Di tích về thời Đinh

Di tích Đền Thánh Mẫu (Thái Bình), nơi thờ một Hoàng hậu vợ Vua Đinh Tiên Hoàng
Cửa Đông vào Đền Đinh Lêcố đô Hoa Lư

Di tích thời Đinh là hệ thống các di tích ở Việt Nam có lịch sử hình thành từ thời nhà Đinh hoặc có ở thời đại khác nhưng thờ các nhân vật lịch sử thuộc thời nhà Đinh, triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên.

Nhà Đinh là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt với kinh đô ở Hoa Lư và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên HoàngĐinh Phế Đế nhường cho Lê Hoàn. Nhà Đinh là triều đại mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ giành độc lập tự chủ lâu dài của đất nước Việt Nam. Hệ thống các di tích thời Đinh tập trung nhiều ở vùng lãnh thổ Đại Cồ Việt xưa, tức là các tỉnh khu vực châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ ngày nay.

Tổng quan

Các di tích thời Đinh có thể chia thành các nhóm Di tích hình thành từ thời Đinh và Di tích thờ nhân vật thời Đinh, phần lớn là các đền, đình, chùa, miếu thờ các nhân vật lịch sử.

  • Di tích hình thành từ thời Đinh: Di tích hình thành từ thời Đinh chỉ có ở nửa phía Bắc Việt Nam, các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra nằm trong phạm vi ranh giới nước Đại Cồ Việt xưa, tập trung nhiều ở di tích cố đô Hoa Lư.
  • Di tích thờ nhân vật thời Đinh: Di tích thờ nhân vật thời Đinh được xây dựng ở nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và có ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều hơn cả ở vùng ranh giới Đại Cồ Việt xưa.
  • Lê Hoàn cũng là vị tướng thời Đinh nên các di tích liên quan đến nhân vật lịch sử này và các vị tướng nhà Đinh sau tiếp tục theo giúp nhà Tiền Lê ở giai đoạn đã thay ngôi nhà Đinh thì vẫn xét vào di tích thời Đinh.

Danh sách di tích

Dưới đây danh sách các di tích thời Đinh phân theo các nhóm được cập nhật:

Di tích thờ thái hậu, hoàng hậu, công chúa

Danh sách các di tích thờ hoàng thân nhà Đinh, không tính các di tích như đền Phất Kim, Phủ Bà Chúa, chùa Bà Ngô đã thống kê vào nhóm cố đô Hoa Lư:

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Đình Bườn Mỹ Thắng, Mỹ Lộc[1] Nam Định Di tích quốc gia đình Bườn thờ Đinh Triều Quốc Mẫu Đàm Thị Thiềm, thân mẫu của Đinh Bộ Lĩnh gần đó có lăng mộ và miếu Trúc thờ 2 tướng Phùng Gia và Cao Mộc Thời Đinh
Miếu Lộc Thọ Độc Lập, Hưng Hà [2] Thái Bình Miếu và đình Lộc Thọ thờ Đàm Hoàng Thái Hậu Đàm Thị (thân mẫu Vua Đinh) cùng các tướng lĩnh Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Phạm Thành đã về làng Lộc Thọ lập căn cứ chống Phạm Phòng Át. Thời Đinh
Đền Thung Lá Gia Hưng, Gia Viễn Ninh Bình Căn cứ Thung Lá có đền thờ Mẫu hậu của Vua Đinh và thờ Vương Bà bí ẩn đã có nhiều công lao chữa trị vết thương giúp Vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân. Thung Lá hiện là một điểm du lịch trên quê hương nhà Đinh. Thời Đinh
Miếu Long Viên Gia Thủy, Nho Quan Ninh Bình Đền Long Viên hay miếu Long Viên thuộc thôn Mỹ Thịnh, nằm trên quê ngoại Vua Đinh, thờ Long Viên Đốc Khánh công chúa, là người đỡ đẻ khi Đinh Bộ Lĩnh chào đời. Thời Đinh
Đền Thánh Mẫu Đông Sơn, Đông Hưng[3] Thái Bình Đền Thánh Mẫu thờ Trinh Thục Hoàng hậu hay Trinh Minh Hoàng hậu là Đệ nhị cung phi trong Hoàng cung nhà Đinh. Bà là người có nhan sắc, tài nghệ văn chương và tinh thông võ nghệ. Tiền Lê
Đình Trạch Xá Hòa Lâm, Ứng Hòa Hà Nội Đình làng Trạch Xá thờ Tứ phi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen, là người có công phát triển truyền dạy nghề may trong cung đình Hoa Lư nên được hậu thế tôn vinh là Bà tổ nghề may. Tiền Lê
Đền Tổ nghề may Hòa Lâm, Ứng Hòa Hà Nội Đền Tổ nghề may được phục dựng năm 2014 trên nền đền cũ bị phá hủy bởi chiến tranh. Đền thờ Tứ phi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen, là người có công phát triển truyền dạy nghề may trong cung đình Hoa Lư nên được hậu thế tôn vinh là Bà tổ nghề may. Tiền Lê
Đền Tổ nghề may Minh An, Hội An Quảng Nam Đền Bà Tổ nghề may Nguyễn Thị Sen được lập trong khu đô thị cổ Hội An để diễn ra lễ giỗ tổ nghề may hàng năm. Đền thờ Tứ phi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen, là người truyền dạy nghề may cho nhân dân, được hậu thế tôn vinh là Bà tổ nghề may Tiền Lê
Đền Bách Cốc Thành Lợi, Vụ Bản Nam Định Đình Bách Cốc thờ Thái hậu Dương Vân Nga, tương truyền bà đã từng về đây đốc thúc binh lương. Ghi dấu ấn của bà làng Bách Cốc lập đền thờ tôn là Thần Hoàng làng. Tiền Lê
Phủ Viết Yên Chính, Ý Yên Nam Định Miếu Viết được thờ Đinh Tiên Hoàng, vì Hoàng Hậu Dương Vân Nga đã lấy Lê Hoàn nên để ghi công trạng của Bà, bà con Làng Viết đã lập bàn thờ Bà Dương Vân Nga ở Phủ Viết. Do vậy Phủ Viết trở thành chốn linh thiêng thờ mẫu từ xa xưa còn được bảo tồn đến hiện nay. Hậu Lê
Nghè Xuân Phả Xuân Trường, Thọ Xuân Thanh Hóa Nghè Xuân Phả phối thờ Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cùng vị thần chủ đền là Đại Hải Long Vương âm phù Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp giặc. Tại đây hàng năm lễ hội có Trò Xuân Phả rất độc đáo, do Hoàng hậu nhà Đinh trao truyền cho dân làng để dâng lên thành hoàng làng hàng năm Thời Đinh
Đền Bạch Mã Liên Thành, Yên Thành Nghệ An Phối thờ Thái hậu Dương Vân Nga cùng với các con cháu bà là Lý Công Uẩn, Lê Thị Phất Ngân, Lý Thái Tông cùng vị thần chủ đền là Lý Nhật Quang. Thời Lý
Đình Tam Chúc Ba Sao, Kim Bảng Hà Nam Đình làng Tam Chúc thờ vua Đinh Tiên Hoànghoàng hậu Dương Thị Nguyệt là người Kim Bảng, Hà Nam cùng với vị thần Bạch Mã đã âm phù vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Đền Miếu Bà Văn Xá, Kim Bảng Hà Nam Đền miếu Bà ở làng Đặng Xá và Miếu Bóng Bà ở làng Chanh Thôn xã Văn Xá là 2 nơi thờ Công chúa Đinh Thị Ngọc Nương, con gái trưởng vua Đinh Tiên Hoàng trên quê hương của hoàng hậu Dương Nguyệt Nương. Thời Đinh
Miếu Bóng Bà Văn Xá, Kim Bảng Hà Nam Miếu Bóng Bà ở làng Chanh Thôn cùng với miếu Bà ở làng Đặng Xá thờ Công chúa Đinh Thị Ngọc Nương, con gái của vua Đinh Tiên Hoàng trên quê hương của hoàng hậu Dương Nguyệt Nương. Thời Đinh
Đình Phù Sa Viên Sơn, Sơn Tây Hà Nội Đình làng Phù Sa thờ công chúa Phù Dung con gái vua Đinh Tiên Hoàng và Phò mã Trương Quán Sơn con trai của đại thần Trương Ma Ni, có công đánh giặc Tống xâm lược triều Tiền Lê, được ban thực ấp ở Sơn Tây Tiền Lê
Đền làng Sải Quỳnh Lưu, Nho Quan Ninh Bình Đền hay phủ làng Sải thờ công chúa Phù Dung con Vua Đinh Tiên Hoàng và hoàng hậu Đinh Thị Tỉnh. Công chúa Đinh Phù Dung cùng với chồng là phò mã Trương Quán Sơn có công đánh dẹp giặc Chiêm Thành. Khi mất được lập đền thờ và được các triều vua sắc phong vì đã có công bảo vệ đất nước, che chở cho dân. Tiền Lê
Đền làng Đồi Quỳnh Lưu, Nho Quan Ninh Bình Đền hay phủ làng Đồi thờ công chúa Liên Hoa con Vua Đinh Tiên Hoàng và hoàng hậu Nguyễn Thị Sen. Công chúa Đinh Liên Hoa là người tinh thông võ nghệ, theo giúp vua cha đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc và được ban thực ấp ở Trâm Nhị (Ân Thi, Hưng Yên). Khi mất được lập đền thờ và các triều vua sắc phong là Vua bà công chúa. Tiền Lê
Đình Trâm Nhị Vân Du, Ân Thi Hưng Yên Đình làng Trâm Nhị, xã Vân Du thờ công chúa Đinh Liên Hoa con vua Đinh Tiên Hoàng và hoàng hậu Đinh Thị Tỉnh, Công chúa Liên Hoa đã cùng cha dẹp loạn 12 sứ quân, sau có công lập ấp, gây dựng làng Trâm Nhị nên được nhân dân tôn thờ làm thành hoàng làng. Thời Đinh
Chùa Quán Vinh Ninh Hòa, Hoa Lư Ninh Bình Chùa Quán Vinh nằm bên quốc lộ 38B vào cố đô Hoa Lư, Trong chùa có thờ 2 công chúa con vua Đinh Tiên Hoàng Thời Đinh

Di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng

Dưới đây là danh sách di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng không tính các di tích đền Vua Đinh, đình Yên Trạch, đình Yên Thành đã kê vào nhóm di tích cố đô Hoa Lư

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Đền Vua Đinh Yên Thắng, Ý Yên Nam Định Là nơi Đinh Bộ Lĩnh quy tụ lòng người, tuyển mộ trai tráng phục vụ công cuộc dẹp loạn 12 sứ quân. Gò Đại Duyệt là nơi Vua chỉ huy quân sĩ luyện tập. Cánh đồng Mo là nơi quân sĩ bỏ lại những mo cau gói cơm nhiều đến mức chất thành những đống lớn... Tiền Lê
Đình Thượng Đồng Yên Tiến, Ý Yên[4] Nam Định Đình Thượng Đồng thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và 2 anh em Đinh Đức Đạt, Đinh Đức Thông người Cát Đằng dấy binh theo Đinh Bộ Lĩnh. Khu vực của đình chính là nơi Vua Đinh đã đóng quân ngày xưa để đánh dẹp thu phục sứ quân Phạm Bạch Hổ Hậu Lê
Đình Viết Yên Chính, Ý Yên[5] Nam Định Làng Viết là nơi nhà vua Đinh Tiên Hoàng cùng ba quân tướng sĩ đã dựng trại, luyện quân nhằm bảo vệ vùng cửa biển Thần Phù cửa ngõ phía đông bắc Cố đô Hoa Lư thời Đại Cồ Việt. Để ghi nhớ công ơn của Nhà vua cùng ba Quân Tướng sĩ người dân nơi đây đã dựng miếu thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, về sau, Đình - Chùa - Phủ được xây dựng mới với quy mô rộng hơn, khang trang vào năm 1805 - 1815. Hậu Lê
Đình Cát Đằng Yên Thắng, Ý Yên Nam Định Là là nơi khi xưa Vua Đinh Tiên Hoàng đã về đây để thu phục sứ quân Phạm Phòng Át, sau thành đình Cát Đằng là Vườn Quan nơi Phạm Bạch Hổ từng đóng quân. Ông đã gây dựng và biến nơi đây thành "Lầu Cát Đằng có tiếng, lâu đài chót vót sinh khí lành". Tiền Lê
Đền Thượng Yên Tiến, Ý Yên Nam Định Đền Thượng còn được gọi là đền Cộng Hòa. Đền Thượng nằm cách đền Vua Đinh không xa. Tương truyền, đền Thượng là nơi Vua Đinh dựng cung thất. Tiền Lê
Đình Đằng Động Yên Hồng, Ý Yên Nam Định Đình làng Lẻ thuộc xã Yên Hồng, huyện Ý Yên. Đình Lẻ thờ Đinh Tiên Hoàng, là di tích đình làng được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2014. Tiền Lê
Đền làng Bịch Minh Thuận, Vụ Bản Nam Định Đền làng Bịch thờ phụng Vua Đinh Tiên Hoàng và vợ chồng danh tướng thời nhà Đinh có công mở mang làng Bịch cách đây hơn 1.000 năm, được nhân dân suy tôn là thánh, thần là Tướng quân Lê Khai và phu nhân Trần Thị Quế. Họ cùng người dân địa phương xây thành, hào để làm căn cứ; quy tụ người dân tham gia nghĩa quân cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Tiền Lê
Đàn Tế Trời Quỳnh Lưu, Nho Quan Ninh Bình Là nơi Đinh Bộ Lĩnh lập đàn tế trời để tổ chức tế thần Nông dịp đầu xuân. Ngày nay, Ninh Bình đã phục dựng Đàn Kính Thiên Tràng An gần khu vực này Thời Đinh
Đền Bóng Sơn Lai, Nho Quan Ninh Bình Đền Bóng là nơi Đinh Bộ Lĩnh xây dựng Hành cung phía Tây bảo vệ Kinh đô Hoa Lư. Thế kỷ X, các địa danh khu Hóc Lược, thung Chùa, núi Đầu cân, núi Rếch....thuộc xã Sơn Lai là nơi tuyển quân luyện tập binh sĩ, diễn ra các cuộc Lễ hội khao quân của vua Đinh. Tiền Lê
Đền Đông Thịnh Sơn Lai, Nho Quan Ninh Bình Di tích đền Đông Thịnh là nơi Đinh Bộ Lĩnh xây dựng Hành cung phía Tây bảo vệ Kinh đô Hoa Lư Thời Đinh
Đền Lão Cầu Văn Phú, Nho Quan Ninh Bình Là nơi Đinh Bộ Lĩnh đi săn Tiền Lê
Đền Văn Bòng Gia Phương, Gia Viễn Ninh Bình Quê hương phát tích nhà Đinh Tiền Lê
Núi Kỳ Lân Gia Phương, Gia Viễn Ninh Bình Núi chùa Kỳ Lân tương truyền là nơi đặt Lăng phát tích nhà Đinh. Lăng Phát tích nằm ở lưng chừng núi. Thời Đinh
Đình Kính Chúc Gia Phú, Gia Viễn Ninh Bình Đình làng Kính Chúc thờ Đinh Bộ Lĩnh trên ở gần quê ngoại của Vua. Nơi đây Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu, tập trận cờ lau. Thời Lý
Đình Thượng Gia Phú, Gia Viễn Ninh Bình Đình Thượng Gia Phú thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Nơi đây thời trai trẻ Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu, tập trận cờ lau Thời Lý
Đình Trai Gia Hưng, Gia Viễn Ninh Bình Đình Trai rất gần căn cứ động Hoa Lư. Nơi đây Đinh Bộ Lĩnh từng chăn trâu, tập trận cờ lau gần thuở ấu thơ. Thời Lý
Đình Lược Sơn Lai, Nho Quan Ninh Bình Đình làng Lược ngoài thờ Vua Đinh Tiên Hoàng còn là nơi thờ cúng Nam quốc đô đài Trấn Bắc Đại Vương, tướng của Vua và Chăn Vương Công chúa Đinh Thị Huyền Chân. Thời Đinh
Đình Vua Sơn Lai, Nho Quan Ninh Bình Đình và phủ thôn Sát là nơi đặt hành cung phía Tây thời Đinh. Đình là nơi thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, Thành hoàng bản thổ Đinh Công Á, phủ là nơi thờ Thủy Tinh Công chúa, Thiên Danh Công chúa, Thiên Tinh công chúa và Ngọc Thanh công chúa. Thời Đinh
Đình Ngọc Mỹ Sơn Lai, Nho Quan Ninh Bình Đình Ngọc Mỹ thờ vua Đinh trên vùng đất là nơi đặt hành cung phía Tây thời Đinh Thời Đinh
Đình Mỹ Hạ Gia Thủy, Nho Quan Ninh Bình Gia Thủy là quê mẹ của Vua Đinh Tiên Hoàng và quê hương của thái hậu Dương Vân Nga Thời Đinh
Đình Ngọc Nhị Gia Thủy, Nho Quan Ninh Bình Đình Ngọc Nhị trên quê hương Gia Thủy của thái hậu Đàm Thị thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Đình nằm gần sông Bôi. Thời Lý
Đình Ngọc Ba Gia Thủy, Nho Quan Ninh Bình Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng trên quê hương của Đinh Triều Quốc Mẫu Thời Lý
Đình Trung Trữ Ninh Giang, Hoa Lư Ninh Bình Đình Trung Trữ thờ Vua Đinh, Vua Lê và thái hậu Dương Vân Nga. Đình nằm gần kinh đô Hoa Lư Tiền Lê
Động Hoa Lư Gia Hưng, Gia Viễn Ninh Bình Động Hoa Lư là một thung lũng trong lòng núi. Đây là căn cứ quân sự đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh trước khi tiến hành đánh dẹp 12 sứ quân Thời Đinh
Chùa Lạc Khoái Gia Lạc, Gia Viễn Ninh Bình Chùa nằm tại ngã ba sông nên gọi là chùa Giao Thủy. Tương truyền, chùa Lạc Khoái là nơi xưa kia Vua Đinh đi bắt cá ở sông Hoàng Long có vào ngủ trọ. Sau này Vua còn cho lập hành cung ở đây để cùng Dương Vân Nga chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Thời Đinh
Phủ Đại Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Đại nằm bên sông Sào Khê. Rất gần kinh đô Hoa Lư. Phủ Đại thờ Vua Đinh và người bạn Nguyễn Bặc đồng thời là tướng của Vua. Hậu Lê
Đền Trần xóm Cống Khánh Lợi, Yên Khánh Ninh Bình Đền Trần thuộc xóm Cống, xã Khánh Lợi, Yên Khánh phối thờ Vua Đinh Tiên Hoàng với các vị: Cống Thủy Thanh Long, Đông Hải Đại Vương, Lực Lộ Đại Vương và Nguyễn Bật Luân. Hậu Lê
Đền Lăng Liêm Cần, Thanh Liêm Hà Nam Đền Trung trong di tích đền Lăng vốn là sinh từ thời Vua Đinh. Là căn cứ Vua Đinh về đây tuyển quân và quê hương Lê Hoàn. Hiện nay đền Lăng đang được tôn tạo thành khu du lịch. Thời Đinh
Đình Yến Thanh Hà, Thanh Liêm Hà Nam Thờ Vua Đinh quê hương Lê Hoàn Thời Đinh
Đình Phương Khê Ngọc Sơn, Kim Bảng Hà Nam Di tích lịch sử đình Phương Khê ở xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng là nơi thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, tương truyền vùng đất này là nơi vua đặt đồn trại và tuyển dụng binh lính trong chiến dịch dẹp loạn 12 sứ quân.[6] Thời Đinh
Đình Lạc Nhuế Đồng Hóa, Kim Bảng Hà Nam Đình làng Lạc Nhuế xưa là một căn cứ quân sự của Đinh Bộ Lĩnh. Vua Đinh đã về đây tuyển quân và sách lập Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt là người con gái địa phương. Thời Đinh
Miếu Thượng
Đồng Lạc
Đồng Hóa, Kim Bảng Hà Nam Miếu Thượng thờ Vua Đinh Tiên Hoàng còn ghi dấu tích một căn cứ quân sự, nơi chiêu mộ hào kiệt đánh dẹp 12 sứ quân. Tiền Lê
Miếu Trung
Chùa Đặng Xá
Văn Xá, Kim Bảng Hà Nam Nơi Vua Đinh lập đồn trại thu nạp quân sĩ dẹp giặc, quê hương của hoàng hậu Dương Thị Nguyệt. Tiền Lê
Đình Đôn Lương Yên Bắc, Duy Tiên Hà Nam Đình Đôn Lương ở phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên là nơi thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, tương truyền vùng đất này là nơi vua đặt đồn trại và tuyển dụng binh lính trong chiến dịch dẹp loạn 12 sứ quân.[6] Thời Đinh
Đền Đinh Tiên Hoàng Đế Hợp Thanh, Mỹ Đức Hà Nội Đền Đinh Tiên Hoàng Đế ở làng Vài, xã Hợp Thanh là nơi Thờ Đinh Tiên Hoàng Đế. Khi xưa Đinh Bộ Lĩnh đã hành quân từ Nho Quan, qua Hòa Bình và dừng chân lập doanh trại và tuyển quân ở làng Vài. Thời Đinh
Đình Đoan Nữ An Mỹ, Mỹ Đức Hà Nội Đình làng Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là nơi ghi dấu ấn Đinh Bộ Lĩnh hành quân và dừng chân tại đây.[7] Thời Tiền Lê
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng An Mỹ, Mỹ Đức Hà Nội Đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là nơi ghi dấu ấn Đinh Bộ Lĩnh hành quân và dừng chân tại đây. Thời Tiền Lê
Đền Bách Linh Hòa Nam, Ứng Hòa Hà Nội Đền Bách Linh có tượng thờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng bài vị 99 vị thần của 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa. Đền Bách Linh có vai trò như một đền Hàng Tổng. Thời Đinh
Nhà thờ Vua Đinh Hòa Khương, Hòa Vang Đà Nẵng Có tượng thờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng gia tộc họ Đinh 1996
Nhà thờ Đinh Tộc Hạ Nông, Điện Bàn Quảng Nam Có tượng thờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng gia tộc họ Đinh 2000
Đình Pác Mòng Quảng Lạc, Tp Lạng Sơn Lạng Sơn Đình Pác Mòng thờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng các tướng lĩnh đi đánh dẹp vùng biên giới. Đây là di tích lịch sử văn hóa của người Tày thờ Vua Đinh. Hậu Lê
Đình Pò Háng Bính Xá, Đình Lập Lạng Sơn Đình Pò Háng là nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng của người Tày vùng biên giới Việt - Trung. Đình là một điểm du lịch gắn liền với tuyến đường hoa lau và cột mốc biên giới 1297. Hậu Lê
Đền Phja Đeng Cường Lợi, Na Rì Bắc Kạn Đền Phya Đeng ở xã Cường Lợi, tỉnh Bắc Kạn, thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Đền có từ thời Hậu Lê, là nơi người Tày thờ quốc thần Đinh Tiên Hoàng cùng Nùng Trí Cao. Thời Nguyễn
Đình Phù Liệt Thắng Lợi, Văn Giang Hưng Yên Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và ngũ vị đại vương giúp vua dẹp loạn. Thời Đinh
Miếu Vua Đinh Song An, Vũ Thư Thái Bình Thờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng gia tộc họ Đinh. Tương truyền Đinh Bộ Lĩnh từng qua đây và truyền dạy cho dân làng cách làm bánh Hú còn tồn tại đến ngày nay. Hậu Lê
Chùa Kỳ Bá Song An, Vũ Thư[8] Thái Bình Am Thiên Tự thờ Phật và vua Đinh Tiên Hoàng Đế Thời Nguyễn
Chùa An Hòa Cao Minh, Phúc Yên [9] Vĩnh Phúc Thờ Phật và vua Đinh Tiên Hoàng Đế Thời Nguyễn
Đình Nông Trang Nông Trang, Việt Trì Phú Thọ Thờ Đinh Tiên Hoàng Đế gắn với giai thoại ủng hộ của người dân khi vua về đây dẹp 2 sứ quân họ Kiều Hậu Lê
Đình Vân Cơ Minh Phương, Việt Trì Phú Thọ Thờ Đinh Bộ Lĩnh. Theo truyền thuyết và các tài liệu lịch sử, dã sử có ghi chép rằng: Vị thần thờ ở đình Vân Cơ và đình Nông Trang thành phố Việt Trì là vua Đinh Tiên Hoàng, vị anh hùng dân tộc Việt Nam đã có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất Quốc gia, mở nền độc lập cho Đất nước từ thế kỷ X.[10] Hậu Lê
Đình Sóc Bai Yên Bồng, Lạc Thủy Hòa Bình Thờ Đinh Tiên Hoàng Đế gắn với tín ngưỡng của người Mường Hậu Lê
Đình Cao Phong Hòa Thắng, Buôn Ma Thuột Đắk Lắk Thờ Đinh Tiên Hoàng Đế gắn với tín ngưỡng của người Mường Hậu Lê
Đình Yên Thư Yên Phương, Yên Lạc Vĩnh Phúc Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng đã truyền dạy võ công cho dân làng. Hàng năm vào dịp áp tết, ở làng Yên Thư có nghi lễ "Mục đồng đánh quân" và "chợ mục đồng" dành cho trẻ con rất nổi tiếng được lưu truyền. Hậu Lê
Cồn Đầu Trâu Hải Phong, Hải Lăng Quảng Trị Cồn Đầu Trâu nằm tại làng Hưng Nhơn (Kẻ Vĩnh), xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nguyên là cồn mồ Đổng Thượng sau được bồi đắp to dần và trở thành nơi cúng kỵ Đinh Bộ Lĩnh hàng năm của làng Hưng Nhơn. Tại Cồn Đầu Trâu thường diễn ra tập trận cờ lau của trẻ em 2 làng Hưng Nhơn và An Thơ. Nhà Nguyễn.
Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đông Thành, Tp Ninh Bình Ninh Bình Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình là nơi đặt tượng đài Đinh Tiên Hoàng bằng đồng cao 10m, đặt ngoài trời. 2010
Tượng cờ lau Đinh Bộ Lĩnh Bến Thành, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh Tượng cờ lau Đinh Bộ Lĩnh mô tả Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ được các bạn suy tôn làm minh chủ. Tượng nằm trong công viên văn hóa Tao Đàn. 1992
Tượng Anh hùng Đinh Bộ Lĩnh Phường 1, Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu Tượng đài Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh được đặt tại điện thờ Hồ Mây, phường 1, thành phố Vũng Tàu. 2015

Di tích thờ 12 sứ quân

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Đình Lác Giã Bàng Tề Lỗ, Yên Lạc Vĩnh Phúc Thờ sứ quân Nguyễn Khoan Tiền Lê
Đình Vĩnh Mỗ Cao Xá, Lâm Thao Phú Thọ Thờ sứ quân Nguyễn Khoan tại nơi ông mở mang, lập làng Tiền Lê
Đền Gia Loan Thị trấn Yên Lạc Vĩnh Phúc Thờ sứ quân Nguyễn Khoan, tước hiệu Quảng Trí Quân - vị vua tài cao trí lớn tại căn cứ quân sự Tam Đái Tiền Lê
Đình Ném Đoài Khắc Niệm, Tp BN Bắc Ninh Thờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp tại nơi ông xây dựng chùa Cổ Niệm Tiền Lê
Đình làng Đông Khắc Niệm, Tp BN Bắc Ninh Đình khu phố Đông, phường Khắc Niệm cũng là nơi thờ Vũ Ninh Vương Nguyễn Thủ Tiệp trên địa bàn khi xưa ông quản lý Tiền Lê
Đình Hạp Lĩnh Hạp Lĩnh, Tp BN Bắc Ninh Thờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp Tiền Lê
Đình Tiên Xá Hạp Lĩnh, Tp BN Bắc Ninh Thờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp tại căn cứ Tiên Du Tiền Lê
Đình Phúc Nghiêm Phật Tích, Tiên Du Bắc Ninh Thờ sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp tại nơi có dấu tích thành cổ núi Bát Vạn do ông xây dựng Hậu Lê
Đền Gin Nam Dương, Nam Trực Nam Định Thờ sứ quân Kiều Công Hãn Thời Đinh
Đình Yên Bình Dương Xá, Gia Lâm Hà Nội Thờ sứ quân Lý Khuê tại nơi ông mất Thời Đinh
Đình Dương Đanh Dương Xá, Gia Lâm Hà Nội Thờ sứ quân Lý Khuê tại nơi ông mất Thời Đinh
Đền Mây Lam Sơn, Tp HY Hưng Yên Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng Châu Tiền Lê
Đình Xích Đằng Lam Sơn, Tp HY Hưng Yên Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng Châu Tiền Lê
Đền Hàng Cá Minh Khai, Tp HY Hưng Yên Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng Châu Tiền Lê
Đền thờ và Lăng Mộ Ngọc Thanh, Kim Động Hưng Yên Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ Đằng Châu Tiền Lê
Đền Vua Mây Đại An, Vụ Bản Nam Định Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ông Tiền Lê
Đền Vua Mây Quang Trung, Vụ Bản Nam Định Đền thôn Bất Di, xã Quang Trung cũng có tên là Đền Vua Mây thờ Phạm Bạch Hổ Tiền Lê
Đình, Chùa Đại Thắng, Vụ Bản Nam Định Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ông Tiền Lê
Đình Phương Mạc Phương Đình, Đan Phượng Hà Nội Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ông Tiền Lê
Đình Phương Mạc Thanh Đa, Phúc Thọ Hà Nội Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ông Tiền Lê
Đình Đông Hải Đông Vinh, Đông Hưng Thái Bình Thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ tại căn cứ quân sự của ông Tiền Lê
Đền Khai Long Tân Sơn, Đô Lương Nghệ An Đền Khai Long là 1 ngôi đền thiêng được xây dựng cách đây trên 1.000 năm. Tương truyền đây là nơi Ngô Xương Xí chiêu dân lập căn cứ thời 12 sứ quân. Thời Đinh
Đền Khai Long Trung Sơn, Đô Lương Nghệ An Đền Khai Long thờ vị tướng Thập Nhị Sứ Quân là Ngô Xương Xí được phong tặng Thượng thượng Đẳng - Tối Linh Đại Vương. Tiền Lê
Đình Phú Duy An Phú, Mỹ Đức Hà Nội Ngô Xương Xí cũng được thờ làm thành hoàng làng Phú Duy, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, phía nam Hà Nội. Bãi tập trận của nghĩa quân xưa kia chính là những bãi trên núi quanh đầm Cửa Hương. Tiền Lê
Đình Phí Trạch Phương Tú, Ứng Hòa Hà Nội Ngô Xương Xí cũng được thờ làm thành hoàng làng Phí Trạch, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, phía nam Hà Nội. Tiền Lê
Đền Tam Xã Sài Sơn, Quốc Oai Hà Nội Đền Tam Xã còn được gọi là quán Tam Xã, đền Trình hay đền thờ Đỗ tướng công nằm ở trung tâm xã Sài Sơn. Xưa dân 3 làng Sài Khê, Thụy Khê, Đa Phúc là 3 xã cùng chung một đền thờ. Tiền Lê
Đình Thụy Khê Sài Sơn, Quốc Oai Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mất Tiền Lê
Đình Sài Khê Sài Sơn, Quốc Oai Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mất Tiền Lê
Đình Đa Phúc Sài Sơn, Quốc Oai Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mất Tiền Lê
Đền Phù Sa Thượng Hoàng Nam, Nghĩa Hưng Nam Định Thờ sứ quân Ngô Nhật Khánh tại cửa biển nơi ông bị bão dìm chết Hậu Lê
Đình Ngô Sài Thị trấn Quốc Oai Hà Nội Đình nằm ở gần sông Tích, được coi là vị trí trung tâm thành Quèn xưa của Đỗ Tướng Công. Theo truyền thuyết địa phương, Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoài những chiến công hiển hách, ông còn là người giúp nhân dân trong "Nông – Trang – Canh – Cửi" nên khi mất được người dân trong lãnh địa suy tôn là thành hoàng làng. Tiền Lê
Đình Cổ Hiền Tuyết Nghĩa, Quốc Oai Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại nơi ông mất Tiền Lê
Miếu họ Đỗ Bình Minh, Thanh Oai Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại căn cứ quân sự đồn Bảo Đà Tiền Lê
Đình Bình Xá Bình Phú, Thạch Thất Hà Nội Thờ sứ quân Đỗ Cảnh Thạc tại vùng ông chiếm đóng, nửa nam Thạch Thất Tiền Lê
Đình Đông Trạch Ngũ Hiệp, Thanh Trì Hà Nội Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại căn cứ quân sự Tây Phù Liệt Tiền Lê
Đình Việt Yên Ngũ Hiệp, Thanh Trì Hà Nội Đình còn có tên Kẻ Vẹt. Đình Việt Yên thờ tướng Nguyễn Siêu làm thành hoàng làng. Nguyễn Siêu cho quân sĩ tập luyện, xây thành đắp lũy trên từ sông Cái xã Việt Yên, dưới thì ngang sông Con tới xã Phúc Am. Tiền Lê
Đình Đông Phù Đông Mỹ, Thanh Trì Hà Nội Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại căn cứ quân sự Tây Phù Liệt Tiền Lê
Đình Văn Uyên Duyên Hà, Thanh Trì Hà Nội Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại căn cứ quân sự Tây Phù Liệt Tiền Lê
Đình Liễu Ngoại Khánh Hà, Thường Tín Hà Nội Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi gần căn cứ quân sự Tây Phù Liệt Tiền Lê
Đình Lạc Thủy Đông Kết, Khoái Châu Hưng Yên Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ông Tiền Lê
Đền Quan Trấn Bắc Đại Tập, Khoái Châu Hưng Yên Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ông Tiền Lê
Đền Hậu Đông Kết, Khoái Châu Hưng Yên Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ông Tiền Lê
Đình Trung Hà An Vĩ, Khoái Châu Hưng Yên Thờ sứ quân Nguyễn Siêu tại nơi tìm được xác ông Tiền Lê
Đình Cung Chúc Trung Lập, Vĩnh Bảo Hải Phòng Đình Cung Chúc phối thờ tướng quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưa Tiền Lê
Miếu Chiều Bàng Trung Lập, Vĩnh Bảo Hải Phòng Miếu Chiều Bàng là nơi thờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưa Tiền Lê
Đình Cự Lộng Trần Lãm, Tp TB Thái Bình Thờ sứ quân Trần Lãm cùng hai vị thánh là Đông Hải Đại vương và Nam Hải Đại vương có công dẹp giặc, trị thủy, giữ nước tại vùng Bố Hải Khẩu xưa Tiền Lê
Đình Lạc Đạo Trần Lãm, Tp TB Thái Bình Thờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưa Tiền Lê
Đình Bo Kỳ Bá, Tp TB Thái Bình Thờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưa Tiền Lê
Miếu Vua Lãm Thành phố Thái Bình Thái Bình Thờ sứ quân Trần Lãm tại vùng Bố Hải Khẩu xưa Tiền Lê
Đền Xám Hồng Quang, Nam Trực Nam Định Thờ sứ quân Trần Lãm tại căn cứ quân sự của ông xưa Tiền Lê
Đình Phú Hào Điền Xá, Nam Trực Nam Định Thờ sứ quân Trần Lãm lập ra làng Phú Hào và xã Điền Xá Tiền Lê
Đình Liễu Nha Mỹ Phúc, Mỹ Lộc Nam Định Đình làng Liễu Nha thờ sứ quân Trần Lãm và thuộc tướng của ông là Trần Dũng Lực tại căn cứ quân sự của ông xưa. Tiền Lê
Đình Đông Mỹ Phúc, Mỹ Lộc Nam Định Đình Đông thôn Tam Đông thờ sứ quân Trần Lãm và thuộc tướng của ông là Trần Dũng Lực tại căn cứ quân sự của ông xưa với lễ hội mở vào ngày 10 tháng 4 âm lịch hằng năm. Tiền Lê
Đình Tây Mỹ Phúc, Mỹ Lộc Nam Định Đình Tây thôn Tam Đông thờ sứ quân Trần Lãm và Trần Dũng Lực là thuộc tướng của Trần Lãm tại căn cứ quân sự của ông lập ra khi xưa Tiền Lê
Đình Dậu Trì Hồng Thái, Ninh Giang Hải Dương Thờ sứ quân Trần Lãm thời Đinh tại nơi ông âm phù nhà Trần Thời Trần
Đình Nhạp Hùng Vương, TX Phú Thọ Phú Thọ Thờ sứ quân Kiều Thuận tại nơi ông mất Thời Đinh
Đền Trù Mật Văn Lung, TX Phú Thọ Phú Thọ Thờ sứ quân Kiều Thuận tại nơi ông mất Thời Đinh
Đình Bến Phụng Công, Văn Giang Hưng Yên Thờ sứ quân Lã Đường tại căn cứ Tế Giang Thời Đinh
Đền Thượng Mỹ Hà, Mỹ Lộc Nam Định Thờ sứ quân Lã Đường tại căn cứ quân sự của ông Thời Đinh
Miếu Bản Thổ Mễ Trì, Nam Từ Liêm Hà Nội Thờ tướng nhà Ngô Lã Đại Liệu và con trai ông là sứ quân Lã Đường Thời Đinh
Đình Cự Chính Nhân Chính, Thanh Xuân Hà Nội Thờ tướng nhà Ngô Lã Đại Liệu và con trai ông là sứ quân Lã Đường Thời Đinh
Đình Phi Liệt Liên Nghĩa, Văn Giang Hưng Yên Thờ sứ quân Lã Đường với tôn hiệu Thạch Lã tướng quân, gần làng Phi Liệt là làng Phù Liệt thờ 5 vị đại vương có công phù giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân Lã Đường Thời Đinh

Di tích cố đô Hoa Lư

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Đền Vua Đinh Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Hoàng tộc nhà Đinh và 4 vị Tứ trụ triều đình trung thần nhà Đinh Tiền Lê
Đền Vua Lê Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Thờ Vua Lê Đại Hành, Lê Long Đĩnh, Dương Vân Nga cùng bài vị thờ Công chúa Phất Ngân và tướng Phạm Cự Lượng Thời Lý
Đền Phất Kim Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Thờ công chúa Phất Kim, con gái Vua Đinh, vợ của sứ quân Ngô Nhật Khánh Tiền Lê
Đền Nội Lâm (Trần) Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Đền Nội Lâm - ngôi đền trong rừng Vua Đinh xây dựng để thờ thần Quý Minh, sau này Trần Thái Tông về đây nên đổi thành đền Trần Thời Đinh
Đền Tứ Trụ Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Đền Tứ Trụ nằm cùng khu với đền Trình trong Quần thể di sản thế giới Tràng An, đền thờ 4 tướng đại thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ Thời Đinh
Đình Yên Trạch Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Thờ Đinh Tiên Hoàng làm thành hoàng làng Yên Trạch Tiền Lê
Đình Yên Thành Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành làm thành hoàng làng Yên Thành Tiền Lê
Lăng Vua Đinh Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Nằm trên đỉnh núi Mã Yên, trước đền Vua Đinh trong di tích cố đô Hoa Lư Tiền Lê
Lăng Vua Lê Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Nằm bên chân núi Mã Yên, gần đền Vua Đinh và chùa Kim Ngân trong di tích cố đô Hoa Lư Tiền Lê
Bia Nhà Lý Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Nằm ở quảng trường cổ đô Hoa Lư, do Hà Nội phục dựng tặng Ninh Bình trong di tích cố đô Hoa Lư dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010
Bia Câu Dền Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Cầu Dền là cây cầu cổ nằm ở cửa ngõ phía bắc vào Kinh đô Hoa Lư, cầu bắc qua sông Sào Khê trong di tích cố đô Hoa Lư Thời Đinh
Bia Cửa Đông Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Cầu Đông là cây cầu cổ nằm ở cửa ngõ phía đông vào Kinh đô Hoa Lư, cầu bắc qua sông Sào Khê trong di tích cố đô Hoa Lư, là nơi bá quan văn võ qua lại mỗi khi vào triều bệ kiến. Thời Đinh
Phủ Vườn Thiên Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Vườn Thiên thờ Kình Thiên Đại Vương Lê Long Thâu con cả Vua Lê Đại Hành cùng với hoàng tử Lý Long Bồ Tiền Lê
Phủ Đông Vương Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Đông Vương thờ Đông Thành Vương Lê Long Tích con thứ hai của Vua Lê Đại Hành cùng với hoàng tử Lý Long Bồ Tiền Lê
Phủ Khống Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Khống nằm trong khu vực thành Nam Tràng An thờ 7 vị quan trung thần thời Đinh Thời Đinh
Phủ Đột Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Khống hay Đền Trình nằm trong khu vực thành Nam Tràng An thờ 2 vị quan trung thần thời Đinh là Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù Thời Đinh
Phủ Chợ Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Chợ nằm trong khu vực chợ Cầu Đông thờ bà tổ hát chèo Phạm Thị Trân và vị quan Ngũ Lầu Đại Vương phụ trách 5 lầu ca hát Thời Đinh
Phủ Phù Dung Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Phù Dung thuộc thôn Yên Trạch, gần chân núi Cột Cờ thờ công chúa Phù Dung, con Vua Đinh Tiên Hoàng. Thời Đinh
Phủ Bến Đò Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Bến Đò nằm ở bên sông Hoàng Long, thờ Đông Thái Đại Vương là vị quan coi cửa Bắc kinh đô Hoa Lư. Thời Đinh
Phủ Cửa Đền Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Cửa Đền thờ Ngũ Đạo Đại Vương, vị tướng phụ trách 5 đạo quân. Thời Đinh
Phủ Vật Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Vật thờ Cẩm Trà Đại Vương, tướng phụ trách tuyển quân, vào ngày 6/1 âm lịch có hội vật tưởng nhớ ông. Thời Đinh
Phủ Thành Hoàng Ninh Hòa, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Thành Hoàng thuộc thôn Áng Ngũ thờ Nguyễn Bặc. Thời Đinh
Phủ Làng Thong Ninh Hòa, Hoa Lư Ninh Bình Phủ Làng Thong ở thôn Thong Bái thờ một vị tướng được tôn gọi là Vạn Dần Đại Vương phụ trách thủy quân thường xuyên luyện tập ở sông Sào Khê, đoạn gần hang Luồn suốt hai triều Đinh và Tiền Lê. Thời Đinh
Phủ Thong Khống Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ nằm ở thôn Thiên Trường, xã Trường Yên thờ Đinh triều tả, hữu thái giám thời Đinh. Thời Đinh
Phủ Áng Lẫm Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ nằm ở thôn Thiên Trường, xã Trường Yên thờ Đinh triều tả, hữu thái giám thời Đinh. Thời Đinh
Phủ Áng Mương Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ nằm ở thôn Thiên Trường, xã Trường Yên thờ Đinh triều tả, hữu thái giám thời Đinh. Thời Đinh
Phủ Ngòi Gai Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Phủ nằm ở thôn Thiên Trường, xã Trường Yên thờ Đinh triều tả, hữu thái giám thời Đinh. Thời Đinh
Chùa Nhất Trụ Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Được xây dựng từ thời Tiền Lê, nơi lưu giữ bảo vật thạch kinh cổ nhất Việt Nam Tiền Lê
Chùa Kim Ngân Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Được xây dựng từ thời Tiền Lê, nơi lưu giữ tài sản, ngân khố triều đình Tiền Lê
Chùa Cổ Am Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Chùa Am thuộc thôn Yên Trung, nằm ở phía tây bắc núi Đìa; chùa Đìa thuộc thôn Yên Thành, nằm ở phía đông nam núi Đìa, xã Trường Yên. Đây là hai chùa cổ thời Đinh xây dựng theo kiểu động chùa, tựa lưng vào núi. Thời Đinh
Chùa Duyên Ninh Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cổ thời Đinh Lê, là chùa cầu duyên nổi tiếng Thời Đinh
Chùa Bà Ngô Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Chùa Bà Ngô nằm bên phải bờ sông Hoàng Long thuộc khu vực ngoại vi thành Hoa Lư xưa, là nơi hoàng hậu Hoàng Thị mẹ Ngô Nhật Khánh tu hành và tiến hành nghi thức sám hối Thời Đinh
Chùa Báo Ân Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Chùa Báo Ân nằm cạnh Phủ Khống trong quần thể di sản thế giới Tràng An thờ các tướng lĩnh tử nạn trong nội chiến 12 sứ quân và chống Tống xâm lược lần thứ nhất Tiền Lê
Chùa Bái Đính Gia Sinh, Gia Viễn Ninh Bình Chùa Bái Đính là nơi thờ thần núi Cao Sơn tây trấn Hoa Lư tứ trấn Thời Đinh
Chùa động Am Tiên Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Là nơi pháp trường xử án thời Đinh. Nơi gắn với các danh nhân Trương Ma Ni, phò Mã Trương Quán Sơn, công chúa Đinh Phù Dung, Thái hậu Dương Vân NgaĐức Thánh Nguyễn Thời Đinh
Chùa động Hoa Sơn Ninh Hòa, Hoa Lư Ninh Bình Là nơi nuôi ấu chúa Đinh Toàn thời Đinh Thời Đinh
Chùa động Thiên Tôn Thiên Tôn, Hoa Lư Ninh Bình Là tiền đồn vào kinh đô Hoa Lư thời Đinh Thời Đinh
Chùa động Bàn Long Ninh Xuân, Hoa Lư Ninh Bình Là ngôi chùa cổ thời Đinh Thời Đinh
Nền cung điện Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Nằm sâu cách mặt đất tự nhiên 3 m, được khai quật từ những năm 1970, sát khuôn viên đền vua Lê Đại Hành. Hiện đã xây dựng nhà mái che và trưng bày phục vụ du khách tham quan Thời Đinh
Thành Hoa Lư Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Kinh thành Hoa Lư gồm 10 đoạn tường thành đắp nối liền giữa các ngọn núi tự nhiên lại với nhau tạo thành 2 vòng thành Đông và thành Tây. Bên cạnh thành Hoa Lư là thành Tràng An là tòa thành tự nhiên phòng thủ bảo vệ mặt sau Thời Đinh
Thành Đông Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Thành Đông thuộc 2 làng Yên Thành, Yên Thượng. Là nơi đặt cung điện Hoa Lư, có vai trò quan trọng hơn thành Tây và thành Nam. Gồm 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín: núi Đầm - núi Thanh Lâu - núi Cột Cờ - núi Chẽ - núi Chợ và đoạn nối từ núi Mã Yên sang thành Tây. Thời Đinh
Thành Tây Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Thành Tây hay thành trong có diện tích tương đương thành Đông, thuộc làng cổ Chi Phong cũng có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi: núi Hàm Sá - núi Cánh Hàn - núi Hang Tó; núi Quèn Dót - núi Mồng Mang - núi Cổ Giải và tường đắp ngang thành trong. Thời Đinh
Thành Nam Trường Yên, Gia Sinh
Ninh Xuân, Ninh Hải
Ninh Bình Thành Nam là kinh thành tự nhiên nằm ở phía Nam kinh đô Hoa Lư, thường được gọi là Tràng An có núi cao bao bọc xung quanh, bảo vệ mặt sau thành. Địa thế thành Nam rất vững chắc, đoạn sông Trường chảy qua thành Nam có một hệ thống khe ngòi chằng chịt từ các ngách núi đổ ra. Thành Nam có nhiều giá trị về mặt quân sự, là nơi dự trữ, thủ hiểm từ đây có thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường thủy. Thời Đinh
Núi Mã Yên Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Núi Mã Yên trông xa có hình yên ngựa. Đứng ở trên đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn cảnh cố đô Hoa Lư. Người xưa đã án táng Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi với quan niệm đề cao tinh thần thượng võ của người, dù mất vẫn còn trên yên ngựa, vì vậy để lên thăm lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng phải bước lên 150 bậc đá của núi Mã Yên. Thời Đinh
Núi Cột Cờ Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Núi Cột Cờ ở phía đông kinh thành, núi Cột Cờ là nơi treo quốc kỳ Đại Cồ Việt, tại đây đã khai quật được dấu tích tường thành. Thời Đinh
Ghềnh Tháp Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình Ghềnh Tháp là nơi Đinh Tiên Hoàng duyệt thủy quân. Khu vực này còn có hang Tiền, hang muối - nơi cất giữ tài sản quốc gia, động Am Tiên nhốt hổ, báo để xử người có tội. Thời Đinh
Sông Hoàng Long Gia Viễn, Hoa Lư Ninh Bình Sông Hoàng Long dài 25 km, nơi gắn với những truyền thuyết rồng vàng chở Đinh Bộ Lĩnh qua sông. Sông nằm ở phía bắc kinh đô Hoa Lư, nơi đây có núi Cắm Gươm, suối Kênh Gà Thời Đinh
Sông Sào Khê Gia Viễn, Hoa Lư Ninh Bình Sông Sào Khê là một nhánh của sông Hoàng Long, nằm uốn lượn trong khu di tích cố đô Hoa Lư. Bến Dời Đô là nơi Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô để xuống thuyền tiến về Thăng Long. Thời Đinh
Đàn Kính Thiên Gia Sinh, Gia Viễn Ninh Bình Đàn Kính Thiên Tràng An được lập ở khu vực hành cung phía tây kinh đô Hoa Lư xưa, là nơi diễn ra lễ tế Trời, công bố với thiên hạ về việc thống nhất đất nước lên ngôi của Vua Đinh Thời Đinh

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở Hà Nội

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Đình Trung Kính Hạ Yên Hòa, Cầu Giấy Hà Nội Thờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn cùng với Nộn Công thời Hùng Vương.[11] Làng Trung Kính vốn là vùng đất cổ nằm bên sông Tô gồm hai thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ. Hậu Lê
Đình Trung Kính Thượng Yên Hòa, Cầu Giấy Hà Nội Thờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn cùng với Nộn Công thời Hùng Vương.[11] Làng Trung Kính vốn là vùng đất cổ nằm bên sông Tô gồm hai thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ. Hậu Lê
Đền Trung Nha Nghĩa Đô, Cầu Giấy Hà Nội Tướng Trần Công Tích làm quan dưới triều Đinh, quê ở trang Đông Lộc (Hưng Yên). Khi quân Tống xâm lược, Trần Công Tích đem 500 tinh binh đến đóng ở ấp Phượng Đảo, tức vùng Nghĩa Đô để luyện quân và tuyển quân lên biên giới chống lại giặc Tống. Hai bà vợ Lê Hồng Nương và Lê Quế Nương cũng là những nữ tướng hậu cần.[12] Tiền Lê.
Đình Đào Thục Thụy Lâm, Đông Anh Hà Nội Thờ Đương Giang, là một vị tướng nhà Đinh có công mang 5.000 quân lính và thu nạp 30 trai tráng làng Đào Thục đi đánh dẹp giặc Ngô cùng với một người trong mộng là Phi Nương Hoàng hậu. Bà là người đã phù giúp cho ông trong chiến trận. Tiền Lê
Đình Biểu Khê Thụy Lâm, Đông Anh Hà Nội Đình làng Biểu Khê cũng thờ Đương Giang, là một vị tướng nhà Đinh có công trong việc dẹp loạn 12 sứ quân thời Đinh Tiên Hoàng. Tiền Lê
Đình Mạnh Tân Thụy Lâm, Đông Anh Hà Nội Đình làng Mạnh Tân cũng thờ Đương Giang đại vương, là một vị tướng nhà Đinh có công trong việc dẹp loạn 12 sứ quân thời Đinh Tiên Hoàng. Tiền Lê
Đền Lương Sử Văn Miếu, Đống Đa Hà Nội Do Vua Lý Thái Tông cho xây dựng để thờ tướng nhà Đinh Phạm Cự Lượng, người đã giúp ông ngoại Vua (Lê Đại Hành) lên ngôi hoàng đế và phong ông là vị thần chuyên xét việc hình ngục. Thời Lý
Đình Bá Dương Hồng Hà, Đan Phượng [13] Hà Nội Thờ tướng Nguyễn Cả, tham gia dẹp 12 sứ quân, sau từ quan về làng dạy dân trồng trọt, mở mang cơ nghiệp, ông bày ra những trò vui thanh cao, trong đó có chơi diều cùng đám trẻ mục đồng. Tiền Lê
Đình Tình Quang Giang Biên, Long Biên Hà Nội Đình làng Tình Quang thờ tướng nhà Đinh Đinh Điền và 2 vị thần khác. Đình Tình Quang đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật ngày 11/5/1993. Tiền Lê
Đình Mai Phúc Phúc Đồng, Long Biên Hà Nội Thờ hai anh em Xuân Vinh và Luận Nương đã tập hợp trai tráng trong làng thành đội dân binh, đánh bại các sứ quân Nguyễn Khoan, Lã Đường, Kiều Công Hãn.[14] Thời Đinh
Đình Cầu Bây Thạch Bàn, Long Biên[15] Hà Nội Đình làng Cầu Bây thờ vị tướng Lã Lang Đường có công phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Em trai của vị tướng Lã Lang Đường là Lã Lang Đế được thờ ở làng Ngô bên cạnh làng Cầu Bây. Thời Lê
Đình làng Ngô Thạch Bàn, Long Biên Hà Nội Đình làng Ngô thờ tướng nhà Đinh Lã Lang Đế có công phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và đánh quân Ngô.. Anh trai của vị tướng Lã Lang Đế là Lã Lang Đường được thờ ở làng Cầu Bây bên cạnh làng Ngô. Thời Lê
Đình Thống Nhất Cự Khối, Long Biên[15] Hà Nội Đình Hạ Trại thôn Thống Nhất thờ Lã Lang Đế phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Lê
Đình Thổ Khối Cự Khối, Long Biên Hà Nội Đình Thổ Khối có từ trước năm 1730, bên trong thờ 6 vị thành hoàng trong đó có 3 vị là Bạch Đa đại vương, Dị Mệ đại vương và Đào thành hoàng có công dẹp loạn 12 sứ quân. 1730
Đình Cư An Tam Đồng, Mê Linh Hà Nội Đình làng Cư An, xã Tam Đồng thờ Phạm Huyền Thông - Thái úy thống lĩnh tiền quân thủy bộ thời Đinh sau được phong Thái úy Thượng Quốc Đại Vương. Ông là người trang Hồ Liên (Thanh Oai), có công đánh dẹp các sứ quân Ngô Xương Xí, Nguyễn Siêu, Phạm Bạch Hổ. Ông cũng được thờ ở Đình Phương Mỹ xã Mỹ Hưng, Thanh Oai quê hương.[16] Tiền Lê
Đình Phương Liệt Phương Liệt, Thanh Xuân [17] Hà Nội Thờ Tích Lịch đại vương Phạm Tích (3 anh em ông, Một người mặt xanh tên là Tích; mặt trắng tên là Thánh; mặt đỏ tên là Thành đã cùng theo giúp Đinh Tiên Hoàng lập được nhiều công lớn. Tiền Lê
Đình Hữu Từ Hữu Hòa, Thanh Trì Hà Nội Đình làng Hữu Từ thờ Bà chúa Trai Phạm Thị Hến, sau được Vua Lê Đại Hành phong Phạm Hoàng hậu. Thần sắc các đền thờ gọi Bà là Đô Hồ phu nhân Thời Lý
Đình Phú Diễn Hữu Hòa, Thanh Trì Hà Nội Đình làng Phú Diễn thờ Vua Lê Đại Hành và Bà chúa Trai, tức Đô Hồ phu nhân, sau được phong Phạm Hoàng hậu Thời Lý
Đình Hữu Thanh Oai Hữu Hòa, Thanh Trì Hà Nội Đình làng Hữu Thanh Oai thờ Vua Lê Đại Hành tại nơi vua đóng quân để phá cuộc xâm lược của nhà Tống. Khi theo đường sông Nhuệ đến các làng Tó, Lê Hoàn đã dừng chân trên gò đất có hình con rùa ở Rừng Mơ. Dân làng ra chúc tụng và dâng cỗ chay. Về sau, dân làng lập miếu thờ ông trên gò này và thờ ông ở đình. Thời Lý
Đình Hoa Xá Tả Thanh Oai, Thanh Trì Hà Nội Đình làng Hoa Xá và Minh Ngự Lâu là hai di tích gần kề nhau bên tả ngạn sông Nhuệ. Đình Hoa Xá hay đình làng Tó thờ Vua Lê Đại Hành và bà chúa Trai, tức Đô Hồ phu nhân Phạm hoàng hậu. Phía sau tam quan có đôi ngựa đá do Ngô Thì Nhậm cung tiến Thời Lý
Minh Ngự Lâu Tả Thanh Oai, Thanh Trì Hà Nội Minh Ngự Lâu là nơi ở cũ của bà Chúa Hến (Đô Hồ phu nhân), nằm cách đình Hoa Xá khoảng 200m. Minh Ngự Lâu nhỏ hơn nhiều so với đình Hoa Xá và được làm theo một kiểu kiến trúc truyền thống với hai nếp nhà ba gian xếp thành hình “chữ Nhị”. Thời Lý
Đình Ba Dân Tứ Hiệp, Thanh Trì [18] Hà Nội Thờ anh em của Nguyễn Bặc là Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục. Cả ba anh em ông đều là tướng nhà Đinh. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh giao Nguyễn Bồ làm chỉ huy tiến quân đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, không may Nguyễn Bồ cùng ba tướng Nguyễn Phục, Đinh Thiết, Cao Sơn tử trận. Thời Đinh
Đình Trung Tứ Hiệp, Thanh Trì Hà Nội Thờ 2 tướng là Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục, là tướng nhà Đinh. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh giao Nguyễn Bồ làm chỉ huy tiến quân đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, không may Nguyễn Bồ cùng ba tướng Nguyễn Phục, Đinh Thiết, Cao Sơn tử trận. Thời Đinh
Đình Văn Điển Tứ Hiệp, Thanh Trì Hà Nội Thờ 2 tướng là Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục, là tướng nhà Đinh. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh giao Nguyễn Bồ làm chỉ huy tiến quân đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, không may Nguyễn Bồ cùng ba tướng Nguyễn Phục, Đinh Thiết, Cao Sơn tử trận. Thời Đinh
Đình Tự Khoát Ngũ Hiệp, Thanh Trì Hà Nội Thờ tướng Cao Sơn, cùng với Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết đã hy sinh trong trận đánh dẹp sứ quân Nguyễn Siêu Thời Đinh
Đình Phương Mỹ Mỹ Hưng, Thanh Oai Hà Nội Đình làng Phương Mỹ, xã Mỹ Hưng thờ Phạm Huyền Thông - Thái úy thống lĩnh tiền quân thủy bộ thời Đinh sau được phong Thái úy Thượng Quốc Đại Vương. Ông là người trang Hồ Liên (Thanh Oai), có công đánh dẹp các sứ quân Ngô Xương Xí, Nguyễn Siêu, Phạm Bạch Hổ. Ông cũng được thờ ở Đình Cư An xã Tam Đồng, huyện Mê Linh.[16] Tiền Lê
Đền Hoàng Trung Hồng Dương, Thanh Oai Hà Nội Đền làng Hoàng Trung thờ Lưu Cơ, được Đinh Bộ Lĩnh phong Đại Thống chế tướng quân, cho trông coi thành Đại La. Lưu Cơ không chỉ là người có công dẹp loạn 12 sứ quân mà còn lập ra làng Hoàng Trung. Chưa rõ
Đình Tảo Dương Hồng Dương, Thanh Oai Hà Nội Đình sàn Tảo Dương là một ngôi đình cổ được kiến tạo năm 1545, là nơi thờ tự tứ vị thành hoàng thời Đinh: Hoàng Tế đại vương, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm quan Thái úy. Trần Tuệ đại vương con ông Trần Kính, được vua Đinh phong làm “Thái phó đại tướng quân”. Trần Minh đại vương là anh em sinh đôi của ông Trần Tuệ, được phong làm “Tham tán binh sự tướng quân”. Hoàng Hựu đại vương (còn gọi là Nguyễn Hựu) là người Tảo Dương, con cụ Nguyễn Quang và cụ Đặng Thị Minh được vua Đinh phong làm “Điều sát binh sự tướng quân”. Hậu Lê
Đình Mai Thanh Mai, Thanh Oai Hà Nội Đình làng Mai hay đình Nga My Hạ thờ Hà Khôi đại vương là người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc cát cứ vùng Thanh Oai. Đinh Bộ Lĩnh từng cho quân đóng trại trên đất làng Mai, nay là 2 thôn Nga Mi Hạ và Nga Mi Thượng xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Thời Đinh
Đình Cự Đà Cự Khê, Thanh Oai Hà Nội Thờ Hoàng Thông là tướng thời Vua Đinh Tiên Hoàng. Hàng năm vào ngày 14 tháng giêng âm lịch có lễ hội Đại kỳ phúc tiến hành lễ rước thánh Hoàng Thông Phả Độ Đại Vương. Tiền Lê
Đình Quang Lãng Quang Lãng, Phú Xuyên [19] Hà Nội Quần thể di tích Quang Lãng gồm các đền, đình, miếu, lăng mộ ở các làng thuộc địa bàn xã Quang Lãng thờ Lục vị đại vương (6 anh em trai là Nguyễn Vật, Nguyễn Lôi, Nguyễn Quảng, Nguyễn Quán, Nguyễn Linh, Nguyễn Lặc có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân). Riêng đình Quang Lãng là nơi thờ chính Nguyễn Quán và Nguyễn Lặc tại nơi mà 4 người em lập đồn Hạ. Thời Đinh.
Đình Mễ Quang Lãng, Phú Xuyên Hà Nội Đình làng Mễ thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Đình được xếp hạng di tích quốc gia. Thời Đinh
Đình Mai Xá Quang Lãng, Phú Xuyên Hà Nội Đình Mai Xá nằm trong quần thể di tích thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.[20] Đình Mai Xá là nơi thờ chính Nguyễn Quảng và Nguyễn Linh tại nơi hai ông mất và cũng thuộc khu vực lập đồn Hạ. Thời Đinh
Đình Sảo Thượng Quang Lãng, Phú Xuyên [20] Hà Nội Đình Sảo Thượng là di tích quốc gia thờ Nguyễn Vật - hiệu Hiển Vật đại vương là người anh cả trong sáu anh em trai có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Đặc biệt, Đạo quân của ông Nguyễn Vật đã tiến về Trường Châu đánh thắng sứ quân Trần Hồ. Đình được xếp hạng di tích quốc gia năm 2001 Thời Đinh
Đình Tạ Quang Lãng, Phú Xuyên Hà Nội Đình ông Tạ nằm trong quần thể di tích thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Đình Tạ và đình Sảo Thượng là nơi thờ chính Nguyễn Vật tại nơi người anh cả lập đồn Thượng Thời Đinh
Đình Tầm Khê Quang Lãng, Phú Xuyên Hà Nội Đình Tầm Khê thuộc quần thể di tích thờ Lục vị đại vương, họ Nguyễn tên Vật, Lôi, Quảng, Quán, Linh, Lặc công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Làng Tầm Khê thờ chính Nguyễn Lôi, người đã lập đồn Trung tại khu Cây Gạo. Thời Đinh
Đình Mai Nội Mai Đình, Sóc Sơn Hà Nội Thờ Nguyễn Bặc với biệt danh Quang Minh. Tiền Lê
Đình Lai Sơn Bắc Sơn, Sóc Sơn Hà Nội Đình Cúc làng Lai Sơn thờ 2 vị tướng thời Đinh: Đương Giang Đại Vương, Phi nương công chúa và 2 vị tướng thời Hùng Vương: Quý Minh, Cao Sơn. Đương Giang là vị tướng nhà Đinh có công thu nạp 5.000 quân lính ở Đông Anh (Hà Nội) đi đánh dẹp giặc Ngô. Tiền Lê
Đình So Cộng Hòa, Quốc Oai Hà Nội Đình So là một trong những di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật độc đáo nhất của xứ Đoài. Đình thờ 3 anh em họ Cao có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Đình So đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Hậu Lê
Quán Trên,
Quán Dưới
Đồng Quang, Quốc Oai Hà Nội Khu di tích quốc gia Quán Trên - Quán Dưới - Cây đa thờ thành hoàng làng Đồng Lư là 3 anh em họ Cao, người trang Sơn Lộ có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân Hậu Lê
Đình Đồng Lư Đồng Quang, Quốc Oai Hà Nội Đình làng Đồng Lư thờ thành hoàng làng Đồng Lư là 3 anh em họ Cao, người trang Sơn Lộ có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Làng Đồng Lư và Làng So xưa thuộc trang Sơn Lộ nên cùng có đình thờ tam vị thành hoàng Hậu Lê
Đình Sơn Đồng Sơn Đồng, Hoài Đức [21] Hà Nội Thờ Vương Thanh Cao, Bộ tướng của Vua Đinh Tiên Hoàng có công đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động Tiền Lê
Đền Thượng Sơn Đồng, Hoài Đức [21] Hà Nội Thờ Đào Trực, tướng Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành sau này. Ông có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân và giặc Tống xâm lược, sau lại truyền nghề mỹ nghệ cho dân làng Sơn Đồng Tiền Lê
Đền Mậu Hòa Minh Khai, Hoài Đức Hà Nội Thờ Phạm Đông Nga đã theo Đinh Bộ Lĩnh và trở thành tướng tài, được phong Tổng đốc đại vương. Ông có công khởi dựng làng Mậu Hòa nằm ven bờ đê sông Đáy Thời Đinh
Đình Phương Bản Phụng Châu, Chương Mỹ Hà Nội Thờ 2 vị tướng nhà Đinh là Uy Sơn đại vương và Ngọ Tân đại vương. Hai ông là người làng Phương Bản từng chiêu mộ binh sĩ theo giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Trần
Đình Tiến Ân Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ[22] Hà Nội Đình Tiến Ân thờ Đặng Đống Thính và em trai Đặng Chiêu Pháp có công đánh dẹp 12 sứ quân, đặc biệt là trận đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở đồn Bảo Đà Thời Đinh
Đình Yên Nhân Hòa Chính, Chương Mỹ Hà Nội Thờ Hồ Thông là người văn võ toàn tài, thông minh, trí tuệ được phong làm chỉ huy phó sứ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Hậu Lê
Đình làng Sủi Phú Thị, Gia Lâm Hà Nội Đình Sủi thờ tướng nhà Đinh Đào Liên Hoa, có công dẹp loạn và mở mang đất hoang. Ông được Đinh Bộ Lĩnh phong làm Tây Vị Đại Vương rồi được cử đi Chánh sứ sang Trung Quốc. Khi huyện Gia Lâm có giặc loạn nổi lên, ông đem quân đi dẹp rồi lập đồn cùng trang ấp ở Thổ Lỗi, dậy nhân dân sản xuất, xây nhà cửa lo cuộc sống. Dân làng Sủi đã lập đình Sủi thờ ông và tôn ông là Thành hoàng làng.[23] Thời Đinh
Đình Thuận Quang Dương Xá, Gia Lâm Hà Nội Di tích đình Thuận Quang thuộc thôn Thuận Quang, xã Dương Xá. Đình thờ Đại vương Phùng Tùng có công dẹp loạn 12 sứ quân ở thời nhà Đinh.[24] Thời Lý
Đình Kim Sơn Kim Sơn, Gia Lâm Hà Nội Đình Kim Sơn còn lưu giữ 17 sắc phong. Đặc biệt có cổ vật từ thế kỷ 15 gồm hai pho tượng phỗng bằng gỗ. Đình thờ hai anh em sinh đôi Cao Điền và Cao Đỗ (con ông Cao Trạch và bà Lê thị), có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và đánh giặc Chiêm Thành.[25] Thời Lý
Nghè Kim Sơn Kim Sơn, Gia Lâm Hà Nội Nghè Kim Sơn thờ nhị vị đại vương triều Đinh Cao Điền Công và Cao Đỗ Công. Nghè Kim Sơn là nơi gốc thờ 2 vị Thành hoàng, chính là dinh của 2 ông lúc sinh thời.[26] Thời Lý
Đền Trung Mầu Trung Mầu, Gia Lâm Hà Nội Đền làng Trung Mầu là di tích lịch sử lâu đời. Theo sắc phong, hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên đều thờ ba vị tướng thời Đinh: Cao Chương Đại Vương, Cao Gia Đại Vương, Tòng Chinh Đại Vương. Các vị tướng này đều là người xã Trung Mầu có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân và Chiêm Thành giữ nước. Thời Lý
Đền Thịnh Liên Trung Mầu, Gia Lâm Hà Nội Đền làng Thịnh Liên là di tích lịch sử lâu đời. Theo sắc phong, hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên đều thờ ba vị tướng thời Đinh: Cao Chương Đại Vương, Cao Gia Đại Vương, Tòng Chinh Đại Vương. Các vị tướng này đều là người xã Trung Mầu có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân và Chiêm Thành giữ nước. Thời Lý
Đình Đông Dư Thượng Đông Dư, Gia Lâm Hà Nội Các đình ở làng Đông Dư đều thờ Tam vị đại vương trong đó có tướng nhà Đinh Bạch Đa đại vương là người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Lý
Đình Đông Dư Hạ Đông Dư, Gia Lâm Hà Nội Các đình ở làng Đông Dư đều thờ Tam vị đại vương trong đó có tướng nhà Đinh Bạch Đa đại vương là người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Lý
Đình Bát Tràng Bát Tràng, Gia Lâm Hà Nội Thờ Lưu Thiên Tử đại vương Lưu Cơ do những người thợ gốm làng Bồ Xuyên - Bạch Bát di dời từ quê hương Yên Mô, Ninh Bình ra đây lập nghiệp. Hậu Lê
Đền Phù Lưu Phù Lưu, Ứng Hòa Hà Nội Làng Phù Lưu gồm 2 thôn Phù Lưu Thượng và Phù Lưu Hạ đều thuộc xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đình Phù Lưu Thượng và đình Phù Lưu Hạ thờ Không Bảng đaị vương triều Đinh, có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Có thuyết nói Không Bảng đại vương chính là Không Thần đại vương có tên húy là Cao Quang Vương, cũng được thờ tại đền làng Ngoại Hoàng xã Lưu Hoàng bên cạnh xã Phù Lưu. Thời Nguyễn
Đền Không Thần Lưu Hoàng, Ứng Hòa Hà Nội Đền Không Thần hay đình làng Ngoại Hoàng thờ Cao Quang Vương, vị tướng nhà Đinh có công giúp Vua dẹp loạn 12 sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt. Thời 12 sứ quân, Một đồn binh của Đinh Bộ Lĩnh đã đóng tại Kẻ Hóp (Ngoại Hoàng). Sau khi tướng lĩnh hy sinh người dân làng Ngoại Hoàng đã thờ ông là Thành Hoàng làng. Thời Nguyễn
Đình Quảng Nguyên Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa Hà Nội Đình làng Quảng Nguyên thờ Đống Củ Đại vương, là tướng tài danh của Đinh Tiên Hoàng Đế.[27] Đình Quảng Nguyên là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng về giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Thời Nguyễn
Đình Thanh Dương Đồng Tiến, Ứng Hòa Hà Nội Thờ Vua Lê Đại Hành và các hoàng tử con vua Thời Lý
Miếu Cò Phương Tú, Ứng Hòa Hà Nội Miếu Cò cùng với đình Đụn nằm ở làng Động Phí. Miếu Cò là nơi thờ hai anh em Bạch Tượng, Bạch Địa và người em họ Đô Đài. Cả ba anh em có công thu nạp trai làng Động Phí tham gia dẹp loạn 12 sứ quân Thời Đinh
Đình Động Phí Phương Tú, Ứng Hòa[28] Hà Nội Thờ Bạch Tượng, vị tướng tham gia dẹp loạn 12 sứ quân. Thần tích, thần phả ở đình làng Động Phí cho biết Đinh Điền, Nguyễn Bặc có về đây thu nạp lực lượng Bạch Tượng gồm 500 quân lính Thời Đinh
Đình Ngọc Động Phương Tú, Ứng Hòa Hà Nội Đình làng Ngọc Động thờ Bạch Địa, vị tướng có công thu nạp trai làng Ngọc Động tham gia dẹp loạn 12 sứ quân Thời Đinh
Đình Nguyễn Xá Phương Tú, Ứng Hòa Hà Nội Đình làng Nguyễn Xá thờ Đô Đài, tướng tham gia dẹp loạn 12 sứ quân Thời Đinh
Đình Hòa Xá Hòa Xá, Ứng Hòa [29] Hà Nội Thờ Nguyễn Đức Chính là vị tướng có công dẹp loạn 12 sứ quân, đã được Đinh Tiên Hoàng phong làm tả đạo Tướng quân Thời Đinh
Làng Vân Đình Vân Đình, Ứng Hòa [30] Hà Nội Thời nhà Đinh, nhân dân Vân Đình đã ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân, lập nước Đại Cồ Việt. Ở thôn Vân Đình có đình Thượng, đình Nhì, đình Ba thờ ba anh em ruột người trang Vân Đình đã mộ binh theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Quán Lục Sĩ ở Thanh Ấm thờ thần Minh Phúc – một tướng của Đinh Bộ Lĩnh có công với nước. Thời Đinh
Đình Thượng Vân Đình, Ứng Hòa Hà Nội Đình Thượng Vân Đình thờ người anh cả trong ba anh em trai người trang Vân Đình đã mộ binh theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Làng Vân Đình hình thành từ thời Đinh, với tên gọi ban đầu là Kẻ Đinh, sau tránh họ Vua đổi san Kẻ Đình. Thời Đinh
Đình Nhì Vân Đình, Ứng Hòa Hà Nội Đình Nhì Vân Đình thờ người thứ hai trong ba anh em trai trang Vân Đình đã mộ binh theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Đình Ba Vân Đình, Ứng Hòa Hà Nội Đình Ba Vân Đình thờ người em út trong ba anh em trai trang Vân Đình, có tên hiệu Mộc Hoàn Cư Sĩ đã mộ binh theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Đình Thanh Ấm Vân Đình, Ứng Hòa Hà Nội Đình làng Thanh Ấm thờ Minh Phúc Đại Vương đã đi theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Quán Lục Sĩ Vân Đình, Ứng Hòa Hà Nội Quán Lục Sĩ ở Thanh Ấm cũng thờ Minh Phúc Đại Vương và võ sư Trương Ma Ni theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân. Trương Ma Ni có con trai Trương Quán Sơn là phò mã nhà Đinh Thời Đinh
Đình Hướng Xá Quất Động, Thường Tín Hà Nội Đình làng Hướng Xá thờ tướng Đào Công Thắng là vị tướng văn võ toàn tài đã giúp vua Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước, được phong làm đại vương lục quốc triệu lễ bộ công của triều đình. Nhân dân nhớ công ơn người, đã lập đình thờ người và tôn là Thành Hoàng đô hộ Hùng kế Đống Binh Đại Vương.[31] Thời Đinh
Đình An Lãng Văn Tự, Thường Tín Hà Nội Thờ Vua Lê Đại Hành và các hoàng tử con vua Thời Lý
Đền Vĩnh Mộ Nguyễn Trãi, Thường Tín Hà Nội Làng Vĩnh Mộ có đền thờ và sự tích Nguyễn Bính, Bản Quán Thành Hoàng Hiển Ứng Linh Chương Tôn Thần thời 12 sứ quân, là vị tướng nhà Đinh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.[32] Thời Lý

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở Ninh Bình

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Đình Áng Ngũ Ninh Hòa, Hoa Lư Ninh Bình Đình làng Áng Ngũ thờ trung thần Nguyễn Bặc tại nơi ông đóng quân, cai quản. Tiền Lê
Đình Ngô Khê Hạ Ninh Hòa, Hoa Lư Ninh Bình Đình làng Ngô Khê Hạ thờ trung thần Nguyễn Bặc tại nơi ông đóng quân, cai quản. Tiền Lê
Đình Thanh Khê Hạ Ninh Hòa, Hoa Lư Ninh Bình Đình làng Thanh Khê Hạ thờ trung thần Nguyễn Bặc tại nơi ông đóng quân, cai quản. Tiền Lê
Đình Ngô Khê Thượng Ninh Hòa, Hoa Lư Ninh Bình Đình làng Ngô Khê Thượng thờ trung thần Nguyễn Bặc tại nơi ông đóng quân, cai quản. Tiền Lê
Đình Thanh Khê Thượng Ninh Hòa, Hoa Lư Ninh Bình Đình làng Thanh Khê Thượng thờ trung thần Nguyễn Bặc tại nơi ông đóng quân, cai quản. Tiền Lê
Đền Con Cò Ninh Hòa, Hoa Lư Ninh Bình Đền Con Cò nằm ven sông Chanh, thờ Nguyễn Bặc tại nơi ông bị hành thích. Tiền Lê
Phủ Khống Trường Yên, Hoa Lư[33] Ninh Bình Thờ Tứ trụ triều Đinh, Đinh Công tiết chế và 7 quan trung thần là những trung thần của vua Đinh Tiên Hoàng có công dẹp loạn 12 sứ quân, chống lại Lê Hoàn Thời Đinh
Đền Xếch Ninh Hòa, Hoa Lư[34] Ninh Bình Đền Xếch ở thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân thờ Đinh Sài Bơi dẹp loạn 12 sứ quân và tận trung với nhà Đinh Thời Lý
Đền Nột Lấm Ninh Xuân, Hoa Lư Ninh Bình Đền Nột Lấm hay đền Trên thuộc thôn Khê Đầu Thượng thờ đức thánh cả "Đinh triều tả giám sát hay "Hành Khiển Quang Lộc đại vương" là Nguyễn Bặc. Tiền Lê
Đền Ngoài Ninh Xuân, Hoa Lư Ninh Bình Đền Ngoài ở thôn Khê Đầu Thượng xã Ninh Xuân thờ đức đệ nhị là Tướng nhà Đinh. Tiền Lê
Đền Gối Đại Ninh Hải, Hoa Lư Ninh Bình Thờ Việt Thắng Đại Vương - tướng nhà Đinh, trấn ải vùng đất phía tây ở Hoa Lư và sống ẩn tại thung Nham đến khi qua đời. Tiền Lê
Chùa Đẩu Long Tân Thành, Tp NB Ninh Bình Chùa Đẩu Long được xây dựng từ thời Tiền Lê, Thờ Nguyễn Bặc, Lê Hoàn cùng các vị thần khác. Tiền Lê
Đền Thượng Ninh Sơn, Tp NB[35] Ninh Bình Thờ quan tổng tài Lã Quốc Tuấn về trấn giữ quê hương và dạy nghề dệt chiếu cho dân làng Thiện Trạo. Thời Đinh
Đền Đồng Bến Đông Thành, Tp NB Ninh Bình Là nơi Dương Vân Nga gặp gỡ Lê Hoàn Thời Lý
Đền Vân Thị Thanh Bình, Tp NB Ninh Bình Thờ bà tổ sân khấu chèo Phạm Thị Trân, là người phụ trách ca hát trong cung đình Hoa Lư, Bà được hậu thế tôn vinh là bà tổ nghề hát chèo. Tiền Lê
Đình Yên Khoái Ninh Phúc, Tp NB Ninh Bình Thờ hai tướng Cao Lịch, Cao Khiển dẹp loạn 12 sứ quân Chưa rõ
Đền Phúc Trung Ninh Phúc, Tp NB Ninh Bình Thờ hai tướng Cao Các, Cao Sơn có công dẹp loạn 12 sứ quân Tiền Lê
Đền Phúc Hạ Ninh Phúc, Tp NB Ninh Bình Thờ Lịch Lộ đại vương có công dẹp loạn 12 sứ quân Tiền Lê
Đền Chi Lại Ninh Phong, Tp NB Ninh Bình Thờ Lịch Lộ đại vương có công dẹp loạn 12 sứ quân Tiền Lê
Đền Đinh Điền Khánh Thịnh, Yên Mô Ninh Bình Nằm cùng khuôn viên với chùa Tháp làng Yên Liêu Hạ, Thờ tướng Đinh Điền và phu nhân cùng Thiền sư Lương Tuấn. Tiền Lê
Đền Đinh Điền Khánh Thịnh, Yên Mô Ninh Bình Nằm cùng khuôn viên với chùa Phượng Ban thuộc làng Yên Liêu Thượng, Thờ tướng quân Đinh Điền, phu nhân và Kiều Mộc thiền sư Lương Tuấn. Tiền Lê
Đền Thượng
Bồ Vi
Khánh Thịnh, Yên Mô Ninh Bình Đền Thượng làng Bồ Vi xã Khánh Thịnh cũng thờ Đinh Điền, Phu nhân và Kiều Mộc thiền sư Lương Tuấn. Tiền Lê
Đền Thượng Khánh Thượng, Yên Mô Ninh Bình Đền Thượng thôn Thắng Động thờ Lịch Lộ đại vương là tướng của Vua Đinh. Tiền Lê
Đền Thượng Yên Lâm, Yên Mô Ninh Bình Là nơi Lê Hoàn lập phòng tuyến đánh dẹp Chiêm Thành Thời Lý
Đền Hạ Yên Lâm, Yên Mô Ninh Bình Là nơi thờ quốc sư Khuông Việt, người lập ra làng Yên Lâm Thời Lý
Đền Vua Lê Yên Thắng, Yên Mô Ninh Bình Là nơi Lê Hoàn lập phòng tuyến đánh dẹp Chiêm Thành Thời Lý
Đình Từ Đường Yên Thái, Yên Mô Ninh Bình Là nơi Lê Hoàn đánh dẹp Chiêm Thành đi qua Thời Lý
Đình Quảng Công Yên Thái, Yên Mô Ninh Bình Là nơi Lê Hoàn đánh dẹp Chiêm Thành đi qua Thời Lý
Miếu Hạ Yên Lâm, Yên Mô Ninh Bình Thờ Khuông Việt đại sư, quốc sư triều Đinh và Tiền Lê Thời Tiền Lê
Khởi Nguyên Đường Gia Phương, Gia Viễn Ninh Bình Nơi thờ của dòng họ Nguyễn Bặc trên quê hương. Tiền Lê
Lăng mộ Nguyễn Bặc Gia Phương, Gia Viễn Ninh Bình Lăng mộ tưởng niệm tướng quân Nguyễn Bặc. Tiền Lê
Đền Ngọc Sơn Liên Sơn, Gia Viễn Ninh Bình Thờ Phò mã Lưu Cơ trên quê hương Gia Viễn. Thời Lý
Đền Quan Thái Bảo Liên Sơn, Gia Viễn Ninh Bình Thờ tướng Trịnh Tú, bạn của Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ và từng 2 lần được Vua Đinh Tiên Hoàng cử đi sứ Trung Hoa Thời Lý
Nhà thờ Thái úy Yên Ninh, Yên Khánh Ninh Bình Thờ tướng Phạm Cự Lượng cùng với mộ táng của ông đặt tại nghĩa trang làng Đa, xã Khánh Ninh, Yên Khánh. Thời Lý
Đền Tam Thánh Khánh An, Yên Khánh [36] Ninh Bình Thờ Đinh Điền, Thượng Trân Trưởng Công Chúa và Kiều mộc thiền sư Lương Tuấn giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn 12 sứ quân. Thời Lý
Chùa Phi Đế Khánh An, Yên Khánh Ninh Bình Thờ thân phụ, thân mẫu và tướng quân Đinh Điền Thời Lý
Miếu Hạ Khánh An, Yên Khánh Ninh Bình Thờ tướng Đinh Điền và phu nhân cùng Thiền sư Lương Tuấn. Tiền Lê
Đền Đệ Nhị Khánh An, Yên Khánh Ninh Bình Đền Đức Đệ Nhị thờ Lịch Lộ đại vương có công dẹp loạn 12 sứ quân Thời Đinh
Đền Vua Thầy Khánh An, Yên Khánh Ninh Bình Thờ Bản thổ Địch Lộ Tổ Sư Đại thần, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, chữa bệnh cho Hoàng tộc, được Vua Đinh phong là “Thái y Phúc Trạch Đại vương”. Ông mở trường dạy học, bốc thuốc cứu người, nhân dân tôn kính gọi là vua Thầy, lập đền thờ để thờ tự. Thời Đinh
Đền, chùa Phú Mỹ Khánh Vân, Yên Khánh Ninh Bình Thờ tướng Đinh Điền và phu nhân cùng Thiền sư Lương Tuấn. Tiền Lê
Đền Nội Thị Lân Yên Ninh, Yên Khánh Ninh Bình Thờ Lê Hoàn và Dương Vân Nga Thời Lý
Đền Hành Phúc Khánh Phú, Yên Khánh Ninh Bình Đền thôn Hành Phúc thờ Lịch Lộ Đại Vương và Hành Khiển là tướng của Đinh Bộ Lĩnh Thời Đinh
Đình Thôn Tân Khánh Lợi, Yên Khánh Ninh Bình Thờ hai tướng Cao Sơn, Cao Các là 2 anh em trai, có công dẹp loạn 12 sứ quân. Sau khi Lê Hoàn cướp ngôi nhà Đinh 2 ông bỏ vào lập nghiệp ở đất Nghệ An Thời Đinh
Đền làng Kho Phú Lộc, Nho Quan Ninh Bình Đền Kho thờ anh em Lê Chương, Lê Du cùng tập hợp 2000 quân sĩ theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp các sứ quân và được giao cai quản vị trí cũ. Nơi đây cũng có lăng mộ 2 ông Thời Đinh
Chùa, đình Kho Phú Lộc, Nho Quan Ninh Bình Đình Kho thờ tướng Lê Chương tại nơi ông đóng quân. Chùa Kho nằm cạnh đền Kho, được xây dựng trên đất do Vua Đinh ban cho Lê Chương. Lễ hội rước từ đình Kho về đền Kho Thời Đinh
Đình Bái Sơn Thành, Nho Quan Ninh Bình Thờ tứ trụ triều Đinh gồm Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Thời Lý
Đình Mai Xá Gia Thủy, Nho Quan Ninh Bình Thờ Trần Cao Minh là tướng của Đinh Bộ Lĩnh đi dẹp các sứ quân. Do bại trận ông tự tuẫn tiết để bảo toàn danh dự. Thời Đinh
Đền Vua Lê Lai Thành, Kim Sơn Ninh Bình Thờ Lê Hoàn và Dương Vân Nga Thời Lý

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở Thái Bình

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Từ đường
Bùi Quang Dũng
Tân Bình, Tp Thái Bình Thái Bình Thờ Bùi Quang Dũng, tướng nhà Đinh và có công phù giúp nhà Lý dẹp loạn ở Kỳ Bố. Vua Đinh Tiên Hoàng phong Bùi Quang Dũng làm Trấn đông tiết độ sứ, đóng trị sở tại thành Kỳ Bố, kiêm chỉ huy 3 đạo quân thuộc vùng Đông Đạo (lúc này nhà Đinh có tất cả 10 đạo quân) và thăng cho hàm là Đặc tấn khai quốc thiên sách thượng tướng, tước Tĩnh an hầu. Thời Lý
Đền Quan Hoàng Diệu, Tp Thái Bình Thái Bình Đền Quan là di tích lịch sử nổi tiếng ở thành phố Thái Bình, Đền Quan là nơi thờ vị thần triều Đinh là “Tiết Chế Nam Đạo Đại Thần Tướng". Ngài họ Trần – húy Thắng, là tướng của sứ quân Trần Lãm trấn giữ Thái Bình. Việt Thắng Đại Vương là người có công dẹp loạn 12 sứ quân và giúp dân trị thủy sông Trà. Ngài sinh và mất ở thế kỷ 10. Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê đều được tu bổ; Đền hiện tại được đại tu vào năm Duy Tân thứ 2.[37]. Thời Đinh
Đình Đồng Đức Phúc Thành, Vũ Thư Thái Bình Thờ thành hoàng làng Bùi Quang Dũng và Bùi Quang Đạt là những vị tướng thời Đinh Tiên Hoàng. Bùi Quang Dũng đã cùng quân sỹ khai khẩn các vùng đất hoang vu thuộc miền Đông đạo thành các cánh đồng tốt tươi, mầu mỡ, chiêu dân và đưa gia đình binh sỹ đến ở, cộng tất cả là 5 làng. Thời Lý
Đình Bùi Xá Minh Lãng, Vũ Thư Thái Bình Từ đường họ Bùi và đình làng Bùi Xá thờ thành hoàng làng Bùi Quang Dũng, vị tướng nhà Đinh có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân và khai khẩn vùng đất Kỳ Bố Hải Khẩu, Thái Bình ngày nay. Thời Lý
Đình Miếu Hoành Minh Lãng, Vũ Thư Thái Bình Đình Miếu Hoành thuộc thôn Thanh Nội, xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đình Hoành thờ vị tướng thời Đinh có tên húy là Dương Đường Bộc làm Thành hoàng làng. Tướng quân Dương Đường Bộc là người có nhiều công lao giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân và trấn giữ vùng đất Vũ Thư. Tiền Lê
Miếu Bắc Đông Sơn, Đông Hưng Thái Bình Thờ 4 anh em trai họ Đinh, đều là Đại tướng Quân cai quản 1000 chiếc thuyền, binh tướng là thủy quân. Khi vua Đinh Tiên Hoàng đang thống lĩnh 15 vạn quân và hơn 3000 cỗ ngựa đang tác chiến với quân Tàu và các Sứ quân gồm trên 30 trận. Các ông đã cùng các tướng lĩnh đánh bại các sứ quân, tướng Hồ Công, Ngô Dương Sĩ, Đỗ Siêu, Lai Đốc bị chém và hơn 3 vạn quân bị giết lấp đầy sông Nhị Hà. Tiền Lê
Đền Phù Lưu Đông Sơn, Đông Hưng[3] Thái Bình Đền, đình Phù Lưu cũng thờ 4 vị tướng họ Đinh giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn, họ có em gái là Hoàng hậu nhà Đinh Đinh Thị Tỉnh được thờ ở Đền Thánh Mẫu cùng làng. Sau này các ông đều làm quan dưới 2 triều Đinh - Lê. Thời Đinh
Đình Đông Hải Đông Vinh, Đông Hưng Thái Bình Thờ Phạm Bạch Hổ tại vùng chiếm đóng xứ Đông Tiền Lê
Đền Vua Lê Minh Tân, Đông Hưng Thái Bình Thờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn Thời Lý
Đình Lưu Đông Phương, Đông Hưng[38] Thái Bình Thờ Khổng Chiêu hay Khổng Phúc Thần – là tướng theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Đình Thọ Phú Hồng Minh, Hưng Hà Thái Bình Đình làng Thọ Phú thờ Liên Công cùng 4 người con (4 vị tướng Kiều Công, Đức Công, Đề Công và Tử Công) có công về Hoa Lư cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Tiền Lê [39]
Đền Vua Lê Đại Hành Chi Lăng, Hưng Hà Thái Bình Thờ Vua Lê Đại Hành Thời Lý
Miếu, đền Tứ Xã Bắc Sơn, Hưng Hà Thái Bình Thờ Vua Lê Đại Hành Thời Lý
Đình Làng Kênh Tây Đô, Hưng Hà Thái Bình Đình Kênh thờ Vua Lê Đại Hành Thời Lý
Đình Lộc Thọ Độc Lập, Hưng Hà Thái Bình Đình làng Lộc Thọ nằm gần Miếu Lộc Thọ thờ Đinh Triều Quốc Mẫu ở xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, Thái Bình, Đình Lộc Thọ thờ 4 vị Thành Hoàng làng là các Tướng Đinh Điền, Phạm Thành, Lưu Công, Sát Công đã tận trung với triều Đinh. Thời Lý
Đền Vua Lê Đông Đô, Hưng Hà Thái Bình Thờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn Thời Lý
Đền Thống Nhất Thống Nhất, Hưng Hà Thái Bình Thờ tướng quân Phạm Hương Quan có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 sứ quân Thời Lý
Đền Triều Quyến Hòa Tiến, Hưng Hà Thái Bình Đền ở làng Triều Quyến, xã Hòa Tiến thờ Chu Minh Đại Vương; Thanh Kiền Đại Vương; Dầm Dề Đại Vương là những vị tướng thời Đinh Tiên Hoàng Thời Lý
Đền Vua Lê Hòa Bình, Hưng Hà Thái Bình Thờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn Thời Lý
Đền Lưu Xá Canh Tân, Hưng Hà [40] Thái Bình Thờ Lưu Ngữ, giỏi văn võ, theo Lê Hoàn đến với Đinh Bộ Lĩnh từ những ngày đầu dẹp loạn. Tiền Lê
Đình Khả Duyên Hải, Hưng Hà [41] Thái Bình Thờ tướng Nguyễn Phúc đã chiêu binh, xây dựng lực lượng thành lập một căn cứ riêng ở Khả Khu, sau ông hàng phục Đinh Bộ Lĩnh, được phong làm quan. Tiền Lê
Đình Lập Bái Kim Trung, Hưng Hà Thái Bình Thờ 3 anh em Tích Lịch, Thánh Đâu và Thành Hành con ông Phạm Trù theo Vua Đinh dẹp 12 sứ quân. Các ông cũng được thờ ở đình Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. Tiền Lê
Đình Việt Yên, Vườn Mơ Điệp Nông, Hưng Hà[42] Thái Bình 4 anh em họ Trịnh gồm: Minh công, Khang công, Nguyên công, Lương công đã giúp Vua Đinh đánh dẹp sứ quân Kiều Công Hãn. Vườn Mơ xưa là đại bản doanh của 4 anh em họ Trịnh, và là nơi yên nghỉ của thân phụ Trịnh Thông và bà vợ kế là Trần Thị Hạnh. Khi còn đang xây dựng lực lượng chống Ngô Xương Xí và sau này theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, 4 anh em họ Trịnh đã xây dựng ở giữa làng, canh vườn Mơ một hội đồng cung. Họ thường xuyên đến đây bàn bạc công việc, chỉ huy 4 đồn phòng thủ ở 4 góc làng. Thời Đinh.
Miếu Tư Chính Điệp Nông, Hưng Hà[42] Thái Bình Miếu Tư Chính thờ Tướng Trịnh Minh công, đóng ở xứ Cửa Chùa, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm quản giới nguyên soái tướng quân. Thời Đinh.
Miếu Thượng Đông Điệp Nông, Hưng Hà[42] Thái Bình Miếu Thượng Đông thờ Tướng Trịnh Lương công đóng ở xứ Cửa Triệu, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm thống suất tướng quân. Thời Đinh.
Miếu Cả Đoài Điệp Nông, Hưng Hà[42] Thái Bình Miếu Cả Đoài thờ Tướng Trịnh Nguyên công đóng ở xứ Kiều Kinh, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm giám sát tướng quân. Thời Đinh.
Miếu Tư Nhất Điệp Nông, Hưng Hà[42] Thái Bình Miếu Tư Nhất thờ Tướng Trịnh Khang công đóng ở xứ Bến Bến, được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm thượng dũng sứ. Thời Đinh.
Đình Lạng Thụy Chính, Thái Thụy [43] Thái Bình Thờ Cường Bạo Đại Vương là một vị tướng thời Đinh và là một nhân vật được thần thánh hóa trong cổ tích Việt Nam. Ông xuất thân là một ngư dân ngang tàng, có sức khỏe và tài năng chiêu dân chống lại thiên tai, được triều đình nhà Đinh trọng dụng và ban thưởng. Tiền Lê
Miếu Ba Thôn Thụy Hải, Thái Thụy [44] Thái Bình Thờ Nguyễn Quảng Lại (tên khác là Nguyễn Hãng) đã cùng các tướng tài giỏi khác phò Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân thống nhất Tĩnh hải quân và được phong giữ chức Thủy đạo đại tướng quân. Trong một lần cùng Đinh Tiên Hoàng truy đuổi tàn quân của Kiều Công Hãn, ông đã mất tích, xác trôi về cửa Bố Hải Khẩu rồi được người dân làng chài trang Quang Lang chôn cất và thờ cúng. Thời Đinh
Từ đường
Nguyễn Hữu
Thụy Hải, Thái Thụy [45] Thái Bình Từ đường Nguyễn Hữu ở thôn Quang Lang Đông, xã Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình là nơi phụng thờ tổ nghề cá Quang Lang. Thời kỳ loạn 12 sứ quân, ông tổ nghề cá Quang Lang là Nguyễn Hữu Thắng vốn là “con độc” trong gia đình nho giáo trấn Sơn Tây, chẳng may bố mẹ mất sớm, ông thả thuyền trôi theo dòng sông rồi dạt vào vùng đất bên bờ biển này dựng lều mưu sinh. Ông truyền dạy nghề cá cho mọi người dân nơi này. Ông còn chặt thân cây Báng (tên chữ là Quang Lang) đập dập, lấy bột trong thân cây làm bánh ăn thay cơm gạo. Mọi người học theo ông và cái tên Quang Lang cũng hình thành từ ngày ấy. Thời Đinh
Đình Tu Trình Thụy Hồng, Thái Thụy Thái Bình Thờ 6 vị thần Hoàng thời nhà Đinh dẹp loạn 12 sứ quân. Đình được xây dựng từ thế kỷ X, nằm gần bến sông Mát, có tên là Đình Bến hay còn gọi là Đình 5 gian. Thời Đinh
Đình Lưu Đồn Thụy Hồng, Thái Thụy Thái Bình Thờ tráng sĩ có tên là Gáo thông minh, văn võ song toàn đã theo nghĩa quân Trần Lãm- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, dựng nghiệp nhà Đinh. Sau được phong chức Đô Thống Thời Đinh
Đền Vua Lê Thái Thịnh, Thái Thụy Thái Bình Thờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn Thời Lý
Đình Ngẫu Khê Quỳnh Khê, Quỳnh Phụ Thái Bình Thờ 3 anh em Phạm Công Thanh, Phạm Công Hoài, Phạm Công Đinh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh bại quân lính của sứ quân Phòng Át Tiền Lê
Đình Tô Hải An Mỹ, Quỳnh Phụ Thái Bình Thờ Nguyễn Tử Minh, người gốc phủ Ứng Hòa, Hà Nội đã về Bố Hải Khẩu theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân. Tiền Lê
Đền Cam Mỹ An Ấp, Quỳnh Phụ Thái Bình Đền làng Cam Mỹ thờ nhị vị tướng quân thời Đinh có tên húy: Hùng Công và Dũng Công. Đây là 2 vị tướng có nhiều công lao theo giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân và có công lập làng Cam Mỹ, xã An Ấp, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Tiền Lê
Đền Vua Lê Quỳnh Sơn, Quỳnh Phụ Thái Bình Thờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn Thời Lý
Đền Vua Lê Quỳnh Trang, Quỳnh Phụ Thái Bình Thờ thập đạo tướng quân Lê Hoàn Thời Lý
Đình An Ký Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ Thái Bình Đình làng An Ký thờ Từ Hải Đại Vương - tướng nhà Đinh, có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân và chiêu dân lập ấp ở vùng An Ký. Tiền Lê
Đình Đông Trụ Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ Thái Bình Đình làng Đông Trụ thờ Đô Đài đại vương triều Đinh làm thành hoàng làng. Lễ hội hàng năm diễn ra từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch.để tưởng nhớ công ơn của ngài Đô Đài đại vương người có công dẹp Tống bình Chiêm. Tiền Lê

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở Nam Định, Hà Nam

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Miếu Trúc Mỹ Thắng, Mỹ Lộc[1] Nam Định Miếu Trúc thờ tướng quân Phùng Gia vị tướng nhà Đinh đã cùng với Cao Mộc đã về làng Bườn trông coi lăng mộ Đàm hoàng thái hậu, thân mẫu của Đinh Bộ Lĩnh. Ông cũng được thờ ở gian phía đông trong đình Bườn Thời Đinh
Lăng Cao Mộc Mỹ Thắng, Mỹ Lộc[1] Nam Định Lăng mộ Tướng quân Cao Mộc cách đình Bườn 700m về hướng đông nam trên diện tích 168m2. Khám thờ quay ra mộ xây kiểu 2 tầng, 8 mái, lợp giả ngói ống; trên cổ đẳng khám. Cao Mộc cũng được thờ ở gian phía tây đình Bườn. Thời Đinh
Đền An Lá Nghĩa An, Nam Trực [46] Nam Định Thờ Nguyễn Tấn người chiêu dân về đây lập ấp, khi đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân, sứ quân Kiều Công Hãn bại trận từ Phong Châu chạy qua vùng Âu Hóa thì bị Nguyễn Tấn đem quân ra đánh, chém vào cổ, bỏ chạy đến làng Din thì chết. Từ đây, Nguyễn Tấn hết lòng giúp sức cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Tiền Lê
Đền Nam Lạng Trực Tuấn, Trực Ninh Nam Định Đền Nam Lạng ở xã Trực Tuấn là nơi thờ vị tướng đã giúp vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Tiền Lê
Đền Hưng Lộc Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng Nam Định Thờ Phạm Cự Lượng tướng thời ĐinhTiền Lê. Ông là Tâm phúc tướng quân của Đinh Bộ Lĩnh, cai quản thị vệ và bảo vệ hoàng thành. Sau giúp Lê Hoàn lên ngôi và đánh giặc Tống Thời Lý
Đình Hải Lạng Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng Nam Định Thờ Phạm Cự Lượng tướng thời ĐinhTiền Lê. Ông là Tâm phúc tướng quân của Đinh Bộ Lĩnh, cai quản thị vệ và bảo vệ hoàng thành. Sau giúp Lê Hoàn lên ngôi và đánh giặc Tống Thời Lý
Đền Công Mẫn Trung Thành, Vụ Bản Nam Định Thờ Trần Công Mẫn, người Sơn Tây theo về với vua Đinh lại được cử xuống phủ Nghĩa Hưng để chiêu mộ được 1000 quân sĩ. Ông lấy vợ người trang Thái Duyến là bà Xuyến Nương và tập hợp được đến nghìn trai tráng quê vợ tham gia nghĩa quân. Tiền Lê
Đình Hướng Nghĩa Minh Thuận, Vụ Bản Nam Định Thờ Đương Chu tại căn cứ, là tướng được Đinh Bộ Lĩnh cử làm sứ giả đi đến các đạo để chiêu mộ quân sĩ. Thời Lý
Đình Thánh Minh Thuận, Vụ Bản[47] Nam Định Đình thôn Bịch thờ tướng quân Lê Khai là vị tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân và vợ ông - bà Trần Thị Quế. Thời Đinh
Đình Liên Xương Hiển Khánh, Vụ Bản Nam Định Đình làng Liên Xương là di tích lịch sử văn hóa thờ các vị đại vương có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Tương truyền, Một bà mẹ người làng Liên Xương xã Hiển Khánh sinh hạ được bốn người con trai thì đã gửi cả bốn con theo vua Đinh dẹp loạn. Bốn người con của bà sau này đều được thờ tại bốn đình Đông- Tây- Nam- Bắc của làng Liên Xương. Hậu Lê
Phủ Bà Liên Bảo, Vụ Bản Nam Định Thờ bà Hoàng Thị Đậu cùng anh là Hoàng Sơn Khung theo vua Đinh đánh Phạm Phòng Át. Dưới triều Đinh bà giữ chức giám sát ngự sử. Thánh Đậu đại vương được thờ ở Phủ Bà (Đắc Lực, Liên Bảo, Vụ Bản) gắn với sự tích nàng Đậu bán nước ở đầu thôn ủng hộ lương thực cho Đinh Bộ Lĩnh. Thời Đinh
Đình An Nhân Thành Lợi, Vụ Bản Nam Định Thờ Tạ Sùng Hy có công phá vòng vây của Ngô sứ quân cứu thoát Đinh Bộ Lĩnh. Tiền Lê
Đền Phú Cốc Thành Lợi, Vụ Bản Nam Định Đền Phú Cốc thờ tướng Lê Khai. Ngọc phả đền Phú Cốc cho biết Nguyễn Bặc thừa lệnh Đinh Bộ Lĩnh về Phú Cốc chiêu mộ được hơn ba nghìn người quân sĩ. Nguyễn Bặc cũng là người chiêu dụ được Lê Khai - bậc hùng trưởng ở Vụ Bản, Nguyễn Tấn - thổ hào vùng An Lá, Nam Trực. Dân phủ Nghĩa Hưng theo về với Lê Khai rất đông. Tiền Lê
Đền Cường Bạo Bối La, Vụ Bản[43] Nam Định Thờ Cường Bạo Đại Vương là một vị tướng thời Đinh và là một nhân vật được thần thánh hóa trong cổ tích Việt Nam. Ông sinh ra ở làng Bối Tuyền, thuộc xã Bối La, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Tiền Lê
Đình La Xuyên Yên Ninh, Ý Yên Nam Định Thờ Ninh Hữu Hưng là tướng theo Vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân và tham gia xây dựng kinh đô Hoa Lư, ông mở mang vùng đất Nam Định và được tôn vinh là ông tổ nghề xây dựng ở Việt Nam Tiền Lê
Đình Cầu Chanh Yên Phúc, Ý Yên Nam Định Thờ thượng đẳng Thần Đại vương Trung Hưng tướng Trần Doanh Nghị đã cùng các tướng Đinh Điền, Nguyễn Khu, dương cờ khởi nghĩa, tụ về cùng Đinh Bộ Lĩnh lập nước Đại Cồ Việt. Ông được vua Đinh cử về vùng cửa biển Đại Nha, trụ sở tại làng Chanh Cầu để trấn giữ vùng cửa biển này Tiền Lê
Đình Cát Đằng Yên Tiến, Ý Yên [48] Nam Định Thờ anh em Đinh Đức Đạt và Đinh Đức Thông và Vua Đinh Tiên Hoàng Tiền Lê
Đình Trung Thôn Yên Tiến, Ý Yên Nam Định Thờ Trung Mẫn Đại Vương Đinh Đức Nghi, người xã Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân vốn là công thần triều Đinh. Tiền Lê
Đình Đồng Văn Yên Tiến, Ý Yên Nam Định Thờ Trung Mẫn Đại Vương Đinh Đức Nghi – công thần triều Đinh. Tiền Lê
Đình Đằng Chương Yên Tiến, Ý Yên Nam Định Thờ tướng Đinh Điền ở căn cứ quân sự của Vua Đinh. Tiền Lê
Đình Quảng Thượng Yên Lương, Ý Yên [49] Nam Định Thờ Lãng Công có công nuôi vua Đinh. Thời Đinh
Đình Thanh Khê Đồn Xá, Bình Lục [50] Hà Nam Thờ Nguyễn Ninh, Nguyễn Tĩnh gặp thời loạn lạc đã tập hợp trai tráng vùng Bình Lục tập luyện võ nghệ để bảo vệ quê hương. Khi Đinh Bộ Lĩnh nổi dậy các ông đã theo về để đánh dẹp 12 sứ quân, lập nhiều công trạng lớn. Thời Tiền Lê
Đình Vị Hạ Trung Lương, Bình Lục Hà Nam Thờ Đương Chu tại quê nhà, là tướng được Đinh Bộ Lĩnh cử làm sứ giả đi đến các đạo để chiêu mộ quân sĩ Tiền Lê
Đình Mai Động Trung Lương, Bình Lục Hà Nam Thờ 2 anh em Phạm Hán và Phạm Phổ có công đánh dẹp sứ quân Phạm Phòng Át và Ngô Nam và làm quan dưới triều Đinh. Tiền Lê
Đình Mỹ Đô An Lão, Bình Lục Hà Nam Thờ Đương Chu Đại Vương có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân Tiền Lê
Đền Ba Dân Tân Sơn, Kim Bảng Hà Nam Thờ Đinh Nga trên căn cứ quân sự của ông và các thuộc tướng là Đinh Thiết, Đinh Ngân, Phạm Đức, Trần Huy, Đinh Mỹ.[51] Thời Đinh
Đình Tân Sơn Tân Sơn, Kim Bảng Hà Nam Đình làng Thụy Sơn, xã Tân Sơn thờ Đinh Nga đại vương đã có công giúp Đinh bộ Lĩnh giẹp loạn 12 sứ quân. Ngoài đình Thụy Sơn trên địa bàn xã còn có Đền Ba Dân cũng thờ tướng quân Đinh Nga là đền chung của 2 xã Tân Sơn và Thụy Lôi hiện nay. Thời Đinh
Đình Hồi Trung Thụy Lôi, Kim Bảng Hà Nam Đình làng Hồi Trung, xã Thụy Lôi thờ Đinh Nga đại vương đã có công giúp Đinh bộ Lĩnh giẹp loạn 12 sứ quân. Ngày 10/5 âm lịch là ngày lễ hạ đền. Ngày 10/7 là ngày hội khao quân. Ngày 10/11 là ngày hóa của thần, lễ dùng thịt lợn đen, xôi, bánh. Ngày mồng 9, 10 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày lễ hội chích của làng, kỉ niệm ngày sinh của Đinh Nga Đại Vương. Thời Đinh
Đình Trung Hòa Thụy Lôi, Kim Bảng Hà Nam Đình làng Trung Hòa, xã Thụy Lôi thờ Đinh Nga đại vương đã có công giúp Đinh bộ Lĩnh giẹp loạn 12 sứ quân. Ngày 10/5 âm lịch là ngày lễ hạ đền. Ngày 10/7 là ngày hội khao quân. Ngày 10/11 là ngày hóa của thần, lễ dùng thịt lợn đen, xôi, bánh. Ngày mồng 9, 10 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày lễ hội chích của làng, kỉ niệm ngày sinh của Đinh Nga Đại Vương. Thời Đinh
Đền Cao Mật Lê Hồ, Kim Bảng Hà Nam Thờ danh tướng Phạm Hạp, có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp yên thập nhị sứ quân. Khi đất nước thanh bình, ngài xin về lập ấp ở xã Cao Mật, được hưởng lộc từ số thuế thu được ở huyện Kim Bảng. Thời Lý
Miếu Hạ
Đồng Lạc
Đồng Hóa, Kim Bảng Hà Nam Thờ Thánh Mẫu, thành hoàng làng là người giúp việc cho Đinh Tiên Hoàng Đế Tiền Lê
Đình Nhật Tân Nhật Tân, Kim Bảng [52] Hà Nam Thờ Lưu Quyền theo vua đi đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động, được vua phong chức là Thủy tào phán sự. Thời Đinh
Đình Phù Nhị Tiến Thắng, Lý Nhân Hà Nam Thờ Ngũ vị thành hoàng, là những tướng tài, đã hiệp lực cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp đánh tan 12 sứ quân thể hiện trên bức đại tự cổ kính giữa đình làng. Hậu Lê
Đình Động Xá Thanh Phong, Thanh Liêm Hà Nam Thờ tướng Đinh Điền và Đinh Bang. Tương truyền các ông là Nguyễn Điền, Nguyễn Bang do có công đánh dẹp được ban quốc tính chuyển sang họ Đinh Tiền Lê
Đình Cẩm Du Thanh Lưu, Thanh Liêm Hà Nam Thờ Vua Lê Đại Hành trên quê hương Hà Nam Thời Lý
Đình Ứng Liêm Thanh Lưu, Thanh Liêm Hà Nam Thờ Vua Lê Đại Hành trên quê hương Hà Nam Thời Lý
Đình, chùa Bái Đoài Liêm Cần, Thanh Liêm Hà Nam Thờ Nguyễn Điền, Nguyễn Bang, Đặng Chân Nương công dẹp loạn 12 sứ quân và đánh giặc Tống xâm lược Tiền Lê
Đình làng Gừa Liêm Thuận, Thanh Liêm[53] Hà Nam Thờ Trương Nguyên, tham gia đội quân của Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân. Khi ông từ Hoa Lư về quê có mang theo một quả cầu, một dụng cụ để luyện tập binh sĩ bày trò chơi cho nhân dân để hôm nay hội làng Gừa có trò cướp cầu. Tiền Lê

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở Hải Dương, Hưng Yên

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Đền Kim Đằng Lam Sơn, Tp Hưng Yên Hưng Yên Thờ tướng Đinh Điền và phu nhân Phan Thị Môi. Trên đường đi dẹp loạn đến đây, Đinh Điền thấy thế đất tựa "Thanh Long, Bạch Hổ chầu về", Đinh Điền liền cho dựng doanh trại và lấy người con gái địa phương tên Phan Thị Môi làm vợ.[54] Tiền Lê
Đình Phương Cái Hồng Châu, Tp Hưng Yên Hưng Yên Đền Phương Cái thờ Phan Cương, vị tướng có công dẹp loạn 12 sứ quân Tiền Lê
Đình Cốc Khê Phạm N.Lão, Kim Động Hưng Yên Đền làng Cốc Khê thờ tướng Võ Trung có công đánh dẹp các sứ quân Lã Xử Bình, Ngô Xương Xí và giặc Chiêm Thành. Võ Trung về già đến chơi núi Mộ Dạ ở Nghệ An và hóa ở đó nên có đền thờ tại núi Mộ Dạ cạnh đền Cuông và ở quê ngoại thuộc trại Liễu Cốc, Hưng Yên với sắc phong là Đông Thành đại vương. Thời Đinh
Đền Đinh Điền Lương Bằng, Kim Động Hưng Yên Thờ tướng Đinh Điền ở trại Đằng Man. Khi lập căn cứ ở đây, Đinh Điền chọn 3 người họ Phan, họ Phạm và họ Nguyễn ở trang Đằng Man làm gia tướng và chọn người con gái họ Phan là Môi Nương làm vợ. Phu nhân Tướng quân Đinh Điền cũng đã nhiều lần tham gia đánh giặc cùng chồng. Tiền Lê
Đình Đồng Hạ Đức Hợp, Kim Động[55] Hưng Yên Thờ tướng Lưu Lang có công dẹp loạn 12 sứ quân, được phong là Phó sĩ sư và được ban thực ấp ở Đồng Hạ, Hưng Yên. Khi Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh, ông cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ chống đối lên bị Lê Hoàn sát hại. Thời Lý
Miếu Ngô Xá Vĩnh Xá, Kim Động Hưng Yên Có tượng thờ tam vị đại vương Sùng Công, Quách Công và Thiện Công là 3 anh em gốc Trung Hoa chiêu tập binh sĩ được hơn ba trăm người gồm Phượng Lâu 5, An Tàô 10, An Xá 45, Vĩnh Đồng 45, Dưỡng Phú 51, Cốc Khê Tạ Xá 55, Đào Xá 36 và trang sở tại 55 người gia nhập quân đội Nguyễn Bặc đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Đình Ngô Xá Vĩnh Xá, Kim Động Hưng Yên Đình làng Ngô Xá thờ tam vị đại vương Sùng Công, Quách Công và Thiện Công là 3 anh em gốc Trung Hoa chiêu tập binh sĩ đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Vua Đinh đã phong tặng Sùng Công làm Trưởng Án Nội Các, Quách Công làm Kim Thiên Môn Điện, Thiện Công làm Tây Chính Trấn Ngự Phủ Điện. Thời Đinh
Đình Thắm Thị trấn Văn Giang [56] Hưng Yên Đình làng Đan Nhiễm hay đền Đường Cái thờ tướng Chu Công Mẫn hiệu "Thiên Đống Đại Vương" cùng với phu nhân là người có công khai mở làng Đan Nhiễm và đánh dẹp Lã Đường trong thời loạn 12 sứ quân Chưa rõ
Đình Phù Liệt Thắng Lợi, Văn Giang[57] Hưng Yên Thờ 5 vị đại vương vùng Tế Giang có công phù giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp sứ quân Lã Đường. Vua Đinh Tiên Hoàng đã cho đổi tên làng Gềnh thành làng Phù Liệt với ý nghĩa là làng phù quốc giúp vua và chiến đấu oanh liệt với các sứ quân còn làng ủng hộ sứ quân Lã Đường gần đó đã được gọi là làng Phi Liệt. Thời Đinh
Đình Đại Từ Đại Đồng, Văn Lâm Hưng Yên Thờ Thái sư Lưu Cơ có công lập làng chiêu dân đánh dẹp sứ quân Lý Khuê. Làng Đại Từ (Văn Lâm, Hưng Yên) là nơi Lưu Cơ đã đóng quân để xuất binh đi bình định sứ quân Lý Khuê. Dân làng, trai đinh Đại Từ đã ủng hộ và tham gia nghĩa quân. Thời Lý
Nghè Văn Ổ Đại Đồng, Văn Lâm [58] Hưng Yên Nghè Văn Ổ được xây dựng từ thời nhà Đinh. Là nơi tôn thờ 3 vị đại vương: Trân Công, Đài Công, Quốc Công và Mộ Chúa phu nhân, công chúa. Đây đều là những người có công phò vua Đinh Tiên Hoàng đánh loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Đình Trịnh Xá Chỉ Đạo, Văn Lâm [59] Hưng Yên Thờ ba anh em Đài Công, Trâu Công, Quốc Công và Đặng Mộ Nương là vợ Đài Công. Ba anh em Đài Công mang hơn 30 nghĩa binh là dân các thôn Lộng Đình, Trình Xá, Cát Lư do mình tuyển chọn đến xin gia nhập quân đội Hoa Lư đánh dẹp 12 sứ quân. Tiền Lê
Đình Cát Lư Chỉ Đạo, Văn Lâm [59] Hưng Yên Thờ ba anh em Lý Đài Công, Lý Trâu Công và Lý Quốc Công cùng vợ Đài Công là Đặng Mộ Nương, là những trung thần nhà Đinh, không theo nhà Tiền Lê Tiền Lê
Đình Long Cầu Đoàn Đào, Phù Cừ Hưng Yên Thờ 3 anh em theo Vua Đinh Tiên Hoàng, Ông thứ nhất (Phấn) làm Tham tán triều nghị lên Trấn thủ đất Cao Bằng, Ông thứ hai (Trọng) làm Đô đốc ngự sử sang Trấn thủ vùng Tuyên Quang, Ông thứ ba (Quý) giữ chức Thái bộc về Trấn thủ miền Thanh Hóa. Tiền Lê
Miếu Dậm Phan Sào Nam, Phù Cừ [60] Hưng Yên Thờ 3 vị tướng quân chưa rõ họ (có tên là: Nhân, Đức, Chính) người thôn Ba Đông, từ thời vua Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn 12 sứ quân. Phía bên kia sông Cửu An có đền Mẫu Ba Đông thờ thân mẫu của họ. Thời Đinh
Đền Mẫu Ba Đông Phan Sào Nam, Phù Cừ Hưng Yên Thờ thân mẫu 3 vị tướng quân chưa rõ họ (có tên là: Nhân, Đức, Chính) người thôn Ba Đông, từ thời vua Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn 12 sứ quân. Phía bên kia sông Cửu An có Miếu Dậm 3 tướng quân. Thời Đinh
Đình Nội Lễ An Viên, Tiên Lữ Hưng Yên Thờ Trần Ứng Long, người có sáng kiến chặt tre đan thuyền, phỏng theo cách đan thúng đã phá được căn cứ của quân Đỗ Cảnh Thạc và được hậu thế tôn vinh là ông Tổ nghề đan thuyền và nghề sơn. Tiền Lê
Đình Nhân Kiệt Hùng Thắng, Bình Giang Hải Dương Thờ tướng Đinh Điền trên vùng đất khai hoang. Đinh Điền từng kéo quân về vườn Hồng Ba Đống thuộc làng Nhân Kiệt để lập căn cứ luyện quân. Ông được triều đình ban thưởng 500 mẫu ruộng cùng nhiều trâu cày. Ông đã quy tụ dân chúng lập lên xã Thanh Chung nay tách hình thành 2 làng là Nhân Kiệt và Tuấn Kiệt Tiền Lê
Đình Tuấn Kiệt Hùng Thắng, Bình Giang Hải Dương Thờ tướng Đinh Điền trên vùng đất khai hoang. Đình Tuấn Kiệt được khởi dựng vào thời hậu Lê. Năm 2002, địa phương xây dựng lại đình to đẹp mang phong cách thời Nguyễn với kiến trúc kiểu chữ “Đinh” (J) gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung Tiền Lê
Đình Bình Cách Bình Xuyên, Bình Giang Hải Dương Đình làng Bình Cách thờ 3 nhân thần có tên là: Hữu, Vân, Trần Công tướng của Đinh Bộ Lĩnh, có công đánh dẹp 12 sứ quân. Tiền Lê
Đình Hồ Liễn Vĩnh Tuy, Bình Giang Hải Dương Vị Thành hoàng thứ nhất thờ ở đình Hồ là người làng, con ông Phạm Hoàng và bà Trương Thị Bạch tên hiệu là Huyền Thông Thái úy. Phạm Nhật Công là tướng của Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước Đại Cồ Việt. Thời Đinh
Đình Tranh Trong Thúc Kháng, Bình Giang Hải Dương Đình làng Tranh Trong thờ anh em cùng cha khác mẹ Lý Long và Lý Khang có công đánh dẹp Kiều Công Hãn, Ngô Nhật Khánh Thời Đinh
Đình Tranh Ngoài Thúc Kháng, Bình Giang Hải Dương Đình làng Tranh Ngoài thờ anh em cùng cha khác mẹ Lý Long và Lý Khang có công đánh dẹp Kiều Công Hãn, Ngô Nhật Khánh Thời Đinh
Đình Bình An Tân Việt, Bình Giang Hải Dương Đình làng Bình An thờ Hồng Lĩnh Tráng Trần, tướng của vua Đinh Tiên Hoàng, có công dựng lên làng rồi mất ở làng Bình An. Thư mục thần tích, thần sắc năm 1938, nói ông là Đào Đình Quế. Thời Đinh
Đình Bằng Trai Vĩnh Hồng - Bình Giang Hải Dương Thờ Trình An Tể, người theo Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 sứ quân
Đền Vua Lê An Lạc, Chí Linh Hải Dương Thờ Vua Lê Đại Hành tại căn cứ quân sự của ông Thời Lý
Chùa Ngái Cộng Hòa, Chí Linh Hải Dương Thờ 5 tướng quân họ Phí theo Nguyễn Bặc về Chi Ngãi cai quản. Khi năm anh em họ Phí mất được xây đình thờ làm Thành Hoàng nhưng đình làng Chi Ngại bị phá hủy bởi thực dân Pháp nên bài vị, ngai thờ và thần tích của năm vị tướng họ Phí vẫn được lưu giữ ở chùa Ngái. Tại đình Động Phí xã Đạo Tú huyện Ứng Hòa quê nhà các ông được thờ cùng với Nguyễn Bặc. Tiền Lê
Đình Mạc Động Liên Mạc, Thanh Hà Hải Dương Thờ Vua Lê Đại Hành tại căn cứ quân sự của ông Thời Lý
Đền Từ Hạ Thanh Quang, Thanh Hà Hải Dương Đền Từ Hạ thuộc xã Thanh Quang (Thanh Bính cũ) là nơi thờ tướng Đặng Chân, phu nhân Trịnh Thị Khang và con trai Đặng Trí có công đánh dẹp 12 sứ quân Thời Đinh
Đình Thiệu Mỹ Vĩnh Lập, Thanh Hà Hải Dương Đình làng Thiệu Mỹ thờ 3 vị Thành hoàng làng là tướng nhà Đinh: Đặng Chân (Đức Thánh Phụ), Đặng Trí (Đức Thánh Tử) và Trịnh Thị Khang (Đức Thánh Mẫu) từng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước vào thế kỉ 10. Thời Đinh
Đình Phương La Cẩm Chế, Thanh Hà [61] Hải Dương Đình làng Phương La thờ Hoàng Trung Công, Hoàng Chí Công và Hoàng Uy Công là 3 anh em trai có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Đình Kỳ Tây Cẩm Chế, Thanh Hà Hải Dương Đình làng Kỳ Tây thờ Hoàng Trung Công, Hoàng Chí Công và Hoàng Uy Công có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Đền Quách An Thanh An, Thanh Hà Hải Dương Ba làng cổ thuộc xã Thanh An đều được hình thành từ thế kỉ thứ X trên mảnh đất màu mỡ được bồi đắp bởi hai con sông là sông Rạng và sông Hương. Đền làng Quách An thờ ba cha con họ Đinh, ba cha con họ Triệu có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Dưới triều Đinh Tiên Hoàng các ông được phong công thần. Thời Đinh
Đền Tiên Tảo Thanh An, Thanh Hà Hải Dương Đền làng Tiên Tảo thờ ba cha con họ Đinh, ba cha con họ Triệu có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Dưới triều Đinh Tiên Hoàng các ông được phong công thần. Đất nước thanh bình các ông tổ chức khai mở vùng đất Thanh An giữa sông Rạng và sông Hương. Thời Đinh
Đền Phú Mỹ Xuân Hoa Bình Dân, Kim Thành[62] Hải Dương Thờ tam vị đại vương: Đặng Sỹ Nghị, Đặng Sỹ Phan, Đặng Sỹ Lẫm đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Đặng Sĩ Nghị sau được Vua Đinh Tiên Hoàng giao làm quan ở Hoan Châu, Nghệ An Thời Đinh
Miếu Phú Nội Bình Dân, Kim Thành Hải Dương Miếu Phú Nội ở xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương thờ các vị tướng đã theo giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Tiền Lê
Đình Vạn Tải Hồng Phong, Nam Sách Hải Dương Đình Vạn Tải ở xã Hồng Phong thờ tướng Đinh Văn Cung, là người gốc động Hoa Lư sinh ra trên đất Hải Dương. Khi Nguyễn Bặc tiến quân qua trang Vạn Tải. Đinh Văn Cung chiêu mộ dân trang được hơn trăm người theo làm gia thần đến bái yết đại tướng để theo giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Sau Vua gia phong cho ngài chức quyền trưởng lĩnh bản phủ tả đạo binh nhung kiêm tán mưu sự Thái Bảo Tiền quân, làm quan tại quê nhà.[63] Tiền Lê
Miếu An Cư Đức Xương, Gia Lộc [64] Hải Dương Thờ Tướng Lê Cát Bạo có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, đã chọn đất làng để hạ trại, thu phục quân dân. Khi ông mất được nhân dân trong làng dựng đền thờ ngay nơi ông hạ trại và tôn làm thành hoàng. Tiền Lê
Đình Hậu Bổng Quang Minh, Gia Lộc Hải Dương Đình làng Hậu Bổng thờ Đại vương Lê Viết Bạo, cha là Lê Cường, mẹ là Tô Thị Phương, nguyên quán Vụ Bản, Nam Định. Lê Viết Bạo có tài văn võ song toàn. Năm 18 tuổi, ông theo sứ quân Đinh Bộ LĩnhHoa Lư dẹp các sứ quân. Ông từng đóng quân ở làng Hậu Bổng, khi ông mất được phong làm thành hoàng. Tiền Lê
Miếu Rồng Nhật Tân, Gia Lộc [65] Hải Dương Thờ Đào Ngọc Sâm có công dẹp 2 sứ quân nhà Ngô, được Đinh Tiên Hoàng phong Tham tán mưu sự thống lĩnh thủy bộ chu doanh đại tướng quân. Sau này Đào Ngọc Sâm tiếp tục giúp Lê Hoàn đánh giặc Tống. Hậu Lê
Đình Hộ Vệ Cẩm Hưng, Cẩm Giàng [66] Hải Dương Đình làng Hộ Vệ thờ Đinh Hùng Lực, người có công dẹp loạn mười hai sứ quân. Khi Đinh Bộ Lĩnh lâm nguy, Đinh Hùng Lực đã dẫn nhân đinh ở địa phương gia sức giải vây. Hậu Lê
Đình Kim Đôi Cẩm Hoàng, Cẩm Giàng [67] Hải Dương Đình làng Kim Đôi thờ thờ 3 vị Thành hoàng đã hiển linh báo mộng giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Vị trí của Đình là nơi Vua Đinh Tiên Hoàng đã dừng chân và nghỉ ngơi. Hậu Lê
Đình Ngọc Uyên Ngọc Châu, Tp Hải Dương Hải Dương Thờ Lê Viết Hưng cùng em trai Lê Viết Quang theo Đinh Bộ Lĩnh, hưng binh trấn giữ vùng châu thổ, đánh thắng nhiều trận ở vùng Chí Linh, Thanh Lâm.[68] Thời Đinh
Đình Đông Quan Tân Hưng, Tp Hải Dương Hải Dương Đình làng Đông Quan hay đình Sọ thờ 3 vị tướng nhà Đinh có công theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân là Trung Liệt Đại vương, Viên Dương Đại vương và Thanh Độ Đại vương. Trong cuộc khởi nghĩa của Đinh Bộ Lĩnh, Trung Liệt giữ chức “Thống lĩnh Tiền quân quản sư thủy bộ chư quân sự”, Viên Dương giữ chức “Tham tán Mưu thần”, Độ Công giữ chức “Phó tướng Hậu quân”, chỉ huy ba đạo quân. Thời Đinh
Đình Đỗ Thượng Phạm Kha, Thanh Miện Hải Dương Đình làng Đỗ Lâm Thượng thờ Lý Trí Thắng, Tả đạo binh nhung kiêm Tham tán mưu sự, được giao nhậm chức ở Hoan Châu, 3 năm sau được vời về triều phong chức Chưởng ấn nội các. Khi Lê Hoàn lên ngôi, Lý Trí Thắng lại tập hợp lực lượng hợp sức với Đinh Điền, Nguyễn Bặc chiến đấu để giữ ngôi báu của nhà Đinh. Tiền Lê
Đình Đỗ Hạ Phạm Kha, Thanh Miện Hải Dương Đình làng Đỗ Lâm Hạ thờ Lý Trí Thắng, Tả đạo binh nhung kiêm Tham tán mưu sự, được giao nhậm chức ở Hoan Châu, 3 năm sau được vời về triều phong chức Chưởng ấn nội các. Khi Lê Hoàn lên ngôi, Lý Trí Thắng lại tập hợp lực lượng hợp sức với Đinh Điền, Nguyễn Bặc chiến đấu để giữ ngôi báu của nhà Đinh. Tiền Lê
Đền Từ Ô Tân Trào, Thanh Miện Hải Dương Đình làng Từ Ô thờ Lý Trí Thắng, Tả đạo binh nhung kiêm Tham tán mưu sự, được giao nhậm chức ở Hoan Châu, 3 năm sau được vời về triều phong chức Chưởng ấn nội các. Khi Lê Hoàn lên ngôi, Lý Trí Thắng lại tập hợp lực lượng hợp sức với Đinh Điền, Nguyễn Bặc chiến đấu để giữ ngôi báu của nhà Đinh. Tiền Lê
Đình Bằng Bộ Cao Thắng, Thanh Miện[69] Hải Dương Thờ Cao Minh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Hậu Lê

Di tích thờ tướng nhà Đinh ở nơi khác

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Nhà thờ họ Võ Diễn Bình, Diễn Châu Nghệ An Nhà thờ họ Võ ở xã Diễn Bình và xã Diễn Liên huyện Diễn Châu đều thờ tướng Võ Trung có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân Lã Xử Bình, Ngô Xương Xí. Võ Trung lần lượt giữ chức Tham nghị triều chính, Binh bộ thượng thư, đốc trấn châu Hoan, tổng trấn Hải Dương dưới triều Đinh. Khi Chiêm Thành sang cướp phá Đại Cồ Việt, ông làm phó tướng đem quân đi đánh. Võ Trung về già đến chơi núi Mộ Dạ thuộc huyện Đông Thành và hóa ở đó nên Triều đình truyền cho dân dựng đền thờ tại núi Mộ Dạ cạnh đền Cuông và ở quê ngoại thuộc trại Liễu Cốc, Hưng Yên với sắc phong là Đông Thành đại vương. Thời Đinh
Đền Kim Lung Mai Hùng, Hoàng Mai Nghệ An Đền Kim Lung thờ tướng nhà Đinh Cao Các có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh giặc, phối thờ Cao Sơn, Cao Các, Hàn Sơn và Hiệp Sơ Thời Lý
Đền Xuân Hòa Hưng Long, Hưng Nguyên Nghệ An Thờ anh em song sinh Cao Các, Cao Sơn có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và đánh giặc Chiêm Thành Hậu Lê
Đền Ngọc Điền Thị trấn Hưng Nguyên Nghệ An Thờ Cao Các, người Cao Xá, Thọ Xuân, Châu Ái; được Đinh Bộ Lĩnh phong là Giám Nghị Đại Phu và giao cho 5 vạn quân và trấn giữ vùng An Ninh, châu Hoan Tiền Lê
Đền Rú Lá Nam Nghĩa, Nam Đàn Nghệ An Thờ tướng nhà Đinh Cao Các có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng đánh giặc cùng với 02 vị thần khác. Theo thần phả đền Rú Lá thì Cao Các, sinh ngày 06/01/983 ở Châu Ái. Ông góp công lớn giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, ổn định đất nước trong thời gian đầu lập quốc. Ông được vua Đinh ban cho trấn thủ vùng đất An Ninh, sau khi ông mất, triều đình cho lập miếu thờ, muôn đời hương khói. Đến thời nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã ban sắc, phong là Mỹ Tự Đại Vương. Các triều đại phong kiến tiếp theo đều truy phong làm “Thượng đẳng thần, tối linh tôn thần” Hậu Lê
Đền Giáp Ca Xuân Lâm, Nam Đàn Nghệ An Thờ Cao Các đã giúp Vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp các sứ quân khác, được phong chức Giám Nghị đại phu. Khi Chiêm Thành đem quân sang quấy nhiễu Đại Việt, vua Đinh lại triệu Cao các về triều và giao cho ông thống lĩnh 5 vạn tinh binh đi đánh dẹp, giành thắng lợi vẻ vang. Những vùng đất ông hành quân qua đều lập đền thờ.[70] Hậu Lê
Đình Mõ Hậu Thành, Yên Thành Nghệ An Thờ tướng nhà Đinh Cao Các có công giúp Vua Đinh Tiên Hoàng đánh giặc, phối thờ thần Cao Sơn Hậu Lê
Đình Trụ Thạch Lý Thành, Yên Thành Nghệ An Thờ Cao Các có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh giặc, phối thờ thần Cao Sơn, Bạch Y công chúa. Hậu Lê
Đình Quỳnh Nghĩa Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu Nghệ An Đình làng Quỳnh Nghĩa thờ Quan tể tướng Đinh Trọng Dật, người văn võ song toàn có công theo giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.[71] Chưa rõ
Đình Tân Phúc Lăng Thành, Quỳnh Lưu Nghệ An Thờ Hồ Hưng Dật, kết bạn với Đinh Công Trứ, có góp ý với Đinh Bộ Lĩnh về kế hoạch dẹp loạn 12 sứ quân. Khi Đinh Tiên Hoàng Đế lên ngôi đã phong ông trấn thủ Hoan Châu. Chưa rõ
Đền Cửa Gan Quỳnh Hoa, Quỳnh Lưu Nghệ An Đền Cửa Gan còn có tên là đền Phú Mỹ là nơi thờ tướng Cao Các thời Đinh cùng với nhiều vị thần khác.[72] Hậu Lê
Đình Yên Lưu Hưng Hòa, Vinh Nghệ An Đình làng Yên Lưu thờ tướng quân Đinh Văn Lĩnh, là người được Vua Đinh Tiên Hoàng cử vào trấn thủ đất Hoan Châu, khai khẩn vùng đất phía Nam thành phố Vinh và lập ra làng Yên Lưu.[73]
Đền Diên Cờ Nghi Trường, Nghi Lộc Nghệ An Thờ Thần Cao Các người làng Cao Xá, sinh ngày 6 tháng 1 năm 938 đã theo Đinh Bộ Lĩnh và có công sáng lập Nhà Đinh, được ban thực ấp ở vùng đất huyện An Ninh.[74] Hậu Lê
Đình Đoài Hà Châu, Phú Bình Thái Nguyên Thờ tướng quân Phạm Cự Lượng. Khi Đinh Bộ Lĩnh dấy binh dẹp loạn 12 sứ quân, Phạm Cự Lạng cùng Phạm Hạp đem hơn 2000 người, ngựa từ quê đến Hoa Lư phò Đinh Bộ Lĩnh. Phạm Cự Lạng được phong chức Phòng Ngự sứ tiên phong Tướng quân ra giữ cửa biên Đại Ác. Thời Lý
Đình Hoàng Đàm Nam Tiến, Phổ Yên Thái Nguyên Thờ Phạm Cự Lượng thời Đinh - Tiền Lê. Dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, Phạm Cự Lạng được phong Tâm phúc tướng quân coi việc Thị vệ Quan thân cận của nhà vua. Thời Lý
Đình Thượng Giã Thuận Thành, Phổ Yên Thái Nguyên Thờ Phạm Cự Lượng thời Đinh - Tiền Lê. Thời Lý
Nghè Nam Đô Đông Cao, Phổ Yên Thái Nguyên Thờ Phạm Cự Lượng thời Đinh - Tiền Lê. Thời Lý
Đình Đông Thượng Đông Thành, Thanh Ba Phú Thọ Thờ Thỏa Kỳ Đô hộ thông minh Nẫm ứng đại vương và Trung Quân Chính trực dũng lược Hùng đoán đại vương thuộc họ Vi Đông Thành có công lập làng Đông Thành và giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.[75] Thời Đinh
Đền Phú Động Sơn Cương, Thanh Ba Phú Thọ Đền làng Phú Động tổng Hoàng Cương, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thờ Bạch Quốc hiệu Bạch Thạch Quốc Đô Đại Vương, tướng dưới thời Đinh Tiên Hoàng, là người làng Phú Động có công theo giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp sứ quân Kiều Thuận. Thời Đinh.[76]
Đình, miếu Mộ Chu Hạ Bạch Hạc, Việt Trì Phú Thọ Thờ Vua Lê Đại Hành và 2 bà hoàng hậu Thời Lý
Chùa Phúc Khánh Hiền Quan, Tam Nông Phú Thọ Thờ Lý Mộc Trang đại vương đã dung nạp 300 người cùng theo về tham gia khởi nghĩa cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh đuổi giặc Ngô. Nhà Đinh ban cho ông thực ấp ở huyện Tam Nông.[77] Thời Đinh
Đình Tề Lễ Cao Xá, Lâm Thao Phú Thọ Đình làng Tề Lễ thờ Tề Lễ Đường Thượng Quan tên húy Hoàng Định, người ban đầu là thuộc tướng của sứ quân Kiều Công Hãn, sau theo về với Vua Đinh đi dẹp loạn 12 sứ quân và được phong chức quan đóng trước thành cũ của Kiều Công Hãn. Thời Đinh
Đền Du Tràng Giang Sơn, Gia Bình [78] Bắc Ninh Thờ hai vị tướng vốn là người Du Tràng nhưng không thuần phục sứ quân Lý Khuê, sau họ đem theo quân lính về Hoa Lư gia nhập lực lượng Đinh Bộ Lĩnh và có công dẹp loạn 12 sứ quân, lập ra triều đại nhà Đinh. Thời Đinh
Đình Ngăm Lương Lãng Ngâm, Gia Bình[79] Bắc Ninh Thờ 3 anh em trai là Đô Công, Chất Công và Đinh Công giỏi nghề sông nước, giúp Vua Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp thứ sử châu Vũ Ninh. Khi lập nước Đại Cồ Việt họ được giao cai quản khu vực núi Thiên Thai, khi mất được ba thôn (Tiêu, Tràng, Tía) chia ra lập đền thờ. Người anh cả thờ đền Thượng, ông thứ hai thờ ở đền Trung và ông thứ ba được thờ ở đền Hạ; riêng đền Ngăm Lương là nơi thờ chung của cả ba anh em, được tôn vinh là những vị thủy thần. Tiền Lê
Đình Đại Vi Đại Đồng, Tiên Du Bắc Ninh Thờ Trương Ngọ, Trương Mai và Bạch Đa là 3 vị tướng nhà Đinh đều quê ở động Hoa Lư, đóng ở chùa trang Bối Khê, đạo Sơn Nam. Khi ba ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi đã hi sinh. Thời Đinh [80]
Nghè Gạ Đại Đồng, Tiên Du Bắc Ninh Nghè xóm Gạ còn được gọi là miếu Gạ là nơi thờ Trương Ngọ đại vương - vị tướng nhà Đinh có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Khi ba ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi đã hi sinh nên được người dân ở đây lập đền thờ. Hàng năm, Lễ hội làng Đại Vi sẽ rước thần từ Nghè Gạ về đình làng Đại Vi để cùng các vị thần Bạch Đa và Trương Mai dự hội. Thời Đinh
Nghè Nối Đại Đồng, Tiên Du Bắc Ninh Nghè xóm Nối còn được gọi là miếu Nối là nơi thờ Bạch Đa đại vương - vị tướng nhà Đinh có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Khi ba anh em ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi đã hi sinh nên được người dân ở đây lập đền thờ. Hàng năm, Lễ hội làng Đại Vi sẽ rước thần từ Nghè Nối về đình làng Đại Vi để cùng các vị thần Trương Ngọ và Trương Mai dự hội. Thời Đinh
Đình Đông Cốc Hà Mãn, Thuận Thành Bắc Ninh Thờ Linh Thông Đại vương là người bản xứ, có công theo giúp Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Miếu Cửu Tướng Làng Phú Ninh, Thuận Thành Bắc Ninh Thờ 9 vị tướng quân người Thuận Thành tham gia đánh dẹp 12 sứ quân. Sau Lê Hoàn cho rằng các ông là lực lượng gián điệp của Lý Khuê khiến cả chín vị tướng đều phải tự sát. Về sau vua Đinh biết họ bị oan, mới phong cả chín người làm đại vương và cho dân xã quê hương thờ cúng Thời Đinh
Đình Bùi Hạ Yên Phú - Yên Định Thanh Hóa Thờ tướng Đào Lang thời nhà Đinh có công tạo dựng lập làng Trịnh Lộc và lập được nhiều công tích dẹp loạn 12 sứ quân và kháng chiến chống Tống (lần thứ nhất), sau được Vua Lê Đại Hành giao việc đào kênh Nhà Lê Tiền Lê [81]
Đình Tam Lạc Xuân Thọ, Triệu Sơn Thanh Hóa Đình Tam Lạc hay đình Tám Mái thờ tướng Cao Sơn thời Đinh. Đình tọa lạc trên vùng đất căn cứ Bình Kiều xưa của Ngô Xương Xí thời 12 sứ quân.[82] Theo cuốn thần phả Tam Lạc thì khi nhà vua dẫn quân đi dẹp loạn đến đây gặp mùa mưa lũ, nước sông Bình Kiều dâng cao không qua được, phải nghỉ chân trên một gò cao. Đêm ấy nhà vua nằm mơ thấy một vị thần râu tóc bạc phơ báo mộng chỉ rõ hướng đi và dặn: chỉ cần viết thư chiêu hàng, không cần dùng tới binh khí để tránh đổ máu cho trăm họ. Vua y kế mà làm. Trận ấy vua Đinh thắng lớn mà không tốn mủi tên, hòn đạn nào. Thời Lý
Đền Lê Hoàn Trung Lập, Thọ Xuân Thanh Hóa Thờ Vua Lê Đại Hành trên quê hương Thanh Hóa Thời Lý
Đền Vua Lê Nga Giáp, Nga Sơn Thanh Hóa Thờ Vua Lê Đại Hành trên quê hương Thanh Hóa Thời Lý
Đình Phú Khê Hoàng Phú, Hoằng Hóa[83] Thanh Hóa Thờ hai anh em Chu Minh và Chu Tuấn có công đánh dẹp 12 sứ quân Hậu Lê
Phủ Vạn Tiến Nông, Triệu Sơn[84] Thanh Hóa Thờ 3 tướng Trần Công Hoan, Trần Công Huân và Trần Công Tiếu là những người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí, lập ra nước Đại Cồ Việt. Tiền Lê
Đền Trình Minh Hà Châu - Hà Trung Thanh Hóa Thờ Trình Minh, một nhân vật lịch sử tài năng và mưu lược, người đã có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng bình định xong loạn 12 Sứ quân hồi thế kỷ X. Khi Lê Hoàn lên ngôi đã cho vời Trình Minh nhiều lần, nhưng do quan điểm Trung quân với nhà Đinh, ông đã cự tuyệt không ra làm quan với Triều Lê.[85] Tiền Lê
Đình Văn Cú An Đồng, An Dương Hải Phòng Thờ Đỗ Vĩ, vợ và hai con trai Đỗ Quang, Đỗ Huy dẹp loạn 12 sứ quân, trung thần nhà Đinh chống lại nhà Tiền Lê nên bị hại.[86] Chưa rõ
Đình Hoàng Lâu Hồng Phong, An Dương Hải Phòng Ngôi đình làng Hoàng Lâu ở Hồng Phong, An Dương, Hải Phòng thờ 6 vị Thành hoàng làng là những công thần triều vua Đinh Tiên Hoàng có công dẹp loạn 12 sứ quân, và đã được các triều Vua phong tặng 10 bản sắc phong.[87] Thời Tiền Lê
Đền Vua Lê Minh Đức, Thủy Nguyên Hải Phòng Thờ Vua Lê Đại Hành tại căn cứ chiến thắng Bạch Đằng 981 Thời Lý
Đền Trinh Hưởng Thiên Hương, Thủy Nguyên [88] Hải Phòng Thờ Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ 3 anh em họ Đào có công dẹp loạn và làm quan nhà Tiền Lê. Tiền Lê
Đình Trại Kênh Kênh Giang, Thủy Nguyên [89] Hải Phòng Thờ 3 anh em Lý Phả, Lý Hoằng, Lý Quảng người Hoa Lư, có công tham gia dẹp loạn 12 sứ quân. Cuối đời Đinh, nội bộ triều đình mâu thuẫn, ba anh em về ẩn cư ở trang Sài Kênh, huyện Thủy Đường. Khi Nguyễn Bặc vời ba anh em về Hoa Lư giúp chống Lê Hoàn và đều bị tử trận cùng Nguyễn Bặc. Thời Lý
Đình Phương Mỹ Mỹ Đồng, Thủy Nguyên[90] Hải Phòng Thờ Phạm Quảng vị quan dưới 2 triều Đinh và Tiền Lê Tiền Lê
Đền Khai Quốc Cấp Tiến, Tiên Lãng [91] Hải Phòng Thờ 3 vị tướng Trương Phương, Trương Tề, Trương Tụy cùng Thần Thiên Quan Bình Lãng và Bạt hải Đại vương, vua Đinh đã dành kính tặng Ngũ vị đẳng thần tại Kinh Lương, những vị thần giữ Biển Đông của đất nước.
Chùa Đót Sơn Cấp Tiến, Tiên Lãng Hải Phòng Thờ hai thiền sư nhà Đinh là Đinh Bộ Lan và Đinh Bộ Đông Thời Đinh
Đình Bồ Lý Bồ Lý, Tam Đảo Vĩnh Phúc Di tích đình Bồ Lý thờ phụng hai vị thành hoàng làng là Giàn Sơn Linh Ứng tôn thần và Giang Khẩu Hộ Sát Linh Thính tôn thần có công giúp vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, bảo vệ chủ quyền, thống nhất đất nước. Thời Đinh
Miếu Vũ Bạch Lưu, Sông Lô Vĩnh Phúc Miếu Vũ tọa lạc tại thôn Xóm Làng, xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc thờ ba vị thần: Linh Lang đại vương, Sơn Lang đại vương và Minh Lang đại vương có công âm phù giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân vào thế kỷ X. Vào thời kỳ loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh dẫn quân tiến theo dòng Nhĩ Hà, Lô giang, tới phủ Tam Đới, đạo Sơn Tây thấy có ngôi miếu đã cho quân lập đàn cầu khẩn mong được thần miếu phù trợ. Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng ban thưởng, gia phong cho ba vị thần tại Bạch Lưu Thượng là Uy Linh tức Hiển ứng Đại vương, tặng phong “Tế thế Hộ quốc Khang dân Phù vận Đại vương thượng đẳng thần”. Thời Đinh
Đình Hoàng Phúc Đồng Phúc, Yên Dũng[92] Bắc Giang Thờ 3 vị Thần từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng: Lâm Giang phụ quốc chi thần, Bảo Vũ Hộ chi thần, Anh La đôn khác có công giúp Vua dẹp loạn 12 sứ quân. Tiền Lê
Đình Nội Hương Hương Lâm, Hiệp Hòa Bắc Giang Đình làng Nội Hương ở xã Hương Lâm là Di tích Lịch sử - Văn hóa thờ các vị tướng thời Đinh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân là: Đương Giang Đại Vương, Linh Giang Thiên Thánh, Hồng Thánh Linh Thông và Linh Quang hiển thánh. Tiền Lê
Đình Đông Trước Mai Đình, Hiệp Hòa Bắc Giang Đình Đông Trước ở xã Mai Đình, Hiệp Hòa là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, thờ Bạch Tượng thời nhà Đinh cùng 2 vị tướng triều Hùng là Cao Sơn; Quý Minh.[93] Hậu Lê
Đình Đoan Bái Mai Đình, Hiệp Hòa Bắc Giang Đình làng Đoan Bái thờ Cương Nghị Đại Vương và Diên Bình Đào Yêu Công Chúa, triều Đinh Tiên Hoàng.[94] Cương Nghị Đại Vương tên húy là Lý Cương Nghĩa,[95] cùng với phu nhân Đào Diên Bình, được sắc phong Đào Thiên Nương có công giúp Đinh Tiên Hoàng đế đánh dẹp 12 sứ quân, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Hậu Lê
Chùa Đống Lân P Hưng Đạo - Cao Bằng[96] Cao Bằng Hai anh em Trần Quý và Trần Kiên có công chữa bệnh cứu dân. Gặp thời loạn 12 sứ quân, khi Đinh Bộ Lĩnh bị thương đã mời hai ông đến cứu chữa Tiền Lê.
Đình Bích La Triệu Phong - Quảng Trị Thanh Hóa Nghè Miếu thờ Cao Các Đại vương trong tổ hợp đình Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tương truyền, làng cổ Bích La là nơi Cao Các khi xưa đánh dẹp Chiêm Thành có lập doanh trại tại đây. Hậu Lê.
Đền Nguyễn Phúc Giáp Lộc Hà - Hà Tĩnh Hà Tĩnh Tướng Quân Nguyễn Phúc Giáp làm quan dưới 2 triều nhà Đinh và Tiền Lê. Ông trực tiếp chỉ đạo việc thu nạp và vận động dân binh từ Thanh Hóa trở vào tổ chức khai hoang, ngăn mặn, mở mang đồng ruộng và đào tuyến kênh Nhà Lê từ Ninh Bình vào đến Hà Tĩnh.[97] Hậu Lê.
Đền Cao Sơn Cương Gián - Nghi Xuân Hà Tĩnh Di tích Đền Cao Sơn thuộc thôn Bắc Sơn, xã Cương Gián là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tương truyền, Cao Các sinh ra và lớn lên ở Cao Xá, huyện Thọ Xuân. Khi đất nước rơi vào loạn lạc, ông theo Đinh Bộ Lĩnh và được phong làm Giám Nghị Đại Phu. Sau khi dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh xưng Đại thắng Đinh Hoàng Đế. Ông ban cho Cao Các thực ấp ở huyện An Ninh. Khi chúa Chiêm Thành đem quân uy hiếp nước Đại Việt. Vua Đinh triệu Cao Các về triều giao cho 5 vạn binh lính, ấn kiếm đi đánh giặc. Sau trận đại thắng quân Chiêm, Ông lâm bệnh và mất đột ngột tại quê nhà. Vua Đinh thương tiếc cho lập miếu thờ ông. Khi còn sống Ngài cùng quân lính đã đi qua động Núi Trúc ( nay thuộc xã Cương Gián) để nghỉ chân, sau khi Ngài mất để tưởng nhớ công lao của Ngài, các vị tiền bối làng xã nhà ta ngày xưa đã chọn nơi đây sơn thủy hữu tình, địa linh nhân kiệt để lập nên đền thờ Đức thánh Cao Sơn Cao Các giữa rừng Núi Trúc.[98] Hậu Lê.
Đình Hòa Phú Hòa Minh - Liên Chiểu Đà Nẵng Làng Hòa Phú (nay thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) từ lâu đã có ngôi miếu thờ 3 vị tướng của Đại Việt tử trận trong các cuộc chiến chinh phạt Chiêm Thành. Cao Các là vị tướng nhà Đinh, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân, lập ra Nhà nước Đại Cồ Việt, sau đó vung gươm đánh đuổi Chiêm Thành, giúp đỡ dân làng ổn định cuộc sống tại những nơi ông đã dẫn quân đi qua.[99] Hậu Lê.

Di tích có dấu ấn thời Đinh

Tên di tích Xã, huyện Tỉnh Nội dung Niên đại
Đền Sóc, chùa Non Nước Vệ Linh, Sóc Sơn Hà Nội Khởi nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương và chùa Non Nước đã được xây dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng để làm nơi tu hành của Quốc sư Khuông Việt Thời Đinh
Đền Bạch Mã Văn Xá, Kim Bảng Hà Nam Khi Đinh Bộ Lĩnh khởi binh đã dẫn quân đến cầu đảo tại đền Bạch Mã bảo vệ thành Đại La. Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng Đế nhớ tới sự linh ứng của Thần đã sức cho làng Đặng Xá lập đền thờ và phong hiệu: Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế - Đô Đại Thành Hoàng Linh Lang Bạch Mã ĐạI Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Đền thờ Thần Bạch Mã ở đầu làng Đặng Xá gọi là miếu Thượng. Thời Đinh
Đình làng Luồng Biên Sơn, Lục Ngạn Bắc Giang Đình làng Luồng có từ thời Đinh, thờ hai vị có công phò giúp Hùng Định Vương dẹp quân Thục là Cao Sơn và Quý Minh. Thời Đinh
Đền Chóa Dũng Liệt, Yên Phong Bắc Ninh Đền Chân Lạc ở xã Dũng Liệt thờ 3 vị thần là: Thủy tộc long quân, Hoàng Hà long khiết phu nhân và Tam Giang công chúa thời Hùng Vương. Nội dung câu đối ở đền còn ghi rõ việc vua Đinh Tiên Hoàng trên đường đi đánh giặc, tháng 6 năm Mậu Dần, vào đền cầu đảo được linh ứng, nên đã làm thơ ở đền. Trong đền Chóa còn lưu giữ chiếc gáo đồng vua Đinh ban tặng trong một lần cầu mưa.[100] Thời Đinh
Đình Tây Bình Dương, Gia Bình Bắc Ninh Khu di tích lịch sử đình Tây ở thôn Gia Phú, xã Bình Dương, Gia Bình, Bắc Ninh thờ phụng Đức thánh Côn Lang thuộc dòng dõi họ Hùng, người có công đánh giặc Thục. Đến đời vua Đinh Tiên Hoàng đi dẹp giặc qua nơi này, được Ngài âm phù. Vua Đinh, phong cho ngài là Côn Lang đại vương và ra tặng Bản cảnh Thành hoàng Ngưng Hưu chi thần.[101] Thời Đinh
Chùa Thầy Sài Sơn, Quốc Oai Hà Nội Trên vách đá chùa Bối Am có 3 bia. Bia thứ nhất là "Bối Am tự bi", khắc năm Tân Mùi (1571), đời vua Lê Anh Tông (1557-1573) cho biết chùa Thầy nguyên thủy được xây dựng từ thế kỉ X, dưới thời Đinh (968-980) và được mở mang dưới các triều đại sau đó. Thời Đinh
Chùa Vô Vi Phụng Châu, Chương Mỹ Hà Nội Vào thế kỷ thứ X, một trong những thủ lĩnh của 12 sứ quân đến đây mai danh ẩn tích tại núi Trầm rồi dựng lên ngôi chùa Vô Vi. Thời Tiền Lê, chùa xây dựng ở chân núi có tên gọi là Phúc Trù tự. Thời Trần chùa được xây dựng ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514) chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi tự. Thời Đinh
Đền Nội Bình Đà Bình Minh, Thanh Oai Hà Nội Tục truyền, bức phù điêu tại đền Nội Bình Đà được khởi dựng từ thời nhà Đinh, khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế đã cho xây đền Hùng tại Phong Châu cũng cho xây dựng đền Nội ở làng Bình Đà để thờ Lạc Long Quân. Vua Đinh đã giao cho Hoàng hậu Đan Gia và Đinh Quốc công Nguyễn Bặc đặc trách, cùng với Bộ Lễ tuyển các thợ giỏi để chế tác Bảo vật quốc gia bức phù điêu giá tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại đền Nội..[102] Thời Đinh
Chùa Triều Khúc Tân Triều, Thanh Trì Hà Nội Theo hiện vật còn lại, chùa Triều Khúc có dấu tích từ thời nhà Đinh. Điều này được căn cứ vào các chữ trên câu đối hiện còn đặt trên Tam bảo của chùa đó là: “Hương Vân tự Cổ Tòng Đinh - Lý - Trần - Lê Kỷ Kinh Vật Hoán Tinh Di Thần Thông Tự Tại”. Chùa Triều Khúc đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Nghệ thuật - Kiến trúc ngày 29/01/1993.[103] Thời Đinh
Đình Trân Tảo Phú Thị, Gia Lâm Hà Nội Đình Trân Tảo thờ Lý Công Tấn là Linh thông Hiển hiện Đại vương. Theo thần phả, ngài đã có công âm phù giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước.[104] Thời Đinh
Chùa Đồng Ngọ Tiên Tiến, Thanh Hà Hải Dương Chùa Đồng Ngọ là một trong hai ngôi chùa cổ nhất của Hải Dương. Quốc sư Khuông Việt đã xây dựng chùa này vào năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng. Thời Đinh
Chùa Côn Sơn Cộng Hòa, Chí Linh Hải Dương Chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Hun. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi núi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Thời Đinh
Chùa Đô Quan Yên Khang, Ý Yên[105] Nam Định Căn cứ vào tư liệu còn lưu giữ tại chùa Đô Quan (Yên Khang, Ý Yên, Nam Định) cùng truyền thuyết ở địa phương thì từ thế kỷ thứ 10, sứ quân Phạm Phòng Ất về đây lập nên phường Quán Đổ và xây dựng chùa Đô Quan. Thời Đinh
Chùa Tường Quang Dương Quan, Thủy Nguyên[106] Hải Phòng Qua những tư liệu lịch sử để lại, chùa Tường Quang được xây dựng từ thời Đinh, thế kỷ 10. Chùa Tường Quang danh lam cổ tự có niên đại trên ngàn năm tuổi thuộc diện rất hiếm có của thành phố Hải Phòng. Thời Đinh
Đình Văn Tràng Trường Sơn, An Lão[107] Hải Phòng Năm 968 Đời Vua Đinh Tiên Hoàng dựng nghiệp, mở nước có qua sông Lạch Tray và đóng quân nghỉ trên đất An Tràng. Đêm nằm mộng thấy 3 vị thánh Đền An Tràng linh ứng âm phù, dương trợ cho nhà Vua thống nhất thiên hạ. Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong thập nhị sứ quân, nhớ ơn các vị thánh thiêng Đền An Tràng lại phong sắc. Thời Tiền Lý
Đền Vua Bà An Hồng, An Dương[108] Hải Phòng Đền Vua Bà thờ vị thần có tên Trần Hồng Nương, có công âm phù giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Thời Đinh
Miếu Vũ Bạch Lưu, Sông Lô [109] Vĩnh Phúc Miếu Vũ tọa lạc tại thôn Xóm Làng, xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc thờ ba vị thần: Linh Lang đại vương, Sơn Lang đại vương và Minh Lang đại vương có công âm phù giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân vào thế kỷ X khi vua hành quân qua làng Bạch Lưu Thượng. Bắc Thuộc
Đình Phúc Lập Ngoài Tam Phúc, Vĩnh Tường[110] Vĩnh Phúc Thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, biết sự linh ứng của đình Phúc Lập, đã làm lễ cầu đảo tại đây. Khi thống nhất non sông về một mối, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, ngài ban thưởng công trạng cho các tướng sĩ, gia phong mỹ tự cho bách thần có công âm phù dẹp giặc. Đế Nương và Cao Vương là 2 vị thần của đình được phong là “Khả Lã Đế Nương Đế Phi Đệ nhị vị”. Thời Đinh
Đình Phù Chính Tuân Chính, Vĩnh Tường[111] Vĩnh Phúc Thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân đã dừng chân nghỉ ngơi tại đình Phù Chính. Khi lên ngôi hoàng đế ông đã phong nhị vị thành hoàng làng Phù Chính là “Khả Lã Đế Nương Đế Phi Đệ nhị vị”. Thời Đinh
Đền Cửa Rừng Thanh Nghị, Thanh Liêm[112] Hà Nam Thời Đinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân trên đường kéo đại binh từ Hoa Lư đi dẹp loạn khi qua nơi đền Cửa Rừng Bồng Lạng đã dừng chân cầu khấn oanh linh tứ vị đại vương âm phù cho mưu cầu thành công việc nghĩa. Sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế, không quên ân đức các vị thần nơi đền Cửa Rừng, Đinh Tiên Hoàng đã xuống chiếu ban sắc phong và sức cho dân chúng Bồng Lạng trang muôn đời hương khói phụng thờ. Thời Đinh
Chùa Tam Chúc Ba Sao, Kim Bảng Hà Nam Chùa Tam Chúc được Đinh Tiên Hoàng đế cho xây dựng trên quê hương của hoàng hậu Dương Thị Nguyệt, hiện nay quần thể chùa Tam Chúc được đầu tư thành khu du lịch tâm linh lớn ở Hà Nam. Thời Đinh
Đình Lỗ Khê Liên Hà, Đông Anh Hà Nội Đinh Tiên Hoàng đã làm lễ thần và xin thánh Thủy Thần “Mỹ tự âm phù” về kinh đô cầu mưa. Được toại nguyện, vua Đinh Tiên Hoàng phong tặng hai đức thánh bốn chữ vàng: “Nhị vị đại vương” Bắc thuộc
Đền Thánh Cả Hồng Quang, Ứng Hòa[113] Hà Nội Theo thần phả, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân đã đến làng Hữu Vĩnh hạ trại làm lễ cầu nguyện được Thần báo mộng âm phù giúp ông dẹp giặc. Sáng hôm sau, Vua chọn 12 thanh niên trai tráng của làng Hữu Vĩnh xung vào đội quân. Từ đó đánh đến đâu thắng đến đấy. Nhà vua sắc phong "Thượng đẳng thần" cùng mỹ tự. Ngày 11 tháng giêng hàng năm, nhà vua xa giá về đây hành lễ. Từ đó, ngày 10, 11, 12 tháng giêng trở thành ngày hội lớn của nhân dân địa phương. Kỳ lễ tế vua Đinh, tưởng niệm vua Đinh hiện nay được đân làng tổ chức tế lễ 1 ngày (đầu tháng 2) Bắc thuộc
Chùa Trung Trữ Trung Trữ, Hoa Lư Ninh Bình Chùa thờ Phật được xây dựng trước cửa động Anh Linh. Tại đây còn có đình Trung Trữ thờ vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Thái hậu Dương Vân Nga và lưỡng triều nhà Đinh, Tiền Lê. Thời Đinh
Chùa Phong Phú Trung Trữ, Hoa Lư Ninh Bình Chùa Phong Phú thờ phật và thần Thiên Tôn, vị thần trấn đông Hoa Lư tứ trấn. Tại đây có những mảng chạm khắc các vị La Hán bên vách núi tự nhiên mang tính nghệ thuật cao. Thời Đinh
Đền Thánh Cả Thanh Bình, Tp Ninh Bình Ninh Bình Đền Thánh Cả nằm bên núi Ngọc Mỹ Nhân, đền thờ thần Thiên Tôn, vị thần trấn đông Hoa Lư tứ trấn Thời Đinh
Chùa Hưng Phúc Định Tiến, Yên Định Thanh Hóa Chùa Hưng Phúc xây dựng từ thời Đinh tại làng Lang Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Thời Đinh
Chùa Am Các Định Hải, Tĩnh Gia Thanh Hóa Quần thể chùa Am Các gồm Chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng được xây dựng từ thời Đinh hiện đang được phục dựng và mở rộng. Chùa Am Các là nơi tu hành của Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu. Thời Đinh
Chùa Hương Nghiêm Thiệu Trung, Thiệu Hóa Thanh Hóa Chùa Hương Nghiêm là chùa cổ được xây dựng vào loại sớm nhất xứ Thanh. Quan Bộc xạ Lê Lương là người giàu thịnh “dốc lòng làm việc thiện, tôn sùng tượng giáo, mở mang phong cảnh” đã có công xây dựng chùa Hương Nghiêm.[114] Thời Đinh
Đập Nhà Đinh Thanh Hương, Thanh Chương Nghệ An Đập Nhà Đinh là công trình thủy lợi cổ hiện vẫn còn dấu tích ở xã Thanh Hương, Thanh Chương, Nghệ An. Đập được Quan thứ sử Đinh Công Trứ cho đắp khi ông trấn thủ Hoan Châu năm 938 và được Vua Đinh sau này sử dụng. Đập Nhà Đinh là tuyến đê cổ nhất trong lịch sử Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay. Thời Đinh
Đường Đanh Yên Cường, Ý Yên Nam Định Đường Đanh hay đường Vua Đinh là con đường cổ được làm từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng còn tồn tại đến ngày nay, nó cũng được kết nối với Đường Vua Đinh ở Ninh Bình bằng tuyến quốc lộ 37C. Đường Đinh qua các xã Yên Cường, Yên Thắng, Yên Tiến, Yên Hồng, Yên Chính. Thời Đinh
Đường Vua Đinh Gia Phương, Gia Viễn Ninh Bình Đường Vua Đinh là con đường cổ còn tồn tại đến ngày nay, đường Vua Đinh đi qua các xã Gia Thủy, Gia Hưng, Gia Phú nay trở thành quốc lộ 37C chỉ còn đoạn đường Vua Đinh qua xã Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến (tỉnh lộ 477B) vẫn còn nguyên tên gọi. Đây là con đường mà Đinh Bộ Lĩnh chạy trốn trong truyền thuyết sông Hoàng Long. Thời Đinh
Đình Minh Cầm Đội Cấn, Tp Tuyên Quang Tuyên Quang Hàng năm vào tháng giêng, Vua Đinh Tiên Hoàng xa giá từ kinh đô Hoa Lư về đây làm lễ thể hiện sự linh ứng của hai vị thần Cao Sơn, Quý Minh do trước đây Vua Đinh bị vây hãm ở chùa, hai vị thần đã hiển linh phù trợ và giải thoát được. Từ đấy trở đi vua và dân làng vẫn thường tới đây tế lễ.[115] Hùng Vương
Đình Nghè, Đình Thạt Phan Đình Phùng, Mỹ Hào Hưng Yên Di tích thờ các tướng thời Hùng Vương đã hiển thánh âm phù Đinh Bộ Lĩnh khi đi đánh dẹp loạn 12 sứ quân bị vây hãm tại đây.[116] Hùng Vương.
Chùa Mục Đồng Phan Đình Phùng, Mỹ Hào Hưng Yên Một lần, vua Đinh Tiên Hoàng qua đây thấy cảnh làng quê, yên bình, trẻ em ngộ nghĩnh liền ngự lại một vài ngày. Một đêm, Vua mơ thấy Phật Quan Âm bế bồng trẻ nhỏ. Như điềm báo sự linh thiêng, đã cho xây dựng ngôi chùa ở đây đặt tên là chùa Mục Đồng (chùa Trẻ nhỏ- chùa Cầu con). Nhiều gia đình trong làng ngoài tỉnh khắp nơi về đây cầu tự (cầu con). Đặc biệt, ba vị Thành hoàng làng của 3 làng chính là những người được bố mẹ cầu tự tại chùa Mục Đồng.[117] Thời Đinh.
Chùa Sùng Bảo Xuân Dục, Mỹ Hào Hưng Yên Chùa Sùng Bảo có từ thời Đinh Tiên Hoàng. Khi Vua đi đánh giặc tại đây đã được giải vây trước sự truy sát của kẻ thù.[118] Thời Đinh.
Đình Thôn Hạ Dương Hà, Gia Lâm Hà Nội Di tích thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng đã hiển thánh âm phù Đinh Bộ Lĩnh khi đi đánh dẹp loạn 12 sứ quân bị vây hãm tại đây.[119] Hai Bà Trưng.
Đình Thượng Lâm Thượng Lâm, Mỹ Đức Hà Nội Đình làng Thượng Lâm được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng. Thần tích làng Thụy Lâm cho biết, vua Đinh Tiên Hoàng đã tặng trống đồng Miếu Môn cho làng Thượng Lâm để thờ trong đình.[120] Văn bia cho biết: Đền Thượng Lâm có chiếc trống đồng là chiến lợi phẩm của Đinh Tiên Hoàng thu được khi đánh dẹp các sứ quân, sau đem tặng vào đền thờ để báo đáp công của thần đã giải vây cho mình trong một trận đánh.[121] Thời Đinh
Đình Vũ Xá An Đồng, Quỳnh Phụ Thái Bình Ngọc phả đình Vũ Xá cho biết khi Đinh Bộ Lĩnh xa lộ “Thập nhị sứ quân chi loạn”, đến ấp Vũ Xá, trang Hưng Tổ bỗng thấy ba cụ già dung mạo khác thường đứng ra cản đường, quân sĩ kinh hãi không dám tiến lên, Đinh Bộ Lĩnh xuống ngựa rút gươm khấn rằng: “Nếu ba ngài linh thiêng hãy nhường đường cho ta đi dẹp loạn…”, dứt lời ba cụ già biến mất. Đêm ấy, ở ấp Vũ Xá, Đinh Bộ Lĩnh nằm mộng thấy ba vị tiên công nói rằng “Hoàng thiên đã an bài, có vua ắt có thần…”. Quả nhiên, sau đêm lưu lại Vũ Xá, Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan 12 sứ quân, xưng vương. 1970 [122]
Chùa Phú Lạc Phú Xuân, Tp TB Thái Bình Chùa Phú Lạc có tên chữ là Ngái Lăng tự, theo dân gian thì ngôi chùa này được xây dựng từ trước thế kỷ thứ X. Thời Trần Minh Công làm chủ ở Bố Hải Khẩu, chùa là địa điểm đóng quân của Minh Công, là "thao trường" luyện võ để dẹp loạn các sứ quân khác trong loạn "Thập nhị sứ quân". Để động viên tướng sĩ, Minh Công đã lấy ngày mồng 1 tháng 2 để tổ chức mở hội khao quân ăn mừng chiến thắng. Sau ngày Trần Minh Công qua đời, dân lập cung thờ ông ngay tại chùa và từ ngày ấy, hàng năm dân làng lại mở hội vào ngày mồng 1 tháng 2 để tưởng nhớ về ông. Thời Đinh [123]

Phân bố di tích

Tỉnh Ninh Bình, quê hương nhà Đinh và là nơi đặt kinh đô Hoa Lư nên có mật độ di tích thời Đinh dày đặc, phản ảnh đa dạng về dấu tích kinh đô Hoa Lư, các căn cứ quân sự, cuộc đời, sự nghiệp Vua Đinh Tiên Hoàng, hoàng tộc nhà Đinh và các vị tướng. Có trên 150 di tích thời Đinh như cố đô Hoa Lư: 55 di tích; Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Ninh Bình: 20 di tích; các nơi thờ tướng lĩnh nhà Đinh: 65 di tích, nhiều nơi thờ các vị Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lê Hoàn, Cao Lịch. Các di tích tập trung dày đặc trong phạm vi cố đô Hoa LưQuần thể di sản thế giới Tràng An thuộc huyện Hoa Lư: 70 di tích, Nho Quan: 35 di tích, Gia Viễn: 30 di tích, Yên Khánh: 20 di tích, Tp NB: 10 di tích,...

Vùng Hà Nội mở rộng hiện thống kê được 112 di tích thời Đinh, tập trung nhiều ở Ứng Hòa: 16 di tích, Thanh Trì: 14 di tích, Gia Lâm: 14 di tích, Quốc Oai: 9 di tích, Thanh Oai: 7 di tích, Phú Xuyên: 6 di tích, Long Biên: 6 di tích; Các Quận: Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Sơn Tây, Hoài Đức, Mỹ Đức, Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ, Đông Anh, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh đều có di tích thời Đinh. Hà Nội là quê hương của 40 vị tướng nhà Đinh, tiêu biểu như: 3 anh em họ Cao ở Quốc Oai; Cao Quang Vương, 3 anh em họ Phạm: Phạm Tích, Phạm Thánh, Phạm Thành, 3 anh em người trang Vân Đình ở Ứng Hòa; Đào Trực ở Hoài Đức; Đương Giang ở Đông Anh; Hà Khôi, Hoàng Thông ở Thanh Oai, 6 anh em trai họ Nguyễn ở Phú Xuyên,... Hà Nội là nơi sinh trưởng và lập nghiệp của các sứ quân: Nguyễn Siêu, Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Nhật Khánh, rất nhiều vùng ở Hà Nội là các căn cứ quân sự thời 12 sứ quân của các vị tướng nhà Đinh. Đặc biệt Hà Nội có 2 đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là đền Hoàng Đế ở xã Hợp Thanh, Mỹ Đức và đền Bách Linh ở Ứng Hòa đều là nơi ghi dấu Vua dừng chân tuyển quân lính. Huyện Ứng Hòa còn có đền thờ Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen được phong là Bà tổ nghề may ở Việt Nam. Ở Sơn Tây còn có đình Phù Sa thờ công chúa Đinh Phù Dung và phò mã Trương Quán Sơn có công phá Tống bình Chiêm,...

Nhân dân vùng Kỳ Bố Hải Khẩu nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung đã có công lao rất lớn để tạo tiền đề cho sự nghiệp thống nhất đất nước của Đinh Tiên Hoàng. Đây là nơi Đinh Bộ Lĩnh gia nhập lực lượng của sứ quân Trần Lãm, tạo dựng mối liên kết làm bàn đạp đánh dẹp các sứ quân. Có tới 51 nơi thờ tự phản ánh về thời kỳ này có: Các từ đường và đình thờ Bùi Quang Dũng; đình Hoành, đình Bo, đình Trần Lãm; đền Quan, miếu Ba Thôn, chùa Hưng Quốc, từ đường Nguyễn Hữu, đình Tu Trình, miếu Bắc; đình Khả; Dày đặc nhất ở xã Điệp Nông có nhiều di tích thờ 4 anh em họ Trịnh gồm: Minh công, Khang công, Nguyên công, Lương công đã giúp Vua Đinh đánh dẹp sứ quân Kiều Công Hãn.[124] Đặc biệt Thái Bình có đền thờ và lăng mộ Đinh Triều Quốc Mẫu Đàm Thị là thân mẫu Vua Đinh Tiên Hoàng và có đền Thánh Mẫu là nơi thờ Hoàng hậu nhà Đinh Đinh Thị Tỉnh.

Nam Định có 44 nơi thờ tiêu biểu sau: đình Xám thôn Lạc Đạo, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, thờ Trần Minh Công tức Trần Lãm. Đình Thượng Đồng xã Yên Tiến và đình Viết xã Yên Chính huyện Ý Yên đều thờ Đinh Tiên Hoàng làm thành hoàng. Đền Vua Đinh (Yên Thắng), Ý Yên hay đền làng Bịch, ở Minh Thuận, Vụ Bản đều thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền Gin: thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, một trong 12 sứ quân; đền An Lá: xã Nghĩa An, huyện Nam Trực thờ Nguyễn Tấn, một vị tướng của nhà Đinh (thế kỷ thứ X); đền Hưng Lộc: xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, thờ Phạm Cự Lượng tướng thời Đinh. Đình Cát Đằng Lưu trữ 2020-10-27 tại Wayback Machine xã Yên Tiến huyện Ý Yên thờ 2 anh em Đinh Đức Đạt và Đinh Đức Thông.

Hải Dương hiện có 34 đền, miếu, đình, chùa liên quan đến triều đại nhà Đinh, hầu hết thờ các tướng lĩnh và quan trung thần của Đinh Tiên Hoàng như: Cao Minh, Đặng Chân, Trịnh Thị Khang, Đặng Trí, Đặng Sỹ Nghị, Đặng Sỹ Phan, Đặng Sỹ Lẫm, Hoàng Trung, Hoàng Chí, Hoàng Uy, Nguyễn Phấn, Đinh Văn Cung, Nguyễn Trọng, Nguyễn Quý, Phạm Hạp, Phạm Cự Lượng, Phạm Nhật, Trình An Tể, Trịnh Minh, Trịnh Lương, Trịnh Nguyên, Trịnh Khang là những người quê gốc Hải Dương. Các di tích phản ánh lực lượng hùng hậu nhân dân Hải Dương đã theo các tướng gia nhập quân đội của Đinh Bộ Lĩnh như: Phạm Hạp có 2000 lính, Đặng Sỹ Nghị có 6000 lính, Đào Ngọc Sâm có 2000 lính, Đinh Văn Cung có hơn 100 lính,... Những di tích ở vùng đất này cũng có dấu tích của các sứ quân Trần LãmPhạm Bạch Hổ.

Hưng Yên với 32 di tích thời Đinh. Đình Phù Liệt, xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang thờ ngũ vị đại vương âm phù Đinh Bộ Lĩnh thắng trận, thể hiện sự ủng hộ của dân làng Phù Liệt đối với sự nghiệp thống nhất giang sơn của Vua Đinh. Đền Kim Đằng ở thôn Kim Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên thờ Đinh Điền; đền Mây thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ; Đình Thắm thị trấn Văn Giang thờ tướng Chu Công Mẫn; Đình Phương Cái, phường Hồng Châu thờ tướng Phan Cương; Đình Nội Lễ xã An Viên, Tiên Lữ thờ tướng Trần Ứng Long có công sáng tạo loại thuyền nan đánh dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc,...

Hà Nam có 31 di tích thời Đinh tiêu biểu như đình Mai Động, xã Trung Lương, Bình Lục thờ 2 anh em Phạm Phổ, Phạm Hán. Hội làng Gừa, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm tôn vinh Trương Nguyên là người làng Gừa, sau khi theo vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân. Có 4 di tích thờ tướng Đinh Nga ở 2 xã Tân Sơn và Thụy Lôi. Hà Nam còn là quê hương của các vị tướng tài như: Lê Hoàn, Lưu Quyền, Nguyễn Điền, Nguyễn Bang, Nguyễn Ninh, Nguyễn Tĩnh, hoàng hậu Dương Nguyệt Nương,... và có tới 8 di tích thờ Đinh Tiên Hoàng tại các căn cứ quân sự của Vua ở Duy Tiên, Kim Bảng, Phủ Lý, Thanh Liêm.

Nghệ An gắn với sự nghiệp của quan thứ sử Đinh Công Trứ và các tướng nhà Đinh như Cao Các, Võ Trung, Ngô Xương Xí nên có 16 di tích, tiêu biểu như đền thờ Hồ Hưng Dật ở xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu thờ người giúp vua Đinh dẹp loạn. Ở xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Lưu có đền Cửa Gan và ở xã Hưng Long, Hưng Nguyên có đền Xuân Hòa thờ tướng Cao Các. Theo Ngọc phả, Đại vương là vị tướng mưu lược, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đánh đuổi quân Chiêm Thành. Sau khi ông mất, nhà Đinh thương tiếc cho lập đền thờ. Các triều vua về sau đã phong sắc cho ông là "Thượng thượng đẳng tối linh Tôn Thần." Võ Trung là tướng nhà Đinh có công đánh dẹp Chiêm Thành và mất ở núi Mộ Dạ nên được dân Hoan Châu tôn thờ.

Bắc Ninh có 14 nơi thờ tướng lĩnh nhà Đinh và các sứ quân như đình Đông Cốc, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành thờ Linh Thông đại vương. Đình Đại Vi, Nghè Gạ, Nghè Nối ở làng Đại Vi xã Đại Đồng, huyện Tiên Du thờ ba vị thần là Chàng Ngọ, Chàng Mai và Bạch Đa. Ba ông quê ở động Hoa Lư, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn các sứ quân. Miếu Cửu Tướng Quân ở Thuận Thành thờ 9 vị trung thần thời Đinh. Đền Du Tràng ở xã Giang Sơn, Gia Bình thờ Lang Công và Chiêu Công là tướng nhà Đinh.

Thanh Hóa có 12 nơi thờ tướng lĩnh thời Đinh như: di tích Phủ Vạn (xã Tiến Nông, Triệu Sơn) thờ ba vị tướng Trần Công Hoan, Trần Công Huân và Trần Công Tiếu; đình Tam Lạc ở căn cứ Bình Kiều thờ tướng Cao Sơn là những người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí.[84] Đền thờ Trình Minh thuộc thôn Ngọc Xuyết, xã Hà Châu, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thờ người khởi tổ của dòng họ Trình ở làng Xuyết Khu xưa và là người có công lập nên làng Ngọc Xuyết và giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn. Đặc biệt, Xứ Thanh là nơi đặt căn cứ của thủ lĩnh Ngô Xương Xí trong số 12 sứ quân. Nơi đây ghi nhận Vua Đinh Tiên Hoàng đã về đây thực hiện công cuộc dẹp loạn và được nhân dân ủng hộ. Đền thờ Vua Đinh ở làng Quan Thành, xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn và Nghè Xuân Phả thờ Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt minh chứng cho những đóng góp của đất và người Xứ Thanh với triều đại nhà Đinh.

Hải Phòng là quê hương của 8 vị tướng thời Đinh: Võ Trung, Trương Phương, Trương Tề, Trương Tụy, Phạm Quảng, Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ. Có 13 di tích liên quan đến triều đại nhà Đinh trên địa bàn Hải Phòng. Đình Văn Cú ở xã An Đồng, huyện An Dương thờ hai vị tướng Đỗ Quang và Đỗ Huy có công dẹp loạn. Đình Trại Kênh, xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên cũng thờ các vị tướng theo giúp vua Đinh dẹp 12 sứ quân. Đền Trinh Hưởng ở Thiên Hương, Thủy Nguyên thờ Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ 3 anh em họ Đào có công dẹp loạn và làm quan nhà Tiền Lê. Đình Phương Mỹ ở Mỹ Đồng, Thủy Nguyên thờ tướng Phạm Quảng. Đình Hoàng Lâu ở Hồng Phong, An Dương thờ 6 vị tướng đánh dẹp 12 sứ quân. Đền Khai Quốc ở Cấp Tiến, Tiên Lãng thờ 3 vị tướng Trương Phương, Trương Tề, Trương Tụy cùng Thần Thiên Quan Bình Lãng và Bạt hải Đại vương đã được vua Đinh giành tặng Ngũ vị đẳng thần tại Kinh Lương, những vị thần giữ Biển Đông của đất nước. Chùa Đót Sơn cũng ở Cấp Tiến thờ hai thiền sư nhà Đinh là Đinh Bộ Lan và Đinh Bộ Đông. Chùa Tường Quang là di tích lịch sử được xây dựng từ thời Đinh, một danh lam cổ tự có niên đại trên ngàn năm tuổi thuộc diện rất hiếm có của thành phố Hải Phòng. Các di tích đình Cung Chúc và miếu Chiều Bàng ở Vĩnh Bảo thờ tướng quân Trần Lãm. Đặc biệt qua các di tích cho thấy rất đông người dân Hải Phòng đã theo tướng Võ Trung gia nhập nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh với số lượng lên tới 10.000 người.

Phú Thọ có 10 di tích liên quan đến triều đại nhà Đinh trên địa bàn. Khi Đinh Bộ Lĩnh về đây dẹp loạn họ Kiều, được người Phú Thọ hưởng ứng và theo giúp rất đông. Tiêu biểu như Bùi Quang Dũng đã tụ tập được 600 quân binh tại Phong Châu gia nhập với lực lượng Hoa Lư.[125] và Lý Mộc Trang người Thanh Ba đã dung nạp 300 người ở huyện Tam Nông cùng tham gia quân đội Hoa Lư. Thần phả đình Đông Thượng ở Đông Thành, Thanh Ba cho biết họ Vi làng Đông Thành đã giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.[75] Đền Phú Động ở Sơn Cương, Thanh Ba thờ Bạch Quốc, tướng dưới thời Đinh Tiên Hoàng, là người làng Phú Động có công theo giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp sứ quân Kiều Thuận. Đình Tề Lễ ở Cao Xá, Lâm Thao thờ Hoàng Định, người theo về với Vua Đinh đi dẹp loạn 12 sứ quân và được phong chức quan đóng trước thành cũ của Kiều Công Hãn. Đặc biệt Phú Thọ hiện có 02 đình thờ Đinh Bộ Lĩnh là đình Nông Trang và đình Vân Cơ thuộc thành phố Việt Trì.

Vĩnh Phúc có 8 di tích thời Đinh, nổi bật nhất là cụm di tích đền Gia Loan thờ sứ quân Nguyễn Khoan, thờ tướng nhà Đinh có đình Bồ Lý, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo thờ 2 vị thành hoàng làng: Giang Khẩu Hộ Sát Linh Thính và Giản Sơn Linh Ứng giúp vua Đinh dẹp loạn; Miếu Vũ tọa lạc tại thôn Xóm Làng, xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô ghi dấu tích Vua Đinh đã về và dừng chân tại nơi này.

Bắc Giang có 5 di tích thời Đinh. Tiêu biểu nhất là Đình Đông Trước ở xã Mai Đình, Hiệp Hòa là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, thờ Bạch Tượng thời nhà Đinh; Đình Hoàng Phúc thờ 3 vị Thần từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng: Lâm Giang phụ quốc chi thần, Bảo Vũ Hộ chi thần, Anh La đôn khác có công giúp Vua dẹp loạn 12 sứ quân; Đình Nội Hương thờ Đương Giang Đại Vương; Đình Đoan Bái thờ Lý Cương Nghĩa, Đào Thiên Nương có công giúp Đinh Tiên Hoàng đế đánh dẹp 12 sứ quân. Di tích lịch sử Đình làng Luồng là công trình kiến trúc có từ thời Đinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Thái Nguyên có 4 di tích thờ Phạm Cự Lượng, vị tướng 2 triều Đinh và Tiền Lê. Quảng Trị có 2 di tích thời Đinh là Cồn Đầu Trâu ở xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng là nơi tưởng niệm Đinh Bộ Lĩnh và đình Bích La thờ tướng Cao Các thời Đinh.

Quảng Nam là nơi phát triển mạnh làng nghề may truyền thống trong khu phố cổ Hội An, do đó mà hàng năm nơi đây đều tổ chức lễ giỗ tổ nghề may vào ngày 12 tháng 12 âm lịch để tôn vinh Thánh tổ nghề may là Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen, người đã phát triển nghề may trong cung đình và được hậu thế ghi nhận, tôn vinh. Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng cũng được xây dựng ở làng Hạ Nông, xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Đà Nẵng cũng có đền thờ Vua Đinh ở huyện Hòa Vang và một số nơi vị tướng Cao Các có công đánh giặc Chiêm Thành.

Các tỉnh xa hơn cũng có di tích thời Đinh như các đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, An Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Đăk Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Tĩnh...

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c Di tích thân mẫu Đinh Bộ Lĩnh được xếp hạng quốc gia
  2. ^ “Đi tìm mộ thân mẫu Vua Đinh Tiên Hoàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b “Mộ vợ vua Đinh Tiên Hoàng ở... Thái Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ “Đình Thượng Đồng xã Yên Tiến”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ Sự tích về quần thể di tích Đình - Phủ - Chùa Viết Linh ở Làng Viết, Nam Định
  6. ^ a b “Hà Nam từ thế kỷ 10 đến giữa thế kỷ 19”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  7. ^ Hội làng Đoan Nữ - Cục di sản văn hóa
  8. ^ Phái đoàn chùa Hoằng Pháp đến chùa Kỳ Bá và chùa Tây Khánh
  9. ^ “Huynh trưởng Phúc Thanh tham dự Đại lễ An vị long cốt Ngôi tổ đường và cung rước xá lợi Phật - chùa An Hòa”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2017.
  10. ^ Đình Vân Cơ, phường Minh Phương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thờ Đinh Bộ Lĩnh
  11. ^ a b ĐÌNH TRUNG KÍNH HẠ
  12. ^ Chuyện kể về Thành hoàng làng Hà Nội – Kỳ 12: Làng thờ ba vợ chồng
  13. ^ “Hội thả diều Bá Giang”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  14. ^ “Đình Mai Phúc”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  15. ^ a b “Ghi chép tại lễ hội chém lợn Đình Thạch Cầu Bây, Hà Nội”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  16. ^ a b Phó vương Trưng Nhị và Thái úy Phạm Huyền Thông
  17. ^ “Sự tích thần Tích Lịch đại vương (được thờ ở Lập Bái, Thái Bình và Phương Liệt, Hà Nội”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  18. ^ “Đình Ba Dân ở Thanh Trì, Hà Nội”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  19. ^ Phú Xuyên - MỘT ĐỊA CHỈ VĂN HOÁ[liên kết hỏng]
  20. ^ a b Sự tích Thành hoàng đình Sảo Thượng
  21. ^ a b Tục bó mo và cướp bông ở làng Sơn Đồng
  22. ^ Kỳ lạ ngôi đình thiêng và cây thị nghìn tuổi
  23. ^ “Lễ hội làng Sủi”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  24. ^ Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố đình Thuận Quang
  25. ^ ĐÌNH - NGHÈ KIM SƠN
  26. ^ “ĐÌNH - NGHÈ KIM SƠN”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  27. ^ Một vùng trầm tích toả hương
  28. ^ “Lịch sử vị thành hoàng làng Động Phí”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  29. ^ “Đình Hòa Xá, Di tích kiến trúc nghệ thuật – Thờ Nhân thần”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  30. ^ “Dư địa chí thị trấn Vân Đình”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  31. ^ Làng Hướng Xá (Quất Động) - nơi để tìm về với những giá trị của thời gian
  32. ^ “Xã Vĩnh Mộ 永 慕: 16 tr., về sự tích Nguyễn Bính 阮 平 (Bản Quán Thành Hoàng Hiển Ứng Linh Chương Tôn Thần 本 貫 城 隍 顯 應 靈 彰 尊 神) thời 12 sứ quân”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2018.
  33. ^ “Phủ Khống, điểm du lịch Ninh Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  34. ^ [Theo cuốn Di tích lịch sử văn hóa thời Đinh - Lê ở Ninh Bình, Nguyễn Văn Trò - Nhà xuất bản VHDT trang 31]
  35. ^ Sông Vạc quê tôi
  36. ^ “Đền tam thánh – Chùa Yên Lữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  37. ^ “Đền Quan – Thái Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2019.
  38. ^ “Đình Lưu, Thôn Trung – xã Đông Phương - huyện Đông Hưng – Tỉnh Thái Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  39. ^ “Khai mạc lễ hội truyền thống đình làng Thọ Phú, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  40. ^ “Lưu Xá một địa danh lịch sử”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  41. ^ “Đình Khả”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  42. ^ a b c d e “DI SẢN VĂN HÓA TÂM LINH Ở LÀNG VIỆT YÊN”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  43. ^ a b “Sự Tích Cường Bạo Đại Vương”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  44. ^ Lễ hội truyền thống Vật trâu Ba Đình
  45. ^ Làng không cấy lúa ở Thái Bình
  46. ^ “Đền An Lá”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  47. ^ “Minh Thuận bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  48. ^ “Phát huy giá trị tiềm năng du lịch quần thể thờ Vua Đinh ở Ý Yên”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  49. ^ “Nam Định - Địa bàn trọng yếu trong sự nghiệp thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  50. ^ Bình Lục xưa
  51. ^ “Đền Ba Dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  52. ^ “Đình Nhật Tân - Hà Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  53. ^ “Lễ hội làng Gừa”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  54. ^ Phường Lam Sơn: Tổ chức lễ hội đền Kim Đằng
  55. ^ “Đình Đồng Hạ, Xã Đức Hợp, huyện Kim Động, Hưng Yên”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  56. ^ “Sự tích hai vị Đại Vương (con của Chu Công Mẫn và Phạm Thị Phương)”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  57. ^ “Đình Phù Liệt, một danh thắng lịch sử”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  58. ^ Nghè Văn Ổ được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh
  59. ^ a b Chuyện về bốn vị thành hoàng thời Tiền Lê ở tổng Đại Từ, Văn Lâm
  60. ^ Thông tin tổng quan về Phan Sào Nam, Phù Cừ, Hưng Yên
  61. ^ “Thôn Kỳ Tây có đình thờ Hoàng Uy Công”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  62. ^ Đền Phú Mỹ Xuân Hoa
  63. ^ Ngôi đình thờ 3 vị thành hoàng có công đánh giặc
  64. ^ “Lễ hội làng An Cư, xã Đức Xương”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  65. ^ “Miếu Rồng thờ Đào Ngọc Sâm”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  66. ^ “Đình làng Hộ Vệ, Cẩm Hưng, Cầm Giàng, Hải Dương”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  67. ^ Độc đáo đình Kim Đôi
  68. ^ “Đình Ngọc Uyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  69. ^ “Huyện Thanh Miện: Đình Bằng Bộ đón Bằng di tích cấp tỉnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
  70. ^ Di tích lịch sử đền Giáp Cả, xã Xuân Lâm, Nam Đàn, Nghệ An
  71. ^ “PGS.TS ĐINH VĂN THUẬN - NHÀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XUẤT SẮC CỦA VIỆT NAM”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  72. ^ Di tích lịch sử - văn hóa đền Cửa Gan, xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
  73. ^ “LÀNG YÊN LƯU VÀ LỄ HỘI HẠ ĐIỀN THUỞ XƯA”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  74. ^ Đền Diên Cờ - Một Di tích vừa được hồi sinh
  75. ^ a b “Đình Đông Thượng, chùa Minh Linh - di sản văn hóa ở Đông Thành”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  76. ^ “Xã Phú Động 富 洞: 60 tr., do Nguyễn Bính soạn năm 1572, về sự tích Bạch Quốc 白 國 (Bạch Thạch Quốc Đô Đại Vương 白 石 國 都 大 王) thời Đinh Tiên Hoàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  77. ^ “DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA CHÙA PHÚC KHÁNH XÃ HIỀN QUAN”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  78. ^ “Đền Du Tràng”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  79. ^ “Giới thiệu bản Ngọc phả của xã Tiêu Xá, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (TBHNH 2003)”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  80. ^ “ĐÌNH ĐÔNG DƯ HẠ - HÀ NỘI”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  81. ^ Yên Phú là một vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử và văn hoá
  82. ^ Đình Tám Mái xã Xuân Thọ
  83. ^ “Hội làng Phú Khê”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  84. ^ a b Tiến Nông (Thanh Hóa): Đảo cò, nay chỉ còn vịt
  85. ^ “Thanh Hóa chư thần lục” viết năm Thành Thái thứ 15 cũng đã ghi: “Trình tướng Công Minh Tự Khanh, tự Phúc Nhạc tôn thần, thôn Ngọc Xuyết, huyện Tống Sơn thờ. Thần là người huyện Lôi Dương, họ Trình tên là Minh Công. Di cư về xã Ngọc Xuyết ở. Thời kỳ vua Đinh Tiên Hoàng, được cử làm mưu sĩ. Được phong là Minh Tự Khanh. Sau khi mất được tặng phong là Phúc Nhạc và sai dân lập đền thờ” (trang 38 - VHv 1290 Thư viện Hán Nôm).
  86. ^ “Đình làng Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương thờ hai vị Đại vương Đỗ Quang và Đỗ Minh”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  87. ^ Đình Hoàng Lâu thờ 6 vị tướng thời vua Đinh Tiên Hoàng
  88. ^ “Đền Trinh Hưởng”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  89. ^ “Dấu vết lịch sử triều Tiền Lê trên đất Hải Phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  90. ^ “KHAI MẠC LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG PHƯƠNG MỸ XÃ MỸ ĐỒNG”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  91. ^ “Đền Khai Quốc (Đền Đống Dõi) – Đền thờ những vị thần giữ Biển Đông”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  92. ^ Di tích xếp hạng cấp tỉnh trên địa bàn huyện Yên Dũng
  93. ^ Di tích Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
  94. ^ “Thần tích 2 xã thuộc tổng Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2018.
  95. ^ Di tích Kiến trúc nghệ thuật Đình Đoan Bái - Di tích xếp hạng cấp tỉnh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa
  96. ^ “Lễ hội Chùa Đống Lân”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
  97. ^ Nhà thờ Nguyễn Phúc Giáp được công nhận di tích LSVH cấp tỉnh Hà Tĩnh
  98. ^ “BQL di tích Đền Cao Sơn tổ chức lễ húy kỷ Đức Thánh Cao Sơn Cao Các”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  99. ^ Đình làng Hòa Phú và Miếu thờ 3 vị tướng quân
  100. ^ Nơi lưu giữ gáo đồng cầu mưa của vua Đinh
  101. ^ “Gia Phú, Bình Dương. Gia Bình gìn giữ, phát huy giá trị di tích lịch sử”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
  102. ^ Khám phá ngôi đền lưu giữ Bảo vật quốc gia
  103. ^ Chùa Triều Khúc - kiến trúc độc đáo giữa lòng Thủ đô
  104. ^ Đình Trân Tảo
  105. ^ “Đình chùa Đô Quan”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2017.
  106. ^ “Cây me chùa Tường Quang- Cây di sản Việt Nam và hình bóng của vị tướng Đô đốc triều vua Quang Trung”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  107. ^ “DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH PHỐ ĐÌNH VĂN TRÀNG”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  108. ^ “ĐỀN VUA BÀ, XÃ AN HỒNG, HUYỆN AN DƯƠNG”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2023.
  109. ^ “Miếu Vũ tọa lạc tại thôn Làng, xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2022.
  110. ^ “Đình Phúc Lập ngoài - Một ngôi đình thờ hai Thành Hoàng làng”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
  111. ^ Đình Phù Chính nơi ghi dấu tích Vua Đinh
  112. ^ “Đền Cửa Rừng và hội làng Bồng Lạng”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
  113. ^ Hội Đền Thánh Cả
  114. ^ “CHÙA HƯƠNG NGHIÊM DANH LAM CỔ TỰ XỨ THANH”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2018.
  115. ^ “Thần phả đình làng Minh Cầm”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2018.
  116. ^ Thêm yêu hội Ba Làng
  117. ^ Chùa Mục Đồng -Mái ấm của những “linh hồn phiêu bạt”
  118. ^ Huyền bí giếng thiêng nghìn tuổi sủi bọt như nước sôi
  119. ^ Đình thôn Hạ, xã Dương Hà, Gia Lâm
  120. ^ Khám phá thú vị: Trống đồng - “linh vật” được thờ cúng
  121. ^ “Lê Tung 黎嵩, Thượng Thư Bộ Lễ, Đông các đại học sĩ kiêm Quốc tử giám Tế tửu soạn năm Canh Ngọ Hồng Thuận 2(1510)”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2018.
  122. ^ Tam công hiển thánh
  123. ^ Từ điển Thái Bình trang 356
  124. ^ Di tích nhà Đinh[liên kết hỏng], Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thái Bình, Theo Địa chí Thái Bình
  125. ^ “Anh dực tướng quân, Điện tiền Đô chỉ huy sứ Bùi Quang Dũng: tư liệu trong ngọc phả triều Đinh”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2019.

Read other articles:

After restoration, in August 2011 Before restoration, in June 2009 The Guaranteed Pure Milk bottle is a landmark water tower in Montreal, Quebec, Canada, located at 1025 Lucien L'Allier Street (previously rue de l'Aqueduc).[1] The 6-tonne (13,000 lb), 10-metre (33 ft)-high Art Deco structure was designed in 1930 by architects Hutchison, Wood & Miller as advertising for the Guaranteed Pure Milk Company (founded 1900).[2] The building on which it stands is the form...

 

 

Annabelle WallisWallis pada tahun 2017LahirAnnabelle Frances Wallis5 September 1984 (umur 39)Oxford, Oxfordshire, InggrisNama lainAnnabelle WallacePekerjaanAktrisTahun aktif2005–sekarang Annabelle Frances Wallis (lahir 5 September 1984) adalah seorang aktris asal Inggris. Ia dikenal karena memerankan Jane Seymour dalam drama periode Showtime, The Tudors (2009-2010), Grace Burgess dalam drama BBC, Peaky Blinders (2013-2019), Mia dalam film horor supranatural, Annabelle (2014)...

 

 

العلاقات الأوزبكستانية الجنوب سودانية أوزبكستان جنوب السودان   أوزبكستان   جنوب السودان تعديل مصدري - تعديل   العلاقات الأوزبكستانية الجنوب سودانية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين أوزبكستان وجنوب السودان.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين ...

U.S. state This article is about the U.S. state. For other uses, see Florida (disambiguation). State in the United StatesFloridaStateState of Florida FlagSealNickname: Sunshine State[1][2][3]Motto: In God We Trust[4]Anthem: Florida (state anthem), Old Folks at Home (state song)Map of the United States with Florida highlightedCountryUnited StatesBefore statehoodFlorida TerritoryAdmitted to the UnionMarch 3, 1845; 179 years ago (1845-0...

 

 

Wilson Eduardo Shakhtar Donetsk versus Sporting Braga 2 - 0, 2016Informasi pribadiNama lengkap Wilson Bruno Naval Costa EduardoTanggal lahir 8 Juli 1990 (umur 33)Tempat lahir Pedras Rubras, PortugalTinggi 1,76 m (5 ft 9+1⁄2 in)Posisi bermain PenyerangInformasi klubKlub saat ini Olhanense (pinjaman dari Sporting)Nomor 17Karier junior2000–2001 Pedras Rubras2001–2003 Porto2003–2009 Sporting CPKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2009– Sporting CP 0 (0)2009 → R...

 

 

هذه المقالة تحتاج للمزيد من الوصلات للمقالات الأخرى للمساعدة في ترابط مقالات الموسوعة. فضلًا ساعد في تحسين هذه المقالة بإضافة وصلات إلى المقالات المتعلقة بها الموجودة في النص الحالي. (مارس 2018)   لمعانٍ أخرى، طالع مقاطعة كامبيل (توضيح). مقاطعة كامبيل    علم   الإح...

American politician Francis Harrison PierpontGovernor of theRestored Government of VirginiaIn officeMay 15, 1861 – June 20, 1863Lieutenant GovernorDaniel Polsley (1861–1863)Leopold C. P. Cowper (1863–1868)Preceded byJohn Letcher (C.S.A.)Succeeded byArthur I. BoremanGovernor of Virginia(Disputed until May 9, 1865)In officeJune 20, 1863 – April 4, 1868Preceded byWilliam Smith (C.S.A.)Succeeded byHenry H. Wells Personal detailsBorn(1814-01-25)January 25, 1814Morgantown,...

 

 

Kelly Kwalik Informasi pribadiLahir1955 Agimuga, Mimika, Papua, Nugini BelandaMeninggal16 Desember 2009 Timika, Papua, IndonesiaHubunganTenny Kwalik (adik)Karier militerPihak Republik Papua BaratMasa dinas1971–2009PangkatJenderalSunting kotak info • L • B Kelly Kwalik (lahir di Agimuga, Mimika, Papua, Nugini Belanda, 1955 - meninggal di Timika, Papua, Indonesia, 16 Desember 2009) adalah seorang pemimpin separatis senior dan komandan dari sayap militer Organisasi Papua Mer...

 

 

Mexican anti-Nazi propaganda with the slogan In Their Places, showing a soldier in the foreground with a farmer and an industrial worker in the background. Mexico's participation in World War II had its first antecedent in the diplomatic efforts made by the government before the League of Nations as a result of the Second Italo-Ethiopian War. However, this intensified with the sinking of oil tankers by German submarine attacks, declaring war on the Axis Powers of Nazi Germany, the Kingdom of...

Si dice pompa volumetrica un tipo di pompa che sfrutta la variazione di volume in una camera per provocare un'aspirazione o una spinta su un fluido. La portata erogata è indipendente dalla prevalenza ed è invece direttamente proporzionale alla velocità di spostamento. Il cuore dell'uomo e degli animali è una pompa di questo tipo. le pompe volumetriche si dividono in: rotative; alternative; Indice 1 Pompe volumetriche rotative 1.1 A ingranaggi 2 A lobi 3 A palette e scroll 4 Pompe volumetr...

 

 

1961 composition by Krzysztof Penderecki Threnody to the Victims of Hiroshimaby Krzysztof PendereckiAtomic cloud over Hiroshima, 1945Native nameTren pamięci ofiar HiroszimyFull titlePolish: Tren pamięci ofiar Hiroszimy na 52 instrumenty smyczkowe (Threnody to the Victims of Hiroshima for 52 string instruments)Year1961 (1961)PeriodContemporary, postmodernismGenreSonorism, avant-gardeStyleThrenodyFormOrchestral pieceDedicationVictims and Hibakusha of the atomic bombing of HiroshimaPublis...

 

 

この項目には、一部のコンピュータや閲覧ソフトで表示できない文字が含まれています(詳細)。 数字の大字(だいじ)は、漢数字の一種。通常用いる単純な字形の漢数字(小字)の代わりに同じ音の別の漢字を用いるものである。 概要 壱万円日本銀行券(「壱」が大字) 弐千円日本銀行券(「弐」が大字) 漢数字には「一」「二」「三」と続く小字と、「壱」「�...

Indian actress, director, producer, writer (born 1961) This article is about the Tamil actress who debuted in the 1980s. For the Telugu actress who debuted in the 2000s, see Suhasini (Telugu actress). Suhasini ManiratnamBornSuhasini Charuhasan (1961-08-15) 15 August 1961 (age 62)Paramakudi, Madras State, IndiaOccupationsActressdirectorproducerwriterYears active1980–presentSpouse Mani Ratnam ​(m. 1988)​Children1ParentCharuhasan (father) Suhasini Manirat...

 

 

Pagar yang runtuh secara tidak sengaja di sebuah stadion Kecelakaan merujuk kepada peristiwa yang terjadi secara tidak sengaja. Sebagai contoh kecelakaan lalu lintas, kecelakaan tertusuk benda tajam dan sebagainya. Perkataan kecelakaan diambil dari kata dasar celaka. Penambahan imbuhan ke... dan ...an menunjukkan nasib buruk yang terjadi atau menimpa. Secara teknis, kecelakaan tidak termasuk dalam kejadian yang disebabkan oleh kesalahan seseorang, contohnya jika dia lengah dan gagal mengambil...

 

 

The Tiger HunterSutradaraLena KhanProduser Nazia Khan Lena Khan Megha Kadakia Ditulis oleh Lena Khan Sameer Gardezi Pemeran Danny Pudi Jon Heder Rizwan Manji Karen David Iqbal Theba Sam Page Parvesh Cheena Michael McMillian Kevin Pollak Penata musik Amy Correia Paul Masvidal SinematograferPatrice CochetPenyunting Dan Bush Jon Berry PerusahaanproduksiSneaky Sneaky FilmsTanggal rilis 21 April 2016 (2016-04-21) (LAAPFF) Durasi94 menitNegaraAmerika SerikatBahasaInggris The Tiger Hu...

Fictional character Philo VanceE. M. Jackson illustrated the first appearance of The Kennel Murder Case for Cosmopolitan (November 1932 – February 1933)First appearanceThe Benson Murder CaseLast appearanceThe Winter Murder CaseCreated byS. S. Van DinePortrayed byWilliam PowellBasil RathboneWarren WilliamPaul LukasEdmund LoweWilfrid Hyde-WhiteGrant RichardsJames Stephenson William WrightAlan CurtisJosé FerrerJohn EmeryJackson BeckGiorgio AlbertazziJiří DvořákIn-universe informationGende...

 

 

Watch for people with visual impairment A braille watch A braille watch is a portable timepiece used by the blind or visually impaired to tell time.[1] Description Braille watch is used by touching the dial and noticing the embossments. Both analog and digital versions are available. The analog versions have a protective glass or crystal cover that is flipped open when time needs to be read and the clock-hands are constructed to not be susceptible to movement at the mere touch of the ...

 

 

Twelfth post-kindergarten year of school education in some school systems This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Twelfth grade – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (May 2009) (Learn how and when to remove this message) A 12th grade visual arts class in Scott County, Virginia in the United S...

عبد الرحمن بازهواك (بالفارسية: عبدالرحمن پژواک)‏    معلومات شخصية الميلاد 7 مارس 1919   غزنة[1]  الوفاة 8 يونيو 1995 (76 سنة)   بيشاور  مواطنة أفغانستان  الحياة العملية المهنة شاعر،  ودبلوماسي،  وصحفي،  وسياسي  اللغات البشتوية  موظف في الأمم المتحد...

 

 

You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Hungarian. (April 2010) Click [show] for important translation instructions. View a machine-translated version of the Hungarian article. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wi...