại diện FULRO dưới sự chủ tọa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên một số người trong các sắc tộc Thượng và Chăm vẫn chưa hài lòng, phong trào FULRO tiếp tục đấu tranh trong bóng tối.

Giai đoạn 1975 - 1992

Hoạt động tại Việt Nam

Sau khi Sài Gòn giải phóng, hàng ngàn quân FULRO do Y Ghơ̆k Niê Kriêng chỉ huy tiếp tục tiến hành chiến tranh du kích chống lại chính quyền Việt Nam, nhưng những lời hứa của người Mỹ về việc viện trợ cho họ không bao giờ trở thành hiện thực.

Lợi dụng tình trạng hỗn độn trên Cao Nguyên giữa tháng 3-1975, FULRO cho thu nhặt vũ khí, quân trang và quân dụng do Quân lực Việt Nam Cộng hòa bỏ lại. Họ cũng nhân thời cơ này ra lệnh cho các đơn vị FULRO chiếm nhiều đồn bót dọc vùng biên giới, một số buôn làng tại Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Quảng Đức, Lâm ĐồngNinh Thuận.

Tại Phan Rang, giữa tháng 4-1975, lực lượng FULRO Chăm, với khoảng 2.000 tay súng, thành lập những đội du kích "bảo vệ thôn ấp", treo cờ FULRO khắp nơi. Khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào, FULRO Chăm nổ súng chống lại, nhưng bị đánh bại nhanh chóng, một số bị thiệt mạng, một số bị bắt và một số khác trốn lên cao nguyên Di Linh hợp cùng các nhóm FULRO Thượng tiếp tục tổ chức chiến đấu.

FULRO quân khu I chặn đánh các đường tiếp tế từ đồng bằng lên Kontum. FULRO quân khu II tấn công các buôn làng quanh PleikuCheo Reo, sát hại nhiều cán bộ cộng sản. FULRO quân khu III chiếm các quận Lạc Thiện, Buôn Hô, Krông Pách,... giết và làm bị thương hàng chục cán bộ và bộ đội, phục kích các đoàn xe quân sự và hành khách trên các quốc lộ 14 và 19. FULRO quân khu IV đánh phá các quận Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Di Linh, chặn xét xe đò trên các quốc lộ 15, 20 và 21. FULRO quân khu V, lôi kéo hàng ngàn thanh niên Chăm và Raglai vào bưng.

Tháng 6-1975, chính quyền Việt Nam mở chiến dịch hành quân quy mô truy quét FULRO trên khắp Tây Nguyên, với chiến xa và trọng pháo yểm trợ, đánh vào những sào huyệt của FULRO tại Đắk Lắk, Lâm ĐồngTuyên Đức, chiếm lại các quận huyện và buôn làng nằm trong tay FULRO. Nhiều cán bộ FULRO Thượng cao cấp lần lượt bị bắt (Y C̆hôñ Mlô Duôn Du, Y Bliêng Hmŏk, Y Nguê Buôn Dăp, Y Djao Niê, Nay Guh, Nay Fun, Nay Rong), bị giam trong các trại cải tạo tại Buôn Ma ThuộtLâm Đồng.

Hơn 2.000 tàn quân FULRO Dega chạy sang Campuchia lánh nạn và được Khmer Đỏ tiếp nhận. Họ được giúp đỡ và trang bị thêm để tiến qua Việt Nam đánh chiếm các làng ven biên tại Lâm Đồng, Sông BéĐắk Lắk. Những trận đánh tại vùng biên giới và dọc các quốc lộ trong những năm 1975 và 1976 rất dữ dội.

Tại Đắk Lắk, cuối tháng 5-1976, một số lãnh tụ Thượng bị giam (Y Djao Niê, Nay Ful, Nay Rong, Nay Guh cùng nhiều người khác) vượt ngục và ám sát ban lãnh đạo FULRO Dega cũ gồm các ông Kpă Kơi, H Tlôñ Niê Kdăm (Bộ ngoại giao Fulro), Y Bách Êban, Y Dhê, Hmang Mbon và Y Grôñ Niê Kdăm... để giành quyền lãnh đạo. Tháng 7-1977, nhóm này thành lập một "chính phủ" mới, bộ chỉ huy đặt tại Lạc Dương, phía Bắc Đà Lạt. Y Djao (bí danh thiếu tướng Dam Păr Kwei) tự phong Thủ tướng và cử Ya Duk (người Cơ Ho) làm Đổng lý Văn phòng, Nay Guh Bộ trưởng Quốc phòng, Nay Rong (trung tá) Bộ trưởng Ngoại giao, Nay Ful Bộ trưởng Nội vụ (cả ba là người Djarai)... Tổ chức quân sự vẫn giữ y như cũ gồm năm quân khu, nhưng chỉ quân khu IV, do Paul Yưh (người Bahnar) làm tư lệnh, thực sự còn hoạt động. Vụ đảo chính này làm nhiều cán bộ FULRO nản chí, một số buông súng ra đầu hàng, một số khác bỏ về làng làm nương rẫy.

Y Djao Niê cùng Huỳnh Ngọc Sắng lập nhiều chiến khu từ Đơn Dương (Drang), Tùng Nghĩa (Laba) đến Sông Pha (Krông Pha) và phối hợp với thiếu tá Phong (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 302 Tuyên Đức cũ) tấn công các đồn bót và sự di chuyển của bộ đội Việt Nam trên cao nguyên Lâm Đồng. Từ năm 1977 đến năm 1978, lực lượng du kích này - do Krajang Hput, người K'Ho, chỉ huy - đã tổ chức nhiều cuộc đột kích, đốt phá nhiều trụ sở ủy ban nhân dân xã, huyện, bắn pháo vào các đồn bót, phục kích và bắt giữ những đoàn địa chất và lâm nghiệp, khủng bố những người làm nghề khai thác cây rừng, chặn xét xe đò, bắt cóc và ám sát cán bộ thu mua lương thực trong các xã ấp quanh thị xã Đà Lạt, các quận Đơn Dương và Lạc Dương.

Những tranh chấp quyền lực giữa các lãnh tụ FULRO với nhau làm tổ chức Dega yếu hẳn đi. Y Djao Niê bị giết ngày 12-10-1978 tại Đức Trọng, Y Ghok Niê Krieng lên làm Thủ tướng ngày 22-1-1979, Ya Duck làm Phó thủ tướng thứ nhất đặc trách nội trị và ngoại giao kiêm phó chủ tịch thứ nhất FULRO Dega, Paul Yưh là Phó thủ tướng thứ hai đặc trách an ninh và quốc phòng; ban lãnh đạo phong trào đặt tại Đầm Ròn (Lâm Đồng).

Trong thời gian cầm quyền, Khmer Đỏ cho người sang gặp Ya Duck, "Phó Thủ tướng thứ nhất phụ trách nội an và ngoại giao" của FULRO nói thẳng là cần sự hợp tác để chống chính quyền Việt Nam. Ya Duck sau đó đã sang Campuchia gặp Pol Pot và ông được cả cố vấn Trung Quốc tiếp. Pol Pot cũng như cố vấn Trung Quốc hứa sẽ giúp Fulro mọi mặt chứ không chỉ giúp đất đai làm căn cứ.[1]

Trả lời phỏng vấn nhà báo Nate Thayer, lãnh đạo FULRO cho biết khi họ bắt đầu các hoạt động quân sự chống lại nhà nước Việt Nam sau năm 1975, hàng ngũ của họ có chừng 10 ngàn người, tới 4 năm sau, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt hoặc bắt tổng cộng khoảng 8 ngàn người trong số họ, khiến họ chỉ còn chừng 2000 người hoạt động tại Việt Nam.[2]

FULRO tiếp tục hoạt động tại các vùng hẻo lánh tại Tây Nguyên cuối những năm 1970, nhưng ngày càng suy yếu vì chia rẽ trong nội bộ, và bị kẹp giữa cuộc xung đột giữa Khmer ĐỏViệt Nam.[3]

Hoạt động tại Campuchia

Ngày 17 tháng 4 năm 1975, cuộc Nội chiến Campuchia kết thúc khi Khmer Đỏ chiếm được Phnôm Pênh. Y Bhăm Êñuôl, và khoảng 150 thành viên của lực lượng vũ trang FULRO vẫn còn ở lại thành phố bị bắt giữ rồi bị hành quyết bởi Khmer Đỏ tại sân vận động thành phố, cùng với nhiều giới chức chế độ cũ Campuchia. Lực lượng quân FULRO còn lại tại Việt Nam tuy nhiên không biết đến việc Y Bhăm đã bị giết.

Năm 1980 khoảng 1.500 quân FULRO về lại Việt Nam hoạt động. Các toán du kích Thượng đột nhập vào các tỉnh Pleiku, Kontum, Đà Lạt và Đắk Lắk khủng bố, ám sát cán bộ xã ấp rồi rút về Campuchia. Năm 1981, quân FULRO tiếp tục các hoạt động du kích, phá hoại, lôi kéo dân Thượng nổi dậy và bắt theo nhiều thanh niên Thượng từ 15 tuổi trở lên vào rừng kháng chiến. Quân Việt Nam phản công dữ dội: năm 1984 có 358 FULRO Dega bị giết, 1.734 bị bắt, 600 vũ khí bị tịch thu. Từ 1985 đến 1990, quân Việt Nam tổ chức 63 cuộc hành quân trên Tây Nguyên, tiêu diệt 102 quân FULRO, bắt sống 167 người khác và vô hiệu hóa hơn 10.000 dân Thượng trong những buôn làng xa xôi, tất cả được dời về gần nơi thị tứ hay cạnh các trục lộ giao thông để dễ canh chừng.

Chính quyền Khmer thân Việt Nam, trong những năm 1981-1983, cũng tổ chức nhiều cuộc hành quân tấn công vào sào huyệt của lực lượng Khmer Đỏ và FULRO tại tỉnh Mondolkiri nhưng bị thiệt hại nặng phải lùi về đồng bằng. Phải chờ đến năm 1986, với sự trợ lực của bộ đội Việt Nam, đại bản doanh FULRO Thượng tại Mondolkiri mới bị phá hủy, tàn quân FULRO tản mác khắp nơi.

Sự gia tăng đột biến các hoạt động của FULRO trong những năm đầu của thập niên 1980 có lẽ là do được Trung Quốc hỗ trợ vật chất, vì họ muốn lợi dụng cuộc xung đột để làm suy yếu Việt Nam.[4] Một số ước tính cho rằng có khoảng 7.000 quân FULRO hoạt động trong giai đoạn này, phần lớn tại tỉnh Mondulkiri, được tiếp tế vũ khí bởi Trung Quốc thông qua Khmer Đỏ.[5] Tuy nhiên tới năm 1986 sự viện trợ này chấm dứt, và người phát ngôn Khmer Đỏ nói rằng dù người Thượng "rất, rất dũng cảm", họ không được "hỗ trợ từ bất kỳ ban lãnh đạo nào" và "không có tầm nhìn chính trị".[5]

Dù rằng ban đầu họ được Khmer Đỏ tiếp tế - vì cùng chung kẻ thù là chính quyền Việt Nam và chính quyền Campuchia thân Việt Nam, các lãnh đạo FULRO chấm dứt quan hệ với lực lượng Khmer Đỏ năm 1992 và tiếp tục ẩn nấp tại tỉnh Mondolkiri cho tới khi lực lượng gìn giữ hòa bình UNTAC phát hiện ra họ. Do bị phân loại là lực lượng vũ trang không phải người bản xứ, họ đứng trước nguy cơ bị "hồi hương" về Việt Nam. Các toán FULRO cuối cùng hạ vũ khí năm 1992; 407 binh sĩ FULRO cuối cùng ra giao nộp vũ khí cho Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc (UNTAC) tại Campuchia. Nhiều người trong số đó được đi tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Thậm chí đến giai đoạn cuối này, họ chỉ chịu hạ vũ khí khi được biết rằng Y Bhăm Êñuôl đã bị hành quyết vài năm trước đó.[5] Hoạt động của FULRO xem như chấm dứt.

Mặc dù các lãnh đạo FULRO tiếp tục tuyên bố họ sẽ trở về Việt Nam và tiếp tục cuộc đấu tranh, nhưng thực tế chỉ ra là họ không có người bảo trợ, và không nhận được ủng hộ từ cộng đồng quốc tế.

Các tổ chức tiền thân

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Bên thắng cuộc, tác giả Huy Đức, phát hành ngày 12/12/2012
  2. ^ Mark W. McLeod, Indigenous Peoples and the Vietnamese Revolution, 1930-1975, Journal of World History 10.2 (1999) 353-389
  3. ^ Chính quyền Việt Nam cho rằng FULRO liên minh lỏng lẻo với Khmer Đỏ trong giai đoạn này, nhưng các nhóm thân người Thượng thì nói rằng thực tế người Thượng bị Khmer Đỏ bắt cóc để làm phu vận tải và gỡ mìn
  4. ^ O'Dowd, E. C. Chinese military strategy in the third Indochina war: the last Maoist war, Routledge, 2007, trang 97
  5. ^ a b c Jones, S. et al, Repression of Montagnards, Human Rights Watch, trang 27

Liên kết ngoài

Read other articles:

Danny Seaborne Dan Seaborne pada acara media di Glasgow, 2015Informasi pribadiNama lengkap Daniel Anthony Seaborne[1]Tanggal lahir 5 Maret 1987 (umur 37)Tempat lahir Barnstaple, InggrisTinggi 6 ft 3 in (1,91 m)Posisi bermain BekInformasi klubKlub saat ini Yeovil TownKarier junior Exeter CityKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2005–2010 Exeter City 86 (5)2004–2005 → Clyst Rovers (pinjaman) 2005 → Tiverton Town (pinjaman) 2006 → Taunton Town (pinjaman) 200...

 

Une langue officielle est une langue qui est spécifiquement désignée comme telle, dans la constitution ou les textes de loi d'un pays, d'un État ou d'une organisation quelconque. Elle s'impose à tous les services officiels de l'État (organes de gouvernement, administrations, tribunaux, registres publics, documents administratifs, etc.). Liste des langues officielles Article détaillé : Liste des langues officielles. Variation selon les pays du monde La moitié des pays du monde di...

 

Peta pembagian administratif tingkat pertama Niger Pembagian administratif Niger terdiri atas 7 region dan 1 distrik ibu kota pada tingkat pertama serta 36 departemen pada tingkat kedua. lbsPembagian administratif AfrikaNegaraberdaulat Afrika Selatan Afrika Tengah Aljazair Angola Benin Botswana Burkina Faso Burundi Chad Eritrea Eswatini Etiopia Gabon Gambia Ghana Guinea Guinea Khatulistiwa Guinea-Bissau Jibuti Kamerun Kenya Komoro Republik Demokratik Kongo Republik Kongo Lesotho Liberia Libya...

PausHonorius IIAwal masa kepausan21 Desember 1124Akhir masa kepausan13 Februari 1130PendahuluKalistus IIPenerusInosensius IIInformasi pribadiNama lahirLamberto ScannabecchiLahir±1036Fiagnano, Negara Gereja, Kekaisaran Romawi SuciWafat13 Februari 1130Roma, Negara Gereja, Kekaisaran Romawi SuciPaus lainnya yang bernama Honorius Honorius II, nama lahir Lamberto Scannabecchi[1] (Fiagnano, Negara Gereja, ±1036 – Roma, Negara Gereja, 13 Februari 1130), adalah Paus Gereja Katolik Roma se...

 

Unincorporated community in California, United States Unincorporated community in California, United StatesPlatina, CaliforniaUnincorporated communityPlatina general storePlatina, CaliforniaShow map of CaliforniaPlatina, CaliforniaShow map of the United StatesCoordinates: 40°21′35″N 122°53′41″W / 40.359722°N 122.894722°W / 40.359722; -122.894722CountryUnited StatesStateCaliforniaCountyShastaElevation2,277 ft (694 m)Population (2020) •&...

 

Italian bishop and cardinal This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article by introducing citations to additional sources.Find sources: Antonio Maria Ciocchi del Monte – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2016) His EminenceAntonio Maria Ciocchi del MonteCardinal-Bishop of Porto–Santa RufinaPortrait by Sebastiano del Piombo, c. 1512-1...

Dans ce nom, le nom de famille, Cao, précède le nom personnel. Pour les articles homonymes, voir Cao. Cao ZhiCao ZhiTitre de noblessePrince impérial (d)BiographieNaissance 192Décès 232Sépulture Tomb of Cao Zhi (d)Prénom social 子建Nom posthume 思Nom de pinceau 陳思王Activité PoèteFamille Famille Cao (d)Père Cao CaoMère Bian (en)Fratrie Princesse Qinghe (en)Cao AngCao PiCao ZhangCao Biao (en)Cao XiongCao ChongCao JieCao Gan (en)Cao Jun (en)Cao Gun (en)Cao YuCao Hui (en)Cao Li...

 

Field within architecture, interior design and electrical engineering Play of light inside Jatiyo Sangshad Bhaban Exterior lighting of the Lloyd's building in London Architectural lighting design is a field of work or study that is concerned with the design of lighting systems within the built environment, both interior and exterior. It can include manipulation and design of both daylight and electric light or both, to serve human needs.[1][2] Lighting desi...

 

Phenomenon where coral expel algae tissue Healthy coralBleached coral Coral bleaching is the process when corals become white due to loss of symbiotic algae and photosynthetic pigments. This loss of pigment can be caused by various stressors, such as changes in temperature, light, or nutrients.[1][2] Bleaching occurs when coral polyps expel the zooxanthellae (dinoflagellates that are commonly referred to as algae) that live inside their tissue, causing the coral to turn white....

此條目可参照英語維基百科相應條目来扩充。 (2021年5月6日)若您熟悉来源语言和主题,请协助参考外语维基百科扩充条目。请勿直接提交机械翻译,也不要翻译不可靠、低品质内容。依版权协议,译文需在编辑摘要注明来源,或于讨论页顶部标记{{Translated page}}标签。 约翰斯顿环礁Kalama Atoll 美國本土外小島嶼 Johnston Atoll 旗幟颂歌:《星條旗》The Star-Spangled Banner約翰斯頓環礁�...

 

Voce principale: 1. Fußball- und Sportverein Mainz 05. 1. Fußball- und Sportverein Mainz 05Stagione 1974-1975Sport calcio Squadra Magonza Allenatore Uwe Klimaschefski (1ª-8ª) Gerd Higi (9ª-11ª) Gerd Menne (12ª-38ª) 2. Bundesliga11º posto Coppa di GermaniaSecondo turno Maggiori presenzeCampionato: Hohenwarter (36)Totale: Hohenwarter (38) Miglior marcatoreCampionato: Hohenwarter (12)Totale: Hohenwarter (12) StadioStadion am Bruchweg Maggior numero di spettatori10 000 vs. Mon...

 

密西西比州 哥伦布城市綽號:Possum Town哥伦布位于密西西比州的位置坐标:33°30′06″N 88°24′54″W / 33.501666666667°N 88.415°W / 33.501666666667; -88.415国家 美國州密西西比州县朗兹县始建于1821年政府 • 市长罗伯特·史密斯 (民主党)面积 • 总计22.3 平方英里(57.8 平方公里) • 陸地21.4 平方英里(55.5 平方公里) • ...

Distribution de l'espace d'adressage IPv4[1]. Le 3 février 2011, il ne reste plus aucun bloc d'adresses libre au niveau de l'IANA. Réservé (13,7 %)Historique (35,9 %)RIPE NCC (13,7 %)AfriNIC (1,6 %)ARIN (14,1 %)APNIC (17,6 %)LACNIC (3,5 %) Épuisement des adresses IPv4 depuis 1995. La courbe RIR indique les blocs assignés par les registres Internet régionaux aux registres locaux. La différence entre les deux courbes représente la quantité d'adresses...

 

Walking trail in County Clare, Ireland Burren WayThe BurrenLength114 kilometres (71 miles)[1]LocationCounty Clare, Republic of IrelandDesignationNational Waymarked Trail[1]TrailheadsLahinch, Corofin[1]UseHikingElevation change540 m (1,772 ft)[1]DifficultyModerate[1]SeasonAnySightsThe BurrenSurfaceTarmac roads, green roads, droving roads, paths and forestry tracksWebsitehttp://burrenway.com/ The Burren Way (Irish: Slí Bhoirne)[2] is a ...

 

City in Tennessee, United StatesUnion City, TennesseeCityObion County CourthouseNickname: UCLocation of Union City in Obion County, Tennessee.Coordinates: 36°25′28″N 89°3′3″W / 36.42444°N 89.05083°W / 36.42444; -89.05083CountryUnited StatesStateTennesseeCountyObionEstablished1854[1]Incorporated1867[2]Named forLocal railroad junction[1]Government • MayorTerry HaileyArea[3] • Total12.12 sq...

此條目應避免有陳列雜項、瑣碎資料的部分。 (2024年4月15日)請協助將有關資料重新編排成連貫性的文章,安置於適當章節或條目內。 此條目或其章節极大或完全地依赖于某个单一的来源。 (2024年4月15日)请协助補充多方面可靠来源以改善这篇条目。致使用者:请搜索一下条目的标题(来源搜索:毛泽东 — 网页、新闻、书籍、学术、图像),以检查网络上是否存在该主题�...

 

English actress (born 1945) Laila MorseMorse in 2009BornMaureen L. Oldman (1945-08-01) 1 August 1945 (age 78)Dorking, Surrey, EnglandOccupationActressYears active1995–presentTelevisionEastEnders (2000–2016, 2018–2022, 2024–present)Dancing on Ice (2012) I'm a Celebrity...Get Me Out of Here! (2013)Spouses Gerald Bromfield ​ ​(m. 1963; div. 1970)​ James Bass ​ ​(m. 1994; div. 2003)​ ...

 

Pontiac nameplate Pontiac Custom S two-door hardtop. Overhead Cam Inline 6 with the Sprint Package. The Pontiac Custom S was a one-year only Pontiac nameplate offered during the 1969 model year car as a replacement for the Tempest Custom trim level in the Division's line-up. Originally to be called the Pontiac TC,[1] it was slotted between the Tempest and LeMans in price and features.[2] Overview The Custom S was available in six different body designs: two-door convertible, h...

Town and borough in Surrey, England This article is about the town in Surrey. For other uses, see Woking (disambiguation). Not to be confused with Wokingham. Town and non-metropolitan borough in EnglandWokingBorough of WokingTown and non-metropolitan boroughWoking town centre from the westMotto(s): Fide et Diligentia(Latin for 'By faith and diligence')[1]The Borough of Woking in SurreyCoordinates: 51°19′13″N 00°33′24″W / 51.32028°N 0.55667°W&#x...

 

1999 European Parliament election in the United Kingdom ← 1994 10 June 1999 2004 → ← outgoing memberselected members →All 87 seats of the United Kingdom's seats in the European ParliamentTurnout24.0% (12.4%)[1]   First party Second party Third party   Lab Leader Edward McMillan-Scott Alan Donnelly Robert Teverson Party Conservative Labour Liberal Democrats Alliance EPP PES ALDE Leader since 16 September 1997 1997 1994 Leader'...