Phim điện ảnh có nhiều nguồn thu, bao gồm công chiếu ngoài rạp, cho thuê băng đĩa, bản quyền truyền hình và các sản phẩm ăn theo. Tuy nhiên, doanh thu phòng vé là thước đo chính để đánh giá mức độ thành công của một bộ phim, chủ yếu vì nó thường công khai hơn số liệu của video tại gia và quyền phát sóng, đồng thời vì thông lệ lịch sử. Sau đây là danh sách của những bộ phim có doanh thu phòng vé cao nhất (xếp theo cả giá trị thật và giá trị danh nghĩa của doanh thu), danh sách những phim có doanh thu cao nhất mỗi năm, một dòng thời gian các kỷ lục doanh thu phòng vé, và danh sánh những loạt phim có doanh thu cao nhất. Tất cả danh sách đều được xếp theo doanh thu phòng vé quốc tế nếu có thể, không tính doanh thu từ video tại gia, bán quyền phát sóng, hay sản phẩm ăn theo.
Trước đây ở phía Tây bán cầu, phim chiến tranh, phim nhạc kịch và phim lịch sử là những thể loại phổ biến nhất, tuy nhiên vào thế kỷ 21, phim thương hiệu trở thành một trong những thể loại bán chạy nhất. Đặc biểt nổi tiếng là thể loại phim siêu anh hùng, với chín bộ phim thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel nằm trong danh sách những bộ phim ăn khách nhất theo giá trị danh nghĩa. Bộ phim siêu anh hùng thành công nhất, Avengers: Endgame, cũng là bộ phim có doanh thu cao thứ hai trên bảng xếp hạng doanh thu trên danh nghĩa, và có tổng cộng bốn bộ phim dựa trên loạt truyện tranh Avengers lọt vào top 20 bộ phim đứng đầu. Những loạt phim chuyển thể khác của Marvel Comics cũng đạt được nhiều thành công như Người Nhện và Dị nhân, trong khi những bộ phim dựa trên Người Dơi và Siêu Nhân của DC Comics cũng có doanh thu cao. Star Wars cũng có mặt trên bảng xếp hạng doanh thu danh nghĩa với 5 bộ phim, trong khi các loạt phim Harry Potter, Công viên kỷ Jura và Cướp biển vùng Caribbean đều có tên trên bảng xếp hạng. Mặc dù bảng xếp hạng doanh thu danh nghĩa được thống trị bởi những phim chuyển thể và các loạt phim, đứng đầu danh sách là bộ phim nguyên gốc Avatar. Phim hoạt hình gia đình nhìn chung luôn giữ được mức doanh thu cao, với các phim Disney thường có những lần tái chiếu rất ăn khách trước khi video tại gia trở nên phổ biến. Disney cũng gặt hái thành công với các bộ phim như Frozen I và II, Zootopia, và Vua sư tử (với phiên bản làm lại bằng máy tính là bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất), cùng với thương hiệu Pixar, trong đó Gia đình siêu nhân 2, Câu chuyện đồ chơi 3 và 4, và Đi tìm Dory là những phim có thành tích tốt nhất. Ngoài hoạt hình của Disney và Pixar, các loạt phim Despicable Me, Shrek và Ice Age cũng gặt hái được nhiều thành công.
Tuy lạm phát khiến hầu hết các phim từ những năm 1960 và 1970 không còn nằm trong danh sách, có những thương hiệu từ giai đoạn đó vẫn còn tiếp tục. Ngoài loạt phim Star Wars và Superman, các bộ phim James Bond và Star Trek vẫn thường xuyên được công chiếu; đây là bốn trong số những loạt phim ăn khách nhất. Một số phim đạt kỷ lục doanh thu trước kia vẫn có con số đáng nể theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng không còn cạnh tranh được với những bộ phim bom tấn ngày nay khi mà giá vé chiếu rạp cao hơn nhiều. Tuy nhiên, khi số tiền thu về được điều chỉnh theo lạm phát, Cuốn theo chiều gió—bộ phim nắm giữ kỷ lục doanh thu cao nhất trong suốt 25 năm—vẫn là bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại. Tất cả doanh thu trong bài viết này đều có đơn vị là đô la Mỹ theo giá trị danh nghĩa, trừ khi được ghi chú cụ thể.
Phim có doanh thu cao nhất
Với doanh thu phòng vé toàn cầu hơn 2,9 tỷ đô la Mỹ, Avatar được coi là bộ phim có "doanh thu cao nhất", tuy nhiên khẳng định đó thường chỉ nói về doanh thu chiếu rạp mà không tính doanh thu từ video tại gia và truyền hình, đôi khi cấu thành một phần không nhỏ doanh thu của một bộ phim. Khi tính cả doanh thu từ các phương tiện giải trí tại gia, khó xác định rõ ràng bộ phim nào thành công nhất. Titanic thu về 1,2 tỷ USD từ tiền bán và cho thuê video và DVD,[1] cùng với doanh thu phòng vé 2,2 tỷ USD. Tuy số liệu doanh thu đầy đủ của Avatar không được công khai, bộ phim thu về 345 triệu USD từ doanh số 16 triệu DVD và Blu-ray ở Bắc Mỹ,[2] và cuối cùng bán được hơn 30 triệu đĩa DVD và Blu-ray trên toàn thế giới.[3] Nếu tính cả doanh thu video tại gia, cả hai phim đều thu về hơn 3 tỷ đô la Mỹ. Bản quyền phát sóng cũng đóng góp đáng kể cho doanh thu của một bộ phim, với một số phim nhận về 20–25% doanh thu phòng vé qua một vài lần công chiếu trên ti vi;[4]Titanic thu về hơn 55 triệu đô la Mỹ từ quyền phát sóng với NBC và HBO,[1] bằng khoảng 9% doanh thu phòng vé Bắc Mỹ của bộ phim.
Khi một bộ phim có những bản quyền thương mại mang lời, doanh thu bổ trợ của nó đôi khi còn lấn át cả doanh thu từ việc công chiếu bộ phim.[5]Vua sư tử (1994) thu về hơn 2 tỷ đô la Mỹ tiền bán vé và video tại gia,[6] nhưng doanh thu cho bản chuyển thể nhạc kịch trên toàn cầu lên đến 8 tỷ đô la Mỹ.[7] Việc bán các sản phẩm ăn theo cũng có thể mang về số lời lớn: Vua sư tử bán hơn 3 tỷ đô la Mỹ sản phẩm ăn theo,[8] trong khi bộ phim Cars của Pixar—một thành công khiêm tốn so với các phim khác của Pixar với doanh thu 462 triệu USD[9]—thu về doanh thu sản phẩm ăn theo hơn 8 tỷ USD trong vòng 5 năm kể từ khi công chiếu năm 2006.[10][11] Pixar cũng thắng lớn với Câu chuyện đồ chơi 3, với tiền bán sản phẩm ăn theo ở mức gần 10 tỷ USD cộng với doanh thu phòng vé hơn 1 tỷ USD của bộ phim.[12]
Trong bảng xếp hạng này, các phim được xếp theo doanh thu phòng vé theo giá trị danh nghĩa, cùng với thứ hạng cao nhất mà bộ phim đạt được. Đã có năm bộ phim vượt mốc doanh thu 2 tỷ USD trên toàn cầu, với Avatar đứng ở vị trí số một. Tất cả các phim (bao gồm tái chiếu) đều được phát hành trong thế kỷ 21, và những phim trước đây không xuất hiện trong bảng xếp hạng này là do tác động của lạm phát và quy mô dân số.
Nền tô màu chỉ những phim đang được chiếu trong tuần từ ngày 27 tháng 12 năm 2024 tại các rạp trên toàn thế giới.
Dưới đây là doanh sách những phim ăn khách nhất mọi thời đại có doanh thu trên 1 tỷ đô
FBox Office Mojo ngừng cập nhật doanh thu của Nữ hoàng băng giá vào tháng 8 năm 2014, trong khi nó vẫn đang được công chiếu. Con số được ghi ở đây tổng hợp số liệu doanh thu sau đó ở Nhật Bản, Nigeria, Tây Ban Nha, Anh và Đức cho đến cuối năm 2015 nhưng không tính doanh thu vào khoảng vài trăm ngàn đô la Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iceland, Brazil, và Úc (2016). Con số tổng cộng được làm tròn đến hàng triệu để bù cho sự sai lệch số liệu. Bộ phim được tái công chiếu ở Anh vào tháng 12 năm 2017 với Frozen: Chuyến phiêu lưu của Olaf thu về thêm 2,3 triệu đô la Mỹ.
F8Trong trường hợp của Fast & Furious 8 doanh thu được lấy từ một phiên bản lưu trữ của Box Office Mojo, sau khi phát hiện bất thường trong số liệu. Sự giảm tổng doanh thu của một số nước—Argentina là ví dụ rõ ràng nhất—dẫn đến sự giảm con số tổng doanh thu toàn cầu.[13]
RKChúa tể những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua có doanh thu được điều chỉnh năm 2019. Kết quả của điều chỉnh này là Người nhện xa nhà, Đại úy Marvel và Transformers 3: Vùng tối của mặt trăng đều đạt đỉnh ở một bậc thấp hơn so với nguồn được trích dẫn.
TS3Box Office Mojo điều chỉnh doanh thu của các phim của Pixar vào tháng 8 năm 2016, dẫn đến doanh thu của Câu chuyện đồ chơi 3 tăng từ 1,063 tỷ lên thành 1,067 tỷ USD.[14][15] Điều này nghĩa là bộ phim xếp hạng cao nhất ở hạng 4, trên Cướp biển vùng Caribbe 2: Chiếc rương tử thần, thay vì hạng 5 như trong nguồn được trích dẫn.
DM2Disney điều chỉnh doanh thu của Vua sư tử vào tháng 5 năm 2016, từ 987,5 triệu xuống còn 968,5 triệu USD.[16] Điều này nghĩa là Kẻ trộm Mặt Trăng 2 đạt thứ hạng cao nhất là hạng 19, trên Vua sư tử, thay vì hạng 20 như trong nguồn được trích dẫn.
Do tác động dài hạn của lạm phát, đặc biệt là sự tăng đáng kể giá vé chiếu rạp, danh sánh không điều chỉnh lạm phát có xu hướng thiên về những phim ra mắt sau.[17] Tuy thường xuất hiện trong truyền thông, danh sách không tính lạm phát đó đa phần vô dụng cho việc so sánh những phim được chiếu ở những thời điểm cách xa nhau, bởi nhiều phim từ những giai đoạn trước sẽ không bao giờ xuất hiện trên một bảng xếp hạng không tính lạm phát, ngay cả khi thành công hơn về mặt thương mại khi tính đến việc giá cả tăng cao.[18] Để bù đáp cho việc tiền tệ mất giá, một số bảng xếp hạng điều chỉnh theo lạm phát, nhưng ngay cả điều này cũng không giải quyết hoàn toàn vấn đề vì giá vé và lạm phát không nhất thiết tỉ lệ với nhau. Ví dụ, trong năm 1970, một vé xem phim có giá 1,55 đô la Mỹ hay khoảng 6,68 đô la Mỹ theo giá tiền 2004; đến năm 1980, giá vé đã tăng lên mức khoảng 2,69 đô la Mỹ, nhưng chỉ tương đương với 5,50 đô la Mỹ theo giá tiền 2004.[19] Giá vé cũng tăng ở các mức lạm phát khác nhau trên thế giới, càng gây khó khăn cho quá trình điều chỉnh doanh thu toàn cầu.[17]
Một trở ngại khác là việc công chiếu bằng nhiều định dạng với những mức giá vé khác nhau. Một ví dụ nổi bật cho hiện tượng này là Avatar, cũng được phát hành trong định dạng 3D và IMAX: gần hai phần ba số vé cho bộ phim là các suất chiếu 3D với giá trung bình là 10 đô la Mỹ, và khoảng một phần sáu là các suất chiếu IMAX với giá vé trung bình 14,50 đô la Mỹ, so với mức giá trung bình 7,61 đô la Mỹ cho phim 2D năm 2010.[20] Các yếu tố xã hội và kinh tế như gia tăng dân số[21] và sự phát triển của thị trường quốc tế[22][23][24] cũng tác động đến số người mua vé xem phim, cũng như thành phần khán giả trong đó một số phim có tỉ lệ vé trẻ em rất cao, hoặc thu hút với khán giả thành thị nơi giá vé thường cao hơn trung bình.[18]
Thước đo mức độ thành công của một bộ phim dựa trên doanh thu danh nghĩa, chủ yếu là vì đây là thông lệ được ngành điện ảnh thực hiện trong quá khứ: biên lai phòng vé được các rạp phim thu thập và trả về cho nhà phân phối rồi được công bố cho truyền thông.[25] Việc đổi sang một hệ thống đo số vé bán ra thay vì doanh thu cũng có nhiều vấn đề bởi số liệu cho những phim cũ thường chỉ có tổng doanh thu.[21] Ngành làm phim cũng có thiên hướng quảng bá cho những phim đang được công chiếu, dẫn đến việc sử dụng số liệu không lạm phát trong các chiến dịch quảng bá để những phim bom tấn mới đạt được thứ hạng doanh thu cao hơn để thu hút người xem.[19][25][26]
Mặc cho những khó khăn trong việc điều chỉnh cho lạm phát, một số bảng xếp hạng như thế đã được đưa ra. Các ước tính dựa trên chỉ số giá để điều chỉnh doanh thu[26] và tỷ giá hối đoái để đổi các đơn vị tiền tệ, cả hai đều có thể tác động đến thứ hạng trong một danh sách tính đến lạm phát. Cuốn theo chiều gió—công chiếu năm 1939—thường được coi là bộ phim thành công nhất, với Sách Kỷ lục Guinness năm 2014 ước tính doanh thu toàn cầu của bộ phim là 3,4 tỷ đô la Mỹ đã tính lạm phát. Tuy nhiên, các ước tính doanh thu của Cuốn theo chiều gió chênh nhau đáng kể: chủ sở hữu bộ phim, Turner Entertainment, ước tính doanh thu điều chỉnh của nó là 3,3 tỷ đô la Mỹ trong năm 2007;[27] những ước tính khác dao động từ dưới 3 tỷ đô la Mỹ năm 2010,[28] cho đến 3,8 tỷ đô la Mỹ năm 2006.[29] Bộ phim xếp thứ hai sau Cuốn theo chiều gió tùy thuộc vào nguồn số liệu được dùng: Guinness xếp Avatar thứ hai với doanh thu 3 tỷ đô la Mỹ, trong khi những ước tính khác đặt Titanic ở vị trí thứ hai với doanh thu toàn cầu khoảng 2,9 tỷ đô la Mỹ theo giá năm 2010.[28]
InfĐiều chỉnh lạm phát được thực hiện sử dụng chỉ số giá tiêu dùng cho các nền kinh tế phát triển được công bố bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế.[31] Chỉ số này được áp dụng cho toàn bộ doanh thu trong bảng xếp hạng của Sách Kỷ lục Guiness năm 2014, bắt đầu từ chỉ số năm 2014. Số liệu trong bảng trên tính đến lạm phát cho các năm từ 2014 đến 2020.
ADoanh thu điều chỉnh của Avatar bao gồm doanh thu từ lần công chiếu đầu tiên và Phiên bản Đặc biệt năm 2010, nhưng không tính lần chiếu lại năm 2020 và 2021.
TDoanh thu điều chỉnh của Titanic do Guiness ghi nhận tăng khoảng 102.000.000 USD giữa phiên bản năm 2012 (xuất bản năm 2011) và năm 2015, một mức tăng 4,2% bằng với các phim khác trong bảng xếp hạng, mà không tính lần tái chiếu bằng 3D năm 2012.[30][32] Bảng xếp hạng trên tính cả doanh thu 343.550.770 USD từ lần chiếu lại và tính từ chỉ số giá năm 2014.[33]Titanic thu về thêm $691,642 trong một đợt tái chiếu giới hạn năm 2017 nhân kỷ niệm 20 năm, nhưng con số này không được tính trong tổng số điều chỉnh.[34]
AEDoanh thu của Avengers: Hồi kết được điều chỉnh bằng chỉ số giá năm 2020.
Số liệu phòng vé thường được ghi nhận dưới dạng tổng biên lai hoặc tiền thuê nhà phân phối, dạng sau đặc biệt phổ biến với những phim cũ. Thường bị nhầm với doanh thu video tại gia, tiền thuê là tỉ lệ doanh thu chiếu rạp của một bộ phim thuộc về nhà phân phối, tức tổng doanh thu trừ phần các rạp chiếu phim giữ.[35][36] Trong quá khứ, giá tiền thuê vào khoảng 30–40% khi nhà phân phối cũng giữ quyền sở hữu rạp phim, tức các nhà phân phối thu về hơn một phần ba doanh thu.[37] Trong thị trường ngày nay, giá tiền thuê phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau—tuy nhiên phim từ các hãng lớn thường trung bình ở mức 43%.[35]
Đầu thế kỷ 20, thị hiếu khán giả khá đa dạng, tuy nhiên cũng có một số xu hướng xuất hiện. Trong thời kỳ phim câm, phim với chủ đề chiến tranh trở nên nổi tiếng, với The Birth of a Nation (Nội chiến Mỹ), The Four Horsemen of the Apocalypse, The Big Parade và Wings (đều là Thế chiến I) trở thành những phim thành công nhất năm nó ra mắt, và dần hạ nhiệt với All Quiet on the Western Front năm 1930. Phim có tiếng ra đời năm 1927 dẫn đến sự phổ biến của thể loại ca nhạc, và cả năm 1928 và 1929 đều do phim ca nhạc dẫn đầu phòng vé. Thể loại ca nhạc tiếp tục thịnh hành trong những năm 1930, nhưng với Thế chiến II nổ ra chứng kiến một lần nữa sự thống trị của những phim chiến tranh, bắt đầu từ Cuốn theo chiều gió (Nội chiến Mỹ) năm 1939, và kết thúc với The Best Years of Our Lives (Thế chiến II) năm 1946. Samson and Delilah (1949) mở đầu cho xu hướng phim lịch sử trong bối cảnh La Mã cổ đại/thời kỳ kinh thánh xuyên suốt thập niên 1950 khi mà rạp phim tranh giành người xem với truyền hình,[38] với Quo Vadis, The Robe, The Ten Commandments, Ben-Hur và Spartacus đều trở thành phim có doanh thu cao nhất năm công chiếu, trước khi thể loại này mất dần sức hút sau vài thất bại phòng vé.[39] Thành công của White Christmas và South Pacific trong thập niên 1950 cho thấy sự trở lại của phim ca nhạc trong những năm 1960 với West Side Story, Mary Poppins, My Fair Lady, The Sound of Music và Funny Girl nằm trong nhóm những phim thành công nhất thập kỷ. Thập niên 1970 chứng kiến sự biến chuyển trong thị hiếu khán giả sang những phim high concept, với sáu phim đứng đầu phòng vé thập niên 1980 thuộc về hai đạo diễn George Lucas và Steven Spielberg. Thế kỷ 21 cho thấy sự lớn mạnh của các loạt phim và chuyển thể, với đại đa số các phim dẫn đầu phòng vé đều dựa trên những công trình trước đó.[40]
Vì đặc điểm của lịch công chiếu—đặc biết với những phim ra mắt gần cuối năm—và thời gian ra mắt khác nhau trên thế giới, nhiều phim được chiếu trong hai năm lịch; và do đó tổng doanh thu ở đây không giới hạn trong năm bắt đầu công chiếu. Con số này cũng không giới hạn trong đợt chiếu rạp đầu tiên, bởi nhiều phim cũ thường xuyên được tái chiếu nên con số ở đây là tổng doanh thu của tất cả các lần chiếu; doanh thu của đợt chiếu đầu tiên được để trong ngoặc nếu có. Vì số liệu không hoàn toàn đầy đủ, khó có thể biết chính xác một phim thu về bao nhiêu và khi nào, nhưng nhìn chung bảng xếp hạng này ghi nhận mỗi phim của năm mà có doanh thu ở cuối đợt phát hành là lớn nhất. Trong trường các ước tính mâu thuẫn nhau, cả hai phim được liệt kê, và trong trường hợp một phim tăng bậc nhờ tái chiếu, phim đứng đầu trước đó cũng được giữ lại.
Nền tô màu chỉ những phim đang được chiếu trong tuần từ ngày 27 tháng 12 năm 2024 tại các rạp trên toàn thế giới.
Phim ăn khách nhất theo năm công chiếu[41][42][43]
(...) Do doanh thu không giới hạn trong lần công chiếu đầu tiên, doanh thu của lần chiếu đầu được để trong ngoặc sau tổng doanh thu nếu có.
*Doanh thu ở Hoa Kỳ và Canada.
RTiền thuê nhà phân phối.
TBAChưa xác định.
INKhông có nguồn hiện đại nào cung cấp số liệu cho Hai vạn dặm dưới biển, tuy nhiên The Numbers đưa ra con số 8.000.000 USD cho doanh thu phòng vé Bắc Mỹ.[44] Tuy nhiên, nhiều khả năng con số này bị nhầm với doanh thu của bản làm lại năm 1954, cũng thu về 8.000.000 USD tiền thuê ở Bắc Mỹ.[45]
FHMột số nguồn như The Numbers khẳng định Aloma of the South Seas là phim ăn khách nhất năm, thu về 3 triệu USD.[46] Tuy nhiên, không có nguồn hiện đại nào cung cấp số liệu cho Aloma of the South Seas, cho nên không rõ con số 3 triệu USD đến từ đâu. Nếu là tổng tiền thuê thì nó sẽ là một trong những phim ăn khách nhất của thời kỳ phim câm, một điều khó xảy ra khi mà cả International Motion Picture Almanac và Variety không đưa bộ phim vào danh sách của họ.
SSKhông rõ số liệu của Sunny Side Up là của Bắc Mỹ hay quốc tế. Những nguồn khác đưa ra con số doanh thu 2 triệu USD,[47] dẫn đến ý kiến cho rằng con số cao hơn là số liệu phòng vé quốc tế.[48]
ONSố liệu của It Happened One Night không hoàn toàn thể hiện thành công của nó: bộ phim được phân phối trong một gói gồm hơn hai mươi phim Columbia khác, và tổng doanh thu được tính trung bình; doanh thu thật sự sẽ cao hơn nhiều.
S7Doanh thu 418 triệu USD của Bạch Tuyết không tính doanh thu ngoài Bắc Mỹ kể từ năm 1987.
GWDoanh thu từ lần chiếu đầu của Cuốn theo chiều gió không được xác định rõ ràng. Các nguồn hiện đại hay đưa ra con số 32 triệu USD Tiền thuê nội địa và các bảng xếp hạng thường sử dụng con số này;tuy nhiên, nhiều khả năng đây là tiền thuê quốc tế. Tạp chí thương mại thu thập dữ liệu từ các nhà phân phối hoặc khảo sát các rạp chiếu phim và đưa ra ước tính. Các nhà phân phối thường công bố con số tiền thuê quốc tế vì doanh thu cao hơn làm bộ phim có vẻ thành công hơn, trong khi các ước tính chỉ giới hạn trong phòng vé Bắc Mỹ; do đó không quá lạ khi số Tiền thuê nội địa và quốc tế bị lẫn lộn. Sau khi Thế chiến thứ hai nổ ra, nhiều thị trường quốc tế phải đóng cửa nên thông lệ trở thành báo cáo con số phòng vé Bắc Mỹ.[48] Theo đó, Tiền thuê nội địa của Cuốn theo chiều gió được điều chỉnh thành 21 triệu USD năm 1947 (11 triệu USD thấp hơn con số trước đó),[49] và đến năm 1953—sau lần tái chiếu năm 1947—Variety thông báo doanh thu là 26 triệu USD.[50] Trong năm 1956, MGM ghi nhận doanh thu ở Bắc Mỹ là 30.015.000 USD và quốc tế là $18.964.000 qua ba lần chiếu.[51] Tiền thuê quốc tế 32 triệu USD từ lần chiếu đầu khớp với số liệu sau đó: chúng cho thấy bộ phim thu về 21 triệu USD ở Bắc Mỹ và 11 triệu USD ngoài Bắc Mỹ từ lần chiếu đầu, và thu về thêm 9 triệu USD ở Bắc Mỹ và 8 triệu USD ngoài Bắc Mỹ qua những lần tái chiếu cho đến năm 1956.
MDMom and Dad thường không xuất hiện trong các danh sách phim có doanh thu cao như của Variety do được phân phối độc lập. Về cơ bản là phim thương mại, nó được quảng bá là bộ phim giáo dục sức khỏe tình dục để tránh luật kiểm duyệt. Không tuân thủ Luật Sản xuất Phim Điện ảnh, Mom and Dad bị cấm phân phối rộng rãi mà chỉ được chiếu trong các rạp phim độc lập và drive-in. Đây là bộ phim thành công nhất thể loại, và vẫn được phân phối cho đến thập niên 1970 khi mà Khiêu dâm hardcore dần chiếm lĩnh thị trường. Đến cuối năm 1947 bộ phim thu về 2 triệu USD, và đến năm 1949, 8 triệu; đến năm 1956 nó đã thu về 22 triệu USD tiền thuê, với tổng doanh thu 80 triệu USD, và lọt vào top 10 bộ phim cuối những năm 1940, đầu những năm 1950. Các ước tính tổng doanh thu lên đến con số 100 triệu USD.
UNChopra-Gant nói con số của Unconquered là doanh thu Bắc Mỹ, nhưng cũng như nhiều bộ phim khác thời đó, danh sách nhầm lẫn giữa doanh thu Bắc Mỹ và quốc tế. Các nguồn khác nói rằng con số của Forever Amber (8 triệu USD) và Life with Father (6,5 triệu USD)[52] là tiền thuê quốc tế, do đó có khả năng điều này cũng đúng với Unconquered.
CICon số của Cinerama là tổng doanh thu. Vì Cinerama sở hữu các rạp chiếu phim nên không có phí thuê cho các bộ phim này, tức hãng làm phim nhận 100% doanh thu phòng vé, không như hầu hết các phim khác trong đó nhà phân phối thường nhận được không quá nửa doanh thu. Vì Variety vào thời điểm đó xếp hạng phim theo tiền thuê ở Mỹ, họ đưa ra một con số giả định cho các phim của Cinerama để so sánh với những phim khác trong bảng xếp hạng: trong trường hợp của This Is Cinerama, con số 50 triệu USD doanh thu toàn cầu được tính lại thành 12,5 triệu tiền thuê ở Mỹ; có vẻ như công thức của Variety là chia đôi doanh thu để xấp xỉ doanh thu ở Mỹ, và chia đôi lần nữa để xấp xỉ tiền thuê. Con số 12,5 triệu này của Variety thường được trích dẫn, nhưng không thể hiện khách quan con số thực của bộ phim mà chỉ là số liệu giả định được đưa ra để phân tích so sánh.[53] Cả năm phin Cinerama cộng lại đã thu về 120 triệu USD doanh thu phòng vé trên toàn thế giới.[54]
GSVariety đưa ra tiền thuê quốc tế của The Greatest Show on Earth vào khoảng 18,35 triệu USD (với 12,8 triệu USD đến từ Hoa Kỳ[45]) một năm sau khi phát hành; tuy nhiên, Birchard ước tính doanh thu của bộ phim là 15 triệu USD cho đến năm 1962. Nhiều khả năng con số của Birchard chỉ là tiền thuê ở Bắc Mỹ, và tính cả doanh thu từ các lần tái chiếu năm 1954 và 1960.
SWDoanh thu "lần chiếu đầu" của Star Wars không tính các lần chiếu phiên bản đặc biệt năm 1997; tuy nhiên, con số này có tính doanh thu từ các lần tái chiếu trước đó.
HPKinh phí sản xuất được tính chung với Harry Potter và Bảo bối tử thần – Phần 1.
Trước năm 2000, chỉ có bảy loạt phim có doanh thu phòng vé hơn 1 tỷ đô la Mỹ: James Bond,[55]Star Wars,[56]Indiana Jones,[57]Rocky,[58][59][60]Batman,[61]Công viên kỷ Jura,[62] và Star Trek.[63] Kể từ đầu thế kỷ, con số đã tăng lên hơn 70 (không tính những bom tấn đơn lẻ như Avatar, Titanic, và Zootopia).[64] Điều này chủ yếu vì lạm phát và sự tăng trưởng của thị trường, nhưng cũng bởi việc sử dụng mô hình thương hiệu của Hollywood: những phim với danh tiếng có sẵn, như là dựa trên một nguyên tác văn học hoặc một nhân vật nổi tiếng. Phương pháp này dựa trên ý tưởng rằng phim liên quan đến những thứ khán giả đã biết có thể được quảng bá hiệu quả hơn, và do đó giới trong ngành gọi là phim "bán trước".[65]
Một thương hiệu thường được định nghĩa là ít nhất hai tác phẩm dựa trên một tài sản trí tuệ chung. Một đặc trưng cơ bản của mô hình thương hiệu là khái niệm crossover, nghĩa là "một câu chuyện mà trong đó nhân vật hay ý tưởng từ hai hoặc nhiều tác phẩm khác gặp nhau".[66] Một hệ quả của crossover là tài sản trí tuệ có thể được sử dụng bởi nhiều hơn một thương hiệu. Ví dụ, Batman đại chiến Superman: Ánh sáng công lý không chỉ thuộc về thương hiệu Batman và Superman, mà còn thuộc Vũ trụ Mở rộng DC, một vũ trụ liên kết, một loại crossover mà trong đó nhân vật từ các tác phẩm hư cấu khác nhau cùng chia sẻ một thế giới hư cấu chung.[67] Vũ trụ liên kết thành công nhất trên màn ảnh là Vũ trụ Điện ảnh Marvel, một crossover giữa nhiều tài sản siêu anh hùng sở hữu bởi Marvel Comics, và là thương hiệu ăn khách nhất với doanh thu phòng vé hơn 25 tỷ đô la Mỹ.
Loạt phim Star Wars là thương hiệu ăn khách nhất dựa trên một tài sản duy nhất, thu về hơn 10 tỷ USD tại phòng vé (tuy nhiên các phim James Bond của Eon thu về hơn 18 tỷ USD khi được điều chỉnh lạm phát).[69] Nếu tính cả các nguồn thu bổ sung thì Star Wars là tài sản có giá trị nhất;[70] giữ kỷ lục Guinness cho "thương hiệu phim ảnh thành công nhất" và được định giá vào mức 19,51 tỷ bảng Anh năm 2012 (khoảng 30 tỷ USD).[71][72] Vũ trụ Điện ảnh Marvel có nhiều phim trên 1 tỷ USD nhất với 9 phim. Bốn bộ phim Avengers và hai bộ phim Frozen là hai thương hiệu có mỗi phần đều có doanh thu hơn 1 tỷ USD. Cùng với Vua sư tử, đây cũng là những thương hiệu duy nhất có mức doanh thu trung bình đạt trên 1 tỷ USD mỗi phim.
Nền tô màu chỉ những phim đang được chiếu trong tuần từ ngày 27 tháng 12 năm 2024 tại các rạp trên toàn thế giới.
^Vogel, Harold L. (2010). Entertainment Industry Economics: A Guide for Financial Analysis. Cambridge University Press. tr. 224. ISBN978-1-107-00309-5. Most pictures would likely receive 20% to 25% of theatrical box office gross for two prime-time network runs.
^Glenday, Craig biên tập (2011). Гиннесс. Мировые рекорды [Guinness World Records] (bằng tiếng Nga). Andrianov, P.I.; Palova, I.V. biên dịch (ấn bản thứ 2012). Moscow: Astrel. tr. 211. ISBN978-5-271-36423-5.
^ abCones, John W. (1997). The feature film distribution deal: a critical analysis of the single most important film industry agreement. Southern Illinois University Press. tr. 41. ISBN978-0-8093-2082-0. Distributor rentals: It is also important to know and recognize the difference between the distributor's gross receipts and the gross rentals. The term "rentals" refers to the aggregate amount of the film distributor's share of monies paid at theatre box offices computed on the basis of negotiated agreements between the distributor and the exhibitor. Note that gross receipts refers to amounts actually received and from all markets and media, whereas gross rentals refers to amounts earned from theatrical exhibition only, regardless of whether received by the distributor. Thus, gross receipts is the much broader term and includes distributor rentals. The issue of film rentals (i.e., what percentage of a film's box office gross comes back to the distributor) is of key importance...More current numbers suggest that distributor rentals for the major studio/distributor released films average in the neighborhood of 43% of box office gross. Again, however, such an average is based on widely divergent distributor rental ratios on individual films.
^Marich, Robert (2009) [1st. pub. Focal Press:2005]. Marketing to moviegoers: a handbook of strategies used by major studios and independents (ấn bản thứ 2). Southern Illinois University Press. tr. 252. ISBN978-0-8093-2884-0. Rentals are the distributors' share of the box office gross and typically set by a complex, two-part contract.
^Hall & Neale 2010, tr. 179. "Later epics proved far more disastrous for the backers. Samuel Bronston's The Fall of the Roman Empire, filmed in Spain, cost $17,816,876 and grossed only $1.9 million in America. George Stevens's long-gestating life of Christ, The Greatest Story Ever Told (1965), which had been in planning since 1954 and in production since 1962, earned domestic rentals of $6,962,715 on a $21,481,745 negative cost, the largest amount yet spent on a production made entirely within the United States. The Bible—in the Beginning... (1966) was financed by the Italian producer Dino De Laurentiis from private investors and Swiss banks. He then sold distribution rights outside Italy jointly to Fox and Seven Arts for $15 million (70 percent of which came from Fox), thereby recouping the bulk of his $18 million investment. Although The Bible returned a respectable world rental of $25.3 million, Fox was still left with a net loss of just over $1.5 million. It was the last biblical epic to be released by any major Hollywood studio for nearly twenty years."
^Milwaukee Magazine. 32. 2007. The year's top–grossing movie, Aloma made $3 million in the first three months and brought Gray back to Milwaukee for its opening at the Wisconsin Theatre.
^Parkinson, David (2007). The Rough Guide to Film Musicals. Dorling Kindersley. tr. 28. ISBN978-1-84353-650-5. But they had previously succeeded in showing how musicals could centre on ordinary people with Sunny Side Up (1929), which had grossed $2 million at the box office and demonstrated a new maturity and ingenuity in the staging of story and dance.
^ abHall & Neale 2010, tr. 6–7. "For similar reasons of accountability, Variety has typically used figures for domestic (U.S. and Canadian) rather than worldwide revenue. This became its standard policy in 1940, when the advent of war in Europe persuaded the American film industry (temporarily, as it turned out) that it should be wholly reliant on the home market for profitability. Where specific rentals data are reported in Variety before this (which tended to be only sporadically) they were often for worldwide rather domestic performance. This was also the case with other trade sources, such as Quigley's annual Motion Picture Almanac, which published its own all-time hits lists from the early 1930s onward. The subsequent confusion of domestic and worldwide figures, and of rental and box-office figures, has plagued many published accounts of Hollywood history (sometimes including those in Variety itself), and we have attempted to be diligant in clarifying the differences between them."
^Block & Wilson 2010, tr. 129. "Domestic Rentals: $30,015,000 (61%); Foreign Rentals: $18,964,000 (39%)...Gone with the Wind includes initial release plus four rereleases (1941,1942,1947 and 1954) since foreign rental revenues were available only cumulative through 1956."
^McDermott, Christine (2010), Life with Father, tr. 307, No matter what the billing, the movie became a worldwide hit with $6.5 million in worldwide rentals, from Pappa och vi in Sweden to Vita col padre in Italy, although it booked a net loss of $350,000. In: Block & Wilson 2010.
^Mulligan, Hugh A. (23 tháng 9 năm 1956). “Cinerama Pushing Ahead As Biggest Money-Maker”. The Register-Guard. Eugene, Oregon. tr. 7B.
^Hall & Neale 2010, tr. 145. "The commercial success of the five Cinerama travelogues, which earned an aggregate worldwide box-office gross of $120 million by 1962 (including $82 million in the United States and Canada), nevertheless demonstrated to the mainstream industry the market value of special screen formats."
^Poller, Kenneth G. (12 tháng 11 năm 2003). “Charles Wepner v. Sylvester Stallone”(PDF). Mango & Iacoviello. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
^Trước khi Spectre ra mắt năm 2015, loạt phim James Bond có doanh thu ước đạt 17,7 tỷ USD theo giá năm 2015;[68] sau khi tính thêm doanh thu gần 900 triệu USD của Spectre, tổng doanh thu của loạt phim ước đạt 18,6 tỷ USD điều chỉnh theo lạm phát.
“Frozen (2013) – International Box Office Results”. Box Office Mojo. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2014. Worldwide – $1,274,219,009 (total as of August 8, 2014; including Japanese gross up to August 3, Spanish gross up to July 27, UK gross up to June 8, German gross up to March 30, and omitting Nigerian gross)
Doanh thu tính đến 30 tháng 3 năm 2014: €35,098,170
Doanh thu tính đến 18 tháng 5 năm 2015: €42,526,744
nb. tỷ giá chuyển đổi từ euro sang đôla không được xác định cho doanh thu từ tháng 4 năm 2014, nhưng đồng euro chưa bao giờ rớt giá thấp hơn đô la trong năm 2014 và 2015 (có thể được kiểm chứng bằng cách so sánh tỷ giá vào từng ngày nhất định ở trên) do đó ở đây sử dụng chuyển đổi xấp xỉ 1 euro = 1 đô la để làm cận dưới.
Tính đến 2010: Block & Wilson 2010, tr. 756–757. "Kinh phí: $70,0 (triệu USD không tính lạm phát) ... Jurassic Park was a smash at the box office, bringing in $920 million in worldwide box office and spawning two sequels."
^Monaco, James (2009). How to Read a Film:Movies, Media, and Beyond. Oxford University Press. tr. 262. ISBN978-0-19-975579-0. The Birth of a Nation, costing an unprecedented and, many believed, thoroughly foolhardy $110,000, eventually returned $20 million and more. The actual figure is hard to calculate because the film was distributed on a "states' rights" basis in which licenses to show the film were sold outright. The actual cash generated by The Birth of a Nation may have been as much as $50 million to $100 million, an almost inconceivable amount for such an early film.
^Wasko, Janet (1986). “D.W. Griffiths and the banks: a case study in film financing”. Trong Kerr, Paul (biên tập). The Hollywood Film Industry: A Reader. Routledge. tr. 34. ISBN978-0-7100-9730-9. Various accounts have cited $15 to $18 million profits during the first few years of release, while in a letter to a potential investor in the proposed sound version, Aitken noted that a $15 to $18 million box-office gross was a 'conservative estimate'. For years Variety has listed The Birth of a Nation's total rental at $50 million. (This reflects the total amount paid to the distributor, not box-office gross.) This 'trade legend' has finally been acknowledged by Variety as a 'whopper myth', and the amount has been revised to $5 million. That figure seems far more feasible, as reports of earnings in the Griffith collection list gross receipts for 1915–1919 at slightly more than $5.2 million (including foreign distribution) and total earnings after deducting general office expenses, but not royalties, at about $2 million.
Intolerance: "Tiền thuê nội địa: $1.0 (triệu USD không tính lạm phát)."
Cleopatra: "Tiền thuê nội địa: $0.5; Production Cost: $0.3 (triệu USD không tính lạm phát)."
^Birchard, Robert S. (2010), Intolerance, tr. 45, Intolerance was the most expensive American film made up until that point, costing a total of $489,653, and its performance at the box ... but it did recoup its cost and end with respectable overall numbers. In: Block & Wilson 2010.
^Shipman, David (1970). The great movie stars: the golden years. Crown Publishing Group. tr. 98. It was a low budgeter—$120,000—but it grossed world-wide over $3 million and made stars of Chaney and his fellow-players, Betty Compson and Thomas Meighan.
Way Down East: p. 52. "D.W. Griffith's Way Down East (1920) was projected to return rentals of $4,000,000 on an $800,000 negative. This figure was based on the amounts earned from its roadshow run, coupled with its playoff in the rest of the country's theaters. Griffith had originally placed the potential film rental at $3,000,000 but, because of the success of the various roadshows that were running the $4,000,000 total was expected. The film showed a profit of $615,736 after just 23 weeks of release on a gross of $2,179,613."
What Price Glory?: p. 112. "What Price Glory hit the jackpot with massive world rentals of $2,429,000, the highest figure in the history of the company. Since it was also the most expensive production of the year at $817,000 the profit was still a healthy $796,000..."
Cavalcade: p. 170. "The actual cost of Cavalcade was $1,116,000 and it was most definitely not guaranteed a success. In fact, if its foreign grosses followed the usual 40 percent of domestic returns, the film would have lost money. In a turnaround, the foreign gross was almost double the $1,000,000 domestic take to reach total world rentals of $3,000,000 and Fox's largest profit of the year at $664,000."
State Fair: p. 170. "State Fair did turn out to be a substantial hit with the help of Janet Gaynor boosting Will Rogers back to the level of money-making star. Its prestige engagements helped raked in a total $1,208,000 in domestic rentals. Surprisingly, in foreign countries unfamiliar with state fairs, it still earned a respectable $429,000. With its total rentals, the film ended up showing a $398,000 profit."
^Hall & Neale 2010, tr. 53. "The Four Forsemen of the Apocalypse trở thành bộ phim đắt đỏ nhất của Metro và là một trong những bom tấn phòng vé của thập niên 1920. Kinh phí sản xuất của bộ phim được ước tính "dao động trong khoảng $600.000 đến $800.000." Variety ước tính doanh thu toàn cầu của bộ phim là 4 triệu USD năm 1925 và 5 triệu USD năm 1944; năm 1991, Tiền thuê nội địa của bộ phim ước tính vào khoảng 3.800.000 USD."
^Brownlow, Kevin (1968). The parade's gone by . University of California Press. tr. 255. ISBN978-0-520-03068-8. The negative cost was about $986,000, which did not include Fairbanks' own salary. Once the exploitation and release prints were taken into account, Robin Hood cost about $1,400,000—exceeding both Intolerance ($700,000) and the celebrated "million dollar movie" Foolish Wives. But it earned $2,500,000.
^Vance, Jeffrey (2008). Douglas Fairbanks. University of California Press. tr. 146. ISBN978-0-520-25667-5. The film had a production cost of $930,042.78—more than the cost of D.W. Griffith's Intolerance and nearly as much as Erich von Stroheim's Foolish Wives (1922).
ch. 70. The Ten Commandments (1956). "Cost: $13,272,381.87; Gross receipts: $90,066,230.00 (to June 23, 1979)"
^May, Richard P. (Fall 2005), “Restoring The Big Parade”, The Moving Image, 5 (2): 140–146, doi:10.1353/mov.2005.0033, ISSN1532-3978, S2CID192076406, ...earning somewhere between $18 and $22 million, depending on the figures consulted
^Robertson, Patrick (1991). Guinness Book of Movie Facts and Feats (ấn bản thứ 4). Abbeville Publishing Group. tr. 30. ISBN978-1-55859-236-0. The top grossing silent film was King Vidor's The Big Parade (US 25), with worldwide rentals of $22 million.
^Hall & Neale 2010, tr. 58–59. "Even then, at a time when the budget for a feature averaged at around $300,000, no more than $382,000 was spent on production...According to the Eddie Mannix Ledger at MGM, it grossed $4,990,000 domestically and $1,141,000 abroad."
^Hall & Neale 2010, tr. 163. "MGM's silent Ben-Hur, which opened at the end of 1925, had out-grossed all the other pictures released by the company in 1926 combined. With worldwide rentals of $9,386,000 on first release it was, with the sole possible exception of The Birth of a Nation, the highest-earning film of the entire silent era. (At a negative cost of $3,967,000, it was also the most expensive.)"
^Finler 2003, tr. 188. "At a cost of $2 million Wings was the studio's most expensive movie of the decade, and though it did well it was not good enough to earn a profit."
Block, Hayley Taylor (2010), The Jazz Singer, tr. 113, The film brought in $2.6 million in worldwide rentals and made a net profit of $1,196,750. Jolson's follow-up Warner Bros. film, The Singing Fool (1928), brought in over two times as much, with $5.9 in worldwide rentals and a profit of $3,649,000, making them two of the most profitable films in the 1920s. In: Block & Wilson 2010.
^Birchard, Robert S. (2010), The Broadway Melody, tr. 121, It earned $4.4 million in worldwide rentals and was the first movie to spawn sequels (there were several until 1940). In: Block & Wilson 2010.
^Bradley, Edwin M. (2004) [1st. pub. 1996]. The First Hollywood Musicals: A Critical Filmography of 171 Features, 1927 Through 1932. McFarland & Company. ISBN978-0-7864-2029-2.
The Singing Fool: p. 12. "Ego aside, Jolson was at the top of his powers in The Singing Fool. The $150,000 Warner Bros. paid him to make it, and the $388,000 it took to produce the film, were drops in the hat next to the film's world gross of $5.9 million. Its $3.8-million gross in this country set a box-office record that would not be surpassed until Walt Disney's Snow White and the Seven Dwarfs (1937)."
The Broadway Melody: p. 24. "The Broadway Melody with a negative cost of $379,000, grossed $2.8 million in the United States, $4.8 million worldwide, and made a recorded profit of $1.6 million for MGM."
Gold Diggers of Broadway: p. 58. "It grossed an impressive $2.5 million domestically and nearly $4 million worldwide."
^ abcSolomon, Aubrey (2002) [First published 1988]. Twentieth Century-Fox: a corporate and financial history. Filmmakers series. 20. Rowman & Littlefield. ISBN978-0-8108-4244-1.
Sunny Side Up: p. 10. "Sunny Side Up, a musical starring Janet Gaynor and Charles Farrell, showed domestic rentals of $3.5 million, a record for the company."
Forever Amber: p. 66. "On the surface, with world rentals of $8 million, Forever Amber was considered a hit at distribution level."
The French Connection
p. 167. "The Planet of the Apes motion pictures were all moneymakers and Zanuck's record would have immediately improved had he stayed through the release of The French Connection, which took in rentals of approximately $75 million worldwide."
^Cormack, Mike (1993). Ideology and Cinematography in Hollywood, 1930–1939. Palgrave Macmillan. tr. 28. ISBN978-0-312-10067-4. Although costing $1250000—a huge sum for any studio in 1929—the film was a financial success. Karl Thiede gives the domestic box-office at $1500000, and the same figure for the foreign gross.
Cavalcade: p. 182. "Produced by Winfield Sheehan at a cost of $1.25 million, Cavalcade won Academy Awards for best picture, director, art direction and grossed close to $4 million during its first release, much of which came from Great Britain and the Empire."
Whoopee: p. 212. "Produced by Sam Goldwyn at a cost of $1 million, the picture was an adaptation of a smash musical comedy built around Eddie Cantor...A personality-centered musical, Whoopee! made little attempt to integrate the comedy routines, songs, and story. Nonetheless, Cantor's feature-film debut grossed over $2.6 million worldwide and started a popular series that included Palmy Days (1931), The Kid from Spain (1932), and Roman Scandals (1933)."
Balio, Tino (1976). United Artists: The Company Built by the Stars. University of Wisconsin Press. tr. 110. Hughes did not have the "Midas touch" the trade press so often attributed to him. Variety, for example, reported that Hell's Angels cost $3.2 million to make, and by July, 1931, eight months after its release, the production cost had nearly been paid off. Keats claimed the picture cost $4 million to make and that it earned twice that much within twenty years. The production cost estimate is probably correct. Hughes worked on the picture for over two years, shooting it first as a silent and then as a talkie. Lewis Milestone said that in between Hughes experimented with shooting it in color as well. But Variety's earnings report must be the fabrication of a delirious publicity agent, and Keats' the working of a myth maker. During the seven years it was in United Artists distribution, Hell's Angels grossed $1.6 million in the domestic market, of which Hughes' share was $1.2 million. Whatever the foreign gross was, it seems unlikely that it was great enough to earn a profit for the picture.
^Block & Wilson 2010, tr. 163. "It drew $1.4 million in worldwide rentals in its first run versus $1.2 million for Dracula, which had opened in February 1931."
^Vance, Jeffrey (2003). Chaplin: genius of the cinema. Abrams Books. tr. 208. Chaplin's negative cost for City Lights was $1,607,351. The film eventually earned him a worldwide profit of $5 million ($2 million domestically and $3 million in foreign distribution), an enormous sum of money for the time.
^Ramsaye, Terry biên tập (1937). “The All-Time Best Sellers – Motion Pictures”. International Motion Picture Almanac 1937–38: 942–943. Kid from Spain: $2,621,000 (data supplied by Eddie Cantor)
^ abcdSedgwick, John (2000). Popular Filmgoing In 1930s Britain: A Choice of Pleasures. University of Exeter Press. tr. 146–148. ISBN978-0-85989-660-3. Sources: Eddie Mannix Ledger, made available to the author by Mark Glancy...
Grand Hotel: Production Cost $000s: 700; Distribution Cost $000s: 947; U.S. box-office $000s: 1,235; Foreign box-office $000s: 1,359; Total box-office $000s: 2,594; Profit $000s: 947.
The Merry Widow: Production Cost $000s: 1,605; Distribution Cost $000s: 1,116; U.S. box-office $000s: 861; Foreign box-office $000s: 1,747; Total box-office $000s: 2,608; Profit $000s: -113.
Viva Villa: Production Cost $000s: 1,022; Distribution Cost $000s: 766; U.S. box-office $000s: 941; Foreign box-office $000s: 934; Total box-office $000s: 1,875; Profit $000s: 87.
Mutiny on the Bounty: Production Cost $000s: 1,905; Distribution Cost $000s: 1,646; U.S. box-office $000s: 2,250; Foreign box-office $000s: 2,210; Total box-office $000s: 4,460; Profit $000s: 909.
San Francisco: Production Cost $000s: 1,300; Distribution Cost $000s: 1,736; U.S. box-office $000s: 2,868; Foreign box-office $000s: 2,405; Total box-office $000s: 5,273; Profit $000s: 2,237.
Jewel, Richard (1994). “RKO Film Grosses: 1931–1951”. Historical Journal of Film Radio and Television. 14 (1): 39. 1933 release: $1,856,000; 1938 release: $306,000; 1944 release: $685,000
^“I'm No Angel (1933) – Notes”. Turner Classic Movies. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012. According to a modern source, it had a gross earning of $2,250,000 on the North American continent, with over a million more earned internationally.
^Finler 2003, tr. 188. "The studio released its most profitable pictures of the decade in 1933, She Done Him Wrong and I'm No Angel, written by and starring Mae West. Produced at a rock-bottom cost of $200,000 each, they undoubtedly helped Paramount through the worst patch in its history..."
^Block, Alex Ben (2010), She Done Him Wrong, tr. 173, The worldwide rentals of over $3 million keep the lights on at Paramount, which did not shy away from selling the movie's sex appeal. In: Block & Wilson 2010.
^Phillips, Kendall R. (2008). Controversial Cinema: The Films That Outraged America. ABC-CLIO. tr. 26. ISBN978-1-56720-724-8. The reaction to West's first major film, however, was not exclusively negative. Made for a mere $200,000, the film would rake in a healthy $2 million in the United States and an additional million in overseas markets.
The Merry Widow: p. 361 Cost: $1,605,000. Earnings: domestic $861,000; foreign $1,747,000; total $2,608,000. Loss: $113,000.
San Francisco: p. 364 Cost: $1,300,000. Earnings: domestic $2,868,000; foreign $2,405,000; total $5,273,000. Profit: $2,237,000. [Reissues in 1938–39 and 1948–49 brought profits of $124,000 and $647,000 respectively.]
^McBride, Joseph (2011). Frank Capra: The Catastrophe of Success. University Press of Mississippi. tr. 309. ISBN978-1-60473-838-4. According to the studio's books It Happened One Night brought in $1 million in film rentals during its initial release, but as Joe Walker pointed out, the figure would have been much larger if the film had not been sold to theaters on a block-booking basis in a package with more than two dozen lesser Columbia films, and the total rentals of the package spread among them all, as was customary in that era, since it minimized the risk and allowed the major studios to dominate the marketplace.
^Dick, Bernard F. (2008). Claudette Colbert: She Walked in Beauty. University Press of Mississippi. tr. 79. ISBN978-1-60473-087-6. Although Columbia's president, Harry Cohn, had strong reservations about It Happened One Night, he also knew that it would not bankrupt the studio; the rights were only $5,000, and the budget was set at $325,000, including the performers' salaries.
Monaco, Paul (2010). A History of American Movies: A Film-By-Film Look at the Art, Craft, and Business of Cinema. Scarecrow Press. tr. 54. ISBN978-0-8108-7434-3. Considered a highly risky gamble when the movie was in production in the mid-1930s, by the fiftieth anniversary of its 1937 premiere Snow White's earnings exceeded $330 million.
p. 207. "When the budget rose from $250,000 to $1,488,423 he even mortgaged his own home and automobile. Disney had bet more than his company on the success of Snow White."
p. 237. "By the end of 1938, it had grossed more than $8 million in worldwide rentals and was ranked at the time as the second-highest-grossing film after the 1925 epic Ben-Hur".
p. 255. "On its initial release Pinocchio brought in only $1.6 million in domestic rentals (compared with Snow White's $4.2 million) and $1.9 million in foreign rentals (compared with Snow White's $4.3 million)."
You Can't Take It With You:“You Can't Take It With You Premieres”. Focus Features. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2012. You Can't Take It With You received excellent reviews, won Best Picture and Best Director at the 1938 Academy Awards, and earned over $5 million worldwide.
Boys Town: Block, Alex Ben (2010), Boys Town, tr. 215, The film quickly became a smash nationwide, making a profit of over $2 million on worldwide rentals of $4 million. In: Block & Wilson 2010.
The Adventures of Robin Hood: Glancy, H. Mark (1995). “Warner Bros Film Grosses, 1921–51: the William Schaefer ledger”. Historical Journal of Film, Radio and Television. 1 (15): 55–60. doi:10.1080/01439689500260031. $3.981 million.
Alexander's Ragtime Band: Block, Hayley Taylor (2010), Alexander's Ragtime Band, tr. 213, Once the confusion cleared, however, the film blossomed into a commercial success, with a profit of $978,000 on worldwide rentals of $3.6 million. In: Block & Wilson 2010.
^Hall & Neale 2010, tr. 283 ."The final negative cost of Gone with the Wind (GWTW) has been variously reported between $3.9 million and $4.25 million."
^Barrier, Michael (2003). Hollywood Cartoons: American Animation in Its Golden Age. New York: Oxford University Press. tr. 266. ISBN978-0-19-983922-3. The film's negative cost was $2.6 million, more than $1 million higher than Snow White's.
^Block & Wilson 2010, tr. 258–259. "Production Cost: $2.1 (triệu USD không tính lạm phát) ... Boom Town was the biggest moneymaker of 1940 and one of the top films of the decade."
^Block & Wilson 2010, tr. 267. "With worldwide rentals of $7.8 million in its initial release, the movie made a net profit of over $3 million."
^Finler 2003, tr. 301. "The studio did particularly well with its war-related pictures, such as Sergeant York (1941), which cost $1.6 million but was the studio's biggest hit of the decade aside from This is the Army (1943), the Irving Berlin musical for which the profits were donated to the Army Emergency Relief fund."
Bambi: "Worldwide Box Office: $266.8; Production Cost: $1.7 (Millions of $s)"
101 Dalmatians: "Worldwide Box Office: $215.0; Production Cost: $3.6 (Millions of $s)"
The Jungle Book: "Worldwide Box Office: $170.8"; Production Cost: $3.9 (Millions of $s)"
Aladdin: "Worldwide Box Office: $505.1"; Production Cost: $28.0 (Millions of $s)"
^Glancy, Mark (1999). When Hollywood Loved Britain: The Hollywood 'British' Film 1939–1945. Manchester University Press. tr. 94–95. ISBN978-0-7190-4853-1. Mrs Miniver was a phenomenon. It was the most popular film of the year (from any studio) in both North America and Britain, and its foreign earnings were three times higher than those of any other MGM film released in the 1941–42 season. The production cost ($1,344,000) was one of the highest of the season, indicating the studio never thought of the film as a potential loss-maker. When the film earned a worldwide gross of $8,878,000, MGM had the highest profit ($4,831,000) in its history. Random Harvest nearly matched the success of Mrs Miniver with worldwide earnings of $8,147,000 yielding the second-highest profit in MGM's history ($4,384,000). Random Harvest was also the most popular film of the year in Britain, where it proved to be even more popular than Britain's most acclaimed war film, In Which We Serve.
Mrs. Miniver: Burns, Douglas (2010), Mrs. Miniver, tr. 279, Mrs. Miniver's galvanizing effect on Americans spawned a record-breaking ten-week run at Radio City Music Hall and garnered a $5.4 million take in domestic rentals (making Mrs. Miniver 1942's top grosser), with a $4.8 million profit on worldwide rentals of $8.9 million.
Yankee Doodle Dandy: p. 275. "It became the second biggest box-office hit of 1942 (after Mrs. Miniver) and was praised by critics, making a profit of $3.4 million on worldwide rentals of $6.5 million."
^McAdams, Frank (2010), For Whom the Bell Tolls, tr. 287, Despite the early furor over the novel being "pro-red and immoral," the film opened to strong and favorable reviews and brought in $11 million in worldwide rentals in its initial release. In: Block & Wilson 2010.
^ ab“A Guy Named Joe (1944) – Notes”. Turner Classic Movies. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2012. According to M-G-M studio records at the AMPAS Library, the film had a negative cost of $2,627,000 and took in $5,363,000 at the box office. When the picture was re-issued for the 1955–56 season, it took in an additional $150,000.
^Schaefer, Eric (1999). "Bold! Daring! Shocking! True!": A History of Exploitation Films, 1919–1959. Duke University Press. tr. 197–199. ISBN978-0-8223-2374-7. Leading the pack of postwar sex hygiene films was Mom and Dad (1944), which would become not only the most successful sex hygiene film in history but the biggest pre-1960 exploitation film of any kind. At the end of 1947, the Los Angeles Times reported that Mom and Dad had grossed $2 million. By 1949 Time had estimated that Mom and Dad had taken in $8 million from twenty million moviegoers. And publicity issuing from Mom and Dad's production company indicated that by the end of 1956 it had grossed over $80 million worldwide. Net rentals of around $22 million by 1956 would easily place it in the top ten films of the late 1940s and early 1950s had it appeared on conventional lists. Some estimates have placed its total gross over the years at up to $100 million, and it was still playing drive-in dates into 1975...The film was made for around $65,000 with a crew of Hollywood veterans including director William "One Shot" Beaudine, cinematographer Marcel LePicard, and a cast that sported old stalwarts Hardie Albright, Francis Ford, and John Hamilton.
p. 296. "Production Cost: $1.6 (triệu USD không tính lạm phát)"
Wasson, Sam (2010), The Bells of St. Mary's, tr. 297, This was that rare sequel that did even better at the box office than the original, bringing in a $3.7 million profit on $11.2 million in worldwide rentals.
^“Song of the South”. The Numbers. Nash Information Services. LLC. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2011.
^Gabler, Neal (2007). Walt Disney: the biography. Aurum Press. tr. 438. Still, the film wound up grossing $3.3 million...
p. 132."Best Years was considerably cheaper, costing only $2.1 million, and therefore vastly more profitable."
p. 286 (note 6.70). "Worldwide rentals for The Best Years of Our Lives amounted to $14,750,000."
^Burns, Douglas (2010), The Best years of Our Lives, tr. 301, The film made a $5 million profit on worldwide rentals of $14.8 million. In: Block & Wilson 2010.
^ abHall & Neale 2010, tr. 285 (note 6.56). "The cost of Duel in the Sun has been reported as both $5,255,000 (Haver, David O'Selznick's Hollywood, 361) and $6,480,000 (Thomson, Showman: The Life of David O'Selznick, 472); the latter figure may include distribution expenses. Forever Amber cost $6,375,000 (Solomon, Twentieth Century-Fox: A Corporate and Financial History, 243)."
^Chopra-Gant, Mike (2006). Hollywood Genres and Post-war America: Masculinity, Family and Nation in Popular Movies and Film Noir. I.B. Tauris. tr. 18. ISBN978-1-85043-815-1. Forever Amber: $8 million; Unconquered: $7.5 million; Life with Father: $6.25 million
^Street, Sarah (2002). Transatlantic Crossings: British Feature Films in the United States. Continuum International Publishing Group. tr. 110. ISBN978-0-8264-1395-6. Although both films had higher than average budgets (The Red Shoes cost £505,581 and Hamlet cost £572,530, while the average cost of the other thirty films for which Rank supplied information was £233,000), they resulted in high takings at home and abroad.
^Officer, Lawrence H. (2011). “Dollar-Pound Exchange Rate From 1791”. MeasuringWorth. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012. 1947–1948: $4.03 (per British pound)
^“The Snake Pit”. The Numbers. Nash Information Services. LLC. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2011.
^“'Snake Pit' Seen No Problem After All”. Variety. 19 tháng 1 năm 1949. tr. 7.
Samson and Delilah: "...the film became the highest grosser in the studio's history to date, with domestic rentals of $7,976,730 by 1955 and a further $6,232,520 overseas...For all their spectacle, Samson and David were quite economically produced, costing $3,097,563 and $2,170,000 respectively."
Quo Vadis: "Production costs totaled a record $7,623,000...Worldwide rentals totaled $21,037,000, almost half of which came from the foreign market."
^“Cinderella (1950)”. The Numbers. Nash Information Services. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2017.
^Barrier, Michael (2003). Hollywood Cartoons: American Animation in Its Golden Age. Oxford University Press. tr. 401. ISBN978-0-19-516729-0. It cost around $2.2 million, little more than each of the two package features, Melody Time and The Adventures of Ichabod and Mr. Toad (as Tluo Fabulous Characters had ultimately been named), that just preceded it, but its gross rentals—an amount shared by Disney and RKO—were $7.8 million, almost twice as much as the two package features combined.
Quo Vadis: p. 15. "MGM's most expensive film of the period, Quo Vadis (1951) also did extremely well. The cost was $7,623,000, earnings were an estimated $21.2 million (with foreign earnings almost 50 percent of this total), and profit was estimated at $5,562,000."
Rear Window: pp. 203–204. "Rear Window (1954) was an excellent commercial success, with a cost of $1 million and North American rentals of $5.3 million."
The Robe: "Domestic Rentals: $16.7; Foreign Rentals: $9.4; Production Cost: $4.1 (triệu USD không tính lạm phát)."
Quo Vadis: "Domestic Rentals: $11.1; Foreign Rentals: $15.6; Production Cost: $7.5 (triệu USD không tính lạm phát)."
^Mulligan, Hugh A. (23 tháng 9 năm 1956). “Cinerama Pushing Ahead As Biggest Money-Maker”. The Register-Guard. Eugene, Oregon. tr. 7B.
^Zone, Ray (2012). 3-D Revolution: The History of Modern Stereoscopic Cinema. University Press of Kentucky. tr. 71. ISBN978-0-8131-3611-0. Produced at a cost of $1 million, This is Cinerama ran 122 weeks, earning $4.7 million in its initial New York run alone and eventually grossed over $32 million. It was obvious to Hollywood that the public was ready for a new form of motion picture entertainment. The first five Cinerama feature-length travelogues, though they only played in twenty-two theaters, pulled in a combined gross of $82 million.
^Burns, Douglas (2010), The Greatest Show on Earth, tr. 354–355, By May 1953, Variety was reporting that the Best Picture winner had amassed $18.35 million in worldwide rentals. In: Block & Wilson 2010.
^“Top Grossers of 1953”. Variety: 10. 13 tháng 1 năm 1954. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2019.
^Hall & Neale 2010, tr. 147–148. "To take full advantage of CinemaScope's panoramic possibilities, shooting was delayed for the sets to be redesigned and rebuilt, adding $500,000 to the eventual $4.1 million budget...It ultimately returned domestic rentals of $17.5 million and $25 million worldwide, placing it second only to Gone with the Wind in Variety's annually updated chart."
^Block & Wilson 2010, tr. 367. "It brought in $16.7 million in domestic rentals, $9.4 million in foreign rentals, and made a net profit of $8.1 million."
^Block & Wilson 2010, tr. 420. "Domestic Box Office: $19.6 million; Production Cost: $3.8 million."
^Hall & Neale 2010, tr. 149. "VistaVision was first used for the musical White Christmas (1954), which Variety named the top grosser of its year with anticipated domestic rentals of $12 million."
^Finler 2003, tr. 320. "It was up and running in time to handle Disney's most elaborate expensive feature, 20,000 Leagues Under the Sea, based on the book by Jules Verne, starring James Mason and Kirk Douglas and directed by Richard Fleischer at a cost of $4.5 million."
^ abcD'Alessandro, Anthony (27 tháng 10 năm 2003). “Disney Animated Features at the Worldwide Box Office”. Variety. The Jungle Book $378 million; One Hundred and One Dalmatians $303 million; Lady and the Tramp $187 million
p. 382. "Production Cost: $2.4 (triệu USD không tính lạm phát)"
Burns, Douglas (2010), Mister Roberts, tr. 383, Mister Roberts sailed onto movie screens buoyed by enthusiastic reviews and receptive audiences. For pr, Fonda, Cagney, and lemmon reenacted several scenes on ed sullivan's popular Toast of the Town television variety show. It returned a net profit of $4.5 million on worldwide rentals of $9.9 million, putting it in the top 5 domestic films of 1955.
^Block & Wilson 2010, tr. 327. "Production cost: $13.3 million; Domestic Film Rental: $31.3; Foreign Film Rental: $23.9; Worldwide Box office (estimated): $122.7 (lần chiếu đầu – triệu USD không tính lạm phát)."
The Ten Commandments: "No film did more to entrench roadshow policy than The Ten Commandments. While the success of This Is Cinerama, The Robe, and even Eighty Days could be attributed, at least in part, to their respective photographic and projection formats, that of DeMille's film (which cost a record $13,266,491) could not...General release began at normal prices in 1959 and continued until the end of the following year, when the film was temporarily withdrawn (the first of several reissues came in 1966). The worldwide rental by this time was around $60 million. In the domestic market it dislodged Gone with the Wind from the number one position on Variety's list of All-Time Rentals Champs. GWTW had hitherto maintained its lead through several reissues (and was soon to regain it through another in 1961)."
The Bridge on the River Kwai: Columbia's Anglo-American war film The Bridge on the River Kwai (1957) opened on a roadshow basis in selected U.S. cities (including New York, Chicago, Boston, and Los Angeles) and in London. Costing only $2,840,000 to produce, it grossed $30.6 million worldwide on first release."
^Hall & Neale 2010, tr. 153. "South Pacific also became for a time the most successful film ever released in the United Kingdom, where it earned a box-office gross three times its negative cost of $5,610,000. Anticipated global rentals after three years were $30 million."
^Ross, Steven J. (2011). Hollywood Left and Right: How Movie Stars Shaped American Politics. Oxford University Press. tr. 278–279. ISBN978-0-19-991143-1. Costing $15 million to produce, the film earned $47 million by the end of 1961 and $90 million worldwide by January 1989.
^Block & Wilson 2010, tr. 324. "Worldwide box office: $146.9 million; Worldwide rentals: $66.1 million; Production cost: $15.9 million. (lần chiếu đầu – triệu USD không tính lạm phát)"
^Reid, John Howard (2006). America's Best, Britain's Finest: A Survey of Mixed Movies. 14 of Hollywood classics. Lulu. tr. 243–245. ISBN978-1-4116-7877-4. Negative cost: around $4 million; Worldwide film rentals gross (including 1968 American reissue) to 1970: $30 million.
^Webster, Patrick (2010). Love and Death in Kubrick: A Critical Study of the Films from Lolita Through Eyes Wide Shut. McFarland & Company. tr. 298 (note 2.23). ISBN978-0-7864-5916-2. Spartacus cost $12 million and grossed some $60 million at the box office, figures Kubrick rarely again matched.
Spartacus: "In the case of Spartacus, overseas earnings to 1969 amounted to $12,462,044, while U.S. and Canadian rentals (even including a million-dollar TV sale) were only $10,643,181. But the film failed to show a profit on production costs of $10,284,014 because of the distribution charges and expenses amounting to an additional $15,308,083."
The Bible: "The Bible—In the Beginning... (1966) was financed by the Italian producer Dino De Laurentiis from private investors and Swiss banks. He then sold distribution rights outside Italy jointly to Fox and Seven Arts for $15 million (70 percent of which came from Fox), thereby recouping the bulk of his $18 million investment. Although The Bible returned a respectable world rental of $25.3 million, Fox was still left with a net loss of just over $1.5 million. It was the last biblical epic to be released by any major Hollywood studio for nearly twenty years."
^Block, Hayley Taylor (2010), West Side Story, tr. 449, With its three rereleases, it took in over $105 million in worldwide box office ($720 million in 2005 dollars). In: Block & Wilson 2010.
The Sound of Music: "Tiền thuê nội địa: $68,4; Tiền thuê ngoài nước: $46,2; Kinh phí: $8,0 (triệu USD không tính lạm phát)."
The Dirty Dozen: "Tiền thuê nội địa: $20,1; Tiền thuê ngoài nước: $11,2; Kinh phí: $5,4 (lần chiếu đầu – triệu USD không tính lạm phát)."
2001: A Space Odyssey: "Tiền thuê nội địa: $16,4; Tiền thuê ngoài nước: $5,5; Kinh phí: $10,3 (lần chiếu đầu – triệu USD không tính lạm phát)."
Cleopatra: "Tiền thuê nội địa: $22,1; Tiền thuê ngoài nước: $18,2; Kinh phí: $44,0 (lần chiếu đầu – triệu USD không tính lạm phát)."
West Side Story: "Tiền thuê nội địa: $16,2; Tiền thuê ngoài nước: $15,6; Kinh phí: $7,0 (lần chiếu đầu – triệu USD không tính lạm phát)."
The Longest Day: "Tiền thuê nội địa: $13,9; Tiền thuê ngoài nước: $19,3; Kinh phí: $8,6 (lần chiếu đầu – triệu USD không tính lạm phát)."
Butch Cassidy and the Sundance Kid: "Tiền thuê nội địa: $29,2; Tiền thuê ngoài nước: $7,9; Kinh phí: $6,6 (lần chiếu đầu – triệu USD không tính lạm phát)."
1962 release: “Lawrence of Arabia”. The Numbers. Nash Information Services. LLC. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011. Worldwide Box Office: $69,995,385; International Box Office: $32,500,000
Lawrence of Arabia: Columbia released the $13.8 million Lawrence of Arabia (1962), filmed in Super Panavision 70, exclusively on a hard-ticket basis, but opened Barabbas (1962), The Cardinal (1963), and the $12 million Joseph Conrad adaptation Lord Jim (1965) as 70 mm roadshows in selected territories only."
The Longest Day: "Darryl's most ambitious independent production was The Longest Day (1962), a three-hour reconstruction of D-Day filmed in black-and-white CinemaScope at a cost of $8 million. It grossed over $30 million worldwide as a roadshow followed by general release, thereby helping the studio regain stability during its period of reorganization."
Cleopatra: "With top tickets set at an all-time high of $5.50,Cleopatra had amassed as much as $20 million in such guarantees from exhibitors even before its premiere. Fox claimed the film had cost in total $44 million, of which $31,115,000 represented the direct negative cost and the rest distribution, print and advertising expenses. (These figures excluded the more than $5 million spent on the production's abortive British shoot in 1960–61, prior to its relocation to Italy.) By 1966 worldwide rentals had reached $38,042,000 including $23.5 million from the United States."
^Hall & Neale 2010, tr. 164. "West cost $14,483,000; although it earned $35 million worldwide in just under three years, with ultimate domestic rentals totaling $20,932,883, high distribution costs severely limited its profitability."
From Russia With Love: "The American release of From Russia With Love again followed on some six months after it had been shown in Britain. North American rentals of $9.9 million were an improvement on its predecessor, helped by a slightly wider release, though they were still only half the $19.5 million of foreign rentals... (Online copy at Google Books)"
Diamonds Are Forever: "Diamonds Are Forever marked a return to the box-office heights of the Bond films of the mid-1960s. Its worldwide rentals were $45.7 million..."[cần số trang]
Moonraker: "These figures were surpassed by Moonraker, which earned total worldwide rentals of $87.7 million, of which $33 million came from North America. (Online copy at Google Books)"
From Russia With Love: "The picture grossed twice as much as Dr. No, both domestic and foreign—$12.5 million worldwide (Online copy at Google Books)"
Goldfinger: "Produced on a budget of around $3 million, Goldfinger grossed a phenomenal $46 million worldwide the first time around. (Online copy at Google Books)"
My Fair Lady: "My Fair Lady (1964) cost Warners $17 million to make, including a record $5.5 million just for the film rights to the Alan Jay Lerner and Frederick Loewe stage show and a million-dollar fee for star Audrey Hepburn. By 1967 it was reported to have grossed $55 million from roadshowing worldwide."
Mary Poppins: "Mary Poppins (1964), which cost $5.2 million, was neither a stage adaptation nor a roadshow. But by the end of its first release, it had grossed nearly $50 million worldwide."
^Burns, Douglas (2010), Mary Poppins, tr. 469, In its initial run, Poppins garnered an astounding $44 million in worldwide rentals and became the company's first Best Picture Oscar contender. In: Block & Wilson 2010.
^Silverman, Stephen M (1988). The Fox that got Away: The Last Days of the Zanuck Dynasty at Twentieth Century-Fox. Secaucus, N.J.: L. Stuart. tr. 325. ISBN9780818404856.
^“Hawaii”. The Numbers. Nash Information Services. LLC. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
^Hall & Neale 2010, tr. 188. "The negative cost of Warners' adaptation of Edward Albee's play Who's Afraid of Virginia Woolf? (1966)—filmed in widescreen and black-and-white, largely set in domestic interiors and with a cast of only four principal actors—amounted to $7,613,000, in part because stars Elizabeth Taylor and Richard Burton received up-front fees of $1 million and $750,000 respectively, against 10 percent of the gross apiece. (Their participation was presumably added to the budget)."
^“Animals Portray Parts in Disney's "Robin Hood"”. Toledo Blade. 18 tháng 10 năm 1970. Sec. G, p. 7. "The Jungle Book," in it's [sic] initial world-wide release, has grossed $23.8 million to date...
^“The Jungle Book”. Variety. 31 tháng 12 năm 1966. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018. It was filmed at a declared cost of $4 million over a 42-month period.
The Graduate: "The Graduate eventually earned U.S. rentals of $44,090,729 on a production cost of $3.1 million to become the most lucrative non-roadshow picture (and independent release) to date."
Butch Cassidy and the Sundance Kid: "None of these films was roadshown in the United States; most were set in contemporary America or had a contemporary "take" on the past (the casting of genuine teenagers to play Romeo and Juliet, the urbane sophistication of the dialogue in Butch Cassidy, the antiauthoritarianism of Bonnie and Clyde and MASH); most were produced on modest or medium-sized budgets (as low as $450,000 for Easy Rider and no higher than $6,825,000 for Butch Cassidy); and all grossed upward of $10 million domestically."
Total: Miller, Frank. “2001: A Space Odyssey (1968) – Articles”. Turner Classic Movies. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2011. 2001: A Space Odyssey made $15 million on its initial U.S. release, and currently shows a worldwide gross of over $190 million.
As of 2006: Palmer, R. Barton (2006). “2001: The Critical Reception and the Generation Gap”. Trong Kolker, Robert Phillip (biên tập). Stanley Kubrick's 2001: a Space Odyssey: New Essays. Oxford University Press. tr. 16. ISBN978-0-19-517452-6. With its initial and subsequent releases, domestic and worldwide, Kubrick's arty, intellectual film earned nearly $138 million, which was, at that time, an astounding figure.
2018 re-release: “2001: A Space Odyssey (2018 re-release)”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2018. Domestic Total Gross: $1,283,820; Australia: $192,457; Greece: $27,510; Netherlands: $159,068; New Zealand: $5,046; Russia: $155,841; United Kingdom: $296,525
^Haber, Joyces (27 tháng 3 năm 1969). “'Funny Girl' a Box Office Winner”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012. ..."Funny Girl" will gross an estimated $80 to $100 million worldwide.
^Welles, Chris (7 tháng 9 năm 1970). “Behind the Silence at Columbia Pictures—No Moguls, No Minions, Just Profits”. New York. 3 (36). New York Media. tr. 42–47. While Columbia, battling Ray Stark over every dollar, did Funny Girl for around $8.8 million, a million or so over budget, Fox spent nearly $24 million on Hello, Dolly!, more than twice the initial budget, and the film will thus have to gross three times as much to break even.
Outside North America: Vanity Fair. 2008. tr. 388. Butch Cassidy went on to be a huge hit—by the spring of 1970 it had taken in $46 million in North America and grossed another $50 million abroad.
^D'Alessandro, Anthony (15 tháng 7 năm 2002). “Top 50 worldwide grossers”. Variety: 52, Paramount at 90 supplement.
^“'Love Story' II: Ryan Redux?”. New York. 9. New York Media. 1976. tr. 389. Bring those handkerchiefs out of retirement. ... After all, the first movie made around $80 million worldwide.
^Block, Hayley Taylor (2010), Love Story, tr. 545, The final cost came in at $2,260,000. In: Block & Wilson 2010.
^Block & Wilson 2010, tr. 549. "Fiddler had the highest domestic box office of 1971 (it was second in worldwide box office after Diamonds Are Forever), with more than $100 million in unadjusted worldwide box office on its initial release. The soundtrack album was also a huge seller. The 1979 rerelease was not as successful, with the $3.8 million print and ad costs almost as high as the $4.3 million in worldwide rentals."
1974: Newsweek. 84. 1974. tr. 74. The original Godfather has grossed a mind-boggling $285 million...
1991: Von Gunden, Kenneth (1991). Postmodern auteurs: Coppola, Lucas, De Palma, Spielberg, and Scorsese. McFarland & Company. tr. 36. ISBN978-0-89950-618-0. Since The Godfather had earned over $85 million in U.S.-Canada rentals (the worldwide box-office gross was $285 million), a sequel, according to the usual formula, could be expected to earn approximately two-thirds of the original's box-office take (ultimately Godfather II had rentals of $30 million).
Releases: “The Godfather (1972)”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020. Original release: $243,862,778; 1997 re-release: $1,267,490; 2009 re-release: $121,323; 2011 re-release: $818,333; 2014 re-release: $29,349; 2018 re-release: $21,701; Budget: $6,000,000
^Stanley, Robert Henry; Steinberg, Charles Side (1976). The media environment: mass communications in American society. Hastings House. tr. 76. ISBN978-0-8038-4681-4. ...further reflected by the phenomenal successes of The Sting, Chinatown and The Exorcist. The latter film, which cost about $10 million to produce, has grossed over $110 million worldwide.
^ abPollock, Dale (9 tháng 5 năm 1979). “WB Adds To Its Record Collection”. Daily Variety: 1. "Towering Inferno" did $56,000,000 overseas in billings while "The Exorcist" toted up $46,000,000
^New York, 8, New York Media, 1975, ...Jaws should outstrip another MCA hit, The Sting, which had world-wide revenues of $115 million. (Online copy at Google Books)
^Hall & Neale 2010, tr. 206–208. "The most successful entry in the disaster cycle was the $15 million The Towering Inferno which earned over $48,650,000 in domestic rentals and about $40 million foreign."
^Kilday, Gregg (5 tháng 7 năm 1977). “Director of 'Jaws II' Abandons His 'Ship'”. The Victoria Advocate. tr. 6B.
^Priggé, Steven (2004). Movie Moguls Speak: Interviews With Top Film Producers. McFarland & Company. tr. 8. ISBN978-0-7864-1929-6. The budget for the first Jaws was $4 million and the picture wound up costing $9 million.
^Hall & Neale 2010, tr. 214. "Rocky was the "sleeper of the decade". Produced by UA and costing just under $1 million, it went on to earn a box-office gross of $117,235,247 in the United States and $225 million worldwide."
^Block, Alex Ben (2010), Rocky, tr. 583, The budget was $1,075,000 plus producer's fees of $100,000. In: Block & Wilson 2010.
^ abWuntch, Philip (19 tháng 7 năm 1985). “Return of E.T.”. The Dallas Morning News. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2012. Its worldwide box-office gross was $619 million, toppling the record of $530 million set by Star Wars.
^Hall & Neale 2010, tr. 218. "Eventually costing $11,293,151, Star Wars was previewed at the Northpoint Theatre in San Francisco on May 1, 1977."
^Hofler, Robert (2010). Party Animals: A Hollywood Tale of Sex, Drugs, and Rock 'N' Roll Starring the Fabulous Allan Carr. ReadHowYouWant.com. tr. 145. ISBN978-1-4596-0007-2. Despite the fact that Grease was well on its way to becoming the highest-grossing movie musical in the world, and eventually grossed over $341 million...
United & Babson Investment Report. 72. Babson-United, Inc. 1980. tr. 262. Columbia Pictures Industries is continuing to rake in the box office dollars from its Oscar-winning Kramer vs. Kramer, which has topped $100 million in domestic grosses and $70 million overseas. Kramer, which cost less than $8 million to make, is now the second...
Prince, Stephen (2002). A New Pot of Gold: Hollywood Under the Electronic Rainbow, 1980–1989. University of California Press. tr. 7. ISBN978-0-520-23266-2. Much of this was attributable to the performance of its hit film, Kramer vs. Kramer ($94 million worldwide and the number two film in the domestic market).
^Block & Wilson 2010, tr. 609. "Steven Spielberg, by far the most successful director of the decade, had the highest-grossing movie with 1982's E.T.: The Extra-Terrestrial, which grossed over $664 million in worldwide box office on initial release."
Special edition: “Return of the Jedi (Special Edition)”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2012. North America: $45,470,437; Overseas: $43,790,543
^Finler 2003, tr. 268. "The studio had a record operating income of $212 million in 1982, the year of Spielberg's E.T. The Extra-Terrestrial (which had cost only slightly over $10 million) and $150 million in 1985, mainly due to another Spielberg production, the $22 million Back to the Future, which became the top box office hit of the year."
^McAdams, Frank (2010), Top Gun, tr. 678–679, Production Cost: $19.0 (Millions of $s) ... Despite mixed reviews, it played in the top 10 for an extended period and was a huge hit, grossing almost $345 million in worldwide box office. In: Block & Wilson 2010.
Scott, Vernon (15 tháng 6 năm 1990). “'Three Men and Baby' Sequel Adds Cazenove to Original Cast”. The Daily Gazette. New York. Hollywood (UPI). tr. 9 (TV Plus – The Daily Gazette Supplement). That legacy is the $167,780,960 domestic box-office and $75 million foreign gross achieved by the original...
^Block & Wilson 2010, tr. 694–695. "Production Cost: $55.4 (triệu USD không tính lạm phát) ... The film went on to haul in over $494 million worldwide."
Tổng doanh thu (Mỹ & Canada): “The Lion King (1994) – Release Summary”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2016. Initial: $312,855,561; IMAX: $15,686,215; 3D: $94,242,001
Tổng doanh thu (ngoài Mỹ & Canada): Brevert, Brad (29 tháng 5 năm 2016). “'X-Men' & 'Alice' Lead Soft Memorial Day Weekend; Disney Tops $4 Billion Worldwide”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2016. ...the original release of The Lion King made $450.6 million internationally, an additional $3.8 million with the 2002 IMAX reissue, and another $91.3 million from 2011's 3D reissue for an international total of $545.7 million.
Tính đến 2010: Block & Wilson 2010, tr. 764. "Kinh phí: $79,3 (triệu USD không tính lạm phát)."
Lần chiếu đầu tiên (không tính tái chiếu IMAX năm 2009): “The Dark Knight”. The Numbers. Nash Information Services. LLC. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2012. North America: $531,039,412 (as of January 22, 2009); Overseas: $466,000,000; IMAX re-release: January 23, 2009
Tái chiếu IMAX năm 2009: “Warner Bros. Entertainment Wraps Record-Breaking Year”. Warner Bros. 8 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016. With worldwide receipts of $997 million, "The Dark Knight" is currently fourth on the all-time box office gross list, and the film is being re-released theatrically on January 23.
Lần chiếu đầu tiên và tái chiếu IMAX: Gray, Brandon (20 tháng 2 năm 2009). “Billion Dollar Batman”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2014. The Dark Knight had been hovering just shy of $1 billion for several months and reportedly sat at $997 million when Warner Bros. modestly relaunched it on Jan. 23, timed to take advantage of the announcement of the Academy Awards nominations on Jan. 22.
^Mendelson, Scott (6 tháng 6 năm 2021). “Box Office: 'F9' Tops $255M Worldwide As 'Quiet Place' Nears $90M Domestic”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021. Demon Slayer, which has passed $500 million worldwide in exchange-rate-adjusted global grosses and remains by far the biggest global earner of 2020, now has $47.7 million domestic.
Batman: The Movie (1966) – Silverman, Stephen M. (1988). “Breakeven for Feature Productions: 1966 Releases”. The Fox That Got Away: The Last Days of the Zanuck Dynasty at Twentieth Century-Fox. L. Stuart. tr. 325.
“Catwoman (2004)”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.