Cơ delta

Cơ delta
Cơ delta
Cơ ở vị trí nối chi trên với cột sống
Chi tiết
Nguyên ủySợi trước: 1/3 ngoài bờ trước xương đòn,
Sợi ngoài: mỏm cùng vai của xương vai,
Sợi sau: gai vai của xương vai
Bám tậnlồi củ delta của xương cánh tay
Động mạchđộng mạch ngực - mỏm cùng vai, động mạch quặt ngược cánh tay trướcđộng mạch quặt ngược cánh tay sau
Dây thần kinhThần kinh nách
Hoạt độnggiạng vai, gấp và duỗi
Cơ đối vậnCơ lưng rộng
Định danh
Latinhmusculus deltoideus
MeSHD057645
TAA04.6.02.002
FMA32521
Thuật ngữ giải phẫu của cơ

Cơ delta (còn gọi là cơ vai, cơ bả vai, tiếng Anh: Deltoid muscle, tiếng Pháp: Le muscle deltoïde) là ở vị trí trên vaingười. Về mặt giải phẫu, cơ tạo thành từ ba sợi riêng biệt, mặc dù theo điện cơ đồ lại chia cơ thành ít nhất bảy nhóm mà hệ thần kinh chi phối độc lập.[1]

Trong tiếng Anh, trước đây cơ có danh pháp là deltoideus (số nhiều deltoidei) và tên này vẫn được sử dụng bởi một số nhà giải phẫu học. Sở dĩ có tên như vậy là vì cơ có hình dạng giống chữ delta viết hoa (Δ) trong bảng chữ cái Hy Lạp. Những người tập thể hình thường gọi tắt là "delt ".

Một nghiên cứu trên 30 đối tượng cho thấy khối lượng trung bình của cơ delta là 191,9 gam (6,77 oz) ở người, dao động từ 84 gam (3,0 oz) đến 366 gam (12,9 oz).[2]

Cấu trúc

Các nghiên cứu cổ điển xác nhận rằng nguyên ủy của cơ delta gồm 3 tập hợp sợi cơ rời rạc, thường được gọi là "đầu":[3]

  1. Sợi trước hoặc sợi đòn phát sinh từ hầu hết bờ trước và mặt trên của một phần ba ngoài xương đòn.[4] Nguyên ủy trước ở vị trí kề với sợi ngoài của cơ ngực lớn. Các sợi cơ này có liên quan chặt chẽ và chỉ có khe nhỏ, là khe mà tĩnh mạch đầu đi qua, ngăn cách hai cơ.[5]
  2. Sợi bên hoặc sợi mỏm cùng vai phát sinh từ mặt trước mỏm cùng vai của xương vai.
  3. Sợi sau hoặc sợi gai phát sinh từ bờ sau gai vai của xương vai.

Fick [6] chia ba sợi cơ nêu trên thành bảy thành phần nhỏ hợn theo Kapandji, Sakoma Y và cộng sự:[7][8] Sợi trước có hai thành phần (I và II); Sợi bên có một (III); Sợi sau có bốn thành phần (IV, V, VI và VII)

Bám tận

Các sợi cơ tụ lại, bám tận tại lồi củ delta ở giữa bờ ngoàixương cánh tay.

Theo cổ điển, cơ delta có một bám tận duy nhất, tuy nhiên thực tế cơ delta bám tận được chia thành hai hoặc ba vùng rõ ràng tương ứng với ba nguyên ủy của cơ. Ngoài ra, mạc delta hợp cùng mạc cánh tay, liên hệ với ô cánh tay trong và ngoài [9]

Cung máu

Cơ delta được nuôi dưỡng bởi động mạch mũ cánh tay sau và nhánh delta của động mạch ngực - cùng vai (phân nhánh từ động mạch nách).[10]

Thần kinh

Cơ delta được thần kinh nách chi phối.[10] Thần kinh nách bắt nguồn từ nhánh trước của thần kinh sống C5C6.[11]

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có bảy phân đoạn thần kinh đến cơ delta. Ba trong số phân đoạn chi phối đầu trước cơ delta, một phân đoạn chi phối ở đầu giữa và ba phân đoạn chi phối đầu sau cơ delta.[12] Các phân đoạn thần kinh cơ này được tạo bởi các nhánh nhỏ của thần kinh nách, và phối hợp với các cơ khác của nhóm cơ vai bao gồm Cơ ngực lớncơ trên gai.[12]

Thần kinh nách có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật vùng nách, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú. Thần kinh cũng có thể bị thương do trật khớp trước ở đầu xương cánh tay.[13]

Bên
Bên.
Trước
Trước.
Sau
Sau.
Hình động
Hình động.
Cơ delta.
  Sợi trước (1/3 ngoài bờ trước xương đòn)
  Sợi bên (mỏm cùng vai của xương vai)
  Sợi sau (gai vai của xương vai)

Chức năng

Cơ delta ở chi trên khi giạng

Cơ delta là cơ chủ yếu gây cử động giạng cánh tay.[14] Như vậy, cơ delta là cơ đối vận của cơ ngực lớncơ lưng rộng khi khép.

Các sợi trước giúp cơ ngực lớn gấp vai. Cơ delta trước cũng cử động cùng với cơ dưới vai, các cơ ngực và các cơ xô (cơ lưng) để xoay xương cánh tay vào trong.

Các sợi sau giúp cơ ngực lớn giạng vai. Cơ delta trước cũng cử động cùng với cơ dưới gaicơ trám bé, để xoay xương cánh tay ra ngoài, đối vận với các cơ ngực và các cơ xô (cơ lưng).

Ý nghĩa lâm sàng

Các bất thường phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ delta là rách, teo mỡ và đau quanh vị trí bám vào xương (enthesopathy). Rách cơ delta hay liên quan đến trật khớp vai hoặc rách các cơ ống xoay (rotator cuff). Teo cơ là hệ quả của những nguyên nhân khác nhau, trong đó có lão hóa, cắt dây thần kinh, loạn dưỡng cơ, chứng suy mòn (cachexia) và chấn thương do thầy thuốc (iatrogenic injury). Đau quanh vị trí bám vào xương cánh tay (Deltoideal humeral enthesopathy) là một tình trạng cực kỳ hiếm gặp liên quan đến lực căng cơ học. Ngược lại, đau quanh vị trí bám vào mỏm cùng vai (Deltoideal acromial enthesopathy) là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh viêm cột sống với xét nghiệm huyết thanh âm tính (seronegative spondylarthropathy), nên theo dõi bằng điều tra lâm sàng và huyết thanh học thích hợp.[15]

Ở động vật khác

Cơ delta tìm thấy trong các loài vật thuộc họ Người. Ở loài vượn khác, giống như loài tinh tinh thông thường, cơ delta lớn hơn nhiều so với ở người, nặng trung bình 383,3 gram (ở người là 191,9   gram).[2]

Tham khảo

  1. ^ Brown JM, Wickham JB, McAndrew DJ, Huang XF. (2007). Muscles within muscles: Coordination of 19 muscle segments within three shoulder muscles during isometric motor tasks. J Electromyogr Kinesiol. 17(1):57-73. PMID 16458022 doi:10.1016/j.jelekin.2005.10.007
  2. ^ a b Potau JM, Bardina X, Ciurana N, Camprubí D. Pastor JF, de Paz F. Barbosa M. (2009). Quantitative Analysis of the Deltoid and Rotator Cuff Muscles in Humans and Great Apes. Int J Primatol 30:697–708. doi:10.1007/s10764-009-9368-8
  3. ^ The Anatomy of the Shoulder Muscles Lưu trữ 2017-05-26 tại Wayback Machine: "The Deltoid is a three-headed muscle that caps the shoulder. The three heads of the Deltoid are the Anterior, Lateral, and Posterior."
  4. ^ “Deltoid Muscle”. Wheeless' Textbook of Orthopaedics. tháng 12 năm 2011. Truy cập tháng 1 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  5. ^ Leijnse, J N A L; Han, S-H; Kwon, Y H (tháng 12 năm 2008). “Morphology of deltoid origin and end tendons – a generic model”. J Anat. 213 (6): 733–742. doi:10.1111/j.1469-7580.2008.01000.x. PMC 2666142. PMID 19094189.
  6. ^ Fick, R. (1911). Handbuch der Anatomie und Mekanik der Gelenke. Jena: Gustav Fischer.
  7. ^ Kapandji, Ibrahim Adalbert (1982). The Physiology of the Joints: Volume One Upper Limb (ấn bản thứ 5). New York: Churchill Livingstone.
  8. ^ [Anatomical and functional segments of the deltoid muscle. J Anat. 2011 Feb;218(2):185-90. doi: 10.1111/j.1469-7580.2010.01325.x. Epub 2010 Nov 30. ]: "
  9. ^ Rispoli, Damian M.; Athwal, George S.; Sperling, John W.; Cofield, Robert H. (2009). “The anatomy of the deltoid insertion” (PDF). J Shoulder Elbow Surg. 18 (3): 386–390. doi:10.1016/j.jse.2008.10.012. PMID 19186076. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  10. ^ a b Ảnh giải phẫu:03:03-0103 của Trung tâm y tế ngoại ô SUNY
  11. ^ “Deltoid muscle”. Kenhub (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2019.
  12. ^ a b Brown, J M M; Wickham, J B; McAndrew, D J; Huang, X F (2007). “Muscles within muscles: Coordination of 19 muscle segments within three shoulder muscles during isometric motor tasks”. Journal of Electromyography and Kinesiology. 17 (1): 57–73. doi:10.1016/j.jelekin.2005.10.007. PMID 16458022.
  13. ^ Avis, Duncan; Power, Dominic (ngày 26 tháng 3 năm 2018). “Axillary nerve injury associated with glenohumeral dislocation”. EFORT Open Reviews. 3 (3): 70–77. doi:10.1302/2058-5241.3.170003. ISSN 2058-5241. PMC 5890131. PMID 29657847.
  14. ^ Radiography of the Upper Extremities: 24 ARRT Category A. CE4RT, 2014. 201. Print.
  15. ^ Arend CF. Ultrasound of the Shoulder. Master Medical Books, 2013. Chapter on deltoideal enthesopathy available at ShoulderUS.com Lưu trữ 2018-09-19 tại Wayback Machine

Xem thêm