Cổ Triều Tiên (2333 TCN ? (ko) – 108 TCN) là vương quốc đầu tiên của Triều Tiên. Nó được cho là được thành lập bởi Vương Kiệm năm 400 TCN, mặc dù năm nền tảng vẫn đang được tranh cãi giữa các nhà sử học [1]. Bằng chứng khảo cổ văn hóa của Cổ Triều Tiên được tìm thấy ở miền bắc Triều Tiên và Liêu Ninh. Từ thứ 9 đến thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, nhiều bằng chứng lịch sử và khảo cổ khác nhau đã cho thấy Cổ Triều Tiên là một quốc gia hưng thịnh và độc lập.
Phù Dư (thế kỷ thứ 2 TCN - 494 SCN) cai trị ở Đông Bắc Trung Quốc hiện đại ngày nay. Các nhà lãnh đạo của nó tiếp tục sử dụng danh hiệu Đàn Quân [2]. Một số tài liệu chia nó thành Bukbuyeo (Bắc Phù Dư) và Dongbuyeo (Đông Phù Dư). Quốc gia này sau đó sáp nhập vào Cao Câu Ly.
Đông Phù Dư
Các nhà lãnh đạo của Đông Phù Dư (86 -22 TCN) thuần phục Bắc Phù Dư năm 86 TCN, và do đó sử dụng danh hiệu Wang ("Vua").
Chú thích:
[1] Hồ sơ riêng của Cao Câu Ly về một số vị vua, đặc biệt là vua thứ 19 (Quảng Khai Thổ Thái Vương), có sử dụng danh hiệu Thái Vương, đại khái có nghĩa là Vua vĩ đại nhất. Một số người cho rằng danh hiệu này nên được dịch là "Hoàng đế", tương đương với danh hiệu 皇帝 của Trung Quốc, nhưng điều này không được chấp nhận rộng rãi. Các văn bản lịch sử Triều Tiên hoàn chỉnh nhất và lâu đời nhất hiện nay, Tam quốc sử ký (Samguk Sagi) và Tam quốc di sự (Samguk Yusa), xuất hiện một thế kỷ sau khi Cao Câu Ly sụp đổ, sử dụng danh hiệu "Wang", có nghĩa là vua.
[2] Tên vua nói chung xuất phát từ vị trí chôn cất của nhà vua, và không nhất thiết tương ứng với khái niệm 諡號 của Trung Quốc.
[3] Vua Cao Câu Ly mang họ Cao (Go), ngoại trừ vua thứ 2 (Lưu Ly), người mang họ Hae. Tất cả các vua được ghi nhận là thuộc về cùng một dòng máu theo chế độ phụ hệ. Vẫn chưa rõ liệu đây là phiên âm khác nhau của một cái tên, hoặc bằng chứng của một cuộc đấu tranh quyền lực.
Tân La là một trong 3 nước thời Tam quốc Triều Tiên. Trong những năm đầu, Tân La được cai trị bởi các dòng họ Phác, Tích và Kim. Người cai trị của Triều đại Tân La có nhiều danh hiệu khác nhau, bao gồm Isageum, Maripgan, và Daewang. Giống như một số vua Bách tế, một số vua Tân La cũng tự xưng hoàng đế.
Hậu Cao Câu Ly (901-918), còn được gọi là Ma Chấn hoặc Thái Phong, được thành lập bởi Cung Duệ, một hoàng tử bị bỏ rơi của Tân La. Cung Duệ tham gia cuộc khởi nghĩa của Lương Cát nhưng lại lật đổ ông này và thành lập một vương quốc mới, đặt tên nó là Hậu Cao Câu Ly. Cung Duệ hóa ra là một bạo chúa, và bị lật đổ bởi các tướng lĩnh của ông, mở đường cho tướng Vương Kiến, người thành lập Cao Ly.
Hậu Bách Tế (900-936) được thành lập bởi Chân Huyên, một vị tướng trong thời kỳ Tân La suy yếu. Từ đó bắt đầu thời Hậu Tam Quốc. Hậu Bách Tế gặp sự sụp đổ của nó dưới bàn tay của chính Chân Huyên, người sau này đã dẫn quân đội Cao Ly cùng với Cao Ly Thái Tổ để bắt Thần Kiếm, hoàng tử Hậu Bách Tế, người đã phản bội Chân Huyên.
Cao Ly được cai trị bởi dòng họ Vương. Người cai trị đầu tiên mang miếu hiệu Thái Tổ, có nghĩa là "tổ tiên vĩ đại", và được áp dụng cho vị vua đầu tiên của cả Cao Ly và Triều Tiên. Bắt đầu với vua Quang Tông, người cai trị của Cao Ly xưng hoàng đế, với ba vua đầu tiên được truy tặng miếu hiệu này sau khi qua đời. Tuy nhiên, sau cuộc chinh phục của Mông Cổ danh hiệu của người cai trị bị giáng xuống thành Vương.
Hai mươi ba vị vua tiếp theo (cho đến vua Nguyên Tông) cũng được gọi bằng miếu hiệu của họ, kết thúc bằng "Tông". Bắt đầu với vua Trung Liệt Vương (vua thứ 25), tất cả các vị vua còn lại của Cao Ly dùng danh hiệu "Vương" như là một phần của miếu hiệu của họ.
Triều Tiên (1392–1910) cai trị bởi dòng họ Lý (Lee/ Yi) là Triều đại nối tiếp Cao Ly. Năm 1897, khi Triều Tiên trở thành Đế quốc Đại Hàn, một số vị vua Triều Tiên được truy tặng miếu hiệu lên đến cấp bậc của hoàng đế.
Vua Triều Tiên có miếu hiệu kết thúc bằng "jo" hoặc "jong". "Jo" (Tổ) được trao cho các vua/hoàng đế đầu tiên của dòng mới trong Triều đại, vua/hoàng đế đầu tiên có tên đặc biệt (Taejo), có nghĩa là "tổ tiên vĩ đại" (xem Cao Ly). "Jong" (Tông) được truy tặng cho tất cả các vị vua/hoàng đế khác. Hai vị vua, Yên Sơn Quân và Quang Hải Quân, không được trao miếu hiệu sau khi Triều đại của họ kết thúc do bị truất phế vương vị.
Mỗi vị vua đều có một thụy hiệu bao gồm các danh hiệu "Wang" ("Vương"), "Hwangje" ("Hoàng đế"), "Daewang" (Đại vương), hoặc "Daeje" (Đại đế).
Năm 1897, nhà Triều Tiên trở thành đế quốc Đại Hàn, được kéo dài cho đến năm 1910 thì bị Nhật thôn tính. Về mặt kỹ thuật, các hoàng đế nên được gọi bởi niên hiệu thay vì miếu hiệu, nhưng miếu hiệu hay được sử dụng phổ biến.
^Cuming (1997, trang 25) cho rằng Cổ Triều Tiên là một trong số các quốc gia bán đảo nhỏ xuất hiện vào "thế kỷ thứ tư TCN." Lee (1984, trang 13) cũng chỉ đề cập đến Cổ Triều Tiên là xuất hiện ở các Thung lũng Liao và Taedong vào thế kỷ thứ 4. Một số người khác, như Kim (1997) cho "Cổ Triều Tiên" có thể tồn tại trong thời kỳ đồ đá mới, tức là trước thế kỷ 13 TCN, tuy nhiên, do vậy, bác bỏ khả năng rằng Cổ Triều Tiên có thể được coi như là một "nhà nước" hoặc thậm chí "liên minh bộ lạc" theo nghĩa hiện đại. Giáo sư Yoon nói rằng Cổ Triều Tiên đã trở thành một quốc gia cổ đại vào năm 2333 TCN (Yoon, năm 2002), đầy là nghiên cứu gần đây nhất
^Il-yeon: Samguk Yusa: Legends and History of the Three Kingdoms of Ancient Korea, dịch bởi Tae-Hung Ha và Grafton K. Mintz. Epilogue, trang 354. Silk Pagoda (2006). ISBN 1-59654-348-5 - chú thích: thời gian trị vì của Cư Sất Di Vương kéo dài cho đến năm 344
Tham khảo
Yoon, N.-H.(윤내현), The Location and Transfer of GO-CHOSUN's Capital(고조선의 도읍 위치와 그 이동), 단군학연구, 7, 207 - 238 (2002)
Byeon Tae-seop (변태섭) (1999). 韓國史通論 (Hanguksa tongnon) (Outline of Korean history), 4th ed. ISBN89-445-9101-6.
Kim, Jung Bae (1997). “Formation of the ethnic Korean nation and the emergence of its ancient kingdom states”. Korean history: Discovery of its characteristics and developments. Seoul: Hollym. tr. 27–36. ISBN1-56591-177-6.